Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm được đánh giá là một tác giả tài hoa
và độc đáo, ông đã dệt được một hồn thơ mang bản sắc riêng. Hồn thơ ấy đã góp phần
tăng thêm sự phong phú, đa dạng cho nền thơ ca dân tộc thời kỳ hiện đại.
Tiếp cận thơ Hoàng Cầm ta có ấn tượng khá đặc biệt bởi một không gian thơ
riêng biệt - đó là không gian văn hoá vùng Kinh Bắc cổ kính và tao nhã. Ngoài những
khả năng thiên bẩm, ngoài ảnh hưởng của môi trường văn hoá gia đình, văn hoá thời đại,
văn hoá dân tộc, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá vùng - một yếu tố
quan trọng góp phần quyết định tạo nên hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Hoàng
Cầm. Chính điều đó đã tạo ra dấu ấn đặc trưng riêng của Hoàng Cầm trong số các chân
dung của thơ ca hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề văn hoá vùng trong thơ của
Hoàng Cầm mới chỉ dừng lại ở những phát hiện nhỏ, lẻ, chưa trở thành một hướng
nghiên cứu có tính hệ thống và cụ thể, vẫn chưa được giải mã một cách triệt để, đầy đủ,
nhằm chỉ ra những nét mới mẻ, độc đáo của vùng văn hóa và các biểu tượng nghệ thuật
trong thơ ông
166 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa kinh bắc - Vùng thẩm mỹ trong thơ hoàng cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRẦN ĐỨC HOÀN
VĂN HÓA KINH BẮC - VÙNG THẨM MỸ
TRONG THƠ HOÀNG CẦM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRẦN ĐỨC HOÀN
VĂN HÓA KINH BẮC - VÙNG THẨM MỸ
TRONG THƠ HOÀNG CẦM
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
2. PGS. TS. NGUYỄN DUY BẮC
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Đức Hoàn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Thị Việt
Trung, PGS.TS Nguyễn Duy Bắc - những thầy cô đáng kính đã tận tình hướng dẫn và
động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới cơ sở đào tạo Đại học Thái Nguyên,
đơn vị đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ nhiều tư
liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xin bày tỏ lòng biết
ơn tới gia đình, người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Đức Hoàn
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (lịch sử vấn đề) ..................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
7. Đóng góp của luận án............................................................................................10
8. Cấu trúc luận án ....................................................................................................11
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VÙNG THẨM MỸ, VÙNG
VĂN HOÁ VÀ VÙNG VĂN HOÁ KINH BẮC ......................................12
1.1. Quan niệm về vùng thẩm mỹ trong sáng tác văn học ........................................12
1.2. Mối quan hệ giữa vùng văn hóa với vùng thẩm mỹ trong sáng tác văn học..........15
1.2.1. Quan niệm về vùng văn hóa .....................................................................15
1.2.2. Quan niệm về bản sắc văn hóa vùng, miền ..............................................17
1.2.3. Mối quan hệ giữa vùng văn hóa và vùng thẩm mỹ trong sáng tác
của nhà văn ..............................................................................................18
1.3. Văn hóa Kinh Bắc trong thơ ca Kinh Bắc và trong thơ Hoàng Cầm.................23
1.3.1. Đặc điểm vùng văn hóa Kinh Bắc ............................................................23
1.3.2. Văn hoá Kinh Bắc trong thơ ca Kinh Bắc ................................................30
1.3.3. Văn hóa Kinh Bắc - cội nguồn của vùng thẩm mỹ trong thơ
Hoàng Cầm ..............................................................................................39
Chương 2: THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG THẨM MỸ TRONG THƠ HOÀNG CẦM.........44
2.1. Quan niệm về biểu tượng và biểu tượng thẩm mỹ.............................................44
2.1.1. Quan niệm về biểu tượng..........................................................................44
2.1.2. Quan niệm về biểu tượng thẩm mỹ ..........................................................46
iv
2.2. Biểu tượng thiên nhiên Kinh Bắc.......................................................................48
2.2.1. Biểu tượng dòng sông...............................................................................48
2.2.2. Biểu tượng núi, đồi ...................................................................................61
2.2.3. Biểu tượng lá, cỏ, quả ...............................................................................66
2.3. Biểu tượng con người Kinh Bắc ........................................................................81
2.3.1. Biểu tượng con người trong truyền thuyết và lịch sử ...............................82
2.3.2. Biểu tượng người mẹ ................................................................................88
2.4. Biểu tượng về văn hoá phong tục Kinh Bắc ......................................................94
2.4.1. Biểu tượng lễ hội ......................................................................................94
2.4.2. Hát Quan họ - một biểu tượng văn hoá thẩm mỹ độc đáo......................101
Chương 3: VÙNG THẨM MỸ TRONG THƠ HOÀNG CẦM NHÌN TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGÔN NGỮ .............................................................107
3.1. Quan niệm về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học .....................107
3.1.1. Quan niệm về ngôn ngữ..........................................................................107
3.1.2. Quan niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học......................................109
3.2. Đặc trưng vùng văn hoá thẩm mỹ Kinh Bắc trong ngôn ngữ nghệ thuật
thơ Hoàng Cầm.................................................................................................113
3.2.1. Sự kết hợp của nhiều kênh ngôn ngữ .....................................................113
3.2.2. Ngôn ngữ đầy ắp tính tượng trưng và giàu tính nhạc.............................129
KẾT LUẬN .............................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................152
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm được đánh giá là một tác giả tài hoa
và độc đáo, ông đã dệt được một hồn thơ mang bản sắc riêng. Hồn thơ ấy đã góp phần
tăng thêm sự phong phú, đa dạng cho nền thơ ca dân tộc thời kỳ hiện đại.
Tiếp cận thơ Hoàng Cầm ta có ấn tượng khá đặc biệt bởi một không gian thơ
riêng biệt - đó là không gian văn hoá vùng Kinh Bắc cổ kính và tao nhã. Ngoài những
khả năng thiên bẩm, ngoài ảnh hưởng của môi trường văn hoá gia đình, văn hoá thời đại,
văn hoá dân tộc, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng sâu đậm của văn hoá vùng - một yếu tố
quan trọng góp phần quyết định tạo nên hồn thơ và phong cách nghệ thuật của Hoàng
Cầm. Chính điều đó đã tạo ra dấu ấn đặc trưng riêng của Hoàng Cầm trong số các chân
dung của thơ ca hiện đại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề văn hoá vùng trong thơ của
Hoàng Cầm mới chỉ dừng lại ở những phát hiện nhỏ, lẻ, chưa trở thành một hướng
nghiên cứu có tính hệ thống và cụ thể, vẫn chưa được giải mã một cách triệt để, đầy đủ,
nhằm chỉ ra những nét mới mẻ, độc đáo của vùng văn hóa và các biểu tượng nghệ thuật
trong thơ ông.
Do đó, nghiên cứu văn hoá vùng Kinh Bắc chính là góp phần giải mã thơ Hoàng
Cầm, chỉ ra những đặc trưng riêng biệt trong thơ Hoàng Cầm từ góc độ văn hóa học và
qua các biểu tượng văn hóa vùng. Đồng thời, việc nghiên cứu này cũng góp phần làm
sáng tỏ vùng văn hoá thẩm mỹ và giá trị quan trọng của nó trong việc hình thành hồn
thơ, đặc trưng thơ và tư tưởng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Cầm. Qua cái
“phễu lọc văn hóa” Kinh Bắc, nhà thơ Hoàng Cầm đã làm sống lại những đặc điểm văn
hóa vùng Kinh Bắc trong thơ, đã góp phần luận giải, tôn vinh và làm tỏa sáng những giá
trị của một vùng đất có truyền thống văn hóa, văn hiến lâu đời. Đây cũng chính là đóng
góp quan trọng của Hoàng Cầm đối với thơ ca Việt Nam hiện đại, đối với vùng đất, con
người và quê hương yêu dấu của nhà thơ.
Trong sự nghiệp sáng tác của Hoàng Cầm, bên cạnh những sáng tác thơ còn phải
nói đến những tác phẩm văn xuôi và kịch thơ nổi tiếng. Đương nhiên, chỉ với mảng sáng
tác thơ của mình, Hoàng Cầm đã xứng đáng được xem là một trong những nhà thơ xuất
sắc của nền thi ca Việt Nam hiện đại. Giữa mênh mông cuộc đời, tâm hồn anh minh, sâu
lắng và luôn luôn rộng mở, tiếng thơ tràn đầy nhiệt huyết và giàu trải nghiệm về cuộc
2
sống ấy đã để lại dấu ấn văn hoá Kinh Bắc không thể phai mờ trong ông. Tuy vậy, đời
thơ nhiều tìm tòi, nhiều trăn trở của Hoàng Cầm đến nay vẫn chưa có được sự quan tâm
nghiên cứu một cách sâu sắc và hệ thống. Nhìn lại những cống hiến to lớn của Hoàng
Cầm đối với nền thi ca nước nhà, sẽ thấy rất cần thiết phải có những công trình nghiên
cứu chuyên sâu đối với di sản thi ca quý giá của ông, để cho cuộc đời sáng tạo không
mệt mỏi ấy được tri ân một cách đúng nghĩa.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài "Văn hoá Kinh Bắc -
vùng thẩm mỹ trong thơ Hoàng Cầm" để nghiên cứu với mong muốn phát hiện ra
những điểm sáng về giá trị văn hoá thẩm mỹ trong thơ ông, khẳng định một lần nữa tài
năng và những đóng góp nhiều mặt của thi nhân trong dòng chảy lớn của nền thơ ca Việt
Nam hiện đại. Điều đó có ý nghĩa không nhỏ đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học
tập môn Văn học ở trung học phổ thông, đại học và cao đẳng... Qua đó góp phần xây
dựng hệ quy chiếu mới để nghiên cứu thơ Hoàng Cầm.
Đây là một đề tài vừa có tính khoa học, vừa có tính thực tiễn và có những đóng
góp thiết thực vào việc tìm hiểu, giải mã thơ Hoàng Cầm.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của Luận án là nghiên cứu thơ Hoàng Cầm trong mối quan hệ giữa
vùng văn hóa, vùng thẩm mỹ Kinh Bắc dưới các góc độ biểu tượng văn hóa và các hệ
thống ngôn ngữ. Qua đó hy vọng sẽ gợi mở và cung cấp một số cơ sở có tính chất thao
tác để hiểu thơ ca Hoàng Cầm khi tiếp cận văn bản ngôn từ, khám phá sâu hơn về truyền
thống văn hóa Kinh Bắc, góp phần nghiên cứu, giảng dạy và thưởng thức thơ ca của ông
được thấu đáo hơn. Đồng thời khẳng định những sáng tạo độc đáo, những đóng góp tiêu
biểu, đáng trân trọng của nhà thơ Hoàng Cầm trong đời sống thơ ca Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án cố gắng làm rõ khái niệm vùng thẩm mỹ, vùng văn hóa Kinh Bắc trong
mối quan hệ với sáng tác thơ Hoàng Cầm. Điều đó cho phép phân tích và chứng minh
tính chất tiêu biểu của nghệ thuật thơ Hoàng Cầm. Như vậy nhiệm vụ nghiên cứu của
Luận án là lý giải các biểu tượng văn hóa và chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật
nổi bật của thơ Hoàng Cầm trong mối quan hệ với vùng thẩm mỹ Kinh Bắc.
3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: Văn hóa Kinh Bắc - Vùng thẩm mỹ trong
thơ Hoàng Cầm.
Góc nhìn của Luận án là văn hóa Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm trên các
phương diện cơ bản: vùng thẩm mỹ trong thơ nhìn từ hệ thống biểu tượng và hệ thống
ngôn ngữ.
Các văn bản khảo sát chính: Hoàng Cầm- Tác phẩm thơ do Lại Nguyên Ân biên
soạn (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 2003). Các tập thơ của Hoàng Cầm: “Mưa Thuận
Thành” (Nxb Văn học 1991); “Bên kia sông Đuống” (Nxb Văn học 1993); “Lá Diêu
Bông” (Nxb Văn học 1993); “Về Kinh Bắc” (Nxb Văn học 1994; “99 tình khúc” (Nxb
Văn học 1996) và tập Men đá vàng” (Nxb Văn học 1995); Và các bài thơ lẻ in trên các
báo, tạp chí khác nhau và các tác phẩm thuộc các thể loại khác như: văn xuôi, kịch thơ
Khảo sát, tham khảo thêm một số tác phẩm thơ ca viết về Kinh Bắc (tiêu biểu)
trong đời sống văn học nước nhà; một số nhà thơ cùng thời với Hoàng Cầm (để đối
chiếu, so sánh những nét độc đáo, đặc sắc trong thơ Hoàng Cầm); các tài liệu sách,
báo, những tài liệu viết về đặc điểm văn hóa vùng Kinh Bắc nói riêng, về đặc điểm
văn hóa vùng nói chung sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi làm nguồn tài
liệu tham khảo.
5. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (lịch sử vấn đề)
Trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam, thơ Hoàng Cầm là một hiện tượng độc
đáo, đặc sắc với những đặc trưng thơ riêng biệt không thể trộn lẫn. Đó là một thứ thơ
sang trọng, đẹp một cách mong manh, lung linh những sắc màu thiên nhiên và huyền ảo
với các gam màu cổ tích, huyền sử mang tính sáng tạo, tính nghệ thuật cao và tính trực
cảm thẩm mỹ, gắn các giá trị văn hóa, phong tục của một vùng quê huê tình, cổ kính và
thanh tao với tình người Kinh Bắc. Thơ Hoàng Cầm làm say mê trái tim nhiều người đọc
nhưng cũng làm cho rất nhiều người khó tiếp cận. Do đó, có khá nhiều người đã viết, đã
bình, đã tiếp cận thơ Hoàng Cầm trong suốt nửa thế kỷ qua, đặc biệt là những năm 90
của thế kỷ XX. Song, phải chăng vì kén chọn người đọc nên đến nay những công trình
nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm còn ở mức độ khá khiêm tốn (?).
Tuy nhiên, người nghiên cứu dù đứng ở góc độ nào, luận bàn về phương diện gì
cũng đều thống nhất về tài thơ với tấm lòng yêu thơ, yêu cuộc sống hiếm thấy nơi ông,
ngưỡng mộ thật sự vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách của thi nhân. Ở những mức độ khác nhau,
4
các bài viết thể hiện niềm ưu ái, sự đồng cảm và trân trọng nghệ thuật đối với những vần
thơ chan chứa tình đời, tình người, ngút đầy nỗi nhớ, niềm thương của ông. Các nhà phê
bình nghiên cứu đã xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để khám phá thế giới thơ Hoàng
Cầm, song hầu hết đều có sự thống nhất trong việc tìm hiểu và phân tích về cảm hứng,
giọng điệu, nghệ thuật... của nhà thơ, qua đó khẳng định giá trị nghệ thuật, bản sắc cá
nhân, thành tựu, đóng góp và vị trí riêng của thơ Hoàng Cầm trong tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại.
Nghiên cứu đề tài về ảnh hưởng của văn hoá đối với văn học Việt Nam hiện đại,
chúng tôi nhận thấy đã có nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều vấn đề có giá trị thẩm
mỹ trong thơ ông. Nhưng về yếu tố văn hoá Kinh Bắc trong sáng tác của Hoàng Cầm thì
vẫn còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số
khuynh hướng chính như sau:
5.1. Hướng nghiên cứu về nghệ thuật thơ Hoàng Cầm
Trong số các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Hoàng Cầm là thi nhân được đánh
giá cao với những giá trị nghệ thuật của thơ trữ tình đương đại, theo Nguyễn Việt
Chiến: “Có thể nói, trong thơ Việt Nam hiện đại, Hoàng Cầm đã tạo ra một trường -
thẩm mỹ mới, nó vừa mang trong mình cốt cách của văn hoá vùng Kinh Bắc, vừa mở
ra một không gian lớn của thơ trữ tình với những tìm tòi nhằm đưa cái đẹp dân gian
vào hơi thở của mỗi bài thơ. Và chính điều này đã làm nên một trường - giang - thơ
lộng lẫy của riêng Hoàng Cầm - ông Hoàng của thơ trữ tình đương đại” [19, tr.59].
Chu Văn Sơn có nhận xét thơ Hoàng Cầm mang giọng điệu “tức nghẹn, nhấn chìm,
đè ngang” [146, tr.285].
Đặng Tiến trong bài Cây tam cúc cũng nhận xét: “Thơ Hoàng Cầm giàu âm
điệu... Có những câu thơ dìu dặt, luyến láy do sắp xếp; nhưng giọng điệu bài thơ có thể
xuất thần, vượt khỏi sự dụng công” [71, tr.61].
Đáng chú ý hơn cả là nhận xét của Nguyễn Đăng Điệp “Khi lắng nghe giai điệu
thơ Hoàng Cầm có thể thấy ông chịu ảnh hưởng khá rõ âm nhạc từ, khúc trong văn
chương cổ điển phương Đông hoà quyện chặt chẽ với cái mượt mà của những làn điệu
dân ca quan họ đã tạo nên những màu sắc riêng: sang trọng, đằm thắm nhưng bay bổng,
hào hoa. Đó không phải là những phép cộng các thủ pháp nghệ thuật đơn thuần mà là sự
5
hoà nhuyễn trong một hồn thơ nhạy cảm, tất cả như tan vào nhịp thở, nhịp tim Hoàng
Cầm và vang lên thành một thứ giai điệu tiêu tao, sâu lắng, man mác một nét buồn xa
xăm. Ở một trang khác, tác giả có đoạn “ta còn thấy bóng dáng xa xôi của văn hoá
Chămpa ẩn sâu, tan vào văn hoá Kinh Bắc đã tạo nên một âm điệu rất riêng trong những
sợi dây tơ tinh tế Hoàng Cầm” [32, tr.205- 206- 207].
Như vậy có thể thấy các tác giả chủ yếu đi vào hai phương diện của giọng điệu
thơ Hoàng Cầm là giọng điệu quan họ và giọng điệu tức nghẹn. Tuy nhiên mới chỉ dừng
lại ở vấn đề nêu ra chứ chưa đi sâu nghiên cứu, lý giải một cách cụ thể. Những phát hiện
đó đều rất tinh tế và khá chính xác, đây sẽ là cơ sở khoa học để chúng tôi kế thừa và phát
triển trong quá trình nghiên cứu.
Xoay quanh ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm, các nhà nghiên cứu, phê bình có
những lời khen chê khác nhau, thậm chí trái ngược nhau: “Anh không chỉ thạo
dùng chữ, nhất là sử dụng động từ. Cũng lạ ở con người mái tóc tro bụi này là việc
mày mò tìm ra cái lẩn đằng sau chữ, tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau, tạo nên bề
dày chữ nghĩa...” [71, tr.38]. Các tác giả Chu Văn Sơn, Đặng Tiến cũng có những
phân tích về Cây tam cúc của Hoàng Cầm và chỉ ra được các giá trị nghệ thuật của bài
thơ, đặc biệt là thành tựu về phương diện ngôn ngữ, đó là sự phối hợp nhuần nhuyễn
giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa đặc trưng trữ tình và phẩm chất bác học
trong ngôn ngữ thơ. Các cây bút đã khẳng định đó chính là một thứ ngôn ngữ của thơ
mới, trẻ trung và có sức hấp dẫn lạ kỳ...
Bên cạnh đó, có nhiều nhà phê bình nghiên cứu đề cao dấu ấn của lối viết tự
động hoá. Ở đó, ngôn ngữ thơ không hề có dấu vết của sự gia công, gò giũa, mà là của sự
tuôn chảy thẳng ra từ mạch nguồn trữ tình. Để khẳng định cho ý kiến của mình, Đỗ Lai
Thuý có so sánh ngôn ngữ thơ Hoàng Cầm với ngôn ngữ thơ Lê Đạt, ông coi Lê Đạt là
người “phu chữ”, còn “sáng tác kiểu Hoàng Cầm xem ra có phần nhàn nhã” [71, tr.59].
Nghiên cứu về nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, một số nhà nghiên cứu cũng đã phát
hiện và chỉ ra những nét đặc trưng trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm trên các
phương diện không gian, thời gian, cùng một số hình ảnh đặc sắc trong thơ ông như:
Đỗ Lai Thuý trong bài Hoàng Cầm, Nguyễn Bính và... có nhận xét: “Thơ Hoàng
Cầm là thơ ẩn dụ. Hệ thống ẩn dụ của ông, một phần lấy nguyên từ cái “kho trời chung”
của văn hoá dân gian, phần khác lấy có cải biến, còn lại là cá nhân ông sáng tạo. Thơ
hoàng Cầm tràn ngập ẩn dụ đêm, mưa, trăng và gió...” [131], ông (Đỗ Lai Thuý) cũng có
6
những dòng so sánh giữa hai phong cách thơ Nguyễn Bính và Hoàng Cầm: “Thơ
Nguyễn Bính dân dã và chân quê hơn. Còn thơ Hoàng Cầm hiện đại và bác học hơn:
cùng viết về nông thôn nhưng thơ Nguyễn Bính là sự thương nhớ lo âu, khắc khoải về sự
phôi pha của quê hương, còn Hoàng Cầm không tả thực một vùng quê Kinh Bắc trong
thực tế mà còn thể hiện một Kinh Bắc bất tử trong thơ ông”. Tác giả cũng chỉ ra rằng
“Tập thơ Về Kinh Bắc là một giấc mơ với những liên tưởng đứt đoạn, những hình ảnh
rời rạc... đó là sự siêu thăng của mặc cảm Oeđipe, một thực tại siêu thực trong vô thức
Hoàng Cầm” [131].
Một số bài viết có đề cập đến thi pháp thơ Hoàng Cầm, và đều thống nhất một
nhận xét về thơ ông là lối thơ siêu thực, phạm trù siêu thực, hoặc “đi theo hướng thơ “phi
lý” [2, tr.29], hoặc “Tính hiện đại ở thơ Hoàng Cầm không phải là như ở thơ Vũ Hoàng
Chương, mà là một vùng cây cỏ, sông hồ nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực
hoá thành Cỏ bồng thi, cầu bà sấm, bến cô mưa và Lá diêu bông, hay những người con
gái mờ ảo, những mối tình hư ảo xứ Kinh Bắc, xoá nhoà trong mưa bụi bay” [2, tr.30].
Đỗ Đức Hiểu trong bài Thơ mới- cuộc nổi loạn của ngôn từ thơ cho rằng thế
giới thơ Hoàng Cầm là một “thế giới