Giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo, nghệ thuật tài
hoa của tác giả mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang tính lịch sử và truyền thống văn
hóa thời đại. Thật vậy! Lịch sử Việt Nam, đất nước Việt Nam mấy trăm năm qua đã bao phen “gió
dập, sóng dồi”, nhưng chừng ấy năm trôi qua mà hai viên ngọc Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của
Nguyễn Du vẫn giữ nguyên được chân giá trị của nó. Nhân dân Việt Nam yêu quí Truyện Kiều
không chỉ vì có nàng Kiều tài sắc bị xã hội vùi dập, làm cho “ngọc nát, trâm chìm”, làm cho “hoa
tàn, nhị rữa”, yêu quí Văn chiêu hồn không chỉ vì đau đớn trước những mảnh đời bất hạnh, mong
manh mà vượt lên biên độ của giới hạn, Truyện Kiều và Văn chiêu hồn với nét đẹp văn hóa tâm
linh - một khía cạnh của truyền thống văn hóa Việt sẽ sống mãi trong lòng người bao thế hệ, trở
thành một phần máu thịt của người dân.
Thế nhưng, vẫn có ý kiền cho rằng: với Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã làm theo đơn đặt hàng
của một ngôi chùa nào đó? Và Truyện Kiều cũng giản đơn chỉ là sự vay mượn của văn hóa Trung
Hoa?
Nhằm tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa ngoại lai, nhằm
góp phần trả lời những câu hỏi trên, cũng như mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, vốn đã được lưu truyền hàng trăm năm nay, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tâm linh trong
Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” để làm luận văn tốt nghiệp cao học văn học Việt
Nam của mình.
127 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5490 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa tâm linh trong “Truyện kiều” và “Văn chiêu hồn” của Nguyễn Du, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
"VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU "
VĂN HÓA TÂM LINH TRONG
“TRUYỆN KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA
NGUYỄN DU
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật không chỉ thể hiện quan niệm độc đáo, nghệ thuật tài
hoa của tác giả mà còn ở chỗ nó mang một tầm vóc văn hóa, mang tính lịch sử và truyền thống văn
hóa thời đại. Thật vậy! Lịch sử Việt Nam, đất nước Việt Nam mấy trăm năm qua đã bao phen “gió
dập, sóng dồi”, nhưng chừng ấy năm trôi qua mà hai viên ngọc Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của
Nguyễn Du vẫn giữ nguyên được chân giá trị của nó. Nhân dân Việt Nam yêu quí Truyện Kiều
không chỉ vì có nàng Kiều tài sắc bị xã hội vùi dập, làm cho “ngọc nát, trâm chìm”, làm cho “hoa
tàn, nhị rữa”, yêu quí Văn chiêu hồn không chỉ vì đau đớn trước những mảnh đời bất hạnh, mong
manh mà vượt lên biên độ của giới hạn, Truyện Kiều và Văn chiêu hồn với nét đẹp văn hóa tâm
linh - một khía cạnh của truyền thống văn hóa Việt sẽ sống mãi trong lòng người bao thế hệ, trở
thành một phần máu thịt của người dân.
Thế nhưng, vẫn có ý kiền cho rằng: với Văn chiêu hồn, Nguyễn Du đã làm theo đơn đặt hàng
của một ngôi chùa nào đó? Và Truyện Kiều cũng giản đơn chỉ là sự vay mượn của văn hóa Trung
Hoa?
Nhằm tìm hiểu truyền thống văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa ngoại lai, nhằm
góp phần trả lời những câu hỏi trên, cũng như mong muốn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc, vốn đã được lưu truyền hàng trăm năm nay, chúng tôi chọn đề tài “Văn hóa tâm linh trong
Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” để làm luận văn tốt nghiệp cao học văn học Việt
Nam của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Truyện Kiều, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du ra đời và vận động trong một môi trường văn
hóa có những đặc trưng loại hình khác biệt. Đó là một nền văn hóa trung đại với mô hình hai thế
giới, với hệ thống giá trị, với phương thức cảm nhận và tư duy khác chúng ta ngày nay. Bên cạnh
thế giới hiện hữu, người xưa hình dung ra một thế giới tâm linh với niềm tin vào sự huyền bí, những
điều kì lạ siêu nhiên. Chính thế giới thứ hai này đã qui định cách nhìn, cách cảm của người xưa
trong đó có tác giả Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Cho nên mục đích mà người viết luận văn hướng
đến là cố gắng chỉ ra, hệ thống lại những biểu hiện của thế giới tâm linh trong các tác phẩm một
cách rõ nét nhất, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của
người xưa đồng thời cho thấy văn hóa tâm linh có giá trị như thế nào trong thời đại mới.
Khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Du trong việc tiếp thu truyền thống văn hóa Việt. Từ đó
góp thêm tiếng nói lí giải về sức sống lâu bền của hai tác phẩm trong lòng dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khoa học luận văn nghiên cứu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn
Chiêu hồn của Nguyễn Du”.
Phạm vi khảo sát chủ yếu căn cứ trên cơ sở những ý kiến của các bậc nghiên cứu tiền bối,
chúng tôi chỉ tập trung khai thác thêm ở những vấn đề, những khiá cạnh có liên quan đến đề tài văn
hóa tâm linh trong tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.
Về phạm vi tư liệu: ngày nay có quá nhiều văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được lưu
hành trên thị trường, rất khó có thể tìm được cơ sở chính xác. Do đó, để công việc nghiên cứu được
tiến hành thuận lợi, chúng tôi xin chọn văn bản Truyện Kiều và Văn chiêu hồn được in trong cuốn
“Nguyễn Du toàn tập” (tập 2) do Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Lê Thu Yến và nhiều tác
giả khác biên soạn năm 1996. Ngoài ra, để có cái nhìn tổng quát hơn, khi cần, luận văn có thể đề
cập thêm một số tác phẩm của một số tác giả khác.
4. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du” là một
vấn đề khá thú vị nhưng cũng rất phức tạp. Bởi Truyện Kiều, Văn chiêu hồn là những tuyệt tác mà
hầu như mọi cây bút tầm cỡ đã khai thác, thi thố tài năng. Còn tâm linh, đời sống tâm linh lại vô
cùng phong phú, phức tạp. Cho nên khảo sát đề tài này, chúng tôi tập trung vào hai phương diện:
văn hóa tâm linh nói chung và một số công trình, bài báo có liên quan đến tâm linh trong Truyện
Kiều, Văn chiêu hồn.
4.1. Những nghiên cứu về văn hóa tâm linh.
Trong những năm gần đây, các vấn đề về văn hóa, tâm linh, mối quan hệ giữa văn hóa với
văn học đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, văn học nước nhà. Đúng
hơn, vấn đề về văn hóa tâm linh thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập
niên 90 đến nay. Điển hình nổi bật có thể kể đến các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học
sau:
Công trình nghiên cứu “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy xuất bản năm 2005[12]
đã đề xuất khái niệm tâm linh, văn hóa tâm linh khá đầy đủ nhất “Tâm linh là cái linh thiêng cao cả
trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái
thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý
niệm”[12, tr.11]. “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống
đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”[12, tr.26]. Công
trình chủ yếu viết về văn hóa tâm linh người Việt ở miền Bắc trong các lĩnh vực như: tín ngưỡng
thần thánh, trời, đất, thờ mẫu, tang ma, thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo Phật giáo, Đạo giáo, Thiên
chúa giáo. Tác giả cũng điểm qua tâm linh trong mọi mặt của đời sống cá nhân, gia đình, tín
ngưỡng, tôn giáo và cả mê tín dị đoan.
Tâm linh cũng được Sơn Nam đề cập trong bài “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn
hóa Việt Nam” [62]. “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền
thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những
ca khúc về tổ quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người bình
thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí nhớ và con người luôn tâm
niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày
phát triển thêm rồi tồn đọng trở thành tâm linh” [23, tr.130].
Gần với quan niệm tâm linh của hai tác giả trên, có thể nói đến công trình “Tìm hiểu văn
hóa tâm linh Nam Bộ” của Nguyễn Hữu Hiếu [29]. Tác giả chú ý đến văn hóa tâm linh ở khía cạnh
đời thường của người Việt Nam bộ không theo tôn giáo. “Trong cuộc sống tâm linh đời thường,
niềm tin thiêng liêng phong phú, đa dạng hơn nhiều và đối tượng mà họ đặt niềm tin có khi gần gũi
và thân thiết hơn”. Trên cơ sở tiếp biến văn hóa Chăm, Khmer, Hoa, người Việt có hình thức sinh
hoạt văn hóa tâm linh đa dạng: hiện tượng thờ Phật và thờ Mẫu, hiện tượng đồng bóng... đặc biệt là
sinh hoạt tâm linh tại gia.
Hồ Bá Thâm trong bài viết “Tín ngưỡng dân gian- một lĩnh vực trong đời sống tâm linh
cần sự quan tâm của xã hội” [87], tác giả khẳng định “Tín ngưỡng dân gian là một bộ phận cơ bản
của văn hóa tâm linh, một lĩnh vực nhạy cảm mà trong lịch sử nhận thức và giao tiếp văn hóa đã có
những nhận thức , đánh giá khác nhau”. Cho nên theo tác giả, chúng ta cần phải có sự quan tâm
đúng mức đối với lĩnh vực này.
4.2. Văn hóa là cội nguồn của văn học. Tính văn hóa là thước đo giá trị của tác phẩm
văn học. Từ văn học hiểu về văn hóa. Trần Nho Thìn “Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hóa” xuất bản năm 2002 [90]. Trong đó, bài viết “Mô hình hai thế giới và vấn đề phương pháp
nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại (khảo sát qua Truyện Kiều), tác giả đưa ra hai mô hình
cụ thể là thế giới trời- quyền năng vô hạn và thế giới linh hồn, ma quỷ - tuy không có quyền nhưng
lại chi phối, ảnh hưởng rất lớn đối với người đang sống. Từ đó cho thấy một đặc điểm cơ bản của
người Phương Đông là xem xét con người và thế giới trong mối quan hệ hữu cơ không tách rời
nhau, xem thiên địa nhân là một thể thống nhất. Bài viết này, tác giả dường như hóa giải được chỗ
mà lâu nay người ta cho Nguyễn Du là mê tín, yếm thế, nặng về luân hồi nghiệp báo, thuyết thiên
mệnh…
Tín ngưỡng, tôn giáo là những biểu hiện của văn hóa tâm linh. Hà Như Chi trong bài viết
“Các giá trị truyện Kiều” trích trong cuốn “Việt Nam thi văn giảng luận” [7] đã phân tích ở ba mặt
rõ ràng: tư tưởng Phật giáo, tư tưởng Nho giáo và đáng chú ý là tư tưởng bình dân thông thường.
Tác giả kết luận: “Nguyễn Du mặc dù vận dụng tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo nhưng cũng
không cố vượt khỏi tư tưởng bình dân. Do đó ta có thể nói rằng tác giả Truyện Kiều không có tham
vọng chủ trương bênh vực một học thuyết tư tưởng cao siêu mà chỉ làm cái công việc thông ngôn
diễn đạt tất cả các ước vọng, xu hướng và tin tưởng của quần chúng”[7, tr.32]. Tác giả đứng về
phía nhân dân, phủ nhận các giáo lý tôn giáo, tiếc rằng tác giả chưa nói đến như một vấn đề bức
thiết.
Cao Huy Đỉnh qua bài viết “Triết lí đạo Phật trong Truyện Kiều” in trong cuốn Nguyễn Du
về tác gia và tác phẩm do Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu)
[17] đã không thừa nhận sự hiện diện một cách trọn vẹn, trực tiếp của Nho giáo và Phật giáo trong
Truyện Kiều mà tác giả hướng đến triết lý hành động của nhân dân.
Gần đây, năm 2007, Lê Nguyên Cẩn đã cho xuất bản cuốn “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc
nhìn văn hóa” [6]. Trong đó, tác giả để dành một phân mục viết về “văn hoá tâm linh trong
Truyện Kiều”. Trên cơ sở tiếp thu bài viết “mô hình hai thế giới ... ” của Trần Nho Thìn, tác giả đề
xuất mô hình ba thế giới. Đó là thế của trời, thế giới của con người, thế giới của ma quỷ. Tuy nhiên
ở vấn đề này, tác giả chỉ mới dừng lại ở Truyện Kiều. Lời nhận xét của Phan Ngọc khi xem công
trình này thật đáng ghi nhận “Tôi tiếc rằng anh đã nhìn Truyện Kiều gần như cô lập. Ví thử anh kết
hợp phần giải thích với những tác phẩm của chính Nguyễn Du, đặc biệt là bài Văn tế thập loại
chúng sinh thì giá trị thuyết phục sẽ tăng hơn” [6, tr.127].
Dành nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu văn học trung đại, có lẽ phải nói đến PGS.TS Lê
Thu Yến với chuyên đề “Truyền thống văn hóa Việt trong sáng tác của Nguyễn Du” [108]. Bằng
giọng văn mượt mà, sâu lắng, tác giả đem lại cho người đọc những rung động, những cảm xúc và cả
niềm tri ân đối với thiên tài Nguyễn Du. “Trong tác phẩm của Nguyễn Du không chỉ có không khí lễ
hội mà còn có thế giới trời, Phật, thần thánh, ma quỷ; không chỉ có mồ mả, tha ma, nghĩa địa mà
còn có chiêm bao, mộng mị, bói toán”.
Nguyễn Du đã nói hộ chúng ta. Trong tác phẩm Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, tác giả nhấn
mạnh đến bản chất văn hóa tâm linh của người Việt “Dù Nguyễn Du tự sáng tác hay sáng tác theo
lời xin của một nhà chùa nào đó thì qua tác phẩm này vẫn thấy rõ quan niệm của ông. Ông đang
làm công việc mà mỗi người dân Việt vẫn làm”. Đây là ý kiến xác đáng, có tính chất gợi mở trực
tiếp trong công việc nghiên cứu đề tài “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn
của Nguyễn Du”. Chúng tôi xin trân trọng lĩnh hội.
Nếu như Truyện Kiều thu hút khách thơ bao nhiêu, thì Văn chiêu hồn lại như vì sao tinh tú
chỉ mới được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng từ xa, hoặc là đặt những bước chân dè dặt mà chưa đi đến
tận cùng để thấy hết vẻ đẹp của nó. Xin đơn cử một ví dụ: cuốn sách “Nguyễn Du về tác gia tác
phẩm” do Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu [17]. Ngoài phần
giới thiệu chung thì phần nội dung có đến 74 bài viết về sáng tác của Nguyễn Du. Trong đó có
65/74 bài viết về Truyện Kiều; 2/74 bài viết về Văn chiêu hồn. Chúng tôi nhận thấy, dường như các
tác giả đã dành quá nhiều ưu ái cho Truyện Kiều mà chưa có sự đánh giá cụ thể cho tác phẩm Văn
chiêu hồn.
Hoài Thanh trong bài viết “Văn chiêu hồn” trích trong cuốn “nghiên cứu Văn- Sử -Địa” do
Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn [81, tr.237] đã cho rằng “chủ nghĩa nhân đạo ở đây không có sức
chiến đấu như trong truyện Kiều, nó đi vào chỗ hoàn toàn bế tắc”. Và “Bài văn tế rất dồi dào tính
quần chúng, nó dựng lên những hình ảnh rút ra từ trong trí tưởng tượng và trong cuộc đời thực của
quần chúng… Nhưng về mặt tinh thần nó biểu hiện cái tiêu cực, phần mê tín dị đoan nhiều hơn là
cái phần hăng hái, tráng kiện trong tinh thần quần chúng”. Như vậy, đứng trên lập trường ý thức hệ
phong kiến, Hòai Thanh chỉ ra được lớp vỏ vật chất của đời sống con người mà quên đi phần tâm
linh, phần tâm hồn của người dân Việt “Sống về mồ về mả. Ai sống về cả bát cơm”
Nguyễn Lộc trong bài viết “Văn chiêu hồn - một bản tổng kết” trích trong cuốn “Nguyễn Du
về tác gia và tác phẩm” do Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
[17], tác giả đã nói về tục cúng cô hồn và sự ra đời của tác phẩm Văn chiêu hồn. Theo tác giả, tục
thờ cúng người qua đời “một mặt là biểu hiện tình cảm nhớ thương, lòng biết ơn và sự kính trọng
của người sống đối với người đã khuất, mặt khác cúng là sự cần thiết đối với người đã khuất” [17,
tr.132]. Song tác giả lại kết luận “Với Văn chiêu hồn, nhà thơ đã nói thẳng những điều xảy ra trên
đất nước mình nhưng dưới một hình thức tôn giáo”. Tiếc rằng tác giả chưa gọi tên được vấn đề.
Cũng viết về Văn chiêu hồn, Đinh Hùng với bài viết “Người thơ thuần túy Nguyễn Du
trong văn tế thập loại chúng sinh” trích trong cuốn “Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm” do Trịnh
Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu [17] đã đề cao Văn chiêu hồn (Văn
tế thập loại chúng sinh) như là “viên ngọc quý”. Tác giả đưa ra một nhận định xác đáng “Cả Truyện
Kiều cùng văn tế thập loại chúng sinh đều giúp cho ta tìm hiểu con người nguyên vẹn của Nguyễn
Du”. Và chỉ với cả hai, thì “sắc thái cây bút Hồng Lĩnh” mới thực sự tỏa hết ánh sáng xuất thần của
“viên ngọc liên thành không viết”. Theo đó tác giả khẳng định “ở chiêu hồn, đã dâng cao thành một
niềm tin tín ngưỡng thiêng liêng”.
Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo ở bộ phận văn xuôi trung đại, PGS.TS Nguyễn Đăng Na
qua bài viết “Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử” [61] nhận xét khái
quát “Cùng với các loại hình văn học khác, văn xuôi tự sự đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử mà thời
đại giao phó: phản ánh tâm linh của người Việt Nam thời trung đại” [61, tr.77].
Mới đây, luận văn thạc sĩ “Văn hóa tâm linh trong văn xuôi trung đại” của Hoàng Thị
Minh Phương, năm 2007 [73] là công trình rất đáng để tham khảo. Chúng tôi xin ghi nhận.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu, chúng tôi nhận thấy thực sự chưa có một công
trình cụ thể nào nghiên cứu về văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn
Du cả. Song các bài viết cũng như các công trình nghiên cứu khoa học trên đây, do phạm vi đề tài
hoặc quá rộng hoặc là quá hẹp nên chỉ mới đưa ra những nhận định khái quát về phương diện tâm
linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Trong công trình này, chúng tôi cố gắng
hệ thống và làm rõ những vấn đề trên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài “Văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du”,
chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp thống kê phân loại: Là phương pháp chính, nhằm thống kê và phân loại các yếu tố
tâm linh sau đó rút ra nhận xét.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận và khảo sát trực
tiếp văn bản và đưa ra những luận điểm khái quát của luận văn.
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Xem xét các yếu tố tạo nên cấu trúc tác phẩm, tìm ra nguyên
tắc chi phối sự hình thành của chúng. Từ đó, rút ra kết luận về nguyên tắc chi phối việc sáng tạo
toàn bộ cấu trúc tác phẩm.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Là phương pháp nhằm làm nổi bật nét tương đồng cũng như
sự khác biệt của tác phẩm Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du so với các nhà văn khác
trên phương diện thế giới quan, nhân sinh quan.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và văn hóa để có cơ sở
đánh giá khách quan tác dụng của văn học trong việc phản ánh văn hóa dân tộc.
Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình nghiên
cứu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, thư mục tham khảo, nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của
Nguyễn Du.
1.1 Văn hóa tâm linh:
1.2. Cơ sở hình thành văn hóa tâm linh
1.3. Truyện Kiều và Văn chiêu hồn.
Chương 2. Yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du
2.1. Lễ hội
2.2. Lực lượng siêu nhiên
2.3. Cõi âm, hồn ma
2.4. Mồ mả, tha ma
2.5. Cầu cúng, khấn vái
2.6. Chiêm bao (mộng)
2.7. Bói toán
2.8. Thề nguyền
Chương 3: Ý nghĩa của các yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều và Văn Chiêu hồn của Nguyễn
Du.
3.1. Yếu tố tâm linh phản ánh hiện thực đời sống
3.2. Yếu tố tâm linh - Ý nghĩa giáo dục và ước mơ của con người
3.3. Sức sống lâu bền của các tác phẩm mang yếu tố tâm linh
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phát hiện vẻ đẹp của nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là văn hóa tâm linh. Một phương diện
không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người thông qua hai tác phẩm Truyện Kiều và
Văn chiêu hồn của Nguyễn Du. Từ đó luận văn góp phần tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa và văn
học, khẳng định vai trò của văn học việc phản ánh văn hóa.
Văn hóa tâm linh là khía cạnh tinh thần rất cần thiết của con người, nhưng đây lại là một vấn
đề phong phú, phức tạp và khá nhạy cảm, mấp mé với mê tín dị đoan. Do đó trên cơ sở tìm hiểu văn
hóa tâm linh trong tác phẩm văn học, người viết luận văn góp phần chỉ rõ các biểu hiện tâm linh của
người Việt thể hiện trong sáng tác của Nguyễn Du. Từ đó có những nhìn nhận đánh giá khách quan
về các hiện tượng này, đồng thời có ý thức trân trọng, nâng niu giá trị tinh thần của cha ông để lại.
Mặt khác, luận văn góp thêm tiếng nói lý giải về sức sống trường tồn của hai tác phẩm Truyện Kiều
và Văn chiêu hồn của Nguyễn Du suốt hơn hai trăm năm qua.
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÂM LINH TRONG “TRUYỆN
KIỀU” VÀ “VĂN CHIÊU HỒN” CỦA NGUYỄN DU
1.1 Văn hóa tâm linh
1.1.1. Khái niệm văn hóa:
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nó là toàn bộ cuộc
sống; cả vật chất, tinh thần của từng cộng đồng người. Như vậy, có thể khẳng định rằng: tất cả
những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa.
Riêng ở nước ta, cũng có khá nhiều quan niệm về văn hóa:
Từ đầu thế kỉ XX, Đào Duy Anh đã phát hiện văn hóa phải gắn liền với sinh hoạt của con
người nảy sinh trong quá trình lao động và trong từng hoàn cảnh địa lí nhất định: Theo ông, nghiên
cứu “Các điều kiện địa lí có ảnh hưởng lớn đối với cách sinh hoạt của con người, song người là
giống hoạt động cho nên trở lại cũng có thể dùng sức mình mà xử trí và biến những điều kiện ấy cho
thích hợp với những điều kiện cần thiết của mình. Cách sinh hoạt vì thế mà cũng biến chuyển và
khiến văn hóa cũng biến chuyển theo. Nghiên cứu xem sự hoạt động để sinh hoạt về các phương
diện của một dân tộc xưa nay biến chuyển thế nào, là nghiên cứu văn hóa lịch sử của dân tộc ấy”.[1,
tr.3]
Trong giáo trình “cơ sở văn hóa Việt Nam”, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa về văn hóa như
sau: “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình” [89, tr. 17].
Từ định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, có thể thấy bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa: tính hệ
thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Ở đây chúng tôi căn cứ vào tính giá trị của văn hóa.
Theo đó có thể chia giá trị văn hóa làm hai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
Theo nghĩa hẹp, các tác giả cho rằng văn hóa tinh thần là những dấu ấn tinh thần, những giá
trị tinh thần đặc thù của một quốc gia dân tộc nhằm phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tiêu
biểu cho cách hiểu này là khái niệm văn hóa của UNESCO được thừa nhận rộng rãi: Văn hóa là
“tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang
diễn ra trong hiện tại. Qua hàng thế kỷ các hoạt đ