Một trong những nhiệm vụtrọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong
công cuộc đổi mới hiện nay là tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã
hội chủnghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; trong đó
điều kiện đặt ra đối với một Nhà nước thực sựdân chủlà Nhà nước không thể
đứng cao hơn và vận hành chỉtrong khuôn khổcủa pháp luật dù rằng Nhà
nước là chủthểduy nhất trong xã hội ban hành pháp luật.
Nhà nước với tưcách là một chủthểcông quyền duy nhất trong xã
hội, được hình thành từnhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã
hội trong đó có những nhiệm vụbảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổchức khi những quyền và lợi ích hợp pháp này bịxâm phạm. Đểcó
thểthực hiện được những nhiệm vụnày, Nhà nước phải thông qua các cơ
quan đại diện cho mình ởcác ngành, các cấp chính quyền mà cụthểlà thông
qua việc thực thi công vụcủa công chức nhà nước. Trong quá trình Nhà nước
thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của mình thông qua hành vi của
đội ngũcông chức thì một điều tất yếu là có thểgây thiệt hại cho bất kỳcá
nhân, tổchức nào. Ngoài việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ,
thực tiễn còn đặt ra nhiều tình huống cụthểmà trong đó Nhà nước có thểtrực
tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho cá nhân, tổchức. Vấn đề đặt ra là nếu cá
nhân, tổchức bịthiệt hại do nguyên nhân từphía cá nhân, chủthểkhác thì
được cá nhân, tổchức đó bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật,
vậy nếu Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổchức thì Nhà nước có phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không hay Nhà nước được miễn trừ
trách nhiệm? Thực tiễn Việt Nam hiện nay đã có các văn bản quy phạm pháp
luật quy định vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước: cụthểlà các
quy định trong Bộluật Dân sự1995 và nay là Bộluật Dân sự2005 quy định
2
vềtrách nhiệm của các cơquan nhà nước (Điều 619 và Điều 620 Bộluật Dân
sự2005 quy định vềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơquan nhà
nước trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của các cơquan tiến hành tốtụng trong trường hợp người có
thẩm quyền của cơquan tiến hành tốtụng gây thiệt hại) và các văn bản dưới
luật khác quy định vềvấn đềnày. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Thường
vụQuốc hội ban hành Nghịquyết số388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3
năm 2003 (sau đây gọi tắt lảNghịquyết số388) vềbồi thường thiệt hại cho
người bịoan do người có thẩm quyền trong tốtụng hình sựgây ra. Nhưvậy,
vềmặt thực tiễn pháp lý, Việt Nam đã thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước
trong các trường hợp cụthểsong vềmặt thực thi các quy định của pháp luật
thì không hiệu quả. Sựra đời của Nghịquyết số388 dù đã góp phần là cơsở
pháp lý quan trọng đểcá nhân, tổchức có thểbảo vệquyền lợi của mình
nhưng chưa đầy đủ, bao quát và toàn diện.
Chính từthực tiễn nhưvậy, việc nghiên cứu có hệthống một sốvấn
đềlý luận cơbản, cũng như đánh giá một cách toàn diện nội dung và quá
trình thực thi pháp luật hiện hành vềtrách nhiệm của Nhà nước sẽlà cơsở để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước một cách toàn diện,
đầy đủ, góp phần hoàn thiện pháp luật vềtrách nhiệm của Nhà nước.
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Về lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong
công cuộc đổi mới hiện nay là tiến tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; trong đó
điều kiện đặt ra đối với một Nhà nước thực sự dân chủ là Nhà nước không thể
đứng cao hơn và vận hành chỉ trong khuôn khổ của pháp luật dù rằng Nhà
nước là chủ thể duy nhất trong xã hội ban hành pháp luật.
Nhà nước với tư cách là một chủ thể công quyền duy nhất trong xã
hội, được hình thành từ nhân dân và thực hiện quyền điều hành, quản lý xã
hội trong đó có những nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức khi những quyền và lợi ích hợp pháp này bị xâm phạm. Để có
thể thực hiện được những nhiệm vụ này, Nhà nước phải thông qua các cơ
quan đại diện cho mình ở các ngành, các cấp chính quyền mà cụ thể là thông
qua việc thực thi công vụ của công chức nhà nước. Trong quá trình Nhà nước
thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của mình thông qua hành vi của
đội ngũ công chức thì một điều tất yếu là có thể gây thiệt hại cho bất kỳ cá
nhân, tổ chức nào. Ngoài việc gây thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ,
thực tiễn còn đặt ra nhiều tình huống cụ thể mà trong đó Nhà nước có thể trực
tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Vấn đề đặt ra là nếu cá
nhân, tổ chức bị thiệt hại do nguyên nhân từ phía cá nhân, chủ thể khác thì
được cá nhân, tổ chức đó bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật,
vậy nếu Nhà nước gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước có phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không hay Nhà nước được miễn trừ
trách nhiệm? Thực tiễn Việt Nam hiện nay đã có các văn bản quy phạm pháp
luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước: cụ thể là các
quy định trong Bộ luật Dân sự 1995 và nay là Bộ luật Dân sự 2005 quy định
2
về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Điều 619 và Điều 620 Bộ luật Dân
sự 2005 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các cơ quan nhà
nước trong trường hợp cán bộ, công chức gây thiệt hại và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của các cơ quan tiến hành tố tụng trong trường hợp người có
thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây thiệt hại) và các văn bản dưới
luật khác quy định về vấn đề này. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH ngày 17 tháng 3
năm 2003 (sau đây gọi tắt lả Nghị quyết số 388) về bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong tố tụng hình sự gây ra. Như vậy,
về mặt thực tiễn pháp lý, Việt Nam đã thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước
trong các trường hợp cụ thể song về mặt thực thi các quy định của pháp luật
thì không hiệu quả. Sự ra đời của Nghị quyết số 388 dù đã góp phần là cơ sở
pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình
nhưng chưa đầy đủ, bao quát và toàn diện.
Chính từ thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu có hệ thống một số vấn
đề lý luận cơ bản, cũng như đánh giá một cách toàn diện nội dung và quá
trình thực thi pháp luật hiện hành về trách nhiệm của Nhà nước sẽ là cơ sở để
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước một cách toàn diện,
đầy đủ, góp phần hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu có một số chuyên đề nghiên cứu
và bài viết liên quan đến nội dung của đề tài như:
- Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Lê Mai Anh: "Những vấn đề
cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân
sự". Luận văn này nghiên cứu nhiều vấn đề, trong đó có những nội dung liên
quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả như: tiếp cận vấn đề trách nhiệm dân
sự, khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và đặc điểm
pháp lý.
3
- Bài viết "Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"
của TS Phùng Trung Tập - Trưởng bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật Dân sự,
Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong bài viết này có đề cập đến nhiều vấn đề
trong đó có nội dung có tính chất tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu
đề tài của tác giả như: việc phân tích những hành vi có lỗi trong một số loại
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng (về cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi),
hay khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải
xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái
pháp luật.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Mai Anh: "Bồi thường thiệt hại do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra". Nội dung của
Luận án đề cập đến nhiều vấn đề có tính tham khảo quan trọng cho việc thực
hiện đề tài nghiên cứu của tác giả như: đặc điểm, nội dung, bản chất của trách
nhiệm nhà nước trong việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử.
Ngoài ra, còn có nhiều chuyên đề, bài viết, bài nghiên cứu của một số
tác giả làm công tác xây dựng pháp luật với nội dung đề cập đến nhiều vấn đề
cơ bản phục vụ cho quá trình soạn thảo Luật Bồi thường Nhà nước (trong
chương trình chuẩn bị trong năm 2006 của Quốc hội khóa 11) cũng là những
tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện
đề tài nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu những vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước cho cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong quá
trình thực thi công vụ của công chức nhà nước, khi Nhà nước ra những quyết
định trái pháp luật và một số trường hợp cụ thể khác;
4
- Pháp luật của một số quốc gia về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của Nhà nước;
- Nội dung và thực tiễn thi hành pháp luật hiện hành của Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác -
Lênin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phương
pháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác.
5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
a) Mục đích
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định rằng Nhà
nước phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra cho cá
nhân, tổ chức trong một số trường hợp cụ thể;
- Trên cơ sở những vấn đề lý luận đã nghiên cứu về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Nhà nước, liên hệ với thực tiễn của Việt Nam để khẳng
định sự cần thiết của việc thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước và phải thiết
lập một cơ chế thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ;
- Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và của thực tiễn thi hành;
- Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
b) Nhiệm vụ
- Nghiên cứu để tìm hiểu sơ lược về lịch sử hình thành của tư tưởng
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước;
5
- Bước đầu phân tích một số vấn đề lý luận để thừa nhận trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của Nhà nước; nêu và đánh giá thực tiễn thi hành pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước ở Việt Nam;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành của Việt Nam về
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước;
- Trình bày, phân tích và so sánh một số chế định cơ bản trong pháp
luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của một số quốc gia
trên thế giới;
- Kiến nghị để hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Nhà nước.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Trên cơ sở những phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản, luận văn
khẳng định việc thừa nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là
hoàn toàn phù hợp, đồng thời luận văn đưa ra cách tiếp cận mới về trách
nhiệm của Nhà nước;
- Luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật của
Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước và một số kiến nghị
6
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC
1.1.1. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước của một số nước trên thế giới
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một vấn đề
còn rất mới cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn pháp luật thực định trên thế giới.
Trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai, từ quan điểm chủ quyền tuyệt đối của
Nhà nước nên quan niệm phổ biến trên thế giới được biết đến vẫn là quan
niệm về quyền miễn trừ của Nhà nước, theo đó "vua không thể làm gì sai" và
vì vậy không phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Về mặt lịch
sử, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sau Chiến tranh thế giới lần thứ
hai, nhiều nước giành được độc lập, nhiều cuộc cách mạng dân chủ đòi quyền
lợi chính đáng kể cả trong trường hợp lợi ích bị xâm phạm bởi cơ quan công
quyền. Do quá trình lịch sử như vậy mà trong Hiến pháp của nhiều nước đã
ghi nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước và nhiều quốc gia
trên thế giới đã có Luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
Nhật Bản là nước mà pháp luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước rất hiệu quả. Quá trình hình thành của lĩnh vực pháp luật này cũng
rất phức tạp. Trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản đã
tồn tại một hệ thống giải quyết các khiếu kiện đối với Nhà nước. Tuy nhiên,
hệ thống này lại là hệ thống về trách nhiệm không thuộc Nhà nước, theo đó
các yêu cầu về bồi thường nhà nước sẽ không được giải quyết và do vậy, các
đương sự phải khởi kiện theo thủ tục tố tụng tư pháp; kết quả là các hành vi vi
7
phạm pháp luật của các quan chức nhà nước được nhìn nhận như những hành
vi của cá nhân đơn thuần [5, tr. 452]. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai,
Nhật Bản ban hành Hiến pháp năm 1947, tại Điều 17 có quy định: "Mọi người
có quyền yêu cầu Nhà nước hoặc cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại mà
họ phải gánh chịu do những hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà
nước gây ra theo quy định của pháp luật". Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng
để người dân Nhật Bản có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình và cũng như cơ
sở hiến định quan trọng để xây dựng các đạo luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước. Cùng trong năm 1947, Nghị viện Nhật Bản đã thông
qua Luật Bồi thường nhà nước. Đạo luật này tuy chỉ có sáu (6) điều luật
nhưng đã khẳng định được ý nghĩa to lớn của nó. Nội dung cụ thể của Luật
bao gồm: Điều 1: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi hoàn của công chức nhà
nước (hay trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra do thực hiện công quyền);
Điều 2: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hại xảy ra đối với
người dân do những sai sót trong việc xây dựng hoặc quản lý các con đường,
sông và các phương tiện công cộng khác (hay trách nhiệm bồi thường xảy ra
do khiếm khuyết trong xây dựng và quản lý công trình công cộng); Điều 3:
Trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể trong hai trường hợp quy định tại hai
trường hợp trên; Điều 4: Việc áp dụng đồng thời Bộ luật Dân sự khi giải
quyết quan hệ bồi thường nhà nước; Điều 5: Việc áp dụng các đạo luật khác
trong trường hợp những đạo luật đó có quy định về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước trong lĩnh vực riêng biệt; Điều 6: Về nguyên tắc có đi
có lại, cụ thể là trường hợp người nước ngoài bị thiệt hại thì trường hợp nào
sẽ được bồi thường. Các khiếu kiện yêu cầu Nhà nước bồi thường được coi là
các vụ kiện dân sự [5, tr. 454] nên các quy định của Bộ luật Dân sự Nhật Bản
sẽ được viện dẫn áp dụng trong trường hợp cần thiết. Luật Bồi thường nhà
nước của Nhật Bản tuy đơn giản nhưng việc áp dụng lại rất linh hoạt vì Tòa
án Nhật Bản có thẩm quyền rất lớn trong việc giải thích và áp dụng pháp luật
8
khi giải quyết các vụ việc cụ thể. Năm 1950, Nghị viện Nhật Bản tiếp tục ban
hành Luật Đền bù hình sự, theo đó, quy định trách nhiệm đền bù tổn thất của
Nhà nước đối với những người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự -
một điểm cần lưu ý là đạo luật này chỉ áp dụng cho trường hợp mà nạn nhân
đã được chuyển sang giai đoạn xét xử ở Tòa án và được Tòa án phán quyết là
trắng án. Một điểm cần lưu ý khác là đạo luật này nhằm mục đích áp dụng
cho những hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng mà không xem xét đến yếu
tố lỗi của người trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng. Theo giải thích của các
chuyên gia Nhật Bản thì đây là một trong những đạo luật nhằm áp dụng cho
trường hợp: hành vi cần thiết phải làm và hành vi này không trái pháp luật;
hành vi cần thiết mà Nhà nước đã thực hiện dù cần thiết và hợp pháp song
không thể tránh được việc gây ra một tổn thất cho ai đó; việc gây ra tổn thất
được coi như việc một người chịu thiệt thòi vì một lợi ích chung và vì vậy
Nhà nước có biện pháp, chính sách đền bù thỏa đáng [33, tr. 5-6]. Trong lĩnh
vực tố tụng hình sự, Bộ Tư pháp Nhật Bản còn ban hành Quy tắc về bồi
thường cho người bị tình nghi, theo đó những người là nạn nhân của hoạt
động điều tra, truy tố nhưng được chấm dứt hoạt động tố tụng mà chưa
chuyển sang giai đoạn xét xử ở Tòa án thì cũng sẽ được đền bù.
Một quốc gia châu Âu có hệ thống pháp luật rất phát triển là Cộng hòa
Liên bang Đức thì nước này không có một hệ thống pháp luật rõ ràng về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước. Năm 1981, quốc gia Tây Đức cũ có
ban hành Luật về trách nhiệm Nhà nước; tuy nhiên, sau đó đạo luật này bị
tuyên là trái Hiến pháp và vì vậy không có hiệu lực thi hành. Hiện nay việc
xét xử của Tòa án đối với các yêu cầu bồi thường nhà nước được thực hiện
trên cơ sở Điều 34 Hiến pháp Đức và Điều 839 Bộ luật Dân sự Đức về trách
nhiệm của công chức do vi phạm trách nhiệm công vụ [8, tr. 1].
Một quốc gia khác - Trung Quốc - nước láng giềng của Việt Nam
cũng có hệ thống pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
đã được định hình ổn định. Văn bản pháp luật hiện nay được áp dụng để giải
9
quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước của Trung Quốc là Luật về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước được Quốc hội Trung Quốc thông
qua năm 1994. Đạo luật này quy định trách nhiệm của Nhà nước Trung Quốc
trong trường hợp các cơ quan nhà nước gây thiệt hại trái pháp luật cho cá
nhân, tổ chức; phạm vi áp dụng của đạo luật này loại trừ lĩnh vực lập pháp,
theo đó chỉ những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính và tư
pháp hình sự mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này [17]. Khác với Luật
Bồi thường nhà nước của Nhật Bản, Luật của Trung Quốc lại quy định rất chi
tiết và cụ thể về các vấn đề, ví dụ: các trường hợp được bồi thường do xâm
phạm quyền nhân thân (Điều 3); các trường hợp được bồi thường do xâm
phạm về tài sản (Điều 4); các trường hợp Nhà nước không phải bồi thường
(Điều 5) v.v... [17]. Ngoài ra, để áp dụng Luật này trên thực tiễn, Tòa án nhân
dân tối cao Trung Quốc và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc cũng
đã có văn bản hướng dẫn để thi hành.
1.1.2. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước của Việt Nam
Chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước đã được Nhà
nước ta ghi nhận từ sau khi thành lập nước. Điều này được thể hiện ngay từ
Hiến pháp năm 1959, Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: "Người bị thiệt hại
về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan nhà nước có quyền được
bồi thường" [23].
Hiến pháp năm 1980 khẳng định pháp luật bảo hộ tính mạng, tài sản,
danh dự và nhân phẩm của công dân bên cạnh việc xác định mọi hành động
xâm phạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và
xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 và
Điều 73).
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980, điều 24 Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 1988 quy định:
10
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái
pháp luật của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án hoặc của
bất kỳ cá nhân nào thuộc cơ quan đó.
Cơ quan có thẩm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh
chóng các khiếu nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản kết quả cho
người khiếu nại và có biện pháp khắc phục.
Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và
bồi thường cho người bị thiệt hại. Cá nhân có hành vi trái pháp luật
thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự [25].
Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định nguyên tắc: "Mọi hoạt động
xâm phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý
theo pháp luật" (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm: Điều 72
quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng: "Người bị bắt bị giam giữ, bị truy
tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và
phục hồi danh dự. Người làm trái pháp trong việc bắt, giam giữ, truy tố xét xử
gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh". Điều 74 quy định
"Mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công
dân phải được xử lý nghiêm minh. người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất và phục hồi danh dự"
Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về việc bảo hộ
quyền lợi của tổ chức, cá nhân và trách nhiệm dân sự của người có hành vi
gây thiệt hại, để xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm này và khắc phục các
tồn tại trước đây, Bộ luật Dân sự đã quy định trách nhiệm bồi thường do
người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Điều 624 Bộ luật
Dân sự năm 1995 quy định:
Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do
người có thẩm quyền của mình gây ra trong khi thi hành công vụ;
trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố xét xử và thi hành án.
11
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người đã
gây ra thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho
người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm
quyền đó có lỗi trong khi thi hành công vụ [27].
Cụ thể hóa quy định của Bộ luật Dân sự, ngày 3/5/1997 Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 47/CP về giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức,
viên chức nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Ngay sau khi Nghị định 47/ CP ra đời, để quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Nghị định 47/CP, các cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực có liên quan đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn quan trọng:
Ngày 4/6/1998 Ban Tổ chức - Cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban
hành Thông tư số 54/1998 TT-TCCP hướng dẫn thực hiện một số nội dung
Nghị định 47/CP; ngày 30/3/1998 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
38/1998/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho bồi
thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan
nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Trong những năm gần đây vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị
oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng gây ra được Đảng ta đặc
biệt quan tâm, cụ thể: Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị
chỉ rõ:
Cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các
vụ án có dấu hiệu oan, sai, cần khẩn trương nghiên cứu xây dựng cơ
chế, chính sách để bồi thường thiệt hại với các trường hợp bị oan,