Luận văn Xác định chỉ tiêu sinh hóa và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ huyết tơng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) bị đục cơ nuôi ở thành phố Cần Thơ

Đề tài được thực hiện nhằm xác định chỉ tiêu sinh hóa và khảnăng kháng thuốc kháng sinhcủa vi khuẩn phânlậptừ huyếttương tôm càng xanhbịbệnh đụccơ nuôi ở thành phốCần Thơ. Vi khuẩn trong đề tài là những chủng vi khuẩn phân lậptừmẫu huyếttương tôm càng xanhbịbệnh đụccơ được phụchồitừtủ -80O C của bộ môn Sinh học và Bệnh thủysản –Khoa thủysản – ĐHCT. Sau khi kiểmtra đặc tính sinh lý vàmột vài chỉ tiêu sinh hóacơbản cùngvớikết quả test kit API 20E đã định danh được 3 nhóm vi khuẩn: Aeromonasgồm 12 chủng trong đó có một chủng là Aeromonas hydrophila; Enterobacter 3 chủng và Pantoea 1 chủng. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồcủa 16 chủng vi khuẩnvới 8 loại kháng sinh thường dùng trong nuôi trồng thủysản nhìn chungrất nhạycảmvới kháng sinh. Cả 3 nhóm vi khuẩn đều nhạyvới Streptomycin, Colistin, Norfloxacin, Flofenicol, Doxycycline và Ciprofloxacin. Tuy nhiên, khảnăngmẫncảmcủa vi khuẩn đốivới colistin không cao; oxolinic acidcũng khá nhạy chỉ duy nhất cómột chủng kháng. Riêng amoxyciclin kháng hầu nhưhoàn toàn chiếm93,75%

pdf43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định chỉ tiêu sinh hóa và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ huyết tơng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) bị đục cơ nuôi ở thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM MINH TRÚC XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU SINH HÓA VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ HUYẾT TƯƠNG TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) BỊ ĐỤC CƠ NUÔI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version i LỜI CẢM TẠ Cảm ơn tạo hóa cho con làm con của cha mẹ. Cảm ơn cha mẹ đã sinh ra con, luôn luôn bên cạnh con làm chỗ dựa tinh thần vững chắc để con có thể tự tin bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Xin gởi lời cám ơn chân thành đến cô Đặng Thị Hoàng Oanh, cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đề tài . Cám ơn cô Đặng Thụy Mai Thy, chị Nguyễn Hà Giang, chị Nguyễn Thị Thúy Liễu cùng quý thầy cô, anh chị trong bộ môn thủy sinh học và bệnh thủy sản đã tận tâm nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn những người bạn thân cùng tập thể lớp Bệnh học thủy sản 31 luôn ủng hộ tôi, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả. Chân thành cảm ơn! PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version ii TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm xác định chỉ tiêu sinh hóa và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ huyết tương tôm càng xanh bị bệnh đục cơ nuôi ở thành phố Cần Thơ. Vi khuẩn trong đề tài là những chủng vi khuẩn phân lập từ mẫu huyết tương tôm càng xanh bị bệnh đục cơ được phục hồi từ tủ -80O C của bộ môn Sinh học và Bệnh thủy sản – Khoa thủy sản – ĐHCT. Sau khi kiểm tra đặc tính sinh lý và một vài chỉ tiêu sinh hóa cơ bản cùng với kết quả test kit API 20E đã định danh được 3 nhóm vi khuẩn: Aeromonas gồm 12 chủng trong đó có một chủng là Aeromonas hydrophila; Enterobacter 3 chủng và Pantoea 1 chủng. Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của 16 chủng vi khuẩn với 8 loại kháng sinh thường dùng trong nuôi trồng thủy sản nhìn chung rất nhạy cảm với kháng sinh. Cả 3 nhóm vi khuẩn đều nhạy với Streptomycin, Colistin, Norfloxacin, Flofenicol, Doxycycline và Ciprofloxacin. Tuy nhiên, khả năng mẫn cảm của vi khuẩn đối với colistin không cao; oxolinic acid cũng khá nhạy chỉ duy nhất có một chủng kháng. Riêng amoxyciclin kháng hầu như hoàn toàn chiếm 93,75%. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iii MỤC LỤC Trang PHẦN 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................ 2 2.1 Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ................................. 2 2.2 Một số bệnh trên tôm càng xanh ...................................................... 2 2.2.1 Bệnh do virus ......................................................................... 2 2.2.2 Bệnh do vi khuẩn ................................................................... 3 2.2.3 Bệnh do sinh vật bám ............................................................. 4 2.2.4 Bệnh do dinh dưỡng và môi trường ....................................... 4 2.3 Sơ lược về bệnh đục cơ .................................................................... 5 2.3.1 Dấu hiệu bệnh lý .................................................................... 5 2.3.2 Tác nhân ................................................................................ 5 2.3.3 Phân bố và lan truyền ............................................................. 6 2.3.4 Các biện pháp phòng bệnh đục cơ do vi khuẩn ..................... 7 2.4 Sơ lược về vi khuẩn gây bệnh trên tôm ............................................ 7 2.4.1 Đặc điểm vi khuẩn Aeromonas .............................................. 7 2.4.2 Đặc điểm vi khuẩn Vibrio ...................................................... 7 2.4.3 Đặc điểm vi khuẩn Pseudomonas .......................................... 8 2.4.4 Đặc điểm cầu khuẩn Lactococcus garvieae ........................... 8 2.5 Các nghiên cứu về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản .............................................................................................. 8 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iv PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 11 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 11 3.2 Nội dung .......................................................................................... 11 3.3 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 11 3.3.1 Dụng cụ ................................................................................ 11 3.3.2 Hóa chất và môi trường ....................................................... 11 3.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................... 12 3.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 13 3.4.1 Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh hóa .............................. 13 3.4.2 Phương pháp lập kháng sinh đồ ........................................... 14 PHẦN 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................................. 16 4.1 Kết quả định danh vi khuẩn ............................................................ 17 4.2 Kết quả kháng sinh đồ ......................................................... 22 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................... 26 5.1 Kết luận ........................................................................................... 26 5.2 Đề xuất ............................................................................................ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 27 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 31 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version v DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1: Nguồn gốc các chủng vi khuẩn nghiên cứu ------------------------ 12 Bảng 3.2: Bảng đọc kết quả bộ kit API 20E------------------------------------- 14 Bảng 3.3: Bảng đường kính tiêu chuẩn các loại thuốc kháng sinh theo NCCLS- National Committee Clinical Laboratory Standard ----------------- 15 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu sinh lý và kết quả sinh hóa bằng kit API của Aeromonas --------------------------------------------------------------------------- 18 Bảng 4.2: Các chỉ tiêu sinh lý và kết quả sinh hóa bằng kit API của Enterobacter ------------------------------------------------------------------------- 20 Bảng 4.3: Các chỉ tiêu sinh lý và kết quả sinh hóa bằng kit API của Pantoea ------------------------------------------------------------------------------- 21 Bảng 4.4 Đường kính vòng vô trùng của vi khuẩn đối với kháng sinh ------ 24 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 4.1: Hình nhuộm gram của vi khuẩn Aeromonas ------------------------ 17 Hình 4.2: Khả năng lên men oxi hóa O/F của vi khuẩn Aeromonas --------- 19 Hình 4.3 : Khuẩn lạc của Aeromonas trên môi trường Aeromonas agar ---- 19 Hình 4.4: Tính kháng của Aeromonas khi kiểm tra với O/129 --------------- 19 Hình 4.5: Kết quả test sinh hóa của Aeromonas bằng kit API 20E ---------- 19 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tính kháng của vi khuẩn với kháng sinh --------- 22 Hình 4.7: Tính nhạy của Enterobacter đối với kháng sinh -------------------- 23 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 1 PHẦN I GIỚI THIỆU Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha. Diện tích nuôi tôm càng xanh tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tăng nhanh trong những năm gần đây và hiện đạt gần 5.000ha, tăng gấp 10 lần so với thời điểm 5 năm trước đây (Thông tấn xã Việt Nam). Diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung lớn nhất tại các tỉnh hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre và Thành phố Cần Thơ. Năm 2007 diện tích nuôi thuỷ sản của Thành Phố Cần Thơ là 15.245 ha gồm cá ao, cá tra, cá ruộng và tôm càng xanh, tăng 5% so với năm 2006. Tổng sản lượng thu hoạch 175.083 tấn, trong đó cá tra đạt 154.564 tấn vượt kế hoạch 14,4%, tôm càng xanh 268 tấn (Nguyễn Thị Đẹp). Hiện nay, thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng thì càng xanh luôn gặp nhiều khó khăn từ môi trường, kinh tế và một trong những đáng ngại là tình hình dịch bệnh đặc biệt là đục cơ. Bệnh này cũng gây khá nhiều thiệt hại cho người nuôi. Tại Thái Lan, đục cơ gây tỉ lệ chết cao từ 30 – 100 % ở tôm càng xanh giai đoạn hậu ấu trùng. Tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ, bệnh này gây thiệt hại 10 ha diện tích nuôi tôm càng xanh và hao hụt từ 60-70% (2004), 70-100% (2005). Bệnh đục cơ ở tôm càng xanh hiện là vấn đề đang được chú trọng quan tâm trong những năm gần đây. Tác nhân bệnh đục cơ có thể là do hai loại virus MrNV ( Macrobrachium rosenbergii Nodavirus) và XSV (Extra small virus) (Hameed et al., 2004) hoặc vi khuẩn (Yang et al., 2003) gây nên. Xuất phát từ những vần đề trên đề tài “ Xác định chỉ tiêu sinh hóa và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ huyết tương tôm càng xanh bị bệnh đục cơ nuôi ở thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu đặc điểm sinh hoá và khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nhiễm trên tôm càng xanh bệnh đục cơ ương nuôi tại Cần Thơ. Đề tài bao gồm hai nội dung: 1. Xác định một số chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn phân lập từ huyết tương tôm càng xanh bị bệnh đục cơ. 2. Xác định khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn phân lập từ huyết tương tôm càng xanh bị bệnh đục cơ. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng thủy phát triển rất mạnh ở nước ta nói chung và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng trong thời gian gần đây làm cho môi trường nuôi ngày càng xấu đi, sự bùng phát của dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều. Sự lan truyền dịch bệnh trong thủy sản đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường và thương mại quốc tế khó lường được. Tại Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn hộ dân nuôi luân canh tôm lúa bị thua lỗ do tôm bị chết, tổng thiệt hại trên 4,5 tỉ đồng. (Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I,1998). Ở Thái Lan, sản lượng tôm nuôi giảm từ 225.000 tấn xuống còn 16.000 tấn do dịch bệnh đốm trắng (giai đoạn 1995 – 1996). Đã làm thiệt hại 500 triệu USD và đến 1997 tình trạng này vẫn chưa được cải thiện (Triệu Thanh Tuấn, 2006) Trong số các bệnh ở động vật thuỷ sản thì nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra với những vụ dịch bệnh có qui mô lớn. Thông thường, người ta sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát các vi khuẩn gây bệnh. Do việc sử dụng không đúng cách và quá nhiều loại thuốc kháng sinh nên đã gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và tích tụ dư lượng thuốc kháng sinh trong thịt thuỷ sản. Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc là việc sử dụng các loại kháng sinh với hàm lượng nhỏ trong thức ăn của thuỷ sản như một chất kích thích sinh trưởng (Mai Văn Tài và ctv., 2004). 2.2 Một số bệnh trên tôm càng xanh 2.2.1 Bệnh do vi rút 2.2.1.1 Bệnh trắng đuôi.(White Tail Disease, WTD) Bệnh trắng đuôi còn gọi là bệnh trắng cơ (White Muscle Disease,WMD) do virut có tên là Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV) và Extra Small Virus (XSV) gây ra. Bệnh này gây ra thiệt hại lớn trong các trại giống ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan. Đối với giai đoạn hậu ấu trùng, tỉ lệ chết là 100% trong vòng 2-3 ngày khi xuất hiện dấu hiệu lâm sàng và hơn 50% đối với tôm trưởng thành (Hameed, 2003). Ở Trung Quốc, theo Xianle và Huang (2003) thì trắng đuôi còn gọi là bệnh đục thân (White Body Disease) và cho rằng bệnh này xuất hiện là do PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 3 mầm bệnh từ Thái Lan mang sang Trung Quốc. Bệnh đục cơ đã tấn công 60-90% quần đàn tôm và gây tỉ lệ chết trên 50% ở cỡ 2-8cm. Khi tôm bị bệnh thì phần thân và đuôi trở nên tái nhợt, trắng đục. Hiện tượng đục cơ xuất hiện từ telson rồi di chuyển lên phần đầu. (Bùi Quang Tề và ctv, 2004) 2.2.1.2 Bệnh Hepatopancreatic (HPV) HPV được xem là virus của tôm nuôi Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. HPV tìm thấy trên tôm thuộc họ Penaeid nuôi và tự nhiên ở Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Đài Loan, Indonesia, Singapore…Vào 1990, báo cáo đầu tiên về HPV trên tôm Penaeus vanamei và P. stylirostric nuôi và tự nhiên ở bờ biển Thái Bình Dương phía tây Mexico (Lightner, 1996). Theo ông, HPV cũng đã được tìm thấy trên tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii. Đặc điểm của bệnh này là không thấy có dấu hiệu đặc trưng ở bên ngoài. Thể vùi của virus bắt màu hồng của Eosin khi bệnh ở giai đoạn sớm và bắt màu bazơ đậm khi bệnh ở giai đoạn muộn. Thể vùi được tìm thấy trong nhân phì đại của tế bào E và F trên ống gan tụy. (Lightner, 1996) 2.2.2 Bệnh do vi khuẩn 2.2.2.1 Bệnh do vi khuẩn Vibrio Tác nhân gây bệnh thường là các vi khuẩn: Vibrio anguillarium, V.alginolyticus, V.parahacmolyticus, V. harveyi và những loài khác. Khi nuôi ở mật độ quá dày, cho ăn quá nhiều và quảng lý môi trường ao nuôi không tốt sẽ làm bệnh xuất hiện. Ở Trung Quốc, theo Xianle và Huang (2003) tỉ lệ chết thường là 30-50% tôm ở giai đoạn hậu ấu trùng. Nếu giai đoạn giống bị nhiễm bệnh thì gây tổn thất nặng hơn hay mất trắng. Do vậy, các trại giống thường xử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh xảy ra và điều này có thể làm xuất hiện nhiều dòng vi khuẩn kháng thuốc. 2.2.2.2 Bệnh đốm nâu Nguyên nhân gây ra bệnh này là sự liên kết của nhiều tác nhân: hóa học, dinh dưỡng, lý học. Vi khuẩn và nấm là tác nhân lây nhiễm thứ hai. Các vi khuẩn gồm: Aeromonas sp., Pseudomonas sp., Vibris sp …..Tôm bị bệnh có dấu hiệu bị hoại tử, sưng viêm, đốm đen trên thân và phụ bộ; tỉ lệ chết không đáng kể nhưng nó làm giảm giá trị kinh tế của tôm. Đây là bệnh thường xảy ra ở ao nuôi tôm đặc biệt là hệ thống nuôi tôm công nghiệp mật độ dày. (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Cương, 2006) PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 4 2.2.2.3 Bệnh hoại tử do vi khuẩn (Bacterial Necrosis) Bệnh này ảnh hưởng đến ấu trùng của tôm càng xanh giai đoạn 4-5 và gây tỉ lệ chết 100% trong vòng 48h ở Taihiti. Dấu hiệu bệnh lý của bệnh này là cơ thể tôm hơi xanh hoặc đổi màu, ruột trắng, ấu trùng yếu và lắng xuống đáy bể, có những đốm nâu trên anten và phụ bộ (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Cương, 2006). 2.2.2.4 Bệnh do vi khuẩn dạng sợi Bệnh này thường do các vi khuẩn dạng sợi: Leucothrix sp., Thiprix sp., Flexibacter sp., Cytophaga sp., và Flavobacterium sp gây ra. Nhiễm bệnh vào tất cả các giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh này có thể gây chết 80% hay hơn thế nữa trong vài ngày đến vài tuần. Ở ấu trùng và tôm bột vi khuẩn phát triển trên bề mặt cơ thể, nhất là trên các lông và phụ bộ. Ở tôm lớn, vi khuẩn hiện diện trên các lông tơ của chân bụng, chân ngực, chân đuôi, vảy râu, phụ bộ miệng và mang. Tôm nhiễm nặng, mang xuất hiện màu vàng đến xanh. Vi khuẩn dạng sợi gây cản trở hô hấp, lột vỏ, bắt mồi, gây chậm lớn hay gây chết tôm. (Từ Thanh Dung, 2008) 2.2.3 Bệnh do sinh vật bám Nguyên nhân của bệnh này là do Zoothamnium, Epistylis, Vorticella, Acineta, hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm bị bẩn giống như có nhớt bám trên vỏ tôm và nhiều khi thấy có rong là do tảo bám trên vỏ tôm, vỏ tôm không sạch. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm giảm ăn, từ từ yếu đi, nằm vùi trong đống bùn ao. Nếu không trị kịp thời tôm sẽ chết vì nhiễm các tác nhân gây bệnh cơ hội (vi khuẩn). (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1). Ở trung Quốc, bệnh này thường nghiêm trọng hơn vào mùa sản xuất giống. Các loài kí sinh trùng tấn công vào các ao ương, chúng sẽ sinh sản một cách nhanh chóng và gây chết tôm giống. Nếu gặp môi trường xấu, giàu chất dinh dưỡng thì tỉ lệ chết có thể lên đến 60-80% (Xianle và Huang, 2003). 2.2.4 Bệnh do dinh dưỡng và môi trường 2.2.4.1 Hội chứng biến dạng phụ bộ (Appendage Deformity Syndrom, ADS) Theo Kumar et al. (2004) thì đây là bệnh xuất hiện trên tôm càng xanh và cũng gây ra tỉ lệ chết cao ở vùng Andhra Pradesh, Ấn Độ. Nguyên nhân gây ra bệnh này có thể do sự thiếu hụt trong khẩu phần ăn, tác giả chứng minh rằng khi gia tăng hàm lượng carotenoid trong khẩu phần ăn thì bệnh này giảm xuống . PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 5 2.2.4.2 Bệnh đen mang Nguyên nhân gây ra bệnh đen mang là do đáy ao nuôi bị nhiễm bẩn. Khi kiểm tra thấy khí độc (Ammonia) ở đáy ao cao vì có nhiều bùn đáy và vật chất hữu cơ dư thừa ( thức ăn thừa - do thức ăn nhiều tôm ăn không hết, từ tảo chết v.v..). Bệnh này thường xuất hiện trong ao nuôi với mật độ cao, trong ao nuôi theo hệ thống không thay nước hoặc ít thay nước. Khi tôm mắc bệnh mang xuất hiện màu đen và đôi lúc có các chất hữu cơ hoặc vô cơ bám vào mang tôm. Nếu không xử lý kịp thời sẽ làm tôm nhiễm bệnh từ vi khuẩn. Bình thường bệnh đen mang xảy ra lúc tôm lớn (tôm được hai tháng rưỡi tới ba tháng trở lên). (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) 2.2.4.3. Bệnh tôm trắng (White Prawn Disease, WPD) Dấu hiệu đặc trưng của bệnh này là có những đốm màu trắng đục trên lớp vỏ ngoài nhưng cơ thì bình thường và WPD thường xảy ra trên tôm trưởng thành (Delves-Broughton and Poupard, 1976). Tuy nhiên bệnh này có ảnh hưởng rất thấp trong ao nuôi. Ở Thái Lan, vấn đề dinh dưỡng được xem là nguyên nhân gây ra bệnh này (trích dẫn bởi Nguyễn Kim Cương, 2006). 2.3 Sơ lược về bệnh đục cơ 2.3.1 Dấu hiệu bệnh lý Hậu ấu trùng nhiễm bệnh đục cơ có trạng thái lờ đờ, giảm ăn và phần cơ bụng có màu trắng đục. Vùng đuôi (telson) bị đục trước và hiện tượng đục thân này tấn công dần lên phần đầu của tôm. Sau cùng, tất cả các vùng cơ thuộc phần bụng và phần đầu ngực đều bị tấn công có thể quan sát rõ các vết đục dưới ánh nắng mặt trời, tôm bệnh nặng mang chuyển màu trắng đục vỏ mềm, khi luộc chính có màu hồng nhợt nhạt. Tỉ lệ chết cao, tối đa là 95% nhưng không đồng nhất. (Bùi Quang Tề và ctv, 2004). 2.3.2 Tác nhân Tác nhân của đục cơ (White tail disease- WTD hay còn gọi là bệnh đuôi trắng) hiện nay còn nhiều tranh luận. Theo Winton Cheng và Jiann- Chu Chen (1998- 2001) thì tác nhân là do cầu khuẩn Lactococcus garvieae (Enterococcus seriolicida). Là vi khuẩn gram (+), có dạng hình cầu hay hình trứng, phát triển ở 10-40oC, độ muối thích hợp là 0.5-6ppt, pH=9.6.Theo phân lập của viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 ở một mẫu tôm càng xanh bị bệnh đục cơ tại Hải PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 6 Phòng, đã phân lập được cầu khuẩn gram (+) và trực khuẩn dung huyết mạnh, gram(-) (Bùi Quang Tề và ctv 2004). Nhưng hiện nay lại có nhiều báo cáo cho là có 2 loại virut: MrNV ( Macrobrachium rosenbergii Nodavirus) và XSV (Extra small virus) gây ra bệnh trắng đuôi xảy ra ở trại ương và ao nuôi ở Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan. Cả hai loài virus này được phân lập từ tôm càng xanh có dấu hiệu bệnh đục cơ. Tuy nhiên, khả năng gây bệnh của hai loài virus này thì vẫn còn trong quá trình nghiên cứu (Hameed, 2005). Mặt khác Wang và ctv (2007) đã xác định tác nhân gây bệnh đục cơ là M. rosenbergii nodavirus (MrNV) và extra small virus
Luận văn liên quan