Luận văn Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lónh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta

Trong cách mạng nước ta, cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện hiện nay, trước những biến động lớn lao đầy phức tạp trên thế giới, cũng như yêu cầu phát triển của đất nước, vai trò này càng trở nên to lớn hơn bao giờ hết. Để lãnh đạo quản lý nhà nước thúc đẩy đất nước phát triển theo mục tiêu Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có cả đức lẫn tài trong đó đ ức là gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [32, 253]. Sau hơn 10 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo số đông cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước luôn trau dồi và giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng: yêu nước, yêu CNXH, chí công vô tư, có lối sống lành mạnh, giữ gìn được phẩm chất của người cán bộ cách mạng. Tuy nhiên, trước những sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, không ít cán bộ đã bị thoái hóa, biến chất, sự sa sút về đạo đức của một bộ phận cán bộ này thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh: kèn cựa địa vị, lợi dụng chức quyền trục lợi, tha hóa về lối sống. Đáng chú ý sự suy thoái về phẩm chất này trong cán bộ đang có chiều hướng gia tăng, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ

pdf58 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lónh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lónh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong cách mạng nước ta, cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong điều kiện hiện nay, trước những biến động lớn lao đầy phức tạp trên thế giới, cũng như yêu cầu phát triển của đất nước, vai trò này càng trở nên to lớn hơn bao giờ hết. Để lãnh đạo quản lý nhà nước thúc đẩy đất nước phát triển theo mục tiêu Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có cả đức lẫn tài trong đó đức là gốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: "Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [32, 253]. Sau hơn 10 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo số đông cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước luôn trau dồi và giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng: yêu nước, yêu CNXH, chí công vô tư, có lối sống lành mạnh, giữ gìn được phẩm chất của người cán bộ cách mạng. Tuy nhiên, trước những sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, không ít cán bộ đã bị thoái hóa, biến chất, sự sa sút về đạo đức của một bộ phận cán bộ này thể hiện ở chủ nghĩa cá nhân phát triển mạnh: kèn cựa địa vị, lợi dụng chức quyền trục lợi, tha hóa về lối sống... Đáng chú ý sự suy thoái về phẩm chất này trong cán bộ đang có chiều hướng gia tăng, làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm suy giảm uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Sự sa sút về phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo quản lý, một mặt do sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nhưng mặt khác cũng phải thấy rằng do trong một thời gian dài chúng ta chưa chú ý đúng mức vấn đề giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, buông lỏng việc quản lý cán bộ và ít tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển đạo đức. Vậy việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ nói chung, cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước nói riêng đang là một vấn đề hết sức bức bách hiện nay. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài " Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lónh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta " làm đề tài mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề đạo đức của người cán bộ cách mạng đã thu hút được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên đây là vấn đề rất lớn và cũng không kém phần phức tạp. Vấn đề còn đặt ra trước chúng ta nhiều khía cạnh cần được tiếp tục làm rõ và đòi hỏi phải có tính thiết thực hơn. Hơn nữa trên thực tế các luận án, các bài báo... xung quanh đề tài này thường được nghiên cứu về dưới góc độ xây dựng Đảng, ít nghiên cứu về phương diện triết học, nhất là chưa đi sâu vào khảo sát một loại cán bộ cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở những yêu cầu mới về đạo đức và thực trạng đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, luận văn làm rõ sự cấp thiết của việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong điều kiện hiện nay. - Để thực hiện mục tiêu đó, đề tài có các nhiệm vụ sau: + Vạch ra yêu cầu đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay. + Đánh giá thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước hiện nay (trên cơ sở khảo sát ở tỉnh Kiên Giang), từ đó nêu ra những đòi hỏi khách quan của việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn cách mạng mới. + Nêu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong điều kiện hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đạo đức học Mác - Lênin; các quan điểm đạo đức của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận của nghiên cứu, thực hiện luận văn này. - Đề tài kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu đã có. 5. Cái mới của luận văn - Luận văn bước đầu đã xác định được một số yêu cầu cơ bản về đạo đức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay. - Phân tích góp phần làm rõ thêm một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước ở nước ta nói chung, ở Kiên Giang nói riêng trong điều kiện hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Với kết quả đã đạt được, luận văn đã góp phần nhỏ bé vào nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. - Luận văn có thể dùng tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về môn đạo đức học. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 Đạo đức của cán bộ lãnh đạo, Quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay - thực trạng và những vấn đề nảy sinh 1.1. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, Quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay 1.1.1. Vai trò đạo đức cách mạng của người cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh Vấn đề đạo đức của con người đã được mọi giai cấp, mọi xã hội, mọi thời đại quan tâm. Ngay từ chế độ cộng sản nguyên thủy, đạo đức đã xuất hiện, từ đó dần dần được phát triển hoàn thiện trên cơ sở phát triển của hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Giống như các hình thái ý thức xã hội khác, đạo đức bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội và luôn luôn kế thừa và phát triển để tiến bộ không ngừng. Từ thế kỷ XVI trước công nguyên, Khổng Tử đã khuyên học trò của mình "Tiên học lễ, hậu học văn". Ông mong muốn xã hội phát triển bình ổn, gia đình sống hạnh phúc, con người giữ được đạo lý. Để thực hiện được ý tưởng đó, ông đề ra nguyên tắc vua tôi, ông, bà, cha mẹ, con cháu đều phải theo luật nước, phép nhà. Tuy không phải là người đầu tiên bàn đến đạo đức, nhưng công lao chính của ông là đã tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn của đời sống xã hội, trên cơ sở đó xây dựng nên học thuyết đạo đức, trong đó chứa đựng nhiều nội dung: Đó là ý thức với bản thân, ý thức với xã hội, đặt các mối quan hệ của con người trong mối tương quan xã hội, cách ứng xử và hành vi của con người... Trong xã hội ấn Độ cổ đại, học thuyết của đạo phật do Thích Ca Mâu Ni sáng lập cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề đạo đức. Cái cốt lõi nhất trong hệ thống đạo đức Phật giáo là khuyên con người sống thiện, biết thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, tránh điều ác. Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại, người ta đề cao những giá trị đạo đức, như tính trung thực, lòng dũng cảm, sự trong sáng và cao thượng trong tình bạn, tình yêu... ở nước ta, vấn đề đạo đức được đề cập rất sớm, từ trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ... nhân dân ta đã xây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực giá trị đạo đức nhằm giáo dục con người, chăm làm, chăm học để nâng cao trí tuệ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và có nhân cách cao đẹp trong cuộc sống. Theo quan điểm mácxít, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội. Nhờ nó, con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội. Trong đời sống xã hội loài người có những mối quan hệ rất phức tạp, đa dạng, chúng tồn tại đan xen nhau: quan hệ huyết tộc, nhân chủng, các giới, các thế hệ, các giai cấp... mặt khác, do trình độ nhận thức của mọi người cũng khác nhau, nên về tập tục, lợi ích, văn hóa, trình độ phát triển cũng khác nhau. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, mỗi xã hội đòi hỏi phải xây dựng những nguyên tắc, chuẩn mực sống, trên cơ sở đó con người tự ý thức, hành động. Nói cách khác là những nguyên tắc đó được xây dựng trên cơ sở tính tự nguyện, tự giác của mỗi người; biến thành ý thức xã hội để con người tự giác tuân theo. Đạo đức là nhu cầu tất yếu khách quan, nhưng lại là vấn đề có tính lịch sử. Xã hội nào cũng cần hình thành những nguyên tắc sống để con người tự nguyện tuân theo, nhằm đảm bảo trật tự xã hội, duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội và của cá nhân. Trong cuộc sống, có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi thời đại (sống thiện, yêu quí lao động, trung thực) nhưng vẫn có những nguyên tắc, chuẩn mực chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Từ xã hội cộng sản nguyên thủy, đến xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, những yếu tố đạo đức tiến bộ được hình thành và ngày càng phát triển. Đó là sự say mê lao động, sáng tạo, đề cao tính trung thực, khiêm tốn, phẩm hạnh, danh dự con người, căm ghét áp bức tàn bạo, ghét sự dối trá, sự tương trợ hợp tác lẫn nhau, nguyên tắc bình đẳng về lợi ích và lao động. Những yếu tố đạo đức tốt đẹp đó luôn đối lập với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, hiếu danh, lười biếng, ăn bám, xa hoa, lãng phí. Như vậy đạo đức là một hiện tượng phổ biến của xã hội, của mọi thời đại. Nó tồn tại một cách tất yếu khách quan nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi, quan hệ ứng xử của con người với nhau trong xã hội. ở đâu có con người thì ở đó có quan hệ đạo đức, và con người có nhu cầu hướng tới những giá trị đạo đức, sống thiện, có ích, nhân đạo, làm tròn các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội. Những giá trị đạo đức khi đã được hình thành ở con người thì có tác động trở lại xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Đạo đức còn giúp cho con người hoàn thiện nhân cách của mình. Những người có nhân cách bao giờ cũng có những phẩm chất đạo đức cao quý. Trong các tiêu chuẩn giá trị làm nên cái đẹp của con người, sự lựa chọn của nhân dân cũng hướng đến cái giá trị đạo đức "Cái nết đánh chết cái đẹp", "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"... Đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Một xã hội hạnh phúc chính là ở chỗ xã hội đã tạo ra những con người có ý thức, có năng lực thực tiễn hành động vì người khác. Một người có lòng vị tha hay giúp đỡ người khác chính là bản thân anh ta đã "làm phúc" cho mọi người và chính anh ta cũng cảm thấy hạnh phúc. Những người gặp hoàn cảnh éo le sẽ hạnh phúc biết nhường nào khi được người khác giúp đỡ vô tư. Nhờ có hành vi đạo đức tốt, con người mới đem lại hạnh phúc cho người khác. Chủ thể đạo đức khi thực hiện hành vi đạo đức cũng trở nên hạnh phúc. Người giúp đỡ người khác sẽ cảm thấy cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Người hạnh phúc nhất là người biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Lịch sử đã chứng minh đạo đức có vai trò tích cực trong đời sống xã hội, nó như một động cơ có sức mạnh thôi thúc con người đấu tranh chống lại những cái ác, cái xấu đi ngược lại lợi ích của xã hội; nó giữ gìn và phát triển những cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Trong thời đại ngày nay, đạo đức càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Đạo đức đang tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh vì quyền con người, chống lại chủ nghĩa vô nhân đạo, bảo vệ môi sinh, chống nghèo đói, tạo ra mọi khả năng và điều kiện thuận lợi để con người thực hiện nhu cầu của mình. Đạo đức còn là một tiêu chuẩn giá trị cao của đời sống con người, nó loại bỏ sự thấp hèn, vị kỷ, đê tiện, xấu xa, hướng con người đi tới cái tốt đẹp, cái thiện và cái tiến bộ. Đối với mỗi con người, đạo đức là cơ sở, là nền tảng để xây dựng lý tưởng sống, hướng con người xác định đúng mục đích sống. Trong cuộc sống, người nào cũng đặt cho mình một câu hỏi: mình sống như thế nào, vì mục đích gì? Tồn tại để làm gì? Nói chung, người có đạo đức là người sống vì xã hội, sống vì hạnh phúc của người khác, sống để cống hiến và đem lại lợi ích nhiều nhất cho xã hội. Điều này không có nghĩa là quên lợi ích cá nhân. Bởi vì, nếu không có cá nhân thì không thể có xã hội, nên sự tồn tại của cá nhân là một tất yếu khách quan. Những điều kiện tồn tại của cá nhân không thể bỏ qua, nhưng đó không phải là tất cả. Do đó, con người sống phải vì lợi ích chung của xã hội và người khác, đó là một nhận thức đầy tính nhân văn và cách mạng. Nó thể hiện quan niệm, tồn tại của con người là mục đích chứ không phải đơn thuần là phương tiện như những kẻ vụ lợi tham lam. Đạo đức giúp cho con người sáng tạo ra hạnh phúc. Nếu con người sinh ra chỉ biết hưởng thụ, sống thụ động, không có trách nhiệm thì của cải tự nhiên sẽ bị nghèo nàn, khô kiệt và khan hiếm dần đi; những giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần sẽ không nảy sinh, họ luôn nhìn đời bằng con mắt chán chường, cảm thấy sống thừa, vô vị. Còn một khi con người đã xác định sống phải có lý tưởng để cống hiến tài năng cho xã hội, thì mọi người sẽ tích cực tự giác làm việc, đem lại những thành quả có ích cho xã hội, và cũng chính lúc đó con người tạo ra những giá trị cao cho chính mình. Hạnh phúc chân chính biểu hiện mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Mối quan hệ ấy thúc đẩy lẫn nhau, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển. Đạo đức còn làm cho mỗi người biết giữ gìn phẩm giá, danh dự sống cao cả, biết hòa nhập, gắn bó với tập thể; tránh tư tưởng bè phái, cục bộ, vị kỷ, cá nhân và những thói đạo đức giả. Đạo đức đem lại cho con người niềm lạc quan yêu đời, nó phát huy và khơi dậy ở con người tính tích cực tự giác, kiên trì khắc phục khó khăn, khát khao vươn tới cuộc sống chân, thiện, mỹ. Trải qua các quá trình lao động sáng tạo và cải biến xã hội, con người càng thấy rõ hơn giá trị to lớn của đạo đức. Đạo đức không chỉ đóng vai trò điều chỉnh ý thức và hành vi của con người mà còn có tác dụng cảm hóa con người, giúp con người nhận thức và hành động theo lẽ phải, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Đồng thời, đạo đức còn làm thức dậy trong mỗi con người những tình cảm tốt đẹp, đó là lòng nhân ái, tính trung thực thẳng thắn. Cùng với sự tiến lên của xã hội, đạo đức sẽ có mặt ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó giúp con người có khả năng lựa chọn, đánh giá các hiện tượng xã hội, đánh giá tư cách, ý thức và hành vi của bản thân mình, làm cho hoạt động của con người phù hợp với lợi ích của xã hội, của cộng đồng. Xã hội muốn ổn định và phát triển, đòi hỏi phải xây dựng những chuẩn mực đạo đức để giúp cho con người điều chỉnh hành vi của mình nhằm đáp ứng những yêu cầu chung của nền đạo đức xã hội. Chế độ xã hội nào cũng chú ý quan tâm đến cán bộ, vì nó liên quan đến vận mệnh và sự hưng thịnh của mỗi chế độ, mỗi quốc gia. ở nước ta, trong các thời kỳ cách mạng, cán bộ luôn là vấn đề nổi lên hàng đầu và giữ một vai trò hết sức trọng yếu. Nó chẳng những có ý nghĩa quyết định đối với công tác xây dựng Đảng và việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, mà còn là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; vì cán bộ "vừa là người lãnh đạo lại vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân". Đảng muốn lãnh đạo cách mạng phải có đường lối chính trị đúng đắn. Nhưng để xây dựng đường lối đúng và làm cho đường lối đó trở thành hiện thực sinh động trong cuộc sống thì nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [30, 269] và "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém", cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy nếu dây chuyền không tốt hoặc không chạy thì động cơ dù tốt mấy thì toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là nhân tố quyết định trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng là bảo đảm thành công sự nghiệp đổi mới, nhưng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, ngoài sự tự giác nhận thức, bảo vệ và kiên trì của toàn Đảng và của toàn dân, thì cán bộ là nhân tố quyết định. Cán bộ là người định ra đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và vận động tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra, đưa đất nước ngày càng phát triển và tiến bộ. Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng cần có một đội ngũ cán bộ thích ứng, vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có năng lực để đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng. Hiện nay đất nước ta đang bước sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi mới, nhưng cũng có nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ cách mạng mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng cao. Chính vì thế, trong điều kiện cách mạng hiện nay, đạo đức cần phải được nhấn mạnh trong mỗi con người, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Vì vậy, người cán bộ có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc người cán bộ sẽ không ngần ngại hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Khi cần họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Trong mọi hoàn cảnh khi thuận lợi, thành công cũng như lúc gặp khó khăn gian khổ họ luôn thể hiện tinh thần "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Họ ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng; đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trong mọi công việc, biết hòa mình với quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, từ lời nói đến việc làm đều làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Như vậy, đạo đức không thể thiếu đối với mỗi người và càng không thể thiếu đối với mỗi cán bộ. Nó giúp cho người cán bộ nhìn đúng, làm đúng. Đạo đức cách mạng là động lực thôi thúc nội tâm của người cán bộ vượt lên mọi khó khăn để nâng cao trình độ trí tuệ, không có động lực này thì khó có thể nâng cao được trình độ cho bản thân, hoặc nếu có thì rất có thể những hiểu biết và tài năng của họ được sử dụng nhiều khi không đúng mục đích mà Tổ quốc và nhân dân mong muốn. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, phản ánh gần như toàn bộ những vấn đề quan trọng nhất của sự nghiệp cách mạng nước ta. Nhưng có thể nói, vấn đề đạo đức của người cách mạng được Người đặt ở vị trí hàng đầu và được nói đến nhiều nhất trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy Người rất đề cao vai trò của đạo đức. Người coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ. Suốt cuộc đời đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đạo đức cách mạng, đạo đức làm người. Người nêu lên những tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng và chính Người là một kiểu mẫu về đạo đức cách mạng. Khi đã trở thành người Cộng sản, Hồ Chí Minh thấy có trách nhiệm tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng cứu nước đúng đắn cho người cách mạng Việt Nam. Đồng thời, người tr
Luận văn liên quan