Ngày nay, khi mà các quốc gia đều đặt sự quan tâm hàng đầu cho việc phát triển kinh tế và
khoa học kĩ thuật thì việc thiếu hiểu biết về văn hóa đang trở thành một một nguy cơ nghiêm trọng.
Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại đang được coi là một
trong những vấn đề ưu tiên quốc tế. Văn hóa “ngày hôm qua chỉ là một thứ trang trí, thì hôm nay là
nền tảng và linh hồn của cuộc phiêu lưu của con người. Trước kia, người ta coi văn hóa là thứ yếu,
ngày nay, người ta bắt đầu nhận ra nó là cốt lõi của vấn đề. Vì vậy, ngày nay cần có một cách tiếp
cận mới với phát triển, cách tiếp cận ấy cuối cùng sẽ thừa nhận vai trò quyết định của văn hóa” [65,
tr.35]. Nhu cầu về sự hoàn thiện cuộc sống cho hôm nay và cho ngày mai buộc con người phải nhìn
nhận lại vai trò của các thành tố của tổng thể xã hội, từ đó, dẫn đến việc cần đánh giá lại vai trò của
văn hóa như một thành tố quan trọng và trực tiếp đối với sự phát triển. Một khi toàn bộ sự phát triển
của xã hội và cá nhân mỗi con người được đặt trong quỹ đạo của định hướng văn hóa thì bản thân
văn hóa sẽ đóng vai trò như hệ điều tiết thường trực và tự giác của cuộc sống và sự phát triển. Nhất
là đối với nước ta, một nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, có nhu cầu bức
bách trong việc tiếp thu thành tựu văn hóa thế giới đồng thời với việc bảo tồn và phát triển văn hóa
dân tộc. Việt Nam đang ở trong giai đoạn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới cho nên nhu cầu nhìn lại mình để là chính mình và để
“làm bạn với toàn thế giới” là rất quan trọng. Muốn vậy, yếu tố quan trọng trước tiên không thể
không nhắc tới chính là con người Việt Nam
115 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa ứng xử người việt trong truyện thơ Nôm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
____________________
TRIỆU THÙY DƯƠNG
VĂN HểA ỨNG XỬ NGƯỜI VIỆT TRONG
TRUYỆN THƠ NễM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Lấ THU YẾN
Thành phố Hồ Chớ Minh – 2007
MễÛ ẹAÀU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà các quốc gia đều đặt sự quan tâm hàng đầu cho việc phát triển kinh tế và
khoa học kĩ thuật thì việc thiếu hiểu biết về văn hóa đang trở thành một một nguy cơ nghiêm trọng.
Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại đang được coi là một
trong những vấn đề ưu tiên quốc tế. Văn hóa “ngày hôm qua chỉ là một thứ trang trí, thì hôm nay là
nền tảng và linh hồn của cuộc phiêu lưu của con người. Trước kia, người ta coi văn hóa là thứ yếu,
ngày nay, người ta bắt đầu nhận ra nó là cốt lõi của vấn đề. Vì vậy, ngày nay cần có một cách tiếp
cận mới với phát triển, cách tiếp cận ấy cuối cùng sẽ thừa nhận vai trò quyết định của văn hóa” [65,
tr.35]. Nhu cầu về sự hoàn thiện cuộc sống cho hôm nay và cho ngày mai buộc con người phải nhìn
nhận lại vai trò của các thành tố của tổng thể xã hội, từ đó, dẫn đến việc cần đánh giá lại vai trò của
văn hóa như một thành tố quan trọng và trực tiếp đối với sự phát triển. Một khi toàn bộ sự phát triển
của xã hội và cá nhân mỗi con người được đặt trong quỹ đạo của định hướng văn hóa thì bản thân
văn hóa sẽ đóng vai trò như hệ điều tiết thường trực và tự giác của cuộc sống và sự phát triển. Nhất
là đối với nước ta, một nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa, có nhu cầu bức
bách trong việc tiếp thu thành tựu văn hóa thế giới đồng thời với việc bảo tồn và phát triển văn hóa
dân tộc. Việt Nam đang ở trong giai đoạn xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, đang trên đà hội nhập với văn hóa thế giới cho nên nhu cầu nhìn lại mình để là chính mình và để
“làm bạn với toàn thế giới” là rất quan trọng. Muốn vậy, yếu tố quan trọng trước tiên không thể
không nhắc tới chính là con người Việt Nam.
Với tư cách là chủ thể, đồng thời là “vật mang” văn hóa, con người hoạt động, tác động đến
môi trường xung quanh dựa trên những chuẩn thức văn hóa được thừa hưởng từ truyền thống và giáo
dục. Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa và thông tin hóa như hiện nay, tầm quan trọng của yếu tố văn hóa
không ngừng tăng lên. Đặc biệt, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới ngày
càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú ý. Những năm
gần đây, văn kiện của Đảng và nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định vai trò quan trọng của văn
hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Thực tiễn lịch sử nhân loại đã chứng tỏ
rằng sự phát triển văn hóa của các dân tộc trên thế giới là rất đa dạng và phong phú. Sự đa dạng về
văn hóa là một hiện tượng phổ biến bởi nếu mục đích tối thượng của con người là no đủ, hạnh phúc
cho mọi người thì những quan niệm, những phương pháp đạt tới, những biểu hiện của mỗi dân tộc là
khác nhau. Do vậy, tôn trọng sự phong phú, đa dạng của các nền văn hóa trong thời đại ngày nay là
biểu hiện lí tưởng cao cả của chủ nghĩa nhân văn cho con người và vì con người. Tôn trọng tính đa
dạng trong sự phát triển và bảo tồn văn hóa nhân loại chính là cơ sở để mỗi dân tộc tìm về bản sắc
văn hóa của chính mình, ở đó có một hệ thống các giá trị tinh hoa của dân tộc được vun đắp nên bởi
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, là quá trình tiếp xúc, giao thoa văn hóa để bổ sung, hoàn
thiện những giá trị mới, gạt bỏ những giá trị lạc hậu, lỗi thời làm cho làm cho những giá trị bền vững
được tồn tại sống động với thực tiễn xã hội.
Văn hóa của bất kì dân tộc nào trong quá trình hình thành và phát triển đều tồn tại hai cơ chế:
cơ chế thứ nhất có liên quan tới sự phát triển nội sinh của chính nền văn hóa dân tộc đó (văn hóa bản
địa), đó là sự chọn lọc, duy trì, phát triển và lưu truyền những giá trị văn hóa đích thực qua các thời
kì khác nhau của lịch sử, chúng được xem là tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Cơ chế thứ hai liên
quan tới quá trình giao lưu giữa văn hóa bản địa với văn hóa khu vực và thế giới (giao lưu văn hóa).
Đó là sự hội nhập, dung hòa có tính cưỡng bức hoặc tự nguyện những giá trị văn hóa của các dân tộc
khác vào giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó có thể là quá trình bổ sung, làm phong phú thêm vốn
văn hóa bản địa nhưng cũng có thể là quá trình làm tàn lụi một nền văn hóa này trước sự thâm nhập,
thôn tính của một nền văn hóa khác. Do đó, muốn duy trì và phát triển nền văn hóa của mình, mỗi
dân tộc, bên cạnh sự hội nhập văn hóa phải có được ý thức giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt
đẹp chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó là những giá trị văn hóa quý báu, là tinh hoa
văn hóa của một dân tộc được lựa chọn, bảo tồn, duy trì và phát triển qua các thời kì lịch sử, giúp
chúng ta phân định rõ cái riêng, cái độc đáo của một nền văn hóa.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã xác định đường lối đổi mới toàn diện, mở
ra một thời kì mới cho đất nước vượt qua thời kì khủng hoảng để bước vào giai đoạn phát triển mạnh
mẽ và ngày càng vững chắc . Đất nước ta bước vào một thời kì mới: mở cửa giao lưu và dùng con
đường công nghiệp hóa - hiện địa hóa để đưa đất nước vươn đến mục tiêu dân giàu - nước mạnh - xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển đất nước theo
đường lối “văn hóa soi đường cho kiến quốc” (Hồ Chí Minh), Đảng ta nhanh chóng nhận ra rằng cần
phải có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật, công nghệ với việc bảo tồn,
phát huy nội lực văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Điều này đã được minh
chứng bằng việc Đảng Cộng sản Việt Nam đã dành hẳn Hội nghị Trung ương khóa VIII để bàn về
văn hóa trong tình hình mới. Nội dung chiến lược trong Nghị quyết của Hội nghị là “Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” [9, tr.7].
Bên cạnh đó, Đảng ta đã xác định chiến lược văn hóa là chiến lược xây dựng con người Việt
Nam, xây dựng nhân cách Việt Nam. Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nhận định: “Nói đến văn
hóa là phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết phải nói đến tình cảm, tư tưởng, tâm
lí, tư duy, chính trị Đó là cốt lõi của văn hóa. Lịch sử văn hóa là lịch sử con người và loài người.
Con người tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người” [84, tr.188]. Cùng lẽ đó,
hiện nay, người ta còn quan tâm đến một biểu hiện hết sức đáng quan tâm của văn hóa, cái thể hiện
trực tiếp thái độ của con người, đó là ứng xử, ứng xử có văn hóa và ở mức độ tinh tuyển: văn hóa ứng
xử của con người. Đã là con người mang tính nhân loại phổ biến thì ai cũng phải quan tâm đến mối
quan hệ, thái độ ứng xử với những vấn đề lớn như: giữa người với người, với gia đình, xã hội, với tự
nhiên Dĩ nhiên, ứng xử văn hóa ở mỗi cộng đồng tộc người có những yếu tố đồng nhất và khác
biệt. Người Việt ứng xử khác với người Mường, Mông, Tày, Thái trong tín ngưỡng, tình cảm,
quan hệ gia đình, hôn nhân, đời sống vật chất Điều này đã được chứng minh rất rõ trong thực tiễn
văn hóa ứng xử phong phú và sinh động của mỗi dân tộc. Vậy nên, ứng xử văn hóa là một vấn đề có
nội hàm rộng và phức tạp, do đó, việc tìm hiểu văn hóa ứng xử của người Việt cũng gặp khó khăn
bởi sự mở rộng và phức tạp của vấn đề, từ khái niệm đến thực tiễn.
Với mong muốn khẳng định hành trang không thể thiếu được của người Việt trên con đường
văn hóa hiện tại chính là truyền thống ứng xử xã hội, truyền thống văn hóa ứng xử đã được kết tinh
từ đời sống văn hóa cổ truyền từ rất lâu đời nên chúng tôi quyết tâm đi tìm những nét văn hóa ứng xử
của người Việt trong văn học trung đại, đặc biệt là trong các truyện thơ Nôm, là một cách để khẳng
định văn hóa ứng xử đồng thời cũng là một vấn đề có tính chất cốt lõi, có ảnh hưởng sâu rộng đến
nhiều thế hệ người Việt sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Cách đây hơn sáu mươi năm, Đào Duy Anh đã đặt viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu
văn hóa Việt Nam khi cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của ông được Quan Hải Tùng Thư ấn
hành (năm 1938). Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa các vùng miền,
văn hóa các dân tộc của các tác giả nổi tiếng như : Trần Quốc Vượng, Toan AÙnh, Phan Ngọc, Trần
Ngọc Thêm Có thể kể đến Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam AÙ (GS.
Đinh Gia Khánh), Khái niệm và quan niệm về văn hóa (TS. Đỗ Văn Khang), Văn hóa Việt Nam và
cách tiếp cận mới (GS. Phan Ngọc), Mấy vấn đề văn hóa và phát triển Việt Nam hiện nay (GS. Vũ
Khiêu và GS. Phạm Xuân Nam), Văn hóa và phát triển (GS. Trường Lưu), Xây dựng nền văn hóa
mới ở nước ta hiện nay (GS.TS. Nguyễn Duy Quý và GS.PTS Đỗ Huy)
Chúng tôi nhận thấy có khá nhiều các công trình nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt
như:
- Văn hóa giao tiếp của Phạm Vũ Dũng (1996).
- Văn hóa ứng xử các dân tộc Việt Nam do PGS.TS Lê Như Hoa chủ biên (2002).
- Nghệ thuật ứng xử của người Việt của tác giả Phan Minh Thảo (2003)
- Văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt của TS. La Văn Quán (2007)
Tất cả các công trình nêu trên chủ yếu nghiên cứu các đặc trưng giao tiếp ứng xử trong môi
trường gia đình, xã hội và ứng xử với tự nhiên của người Việt, nhưng chưa có công trình nghiên cứu
nào nghiên cứu chuyên sâu và thực sự đầy đủ về văn hóa ứng xử của người Việt qua văn học.
Gần với đề tài luận văn quan tâm có công trình: “Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt
châu thổ Bắc bộ qua một số ca dao - tục ngữ” của Trần Thúy Anh, giảng viên Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân Văn Hà Nội. ở công trình này, tác giả Trần Thúy Anh nghiên cứu truyền thống ứng xử
xã hội của người Việt trong cái nôi văn hóa châu thổ Bắc bộ được cô đọng và đúc kết qua ca dao và
tục ngữ. Tác giả đã lấy ca dao và tục ngữ làm điểm tựa để từ đó, hình dung một cách sinh động và
sâu sắc bộ mặt lịch sử, chiều sâu văn hóa và các sắc thái riêng biệt, kể cả những tiếp biến văn hóa
của thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc bộ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng quan tâm đến luận văn thạc sĩ Ngữ văn “Truyền thống văn hóa
người Việt trong Truyện Kiều” của tác giả Đặng Văn Kim - Trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM.
Trong luận văn này, tác giả đã có sự so sánh, đối chiếu khá tỉ mỉ giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du
với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Qua đó, tác giả đã cố gắng chỉ ra
những nét có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam, hệ thống lại những nét văn hóa có tính truyền
thống của người Việt.
Riêng về lĩnh vực nghiên cứu truyện thơ Nôm của người Việt, chúng tôi nhận thấy có khá
nhiều công trình như:
- Truyện Nôm bình dân của người Việt, lịch sử hình thành và bản chất thể loại, luận án phó
tiến sĩ khoa học Ngữ văn của tác giả Kiều Thu Hoạch.
- Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của tác giả Đặng Thanh Lê.
- Ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nôm, luận án phó tiến sĩ của tác giả Đinh Thị Khang.
- Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học, luận án tiến sĩ Ngữ văn của tác giả Lê Thị
Hồng Minh.
- Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân, luận án phó tiến sĩ khoa học
Ngữ văn của tác giả Nguyễn Thị Chiến.
Hoặc các bài viết đăng trên tạp chí Văn học, Văn hóa dân gian như: Nhân vật phụ nữ qua một
số truyện Nôm của Đặng Thanh Lê, Thi pháp truyện Nôm của Kiều Thu Hoạch, Thể tài tử giai
nhân" trong truyện thơ Nôm Việt Nam của Trần Quang Huy, ảnh hưởng Phật giáo trong truyện
Nôm Quan âm Thị Kính của Đinh Thị Khang, Truyện Kiều và văn hóa nghĩa tình Việt Nam của Lê
Đình Kỵ.
Trong các tác phẩm này, các tác giả chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh thể loại, ngôn
ngữ và nhân vật của loại hình truyện thơ Nôm người Việt, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề
truyền thống văn hóa nói chung, hoặc văn hóa ứng xử của người Việt nói riêng.
Trên đây, chúng tôi đã lược ghi lại một số công trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa ứng xử
của người Việt và thể loại truyện Nôm. Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực chủ quan,
chúng tôi rất lấy làm tiếc là chưa thể tiếp cận và thống kê đầy đủ các công trình nghiên cứu về văn
hóa ứng xử của người Việt qua văn học đã được công bố. Vì vậy, trong khuôn khổ tài liệu nghiên
cứu có được, chúng tôi rất trân trọng các quan điểm, những ý kiến mà các nhà khoa học đã đề xuất.
Những ý kiến quý giá ấy sẽ giúp chúng tôi có những định hướng đúng đắn về mặt phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành nhiệm vụ đã
đặt ra của luận văn này.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu văn hóa ứng xử của người Việt qua một số truyện thơ Nôm
tiêu biểu thế kỉ XVIII - XIX nhằm tìm ra được ảnh hưởng của thế ứng xử với tư cách là quan niệm
sống, lối sống, nếp sống, lối hành động của một cộng đồng người trong đời sống thực tế đến văn
học.
4. Phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Luận văn dùng ca dao, tục ngữ làm điểm tựa để so sánh với một số truyện thơ Nôm tiêu biểu
thế kỉ XVIII - XIX như truyện Lý Công, Thoại Khanh Châu Tuấn, truyện Phan Trần, Phạm Công
Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân Cúc Hoa, Lâm Sanh Xuân Nương, Phương Hoa, Truyện
Hoa Tiên, Song Tinh, Sơ kính tân trang, Nhị Độ Mai, Truyện Kiều, Lục Vân Tiên Từ đó, luận văn
cố gắng chỉ ra và hệ thống những nét ứng xử tiêu biểu của người Việt đã thể hiện trong các tác phẩm
truyện thơ cũng như đã trở thành chuẩn mực ứng xử trong đời sống.
Từ mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi cố gắng tìm hiểu thể
loại truyện thơ Nôm của người Việt từ một góc nhìn mới: góc nhìn từ truyền thống văn hóa Việt.
Tuy nhiên, trước giới hạn mênh mông của truyền thống văn hóa Việt, chúng tôi chỉ xin đi vào văn
hóa ứng xử, là những nếp cư xử trong cuộc sống hàng ngày của ông cha ta đã đi vào truyện thơ
Nôm.
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi có ý thức tiếp thu cách làm văn hóa so sánh để
có thể chỉ ra được đâu là nét văn hóa thuần Việt và đâu là những những ảnh hưởng của văn hóa
ngoại sinh đến văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử người Việt. Chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ
cung cấp phần nào một cách nhìn mới về truyện thơ Nôm người Việt từ góc độ văn hóa ứng xử, cũng
như những lí giải khá thú vị về văn hóa ứng xử người Việt qua thể loại này.
Do dung lượng có hạn của luận văn và hạn chế về mặt sưu tập tài liệu nghiên cứu nên có thể
chúng tôi chưa khái quát một cách trọn vẹn và hệ thống được đầy đủ văn hóa ứng xử của người Việt.
Xin phép sẽ được trở lại trong một công trình nghiên cứu khác vào một thời điểm thích hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Do nghiên cứu về văn hóa ứng xử, nghĩa là tìm hiểu về những giá trị tướng đối ổn định của
cộng đồng người Việt qua không gian và thời gian, nên chắc chắn luận văn phải sử dụng phương
pháp lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa và
văn học, chủ yếu là các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu tạo thành ba chương:
- Chương 1: Truyện thơ Nôm
Trong chương này, chúng tôi chủ yếu trình bày khái quát về sự ra đời và phát triển, các kiểu
phân loại cũng như nội dung chính và hình thức nghệ thuật của thể loại truyện Nôm của người Việt.
- Chương 2: Văn hóa và văn hóa ứng xử
ở chương này, chúng tôi giới thiệu các khái niệm văn hóa, ứng xử, văn hóa ứng xử, văn hóa
giao tiếp. Trong đó, chúng tôi cũng khái quát văn hóa ứng xử của người Việt và bước đầu tìm hiểu
ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa ngoại sinh đến văn hóa bản địa. Đó là ảnh hưởng của Phật giáo, Đạo
giáo, Nho giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, từ đó lan tỏa ra thành những ứng xử
trong môi trường xã hội, ứng xử giữa người với người. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn chỉ ra
được sự dung hòa của tín ngưỡng bản địa với tam giáo, chứng tỏ người Việt đã biến đổi một cách
khéo léo những học thuyết triết học - tôn giáo của nước ngoài thành những quan niệm gần gũi với
đời sống xã hội Việt Nam, và dùng nó như những quan niệm sống thiết thực, gần gũi, dễ hiểu và dễ
ứng dụng.
- Chương 3: Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm.
ở chương này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu và giới thiệu khái quát các nét văn hóa ứng xử của
người Việt tìm thấy được qua các truyện thơ Nôm theo các mối quan hệ chính của con người: quan
hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với gia đình.
CHệễNG 1
TRUYEÄN THễ NOÂM
1.1. Sự ra đời và phát triển
Truyện Nôm là một thể loại khá độc đáo của văn học dân tộc. Rất tiếc là cho đến nay chúng
ta chưa khẳng định được nó ra đời từ lúc nào và hình thái đầu tiên của nó như thế nào. Trong kho
tàng truyện Nôm còn lại hiện nay, có loại viết bằng thể thơ lục bát, có loại viết bằng thể thơ Đường
luật. Theo Giáo sư Nguyễn Lộc [61], truyện Nôm Đường luật ra đời trước thế kỉ XVIII, từ thế kỉ
XVIII trở đi không thấy có nữa. Còn truyện Nôm lục bát thì chưa rõ ra đời lúc nào, chỉ biết nó phát
triển mạnh nhất trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Rất có thể truyện
Nôm Đường luật ra đời trước truyện Nôm lục bát, nhưng dù điều đó có đúng đi chăng nữa thì vẫn
không có nghĩa truyện Nôm Đường luật là hình thái đầu tiên của thể loại truyện Nôm. Chúng ta đều
biết rằng trong nền văn học dân gian của ta, cả hai thể loại trữ tình và tự sự đều phát triển rất sớm, và
trên nền tảng ấy, một hình thức tự sự có vần như thể loại vè cũng có thể ra đời từ lâu trong nền văn
học dân tộc. Phải chăng tiền thân của thể loại truyện Nôm là ở trong văn học dân gian?
Truyện Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học Việt Nam.
Đây là loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng lớn, vì vậy
cũng có ý kiến gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận văn học này
có một số lượng khá lớn và có vị trí rất quan trọng trong trong đời sống tinh thần của người bình dân
xưa.
Giá trị của truyện thơ Nôm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó và lòng yêu thích
của quần chúng lao động ở nhiều thế hệ. Tuy nhiên, hiện tại, khi nghiên cứu bộ phận văn học này,
chúng ta sẽ gặp một số vấn đề khó giải quyết như: nguồn gốc, sự phát triển, thời điểm sáng tác của
các tác phẩm truyện thơ Nôm. Tất nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm và bước đầu
cũng đã có được những ý kiến về các vấn đề trên, tuy tất cả mới dừng lại ở mức độ những giả thiết.
Theo Giáo sư Đặng Thanh Lê [59, tr.50] “Sự ra đời của truyện Nôm bắt nguồn từ một yêu
cầu phản ánh xã hội với những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của bản
thân thời đại ấy”. Vào thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam đã bộc lộ nhiều mặt mâu thuẫn với
xu thế của thời đại và sự tiến triển của lịch sử dân tộc. Chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu của
triều Lê ngày càng tỏ ra bất lực trước hai mâu thuẫn cơ bản, sâu sắc: mâu thuẫn giữa các phe phái
phong kiến cầm quyền trong nội bộ giai cấp thống trị và mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân bị trị,
chủ yếu là nông dân, với triều đình. Hệ quả tất yếu là vào đầu thế kỉ XVI, do sự bùng nổ của những
mâu thuẫn đó, triều Lê đã sụp đổ. Nhà Mạc lên thay, lúc đầu tuy có những cố gắng nhất định, song
rốt cuộc, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ quân chủ chuyên chế theo mô hình Nho giáo lỗi thời
lại tiếp tục phát triển dẫn đến nạn chia cắt đất nước và nội chiến phong kiến (Trịnh - Mạc, Trịnh -
Nguyễn) kéo dài hàng trăm năm, phá vỡ sự thống nhất đất nước, làm cho cuộc sống nhân dân ngày
càng khổ cực, lầm than. Những cuộc nổi dậy của nông dân đã xuất hiện đây đó từ thế kỉ XVI, đến
khoảng thế kỉ XVIII trở đi, những mâu thuẫn chất chứa trong lòng xã hội phong kiến ngày càng trở
nên gay gắt và bùng nổ thành những cuộc khởi nghĩa nông dân