Luận văn Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930)

Giới nghiên cứu văn học sử Việt Nam ngày càng có một cái nhìn chính xác hơn về đóng góp của các nhà văn quá cố. Thời gian gần đây, nhiều hội nghị khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí, thơ mới, về chữ quốc ngữ được tổ chức đã phần nào phục hồi lại vị trí của họ trong nền văn học nước nhà. 1.1. Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn từ chối sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm để cho ra đời những tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ với nghệ thuật mới mẻ, hiện đại. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những đổi thay trong đời sống xã hội thực dân nửa phong kiến và sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Chữ quốc ngữ với ưu điểm là dễ đọc, dễ viết, khả năng diễn đạt tinh tế, sắc sảo đã đáp ứng kịp thời cho việc phổ biến rộng rãi tác phẩm văn học trong nhân dân. Mặt khác đại đa số các nhà sáng tác là những trí thức tân học, chịu ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa Pháp, trong đó đáng chú ý là văn chương Pháp ở thế kỷ XIX. Về tiểu thuyết họ đã chịu nhiều ảnh hưởng của các tiểu thuyết gia nổi tiếng như Horoné de Balzac, Victor Hugo, Hector Malot, Alexandre Dumas.

pdf232 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX (1900 - 1930), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ LÀNH VỊ TRÍ CỦA HỒ BIỂU CHÁNH TRONG VĂN XUÔI QUỐC NGỮ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 - 1930) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 5 04 33 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN TP. Hồ Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Giới nghiên cứu văn học sử Việt Nam ngày càng có một cái nhìn chính xác hơn về đóng góp của các nhà văn quá cố. Thời gian gần đây, nhiều hội nghị khoa học, nhiều công trình nghiên cứu về báo chí, thơ mới, về chữ quốc ngữ được tổ chức đã phần nào phục hồi lại vị trí của họ trong nền văn học nước nhà. 1.1. Đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, tiểu thuyết Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn từ chối sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm để cho ra đời những tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ với nghệ thuật mới mẻ, hiện đại. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những đổi thay trong đời sống xã hội thực dân nửa phong kiến và sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây. Chữ quốc ngữ với ưu điểm là dễ đọc, dễ viết, khả năng diễn đạt tinh tế, sắc sảo đã đáp ứng kịp thời cho việc phổ biến rộng rãi tác phẩm văn học trong nhân dân. Mặt khác đại đa số các nhà sáng tác là những trí thức tân học, chịu ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa Pháp, trong đó đáng chú ý là văn chương Pháp ở thế kỷ XIX. Về tiểu thuyết họ đã chịu nhiều ảnh hưởng của các tiểu thuyết gia nổi tiếng như Horoné de Balzac, Victor Hugo, Hector Malot, Alexandre Dumas... Kết qủa của ảnh hưởng này là sự ra đời hàng loạt các tác phẩm phóng tác ở ba thập kỷ đầu thế kỷ XX của những tiểu thuyết gia Việt Nam, trong đó có Hồ Biểu Chánh và chỉ có Hồ Biểu Chánh là thành công hơn cả. Ông là một trong những tác giả đã Việt hóa và phổ biến tác phẩm văn học phương Tây có giá trị đến với người đọc. 1.2. So với các thể loại khác như thi ca, truyện ngắn, ký... tiểu thuyết có nhiều ưu điểm hơn trong phản ánh hiện thực, khắc họa tâm lý, tính cách. Để đi đến một bước tiến mới, tạo ưu thế nổi trội trong phong cách diễn đạt tiểu thuyết phải dần dần phá vỡ lối cấu trúc cũ của truyện thơ, sự gò bó chật hẹp của tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa. Những mục tiêu này đã dẫn đến yêu cầu hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Trong bối cảnh văn hóa ấy nếu ở miền Bắc có các nhà văn như Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Tử Siêu, Đặng Trần Phất, Hoàng Ngọc Phách... thì ở miền Nam có Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Bửu Đình, Trần Thiên Trung, Tân Dân Tử... và nổi bật là Hồ Biểu Chánh với một ngòi bút đầy sức sống. Với khả năng cảm nhận và phản ánh đời sống thực tại, ông đã để lại cho hậu thế 64 cuốn tiểu thuyết. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, việc nghiên cứu, đánh giá vai trò và những đóng góp của các nhà văn Nam bộ, trong đó có Hồ Biểu Chánh - một trong những tác giả đặt nền móng cho văn học miền Nam đã được đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh toàn cảnh chính xác về văn học Việt Nam hiện đại. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã được giới nghiên cứu đặc biệt chú ý. 1.3. Về Hồ Biểu Chánh, đã có nhiều nhà nghiên cứu thẩm định vị trí, công lao của ông. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu phần lớn mới đánh giá một cách khái quát, chưa làm rõ được những đóng góp cũng như vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Thế nên, nghiên cứu 64 tập tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (đặc biệt là 18 tác phẩm viết trước năm 1932), nhằm tìm hiểu thành công và hạn chế của nhà văn này và góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá về vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nhất là giai đoạn 1900 - 1930. 2. Mục đích nghiên cứu. - Nêu ra được cái nhìn tổng quát về vị trí của Hồ Biểu Chánh trong sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. - Chỉ ra được những tiếp biến văn học phương Tây trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. - Nêu được những thành công và hạn chế trong quá trình phóng tác và sáng tác tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. - Phát hiện những tính cách, đặc điểm của con người và vùng đất Nam bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, đây chính là những yếu tố nghệ thuật độc đáo trong sáng tác văn xuôi của Hồ Biểu Chánh. - Sức hấp dẫn của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đối với công chúng Nam bộ. - Khẳng định vai trò và vị trí của Hồ Biểu Chánh trong chặng đầu của quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. 3. Lịch sử vấn đề. 3.1. Trước năm 1945. Có các công trình nghiên cứu như: Lược khảo về tiến hóa của quốc văn trong lối viết tiểu thuyết của Trúc Hà (1932) ; Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn (1933) ; Ba mươi năm văn học của Mộc Khuê (1941) ; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942) ; Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm (1944). Đáng ghi nhận là tác phẩm Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn. Đây là công trình đầu tiên nhìn nhận, đánh giá tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Theo Thiếu Sơn “Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đủ sức hấp dẫn để lôi cuốn độc giả Việt Nam ham đọc truyện Tàu trở về đọc truyện ta để nhớ tới thân phận con người Việt Nam đương sống trong xã hội Việt Nam và đương là nạn nhân của chế độ, một chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến mà bọn người được ưu đãi là những ông quận, những ông làng, những ông cử con quan và những ông nhà giàu địa chủ, đặc biệt nhất là tác giả lại về phe những người nghèo hèn, yếu thế, những tá điền và nông dân” [190, 40]. Đến năm 1942, trong Nhà văn hiện đại, Hồ Biểu Chánh được Vũ Ngọc Phan giới thiệu sơ bộ về cuộc đời và một số tác phẩm như Cha con nghĩa nặng, Vì nghĩa vì tình, Khóc thầm và ông cũng đã nhận định về giá trị của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trong qúa trình phát triển của văn học “Dù sao, nếu đã đọc những tiểu thuyết của các nhà văn đi tiên phong từ Nguyễn Bá Học trở lại, ai cũng phải nhận rằng từ Hoàng Ngoc Phách và Hồ Biểu Chánh tiểu thuyết nước ta mới bắt đầu đếm bước vững vàng để dần dần đi tới ngày nay là lúc có thể chia ra nhiều ngả, phân ra nhiều loại” [176, 336]. Những nhận định trên đã bước đầu chú trọng tới vai trò và những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong nền văn học Việt Nam, đặt nền móng cho việc nghiên cứu Hồ Biểu Chánh trong những giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên vấn đề chất lượng tác phẩm, vai trò và những cống hiến của Hồ Biểu Chánh trong việc đặt nền móng tiểu thuyết Việt Nam trong các tác phẩm từ năm 1912 - 1932 - thời kỳ bình minh của chữ quốc ngữ và tiểu thuyết - là vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu. 3.2. Từ năm 1945 - 1975. Trong giai đoạn này những công trình nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh gồm có: * Ở miền Bắc do hoàn cảnh đấu tranh chống xâm lược, việc nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh - một tác giả văn xuôi Nam bộ - còn ít ỏi. Đáng chú ý có các công trình Việt Nam văn học sử trích yếu của Nghiêm Toản (1949) ; Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn (1956, 1957) ; Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (tập IV) do Nguyễn Đình Chú chủ biên (1962) ; Lược truyện các tác gia Việt Nam của nhóm Trần Văn Giáp (1972). Năm 1974 trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ chỉ dành 38 trang trong chương I phần I của công trình để tập trung vào một số tác phẩm tiêu biểu được sáng tác từ năm 1900 - 1930 của những tác giả ở miền Bắc và một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh ở miền Nam, nhưng vẫn chưa có đóng góp gì mới so với các công trình nghiên cứu trước đó. Mặt khác việc đánh giá về Hồ Biểu Chánh có những nhận định còn phiến diện, chưa thật thỏa đáng. Thậm chí có lúc vì hoàn cảnh chính trị cụ thể, Hồ Biểu Chánh còn bị xem nhẹ như trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam của Khoa Văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. * Ở miền Nam có các công trình như: Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1965) ; Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng (1967) ; Việt Nam văn học sử của Bùi Đức Tịnh (1967) ; Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết, thơ mới của Bùi Đức Tịnh (1974) ; Lịch sử tiểu thuyết Việt Nam và hàng ngũ các tiểu thuyết gia Việt Nam qua các thời đại của Lê Huy Oanh (1974) ; Từ truyện đến tiểu thuyết Việt Nam và một quan điểm văn học của Doãn Quốc Sĩ (1974) ; Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê (1974). Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ đã dành nguyên một chương lớn bàn về “sự hình thành của tiểu thuyết mới”. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về tiểu thuyết giai đoạn này. Đặc biệt Phạm Thế Ngũ đã ghi nhận một điều mà trước đó giới nghiên cứu chưa lưu tâm nhìn nhận “Dù sao ta cũng phải công nhận là ở một phương diện nào, thể tiểu thuyết đã đi bước trước ở miền Nam” [158, 377]. Tác giả tập trung phân tích một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, sáng tác những năm 20 của thế kỷ XX để thấy rõ những nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung lẫn nghệ thuật của nhà tiểu thuyết Nam bộ này. Đây là phần nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh sâu sắc hơn hẳn các tác giả trước đó như Vũ Ngọc Phan (1942), Thiếu Sơn (1933), Nghiêm Toản (1949). Các công trình sau đó của Thanh Lãng (1967), Bùi Đức Tịnh (1974), Lê Huy Oanh (1974) đã nêu lên vai trò của Hồ Biểu Chánh cùng vài tác giả ở Nam bộ như Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, đối với sự phát triển của thể loại tiểu thuyết ở Nam bộ. Những công trình này đã gợi một hướng mới cho việc nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ở những giai đoạn tiếp theo. Đáng lưu tâm trong giai đoạn này là công trình Chân dung Hồ Biểu Chánh của Nguyễn Khuê (1974), tác giả đã tập hợp khá đầy đủ danh mục sáng tác của Hồ Biểu Chánh, giúp người đọc hiểu được cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này. Tác giả đã tập trung nghiên cứu 14/64 tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu vượt trội so với những nhà nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên công trình này cũng chỉ dừng ở mức độ tổng hợp ý kiến, tư liệu là chính, chưa có sự bình luận kỹ lưỡng của người soạn sách. Như thế, ta nhận thấy giai đoạn này vấn đề tìm hiểu, đánh giá tác phẩm, tác giả Hồ Biểu Chánh những năm đầu thế kỷ XX vẫn được giới nghiên cứu lưu tâm. Nhiều cái mới được phát hiện, song do hoàn cảnh chiến tranh, đất nước bị chia cắt, điều kiện liên lạc khó khăn, sự giao lưu gần như không có, nên vấn đề xác định vai trò, vị trí của Hồ Biểu Chánh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX vẫn chưa được khái quát đầy đủ, các đánh giá nhận định vẫn còn phiến diện. 3.3. Từ sau năm 1975 đến nay. Đất nước thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu nghiên cứu. Cùng với việc tổ chức Hội nghị khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Tiền Giang (1988) nhà xuất bản Tổng hợp Tiền Giang đã tái bản một số lượng lớn tác phẩm của Hồ Biểu Chánh. Về mặt nghiên cứu, có thể chia ra hai loại: Thứ nhất, những công trình nghiên cứu có liên quan đến Hồ Biểu Chánh như: Những áng văn chương Quốc ngữ đầu tiên - Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Văn Trung (1987) ; Giáo trình văn học sử - Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (1988) ; Bình minh của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của Nguyễn Q. Thắng (1990) ; Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (1988) ; Tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Hoàng Nhân - Trần Thanh Đạm (1996) ; Văn học Việt Nam 1900 - 1930 (tái bản) của Lê Chí Dũng, Trần Đình Hượu (1996) ; Luận án “Sự hình thành và vận động của thể văn xuôi tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1932” của Tôn Thất Dụng (1993) ; Luận án “Quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” của Cao Xuân Mỹ (2001) ; Luận án “Đóng góp của văn học Quốc ngữ ở Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa của Văn học Việt Nam” của Lê Ngọc Thuý (2002). Thứ hai, những công trình trực tiếp nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh như “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trước năm 1932” của Phan Thị Ngọc Lan (1991); “Những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong lĩnh vực tiểu thuyết giai đoạn 1912 - 1931” của Trần Xuân Phong (1997); “Anh hưởng của tiểu thuyết Pháp đối với tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh” của Nguyễn Quỳnh Trang (2001); bài viết của Trần Hữu Tá (tạp chí Kiến thức ngày nay, số 309, 1999) về “Tiểu thuyết Nam bộ trong chặng đầu của tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam". Trong đó đáng chú ý là nhận định của nhà văn Hoài Thanh trong Hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh tại Tiền Giang năm 1988 “Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã chọn lọc những tiểu thuyết văn học phương Tây giàu tính hiện thực và nhân bản để phóng tác thành tác phẩm của mình ... đó là những giọt máu tươi lành, tiếp cho cơ thể của bệnh nhân cùng một nhóm máu, khiến cho cơ thể văn học Việt Nam mau lành mạnh, dần dần trở nên tráng kiện hồng hào... tiếp thu kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố cục tác phẩm. Cỗ xe chở tư tưởng là chữ quốc ngữ trước đó còn nặng nề, ì ạch đến đây đã được đẩy đi nhẹ nhàng phăng phăng lướt trên những dặm đường văn học mới. Đó là công lao của anh phu xe tiền phong Hồ Biểu Chánh” [180, 101]. Nhận định của Nguyễn Huệ Chi trong lời giới thiệu tác phẩm Tiền bạc bạc tiền -“Đặt trong tình hình 30 năm đầu thế kỷ XX, rõ ràng không có một nhà văn nào có khả năng bao quát hiện thực rộng rãi đến như vậy. Đằng sau cái vỏ đạo lý, truyện của Hồ Biểu Chánh, dù không tỉa tót tỉ mỉ nhưng thực đã dựng lên toàn cảnh bức tranh xã hội” và ông nhấn mạnh “... chứng tỏ ngòi bút của Hồ Biểu Chánh bên cạnh những mặt hạn chế tất nhiên khiến ông không thể nào theo kịp bước phát triển của văn học Việt Nam từ sau năm 1932, vẫn có những mặt báo hiệu một sức sống lâu bền, một khả năng hướng tới hiện tại, một tầm nhìn đi trước thời đại. Hồ Biểu Chánh trong phong cách của ngòi bút mình, phần nào có sự hòa quyện giữa hai kiểu tư duy nghệ thuật “vừa bình dân, vừa hiện đại” [165, 9]. Các tác giả trong tác phẩm Địa chí văn hóa Thành phố đã khẳng định: “Cái độc giả miền Nam lúc nào cũng thích thú là văn chương giản dị, tả thực, phản ánh được nhiều đặc điểm xã hội và con người ở miền Nam trong một thời kỳ, thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Và giá trị của Hồ Biểu Chánh như một nhà tiểu thuyết và giá trị sự nghiệp văn chương của ông trước hết là ở đó” [77, II, 241]. Trần Hữu Tá nhân đọc lại Cay đắng mùi đời - Nxb Tổng hợp Tiền Giang 1988 cũng đã có nhận định như sau: “vượt qua những bước đầu chập chững nhưng đáng trân trọng của Nguyễn Trọng Quản với “Thầy Lazarô Phiền”, của Trần Thiên Trung (tức Gilbert Trần Chánh Chiếu) với “Hoàng Tố Oanh hàm oan”, Hồ Biểu Chánh đã góp phần tích cực vào việc chuyển giai đoạn tiểu thuyết nói riêng, cho văn học nói chung”. Nhìn một cách tổng thể, trong giai đoạn này Hồ Biểu Chánh ngày càng được đông đảo các nhà nghiên cứu lưu tâm, các công trình nghiên cứu đều có những nhận định, đánh giá cao vai trò của Hồ Biểu Chánh. Đối với các công trình nghiên cứu tổng hợp chỉ lướt qua tác giả Hồ Biểu Chánh với tư cách một tiểu thuyết gia. Các công trình nghiên cứu sâu về Hồ Biểu Chánh cũng chỉ nhận định, đánh giá những đóng góp chủ yếu về mặt nghệ thuật của tác giả trong nền văn học Việt Nam, nhưng chưa khẳng định được vai trò, vị trí của ông trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nhất là giai đoạn 1900 - 1930. * Ở nước ngoài Tại Mỹ cuối thập niên 80 Giáo sư John C.Schaffer cùng các cộng sự đã có nhiều bài viết về tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX, như “Hồ Biểu Chánh and the early development of the Vietnamese novel” đăng trên tạp chí Vietnam Forum No12 Sumerfall 1989. Đến năm 1993 John C.Schaffer và Thế Uyên đăng tiếp bài “Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam kỳ” (bài này được Như Quỳnh và Thế Uyên dịch đăng trên Tạp chí Văn học số 8/1994), trong đó các tác giả đã nhận định như sau: “Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản rất xứng đáng được tuyên dương là những tiểu thuyết gia đầu tiên của Việt Nam. Họ đã đi từ thể loại truyện thơ từ chữ nôm sang truyện dài văn xuôi quốc ngữ, thay thế các nhân vật cổ điển bằng những nhân vật hiện đại với đầy đủ những ham mê dục vọng của con người, từ lòng tham tiền bạc, yêu thương và hận thù, cho đến cả vấn đề tình dục nữa. Họ cũng từ bỏ lối kể chuyện đường thẳng, thay thế bằng những bút pháp bao gồm nhiều miêu tả cảnh vật và biến đổi tâm lý của nhân vật” .....[104, 6]. Nhìn chung, qua lịch sử nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh ta thấy, hơn nửa thế kỷ qua, trên văn đàn Việt Nam Hồ Biểu Chánh luôn được giới nghiên cứu lưu tâm. Chứng tỏ Hồ Biểu Chánh xứng đáng là một trong những nhà văn tiêu biểu cho thể loại tiểu thuyết 30 năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy việc nghiên cứu vị trí của Hồ Biểu Chánh trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam đầu thế kỷ XX là rất cần thiết - đó là nguyện vọng mà Luận án muốn đạt đến. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng khảo sát của luận án bao gồm 64 cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đặc biệt tập trung vào 18 cuốn tiểu thuyết viết trước năm 1932. Đồng thời luận án còn khảo sát những tác phẩm tiểu thuyết văn xuôi sáng tác bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đến năm 1932 của những tác giả khác và một số tiểu thuyết dịch của Pháp (thế kỷ XIX) để làm cơ sở so sánh đối chiếu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn từ 1900 đến 1932, vì sau đó, tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn ra đời, đồng thời sự xuất hiện nhiều tiểu thuyết hiện thực có giá trị của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, đã tạo một sắc diện mới, một bước phát triển mới cho tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam, khẳng định sự trưởng thành về chất lượng tiểu thuyết. 5. Giới thuyết một số khái niệm. 5.1. Khái niệm “Tiểu thuyết” Trước hết, đây là luận án về văn học sử, do vậy, chúng tôi chỉ dựa vào ý kiến của một số nhà văn, nhà nghiên cứu đi trước để làm cơ sở lý thuyết. Thời sơ khai của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại “Ông cha ta vốn không quen trình bày các vấn đề một cách trừu tượng; ngay cả với thơ, làm bao nhiêu cũng được, song những lý thuyết về thơ, ở ta xưa nay cũng chả có mấy; nói chi là tiểu thuyết” [13, 99]. Các nhà văn lúc bấy giờ thường nói nhiều về tiểu thuyết, song không có ai nêu rõ hoặc quan tâm đến khái niem thế nào là tiểu thuyết. Chỉ khi bắt tay vào sáng tác họ mới cố gắng giải thích để giúp người đọc hiểu rõ dụng tâm của mình và tiếp nhận tác phẩm một cách dễ dàng hơn. Thường để giới thiệu tác phẩm của mình thuộc loại gì, các tác giả viết thêm dưới tựa đề: Tả chân tiểu thuyết, Ai tình tiểu thuyết, Trinh thám tiểu thuyết nhưng họ không quan tâm đến độ dài tác phẩm. Các tác phẩm như Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản dài 32 trang, Hoàng Tố Oanh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu dài 54 trang, Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản dài 48 trang, Người đàn bà nguy hiểm của Nguyễn Văn Kiểm dài 8 trang cũng ghi ở bìa sách là tiểu thuyết. Chính vì thế khi nhận định về tiểu thuyết, Trần Hữu Tá cho rằng “Bước đầu làm quen với thể loại mới mẻ này trong hoàn cảnh tác giả chưa phải đã có được nội lực sung mãn về nhiều phương diện, tác phẩm của họ chưa dày dặn, dài hơi, kể cũng là điều dễ hiểu” [191, 35]. Năm 1907 - 1908, người đương thời nắm bắt được đặc trưng của thể loại tiểu thuyết qua cuộc thi tiểu thuyết đầu tiên, khi Ban biên tập Nông cổ mín đàm người tổ chức yêu cầu người viết tiểu thuyết phải “lấy trí riêng của mình mà đặt ra một câu chuyện tuỳ theo nhân vật, phong tục trong xứ, dường như truyện có thiệt vậy” tức tiểu thuyết là một câu chuyện do trí tưởng tượng trên cơ sở hiện thực; có độ dài “chừng 50 tờ giấy lớn”; kết cấu “chia làm ba thứ: - Thứ nhất: gầy đầu, căn ngươn, lý lịch, kiết cấu, vân vân - Thứ hai: ân oán, sanh sự, buông lung, trần ai, lưu lạc, vân vân - Thứ ba: cha con, vợ chồng hoàn hiệp, ân báo ân, oán báo oán, vân vân Về nội dung: “Trong cuộc đời, phải đem hết các việc quan, hôn, tang, tế, thầy thuốc, thầy chùa, thầy pháp, vân vântốt khen
Luận văn liên quan