Một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN) là một nhóm người kết hợp cùng
nhau để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó. Người ta cần được kết nối
công việc và được động viên hướng tới hoạt động.
Tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó như cung cấp dịch vụ, sản xuất sản
phẩm, đáp ứng một nhu cầu công cộng; mục đích này kết nối tổ choc với thế giới
rộng lớn hơn bên ngoài tổ chức. Trên thực tế, cả hệ thống công việc, lý do tồn tại của
tổ chức-hệ thống nhân sự, những con người đến làm việc tại tổ chức đều tồn tại
trong mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống rộng lớn hơn. Chính vì thế mỗi tổ chức,
mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng của mình được gọi là văn hoá tổ chức,
văn hoá doanh nghiệp (VHDN).
Nhà nghiên cứu Burack tin rằng các giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là
“thâm căn cố đế, chúng tạo ra tính đồng đều trong khuôn mẫu cư xử và những giá trị
cơ bản của các đơn vị trong tổ chức bất chấp những ranh giới địa lý, chức năng hay
kinh doanh”
1
. Khi nghiên c ứu văn hoá của một doanh nghiệp (văn hoá tổ chức) cho
thấy mỗi doanh nghiệp có văn hoá riêng của mình. Khi các nhà quản trị cấp cao
quyết định các giá trị tổ chức của các thành viên thay đổi, các niềm tin và thái độ,
quan điểm mới được truyền đạt trong tổ chức. Hơn nữa các giá trị nơi làm việc được
truyền từ những thành viên có kinh nghiệm đến những thành viên mới, và chúng có
thể phù hợp hoặc không phù hợp với những giá trị mà các nhà quản trị cấp cao mong
muốn. Cũng giống như văn hoá cộng đồng nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có
những yếu tố được bảo tồn và di truyền. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải bảo vệ
và phát triển những yếu tố đó theo hướng tích cực, đừng để cho nó bị thoái hoá, bởi
vì như thế sẽ làm thoái hoá chính doanh nghiệp.
67 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng Văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Văn hóa doanh nghiệp và xây
dựng Văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay
Lời nói đầu
Một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN) là một nhóm người kết hợp cùng
nhau để hoàn thành một công việc hay nhiệm vụ nào đó. Người ta cần được kết nối
công việc và được động viên hướng tới hoạt động.
Tổ chức tồn tại vì một mục đích nào đó như cung cấp dịch vụ, sản xuất sản
phẩm, đáp ứng một nhu cầu công cộng; mục đích này kết nối tổ choc với thế giới
rộng lớn hơn bên ngoài tổ chức. Trên thực tế, cả hệ thống công việc, lý do tồn tại của
tổ chức-hệ thống nhân sự, những con người đến làm việc tại tổ chức… đều tồn tại
trong mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống rộng lớn hơn. Chính vì thế mỗi tổ chức,
mỗi doanh nghiệp đều có nét đặc trưng riêng của mình được gọi là văn hoá tổ chức,
văn hoá doanh nghiệp (VHDN).
Nhà nghiên cứu Burack tin rằng các giá trị trong văn hoá doanh nghiệp là
“thâm căn cố đế, chúng tạo ra tính đồng đều trong khuôn mẫu cư xử và những giá trị
cơ bản của các đơn vị trong tổ chức bất chấp những ranh giới địa lý, chức năng hay
kinh doanh”1. Khi nghiên cứu văn hoá của một doanh nghiệp (văn hoá tổ chức) cho
thấy mỗi doanh nghiệp có văn hoá riêng của mình. Khi các nhà quản trị cấp cao
quyết định các giá trị tổ chức của các thành viên thay đổi, các niềm tin và thái độ,
quan điểm mới được truyền đạt trong tổ chức. Hơn nữa các giá trị nơi làm việc được
truyền từ những thành viên có kinh nghiệm đến những thành viên mới, và chúng có
thể phù hợp hoặc không phù hợp với những giá trị mà các nhà quản trị cấp cao mong
muốn. Cũng giống như văn hoá cộng đồng nói chung, văn hoá doanh nghiệp cũng có
những yếu tố được bảo tồn và di truyền. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải bảo vệ
và phát triển những yếu tố đó theo hướng tích cực, đừng để cho nó bị thoái hoá, bởi
vì như thế sẽ làm thoái hoá chính doanh nghiệp.
ở Việt Nam, cho đến nay, các DN còn đang phải cố gắng và loay hoay để trụ
được trong cạnh tranh, nên có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung vẫn
còn chưa tạo dựng cho mình sắc thái văn hoá kinh doanh. Phần lớn DN nước ta là
những doanh nghiệp nhỏ, khởi sự với đồng vốn tự có hạn hẹp, vay tín dụng khó
khăn, cơ sở vật chất-kỹ thuật, công nghệ thiếu và yếu, tìm kiếm thị trường và đối tác
buổi đầu không dễ, chủ DN không phải ai cũng qua đào tạo, lực lượng lao động ít…,
nên ít có khả năng xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh doanh lâu dài trên thị
trường hiện có và thâm nhập thị trường mới, Vẫn biết là như vậy, nhưng kinh tế tthị
trường đòi hỏi từng chủ thể kinh tế phải tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Các
DN Việt Nam muốn hội nhập với xã hội và nền kinh tế thế giới không thể không tạo
dựng cho mình sắc thái VHDN. Khi hội nhập với thị trường chung của thế giới và
khu vực, thực chất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là cạnh tranh về VHDN,
về phương thức chiếm lĩnh thông tin, sự thiện cảm của người tiêu dùng một cách có
văn hoá. Không như vậy, sẽ bị thải loại trong cạnh tranh. Chính vì thế trong phạm vi
đề án này em xin được đề cập đến vấn đề VHDN và xây dựng VHDN ở Việt Nam
hiện nay.
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Các khái niệm cơ bản
1. Văn hoá.
Văn hoá là một đề tài rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm
được 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa này vẫn
tiếp tục tăng lên. Dưới đây là một số định nghĩa hay được sử dụng:
Edward Tylor: Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bát kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà
mỗi cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội đạt được. Văn hoá là một phức thể
bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, tập quán, tất cả những khả năng và
tập tụckhác cần thiết cho con người trong một xã hội.
E.Heriot:
“Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi- cái đó chính là văn
hoá”.(1)
Hồ Chí Minh:
“Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời Zsống và
đòi hỏi của sinh tồn”.(2)
Unesco:
Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành nên một
(1) “Ai cần một ông chủ?” trong tạp chí Fortune, số ngày 7 tháng5, 1990,
trang 50
(2) Hồ Chí Minh tuyển tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội 1995, T3, trang 431
hệ thống các giá trị, truyền thống, them mỹ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc
khẳng định bản sắc riêng của mình.
Văn hoá theo nghĩa hẹp xác định đặc trưng của một dân tộc, một tộc người,
một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối tương quan với xã hội khác, dân tộc
khác, tộc người khác hay tầng lớp xã hội khác.
2. Văn hoá doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường có muôn vàn cơ hội kinh doanh, do đó có rất
nhiều các doanh nghiệp được hình thành, phát triển, có rất nhiều doanh nghiệp thành
công và không ít các doanh nghiệp thất bại. Liệu hỏi chúng ta có cách nào để dự báo
tương lai của các doanh nghiệp? Chúng ta có thể nào phán đoán được rằng doanh
nghiệp nào sẽ phát triển bền vững và doanh nghiệp nào sẽ phá sản trong vòng 5-10
năm?
Một doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố, từ cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà
xưởng, nhà văn phòng, trang thiết bị đến mục tiêu hoạt động, cách thức quản lý tài
chính và nhân viên, nghệ thuật lãnh đạo và đIũu hành, cách thức tổ chức nơi làm
việc, điều kiện và các chế độ an toàn về lao động, chế đọ phúc lợi xã hội và hưu trí,
các tổ chức xã hội trong doanh nghiệp…
Thực tiễn đã cho thấy bản sắc văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Chẳng hạn, sự thành công trong nhièu doanh nghiệp ở các nước châu á phần
lớn dựa trên quan hệ cá nhân của người lãnh đạo doanh nghiệp đó, trong lúc đó, tại
các nước phương tây, sự thành công của các doanh nghiệp phần lớn dựa trên nhiều
yếu tố tổng hợp như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suet làm việc, tính năng
động của các nhân viên, lãi suất của công ty, các quy định kích thích cạnh tranh, khả
năng hoàn thành kế hoạch, uy tín của công ty… Tất cả các yếu tố kể trên tạo thành
những nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, gọi là văn hoá doanh nghiệp
Cũng như “văn hoá”, “Văn hoá doanh nghiệp” có rất nhiều định nghĩa.Sau đây
là một số định nghĩa:
Edward Taylor
“Văn hoá là tổng thể các truyền thống của các truyền thống của các cấu trúc
và các bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các thành viên với
nhau trong một doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ phương thức tiến hành kinh
doanh, quản lý kinh doanh, dàm phán với đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện
trong quá trình kinh doanh như tổ chức doanh nghiệp, hình thành quan hệ giữa người
sử dụng lao độngvới người lao động trong doanh nghiệp”.
Akihiko Urata, chuyên viên kinh tế công ty TNHH dịch vụ phát triển Nhật
bản
“Văn hoá doanh nghiệp có thể dược hiểu như nét đăc trưng của giá trị văn hoá,
hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà các thành viên cùng chia sẻ và giữ
gìn. Nó có thể được coi như những tiêu chuẩn và cách ứng xử phổ biến của doanh
nghiệp đó”.(3)
Thạc sĩ Phạm Văn Đạt
“Văn hoá doanh nghiệp bao gồm: Văn hoá dan tộc (VHDT) + Văn hoá kinh
doanh (VHKD) + Văn hoá ngành nghề (VHNN) +Đặc thù của doanh nghiệp
(ĐTDN)”.(4)
II. Tính tất yếu phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp
1. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp
a) Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất về ý chí hành động của tất cả các
thành viên trong doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp.
(3)Bài tham luận, Hội thảo Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 2003
(4) Bài tham luận, Hội thảo Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 2003
Các thành viên trong doanh nghiệp là những cá thể có những nhân cách, cá
tính khác nhau. Mặt khác do có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, họ hành
động vì những động cơ khác nhau, nhằm vào những mục tiêu khác nhau. Sự thống
nhất trong suy nghĩ và hgành động chỉ có thể đạt được khi mọi người thừa nhận và
tôn trọng những quan diểm và thang bậc giá trị chung. Văn hoá doanh nghiệp hướng
cho mọi thành viên trong doanh nghiệp mình hành động vì những mục tiêu chung,
hành động một cách có hiệu quả mà nhà quản trị không cần phải ding quá nhiều đến
các mệnh lệnh, chỉ thị.
b) Văn hoá doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là một yếu tố gốp phần tạo nên khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp biểu hiện thông qua những vấn đề sau đây:
-Tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực.
Văn hoá doanh nghiệp là sự kết tinh của hệ thông giá trị của doanh nghiệp
được đa số thành viên trong doanh nghiệp thừa nhận và ủng hộ, vì vây nó là chất kết
dính các thành viên trong doanh nghiệp lại với nhau. ở nơi nào có được một văn hoá
doanh gnhiệp tích cực và lành mạnh, coi trọng các giá trị tinh thần, ở nơi đó người ta
cảm nhận thấy một bầu không khí làm việc thân thiện, chan hoà, tinh thần tương thân
tương ái, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau. Chính bầu không khí làm việc lành mạnh là
tác nhân tạo ra sức mạnh công đồng, là “ thừa số chung” trong phép nhân các trí tuệ
cá nhân thành trí tuệ tập thể.
Tác phong làm việc của đa số thành viên trong doanh nghiệp cũng mang nặng
dấu ấn của văn hoá doanh nghiệp. Sự khẩn trương năng động hay thái độ thờ ơ với
công việc và kết quả chung không phải là biểu hiện của một số ít cá nhân, mà là sản
phẩm được hình thành sau một thời gian dài bởi “ ý thức hệ” trong doanh gnhiệp. Tác
phong làm việc khẩn trương, công nghiệp sẽ là tiền đề quan trọng để tạo ra những sản
phẩm hàng hoá cũng như dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, phù hợp với tập
quán tiêu ding của các tầng lớp dân cư trong thời đại công nghiệp hoá.
-Nâng cao đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một phần quan trọng của văn hoá kinh doanh, đồng
thời cũng là một yéu tố của văn hoá doanh nghiệp. Trong thời dại hiện nay, chất
lượng và giá cả sản phẩm không còn là những “vũ khí đặc chủng” trong cạnh tranh
nữa. Khách hàng tìm đến và ở lại với doanh nghiệp nào biết tôn trọng họ, biết quý
thời gian và tiền bạc cũng như sức khoẻ của họ như chính của mình.
-Làm phong phú dịch vụ cho khách hàng.
Khách hàng bây giờ không chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hoá
của doanh nghiệp, mà họ quan nhiều đén chất lượng và chi phí tiêu dùng sản phẩm
hàng hoá đó. Trong các doanh nghiệp có văn hoá doanh nghiệp sẽ nâng cao bởi chất
lượng các dịch vụ trong và sau bán hàng, và chính những dịch vụ đó góp phần làm
cho khách hàng tiêu dùng mua nhiều sản phẩm của doanh nghiệp về sử dụng có hiệu
quả hơn.
-Mang lại hình ảnh của doanh nghiệp.
Hình ảnh của doanh nghiệp ngày nay chủ yếu được phản ánh thông qua
thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm là hình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp,
nó chứa đựng tất cả những điều mà khách hàng muốn được biết, được thấy, được
hiểu về sản phẩm, cách thức kinh doanh và chất lượng phục vụ của doanh nghiệp.
Thương hiệu vừa là sức mạnh hữu hình (vì nó có thể được đo bằng tiền-là tài sản có
giá trị lớn) vừa là sức mạnh vô hình (thể hiện ở khả năng lôI cuốn người tiêu dùng)
của doanh nghiệp. Thương hiệu được coi là một yếu tố hình thành nên văn hoá doanh
nghiệp, bởi vì nó không chỉ phản ánh chất lượng sản phẩm, mà còn phản ánh triết lý
kinh doanh, quan đIúm phục vụ người tiêu dùng. Chẳng hạn, Bitis “nâng niu bàn
chân Việt”, Cà phê Trung Nguyên “khởi nguồn sáng tạo”.
Từ những phân tích trên đây cho thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
được tạo ra từ nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đóng vai trò quan trọng nhất vẫn là văn
hoá doanh nghiệp. Vì vậy, xây dựng và phát huy văn hoá doanh nghiệp là một vấn đề
thiết yếu và có tính chất lâu dài của bất kỳ doanh nghiệp muốn thành công trên
thương trường.
2. Những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
a) Sự đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay của việc tạo lập thị trường văn
minh.
Sau thời gian ban đầu, những nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, như Việt nam, những yếu tố ngãu nhiên của bước
giao thời đã qua đi. Quan đIểm kinh doanh ngắn hạn, gắn với những biện pháp kinh
doanh nhất thời không còn chỗ đứng, phải nhường chỗ cho quan điểm kinh doanh có
tính chiến lược, dài hạn với nền tảng văn hoá sâu xa.
b) Sự đòi hỏi khách quan của việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Trong kinh tế thị trường, tất cả mọi người thoả mãn nhu cầu của mình thông
qua việc mua và tiêu dùng các loại sản phẩm (hàng hoá và dịch vụ) của các doanh
nghiệp, và vì vậy, người tiêu dùng là cả xã hội.
Lợi ích người tiêu dùng phải được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật và lương
tâm, đạo đức của các nhà doanh nghiệp, gắn với văn hoá doanh nghiệp.
Ngày 9/5/1985, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết số
39/248 về “Các nguyên tắc chỉ đạo để bạo vệ người tiêu dùng”, trong đó công bố
những quyền của người tiêu dùng, đó là:
- Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản;
- Quyền được cung cấp thông tin;
- Quyền được lựa chọn;
- Quyền được lắng nghe hay quyền được đại diện;
- Quyền được giáo dục về tiêu dùng;
- Quyền được sống trong một môi trường trong sạch và bền vững.
c) Yêu cầu khách quan của quá trình nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
Quá trình hội nhập này đòi hỏi các doanh nghiệp nước ta, một mặt, phải thể
hiện được bản sắc văn hoá của mình, đồng thời thích ứng được với các nền văn hoá
khác.
III. Các bộ phận cấu thành của văn hoá doanh nghiệp.
Việc xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp trong thực tế đòi hỏi xác định được
các bộ phận cấu thành của nó. Văn hoá doanh nghiệp gồm:
1. Triết lý hoạt động của doanh nghiệp.
Triết lý hoạt động của doanh nghiệp là tư tưởng chung chỉ đạo toàn bộ suy
nghĩ và hoạt động của người lãnh đạo, các bộ phận quản lý và những người lao động
trong doanh nghiệp.
Thực tế của một số nước (thí dụ Nhật Bản), mà ở đó đã hình thành rõ nét văn
hoá doanh nghiệp, cho thấy mỗi doanh nghiệp thường đề ra triết lý kinh doanh riêng
của mình. Cách thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể khác nhau, song
nhìn chung, triết lý hoạt động của doanh nghiệp có thể bao hàm trong nó:
a) Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển lâu dài, bền vững.
b) Định hướng hoạt động của doanh nghiệp vào việc phục vụ lợi ích xã hội thông
qua phục vụ khách hàng.
c) Đề cao giá trị của con người, đặt con người vào vị trí trung tâm trong toàn bộ mối
quan hệ ứng xử trong doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh không phải mới được các doanh nghiệp quan tâm mà trước
đây các bậc tiền bối đi trước rút ra tử kinh nghiệm của bản thân. Trong suốt quãng
đời ẩn danh, mưu sinh bằng nghề buôn, Phạm Lãi đã đúc kết được 16 nguyên tắc
kinh doanh được phân chia thành 4 mục.
Mục1: là những lời răn cho chính bản thân người kinh doanh, mua bán, gồm 5 quy
tắc sau:
(1) “Sinh ý yếu cầu khẩn”: - người làm ăn, buôn bán phải luôn luôn siêng
năng, tích cực, năng động và nắm được thời cơ.
(2) “Dụng đồ yếu tiết kiệm”: - đại ý nói rằng muốn có lãi cao thì chi tiêu phải
tiết kiệm, không lãng phí, không xa hoa khi không thật cần thiết. Điều này các nhà
kinh doanh của ta chắc là thấm thía, đặc biệt là những DN nhà nước thua lỗ hiện nay.
(3) “Dụng nhân yếu phương chính”: - người kinh doanh phải biết chọn người
giúp việc cho mình là người ngay thẳng, không có tính tham lam, biết giữ chữ tín làm
đầu trong giao dịch mua bán với khách hàng.
(4) “Lâm sự yếu trách nhiệm”: - khi triển khai công việc làm ăn thì phải luôn
luôn tích cực, lấy tinh thần trách nhiệm và lòng say mê kinh doanh làm điều căn bản
trong mọi vấn đề.
(5) “Thủ tâm yếu an ninh”: - người làm nghề kinh doanh phải luôn luôn sáng
suốt, bình tĩnh trong mọi tình huống xảy ra. Nói cách khác, nhà kinh doanh phải có
“cái đầu lạnh và trái tim nóng”. Không được phiêu lưu, mạo hiểm, không phó mặc
cho vận may rủi, mà phải lấy sự chắc chắn, an toàn làm đầu.
Mục 2: Củng cố 5 đIũu khi tiếp xúc với khách hàng, khi mua bán, trao đổi hàng hoá:
(1) “Tiệp nạp yếu khiêm hoà”: - phải khiêm tốn, hoà nhã khi tiếp khách mua
bán với mình, nói cách khác là “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
(2) “Dự khiếm yếu thức nhận”: - người kinh doanh phải học cách xác định
từng đối tượng khách hàng, xem ai là loại khách hàng giàu có, ai là khách hàng bình
dân, để có phương pháp tiếp thị cho đúng đối tượng.
(3) “Mãi mại yếu tuỳ thời”: - việc mua bán phải tuỳ thời đIểm, tuỳ lúc, tuỳ
trường hợp để xem lại cái lợi lớn nhất.
(4) “Nghị quá yếu đinh ninh”: - mặc cả giá cả hàng hoá phải dứt khoát, rõ ràng
và phải thuận mua vừa bán.
(5) “Kỳ hạn yếu ước định”: - nhà kinh doanh phải biết tạo ra thói quen đúng
hạn khi thanh toán tiền nong, hàng hoá, tạo ra chữ tín với khách hàng.
Mục 3: có ba đIều đề cập tới chất lượng hàng hoá:
(1) “Hoá sắc yếu diện nghiệm”: - người kinh doanh phải luôn luôn xem rõ tận
mắt, khảo sát chất lượng hàng hoá trước khi mua bán.
(2) “Ưu biệt yếu phân biệt”: - phải biết cách phân biệt chất lượng hàng hoá,
bảo đảm độ chính xác cao, tránh nhầm lẫn.
(3) “Hoá vật yếu tu chỉnh”: - hàng hoá phải luôn luôn được nâng cao về mẫu
mã, hình thức gọn gàn sắp xếp có thứ tự, khoa học, dễ nhìn, đáp ứng nhu cầu mua
bán và thị hiếu khách hàng.
Mục cuối cùng: là vấn đề tiền bạc,hàng hoá trong quá tình mua bán,đuợc sách
“Chu Công” đề cập với 3 nguyên tắc sau:
(1) “Xuất nhập yếu cẩn thận”.
(2) “Tiền tài yếu minh phân”.
(3) “Trương mục yếu kiết tra”.
Buôn bán,kinh doanh cần phải cẩn thận trong khâu thu chi,mua bán,xuất nhập
hàng hoá cũng như tiền bạc;đồng thời sổ sách chứng từ,hoá đơn cần được kiểm
tra,đối chiếu thường xuyên và cẩn thận,rõ ràng,tránh lẫn lộn,thất lạc.
Ngẫm lại,những bài học về quản trị kinh doanh trong thời hiện đại,chúng ta
không khỏi khâm phục sự nhận thức sâu sắc, thâm thuý và mạch lạc của một nhà DN
cách ta hàng ngàn năm trước.
2. Đạo đức kinh doanh.
Từ hàng nghìn năm, người ta đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác
nhau về đạo đức.
Sau đây em xin đưa ra định nghĩa đạo đức của tiến sĩ Albert Schweitzer : “Xét
về tổng thể, đạo đức là cái tên mà chúng ta đặt cho những hành vi đúng đắn. Chúng
ta cảm thấy phải bắt buộc xem xét cái có lợi cho bản thân, mà còn phải xem xét cho
những cái có lợi cho người khác và cho cả loài người nói chung”.
Theo định nghĩa này, nếu doanh nghiệp hoạt động có lợi cho mình, đồng thời
đem lại lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì hành động đó là đạo đức. Có
thể nêu lên các mặt cụ thể của đạo đức kinh doanh như sau:
a) Xác định rõ mục tiêu kinh doanh
Mọi người đều biết, kinh doanh trước hết là theo đuổi lợi nhuận, nhà kinh
doanh làm việc vì lợi ích của mình, để làm giàu. Nhưng đạo đức kinh doanh đòi hỏi
rằng kinh doanh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà quên đi lợi ích của người khác,
của xã hội.
Từ đó có thể khẳng định, mục tiêu của kinh doanh là làm giàu thông qua phục
vụ xã hội, chỉ có thể trên cơ sở đóng góp cho xã hội phát triển, thì doanh nghiệp mới
đứng vững và phát triển bền vững.
b) Xác định rõ quan hệ giữa lợi ích của doanh nghiệp và của khách hàng
Đạo đức kinh doanh đòi hỏi nhà doanh nghiệp và các doanh nghiệp làm giàu
trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, thông qua việc tôn trọng quyền, lợi ích của
khách hàng.
Điều này đòi hỏi nhà kinh doanh thay đổi cách suy nghĩ, từ bỏ quan điểm ngắn
hạn, quan điểm thiển cận (đôi khi chụp dật) để chấp nhận quan điểm dài hạn, quan
điểm mang tính chất chiến lược, mà theo quan điểm này thì doanh nghiệp phải giữ uy
tín với khách hàng, vì chính uy tín mới giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong kinh doanh, có rủi ro. Khi gặp trục trặc, phải biết nhận phần thiệt về
mình để giữ lấy chữ tín. ở đây