Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người có những suy nghĩ và nhận thức mới trên tất cả các lĩnh vực. Hòa vào xu thế chung của cả thế giới, trong thập kỉ cuối của thế kỉ XX, nước ta đã phát động đổi mới phương pháp dạy học từ các trường phổ thông đến các trường đại học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện của người học trong thời đại mới.
Ngày nay trong hoạt động giáo dục, vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để đạt được yêu cầu của dạy học tích cực. Để thực hiện được vấn đề này trong nhà trường phổ thông ở tất cả các môn học quả là một vấn đề nan giải. Hơn nữa, làm thế nào để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn thì càng khó khăn gấp bội. Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm, những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học. Thế nhưng, nếu giáo viên (GV) không có cách tổ chức học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh (HS). Chính vì thế, việc vận dụng, thực hiện những phương pháp mới vào dạy học là một yêu cầu rất cần thiết đối với môn Ngữ văn.
Với phương pháp dạy học mới này, vai trò người học được phát huy, GV chỉ là người hướng dẫn, điều khiển hoạt động học, còn HS sẽ là trung tâm trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp ở trường phổ thông 11 năm, tôi đã cố gắng, nhiệt tình giảng dạy và đã đạt được những thành tích nhất định, song trong thâm tâm, tôi cảm thấy chưa thật hài lòng với cách dạy của mình. Tôi mong muốn các tiết dạy của mình phải làm sao tốt hơn nữa. Niềm mong mỏi tưởng như giản đơn song thực sự là bài toán khó đối với tôi.
Được là thành viên của lớp Cao học Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt K12 thực sự là điều may mắn đối với tôi vì đã tiếp thu được khá nhiều hình thức dạy học mới. Tôi nghĩ rằng, phần nhiều trong số những hình
thức dạy học ấy, tôi có thể vận dụng được vào thực tế giảng dạy của mình. Phương pháp dạy học được tôi đặc biệt cảm thấy tâm đắc là dạy học hợp tác (DHHT). Trước đây, trong quá trình dạy học, tôi có áp dụng, nhưng khi ấy, tôi chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp này. Do vậy, hiệu quả dạy học chưa cao. Việc DHHT cũng thỉnh thoảng được thực hiện ở một vài tiết dạy đối với một số giáo viên ở các trường phổ thông; nhưng nói chung việc vận dụng hình thức này còn ở mức độ nhỏ, lẻ và phần nhiều còn mang tính tự phát, hình thức. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài thực nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10P ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ. Thực hiện đề tài này, người viết tin rằng sẽ tích lũy được những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết góp phần phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.
182 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11486 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10 ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ VIỆT THUẦN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LL và PPDH môn Văn - tiếng Việt
Mã ngành: 60 14 10
Cần Thơ, năm 2008
LỜI CẢM TẠ
Để luận văn hoàn thành và được phép bảo vệ, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân và đơn vị.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến:
- Giảng viên hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Nam - người đã dành nhiều thời gian quý báu để hướng dẫn, góp ý, chia sẻ ... giúp chúng tôi có định hướng đúng trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
- Thầy, cô phản biện - những người đã góp ý chân thành, thẳng thắn để
chúng tôi hoàn thiện luận văn hơn.
- Các thầy cô giảng dạy lớp Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt K12 - đã giúp chúng tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận
văn.
- Các Trường trung học phổ thông ở thành phố Cần Thơ như Trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng, Trường trung học phổ thông Nguyễn Việt Hồng, Trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm, Trường trung học phổ thông bán công Nguyễn Việt Dũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực nghiệm.
- Sau cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, những người trong gia đình luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp chúng tôi hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu…………………………………………………………..………………...1
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….……………. .. 1
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………….………………….2
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………….………..7
4. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………..…………….. 7
5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………..………...7
6. Đóng góp mới của luận văn ………………………………………………….....9
7. Kết cấu luận văn ……………………………………………………………..…9
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ DẠY HỌC HỢP TÁC …....………………………….11
1.1. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm …………………………….11
1.1.1. Khái niệm dạy học lấy học sinh làm trung tâm …………………………...11
1.1.2. Vài nét về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm ………………..11
1.2. Lý thuyết về dạy học hợp tác …………………………………………..……14
1.2.1. Học hợp tác là gì?………………………………………………………….15
1.2.2. Những ưu điểm của học hợp tác ……. ……………………………..……..17
1.2.3. Những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập ………………...…………17
1.2.4. Loại hình nhóm, cách chia nhóm ………………………………….………19
1.2.5. Các dạng bài tập TLN thường dùng trong môn Ngữ văn …………………23
1.2.6. Quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm …………...…25
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM……………………………………………………………….33
2.1. Vài nét về chương trình Ngữ văn 10 (Ban cơ bản) ……………………….....33
2.2. Thực nghiệm ……………………………………………………………...…34
2.2.1. Đặc điểm tình hình trường, lớp và giáo viên thực nghiệm ………………..34
2.2.1.1. Trường thực nghiệm …………………………………………………….34
2.2.1.2. Lớp thực nghiệm ……………………………….………………………..36
2.2.1.3. Giáo viên thực nghiệm ………………………………………………….37
2.2.2. Thời gian và số tiết thực nghiệm, khảo sát …………….………………….38
2.2.3. Phương pháp thực nghiệm …………………………….…………………..38
2.2.4. Tiến trình thực nghiệm ……………………………………………………43
2.2.4.1. Dạy học hợp tác giờ Đọc văn …………………………………………...45
2.2.4.2. Dạy học hợp tác giờ Tiếng Việt …………………………………………86
2.2.4.3. Dạy học hợp tác giờ Làm văn …………….……………………………104
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM………………………………......123
3.1. Kết quả thực nghiệm ……………………………………………………….123
3.1.1. Kết quả học tập của HS ……………………………………...…...……...123
3.1.2. Tinh thần, thái độ của HS trong quá trình thảo luận …..…………………126
3.1.3. Ý kiến của GV dự giờ và HS lớp 10P Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng
về hiệu quả của phương pháp DHHT ……………………..……………………129
3.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp DHHT ở lớp 10P Trường
THPT chuyên Lý Tự Trọng ………………………………………………...…..133
3.3. Những khó khăn và hạn chế của việc vận dụng phương pháp DHHT ở lớp 10P Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng …….……………...………………………147
3.3.1. Những khó khăn khách quan …………………………………………….147
3.3.2. Những khó khăn chủ quan ……………………………………………….148
3.4. Một số đề xuất …………………………………………..…………………150
Kết luận …………………………………………………………………………153
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………...156
Phụ lục ………………………………………………………………………….159
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa GV Giáo viên
HS Học sinh
DHHT Dạy học hợp tác TLN Thảo luận nhóm KHTN Khoa học tự nhiên KHXH Khoa học xã hội PGS Phó giáo sư
TS Tiến sĩ
Th.S Thạc sĩ
THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông Tr. Trang
TN Thực nghiệm
ĐC Đối chứng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho con người có những suy nghĩ và nhận thức mới trên tất cả các lĩnh vực. Hòa vào xu thế chung của cả thế giới, trong thập kỉ cuối của thế kỉ XX, nước ta đã phát động đổi mới phương pháp dạy học từ các trường phổ thông đến các trường đại học nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện của người học trong thời đại mới.
Ngày nay trong hoạt động giáo dục, vấn đề quan trọng đang đặt ra là làm thế nào để đạt được yêu cầu của dạy học tích cực. Để thực hiện được vấn đề này trong nhà trường phổ thông ở tất cả các môn học quả là một vấn đề nan giải. Hơn nữa, làm thế nào để thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn thì càng khó khăn gấp bội. Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm, những cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học. Thế nhưng, nếu giáo viên (GV) không có cách tổ chức học tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễn đạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh (HS). Chính vì thế, việc vận dụng, thực hiện những phương pháp mới vào dạy học là một yêu cầu rất cần thiết đối với môn Ngữ văn.
Với phương pháp dạy học mới này, vai trò người học được phát huy, GV chỉ là người hướng dẫn, điều khiển hoạt động học, còn HS sẽ là trung tâm trong quá trình lĩnh hội tri thức.
Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp ở trường phổ thông 11 năm, tôi đã cố gắng, nhiệt tình giảng dạy và đã đạt được những thành tích nhất định, song trong thâm tâm, tôi cảm thấy chưa thật hài lòng với cách dạy của mình. Tôi mong muốn các tiết dạy của mình phải làm sao tốt hơn nữa. Niềm mong mỏi tưởng như giản đơn song thực sự là bài toán khó đối với tôi.
Được là thành viên của lớp Cao học Lí luận và phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt K12 thực sự là điều may mắn đối với tôi vì đã tiếp thu được khá nhiều hình thức dạy học mới. Tôi nghĩ rằng, phần nhiều trong số những hình
thức dạy học ấy, tôi có thể vận dụng được vào thực tế giảng dạy của mình. Phương pháp dạy học được tôi đặc biệt cảm thấy tâm đắc là dạy học hợp tác (DHHT). Trước đây, trong quá trình dạy học, tôi có áp dụng, nhưng khi ấy, tôi chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp này. Do vậy, hiệu quả dạy học chưa cao. Việc DHHT cũng thỉnh thoảng được thực hiện ở một vài tiết dạy đối với một số giáo viên ở các trường phổ thông; nhưng nói chung việc vận dụng hình thức này còn ở mức độ nhỏ, lẻ và phần nhiều còn mang tính tự phát, hình thức. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài thực nghiệm Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác vào dạy Ngữ văn lớp 10P ở trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ. Thực hiện đề tài này, người viết tin rằng sẽ tích lũy được những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết góp phần phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
DHHT là vấn đề không mới nhưng cũng chưa cũ đối với giáo dục hiện đại. Bởi phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được những đòi hỏi nặng nề của nền giáo dục hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường để xóa bỏ phương pháp dạy học giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải phóng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường. Thế kỉ XXI là thế kỉ của chất xám, của trí tuệ, của nền văn minh hậu công nghiệp. Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì trước hết phải là những thành viên năng động, sáng tạo. Mà phương pháp giáo điều không thể đảm đương trọng trách này. Vì vậy, phải tìm ra một phương pháp dạy học khác cho phù hợp, một trong những phương pháp đó là dạy học hợp tác. Tuy phương pháp dạy học này không phải hoàn hảo nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây vấn đề sử dụng hình thức DHHT trong dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng được các nhà nghiên cứu giáo dục, những nhà giáo có tâm huyết trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả dạy học.
Trong những năm gần đây, cùng với việc thay sách Văn và Tiếng Việt ở
phổ thông, đã dấy lên phong trào đổi mới phương pháp dạy học Văn. Hướng
đi này có nhiều hứa hẹn. Góp phần vào sự đổi mới này phải ghi nhận công sức của nhiều tác giả, nhà giáo có tâm huyết.
Trong những tài liệu nói về phương pháp dạy học đó, một số nhà nghiên cứu, nhà giáo đã đưa ra phương pháp DHHT nói chung và DHHT trong Ngữ văn nói riêng.
2.1 Nguyễn Hữu Châu trong bài viết Dạy học hợp tác đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 114, năm 2005 đã bàn đến phương pháp DHHT. Tác giả cho rằng: “Hợp tác nghĩa là cùng chung sức để đạt được những mục tiêu chung. Trong các tình huống hợp tác, cá nhân tìm kiếm những kết quả có ích cho họ và cho cả các thành viên của nhóm” [tr. 2; 3]. Và tác giả cũng chỉ ra cụ thể: “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác” [tr.2; 3]. Như thế, theo tác giả, DHHT nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong giờ học. Và Nguyễn Hữu Châu nói rằng, để đạt được sự hợp tác có hiệu quả thì GV phải tạo lập được 5 yếu tố cơ bản trong mỗi bài học, đó là: sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực; trách nhiệm của cá nhân và của nhóm; khuyến khích sự tác động qua lại, tốt nhất là bằng hình thức trực diện; dạy HS một số kĩ năng hoạt động liên cá nhân và nhóm nhỏ cần thiết; và quá trình hoạt động nhóm. Trong 5 yếu tố trên, tác giả cho rằng yếu tố quan trọng nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực. Kết thúc bài viết, ông chỉ ra thành công của DHHT là: “Những hiệu quả to lớn mà sự hợp tác đem lại tạo nên sự khác biệt của học hợp tác với nhiều phương pháp và làm cho nó trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của HS” [tr. 5; 3].
Như thế, có thể nói Nguyễn Hữu Châu đã đề cao vai trò của DHHT so với những phương pháp khác, và tác giả cũng cho rằng, sử dụng phương pháp này, HS sẽ gặt hái được những thành công nhất định.
Còn Vũ Lệ Hoa, Trường Đại học sư phạm Hà Nội trong bài viết Sử dụng phương pháp sư phạm tương tác - một biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh đăng trên Tạp chí giáo dục (số 58, tháng 5/2003), cũng đề cập đến việc phát huy tính tích cực nhận thức của HS trong học tập. Tác giả Vũ Lệ Hoa chỉ ra rằng với phương pháp sư phạm tương tác, mối quan hệ giữa ba yếu tố GV, HS và môi trường luôn tác động lẫn nhau, tạo nên một tập hợp
trình dạy học sử dụng phương pháp tương tác, GV giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển người học. GV là người xác định mục tiêu, sắp xếp nội dung và xây dựng môi trường cởi mở, tạo hứng thú cho người học. Người dạy biết can thiệp đúng lúc trên bước đường nhận thức của HS. Còn HS là chủ thể của hoạt động học, là người chịu trách nhiệm chính về việc học. Nếu HS được chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm cao và điều kiện thuận lợi, thì các em sẽ lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng một cách hứng thú và hiệu quả. Trong phương pháp sư phạm tương tác, yếu tố môi trường được coi như tác nhân có ảnh hưởng lớn, tác động tới hoạt động dạy và học. Trong bài nghiên cứu này, tác giả Vũ Lệ Hoa còn đưa ra một số điều cần lưu ý khi thực hiện phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học để mang lại hiệu quả cao, trong đó đáng chú ý nhất là GV cần phải tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ nhằm thiết lập mối quan hệ tích cực giữa HS với nhau trong một môi trường thuận lợi.
Cũng trong Tạp chí giáo dục (số 81, tháng 1/2004), Lê Văn Tạc, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, cũng có bài nghiên cứu về vấn đề học hợp tác nhóm: Một số vấn đề về cơ sở lí luận học hợp tác nhóm. Trong đó, tác giả bàn luận về những cơ sở lí luận của vấn đề học hợp tác nhóm như: khái niệm hợp tác, học hợp tác nhóm và các nguyên tắc học hợp tác nhóm, các cơ sở lí thuyết của học hợp tác nhóm, những công việc mà GV cần thực hiện trong các giờ học hợp tác nhóm. Lê Văn Tạc khẳng định: “Học hợp tác thực sự là một cách dạy học có hiệu quả nhằm tăng cường tính tích cực của trẻ” [tr. 23; 33].
Và trong giáo trình Lí luận dạy học của Lê Phước Lộc (Đại học Cần Thơ,
2004), phần nội dung giới thiệu về một số phương pháp dạy học thường dùng, tác giả có trình bày sáu vấn đề cơ bản cần phải nắm vững khi dạy học theo nhóm như: khái niệm về kiểu nhóm, sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm và dạy học truyền thống, ưu việt của học theo nhóm hợp tác, một số kĩ năng giao tiếp, các kiểu học nhóm và cách tổ chức, một số kiểu nội dung bài học có thể tổ chức học hợp tác. Bài viết thể hiện sự đầu tư công phu qua nội dung nghiên cứu chắt lọc và hình thức trình bày có tính trực quan cao.
Tuyên, Nhà xuất bản giáo dục, 2007, có bài viết Dạy học hợp tác nhóm. Ở bài viết này, tác giả khẳng định: Việc tổ chức học tập tập thể, học nhóm là hết sức quan trọng. Các em phải hợp tác với nhau, thầy trò phải hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập ngày càng nặng nề trong điều kiện hiện đại. Dạy học hợp tác nhóm có lịch sử tự lâu đời. Người khởi xướng hình thức dạy học này là nhà triết học cổ đại Socrate. Hình thức dạy học này có ưu điểm là tạo ra những thành công trong học tập; tăng cường khả năng tư duy phê phán; tăng cường thái độ tích cực với các môn học; nâng cao năng lực hợp tác giữa các HS với nhau; tạo ra tâm lí lành mạnh; phát triển và hòa nhập xã hội; yêu thương lẫn nhau; có trách nhiệm thích hợp. Và hình thức học hợp tác nhóm có đặc trưng chủ yếu là dùng hội thoại, tranh luận để tìm tòi, phát hiện chân lí. Điều này đưa người học đến chỗ tự phát hiện ra cái chưa biết và tự tìm cái cần biết. Ý nghĩa quan trọng của hình thức dạy học này là ở chỗ: người học phải cùng với người dạy làm chủ quá trình lĩnh hội tri thức, sau đó mới có được tri thức, tức là làm chủ được tri thức của bản thân. Đóng góp đáng ghi nhận ở bài viết là những suy tư khá sâu sắc của tác giả về vấn đề dạy học hợp tác nhóm như: những tính chất cơ bản của sự hợp tác học tập, quy trình tổ chức dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm trong đó có những bước như thành lập nhóm học tập, giải thích mục tiêu và nhiệm vụ bài học cho HS, theo dõi và điều chỉnh tiến trình hợp tác nhóm, nhận xét tương tác nhóm. Qua kinh nghiệm của mình, Thái Duy Tuyên khẳng định: “dạy học hợp tác nhóm tại lớp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Nó quyết định sự thành bại của mỗi cá nhân trong xã hội” [tr. 411; 36]. Bên cạnh đó, tác giả cũng bàn luận thêm: “Rèn luyện các kĩ năng hợp tác ngay từ khi HS còn ngồi trên ghế nhà trường là rất quan trọng. Dạy các kĩ năng hợp tác cần được coi trọng như việc dạy kiến thức và kĩ năng cơ bản khác” [tr. 411; 36].
Như vậy, bài viết của tác giả Thái Duy Tuyên đã góp thêm tiếng nói về DHHT. Tác giả chỉ ra cụ thể cách thức tiến hành dạy học hợp tác nhóm để GV có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy.
Đó là một số tài liệu viết về dạy học hợp tác nói chung. Còn vấn đề dạy học hợp tác trong Ngữ văn thì sao? Có khá nhiều tài liệu về vấn đề này. Chúng tôi xin tóm lược nội dung của một vài tài liệu tiêu biểu.
quyển Literature Circles - Voice and Choice in Book Clubs and reading Groups của Harvey Daniels và các cộng sự (Tạm dịch: Vòng tròn thảo luận văn chương, người dịch Nguyễn Thị Hồng Nam, (2005), Đại học Cần Thơ), là tài liệu hữu ích cho việc dạy học tác phẩm văn chương theo hình thức hợp tác nhóm. Đây là một trong những quyển sách giới thiệu những phương pháp dạy học Ngữ văn tối ưu. Tác giả Harvey Daniels đã nêu ra hàng loạt những phương pháp dạy học tích cực, nâng cao hiệu quả học tập Ngữ văn. Trong đó, đóng góp đáng trân trọng của nhóm tác giả này là đã thiết kế được những Role Sheets để rèn luyện nhiều năng lực tư duy khác nhau và tạo ra sự phụ thuộc tích cực của các thành viên trong nhóm HS. Mỗi loại Role Sheets tiêu biểu cho một loại tư duy mà người học thực sự phải làm khi khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm: người liên hệ, người hỏi, người phát hiện những điểm sáng thẩm mĩ, người minh họa, người nghiên cứu, người tóm tắt, người làm giàu vốn từ...
Tác giả Harvey Daniels và các cộng sự còn nghiên cứu sự vận dụng những sáng tạo lí thuyết vào giảng dạy ở bậc THCS và THPT. Lí thuyết và kết quả vận dụng thực tiễn là những căn cứ tạo sức thuyết phục về kiểu dạy học tác phẩm theo hình thức vòng tròn thảo luận.
Còn trong giáo trình Tổ chức hoạt động hợp tác trong dạy học Ngữ văn của Nguyễn Thị Hồng Nam, (2002) Đại học Cần Thơ, tác giả đã đề cập khá cụ thể, chi tiết về vấn đề dạy học nhóm ở nhiều phương diện: thế nào là dạy học theo hình thức TLN; loại hình nhóm; vai trò, nhiệm vụ của GV trong TLN; qui trình tổ chức quá trình TLN và tác dụng của TLN. Tác giả đã trình bày kết hợp lí thuyết với những ví dụ cụ thể trong thực tế giảng dạy phổ thông trung học và thăm dò khảo sát. Điều này làm cho giáo trình có giá trị thực tiễn và tính thuyết phục cao.
Gần đây, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Hiền với đề tài Vận dụng hình thức thảo luận nhóm vào dạy học Ngữ văn ở trường THPT Thới Bình - Khảo sát, đánh giá kết quả, 2007, bảo vệ tại trường Đại học Cần Thơ, đã đưa ra lí thuyết chung về TLN, đặc biệt công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Hiền đã thiết kế bài tập nhóm cho hầu hết các tiết dạy ở Học kì I, lớp 10 (Chương trình cơ bản), tác giả luận văn cũng đã xây dựng những tiêu chí đánh
giá hiệu quả dạy học theo hình thức TLN. Công trình nghiên cứu này quả là có giá trị thiết thực cho những GV quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn.
Vấn đề DHHT ngày càng được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nhưng sự vận dụng hình thức này vào thực tiễn dạy học Ngữ văn ở Việt Nam còn quá khiêm tốn và chưa ngang tầm lí luận, bởi nhiều GV chưa vững về cách thức dạy học này.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận văn hướng đến những mục đích sau:
3.1 Tìm hiểu lý thuyết DHHT.
3.2 Vận dụng lý thuyết DHHT vào việc thiết kế bài tập thảo luận sử dụng cho từng tiết học.
3.3 Chứng minh hiệu quả của học hợp tác bằng thực nghiệm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp 10P, trường THPT chuyên Lý Tự Trọng - Thành phố Cần Thơ. Thực nghiệm ở tất cả các tiết (trừ những tiết hướng dẫn đọc thêm, các tiết viết bài tự luận và trả bài viết) từ tuần 2 đến hết năm học theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục - đào tạo dành cho lớp
10, ban cơ bản. Để đảm bảo sự khách quan của phương pháp mới này, chúng tôi có hỏi ý kiến của bạn đồng nghiệp đã đi dự giờ và thăm dò ý kiến học sinh trong lớp thực nghiệm 10P.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp quan sát
Trong các tiết TN, chúng tôi cũng tiến hành quan sát thái độ, tinh thần làm việc của HS qua việc ghi nhật kí lớp học, hoặc ghi âm, chụp ảnh một số tiết dạy (nhờ người chụp ảnh). Với việc quan sát như thế, chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn hiệu quả giảng dạy của GV và học tập của HS, để từ đó có những đánh giá khách quan.
5.2 Phương pháp thực nghiệm
Nhằm soi sáng cho lí thuyết mà chúng tôi trình bày ở chương 1 Lý thuyết dạy học hợp tác, chúng tôi tiến hành TN ở lớp 10P trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (cách thức, số tiết, tên lớp TN chúng tôi sẽ trình bày rõ ở chương
2). Trước khi tiến hành TN, chúng tôi thiết kế giáo án cho từng tiết dạy, có sử dụng nhiều dạng bài tập như so sánh, phân tích, nhớ lại, ghép đôi,…, đặc biệt chú ý nhiều đến dạng sơ đồ, biểu bảng. Sau khi thiết kế xong, chúng tôi tiến hành TN giáo án đó. Trong quá trình TN, chúng tôi ghi lại hình ảnh, âm thanh, đồng thời tiến hành cho HS làm bài kiểm tra, phát phiếu thăm dò ý kiến HS để làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả TN.
5.3 Phương pháp thống kê, xử lí số li