Khi nói đến bức xạ nói chung và bức xạ hạt nhân nói riêng mọi người thường nghĩ ngay đến tác
hại của nó. Tác hại của bức xạ hạt nhân được thể hiện rõ rệt qua hậu quả của hai quả bom nguyên
tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ II. Và gần đây nhất là thảm họa về tai
nạn nhà máy điện hạt nhân Mayak, ngày 29 tháng 09 năm 1957 và nhà máy điện hạt nhân
Trecnobưn, ngày 26 tháng 04 năm 1986 [13].
Tuy nhiên, phục vụ cuộc sống nhằm kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống đó là mục đích
của mọi ngành khoa học chân chính. Bức xạ hạt nhân khi sử dụng với mục đích phá hoại hoặc trong
những sự cố không kiểm soát, thì nó có tác hại vô cùng to lớn. Nhưng khi sử dụng với mục đích cải
thiện, nâng cao chất lượng và giúp ích cuộc sống, thì bức xạ hạt nhân có rất nhiều ứng dụng quan
trọng. Bức xạ được sử dụng để phục vụ cuộc sống trong chiếu xạ, trong việc tạo giống mới và trong
điều trị ung thư. Cơ sở vật lý và sinh học của việc sử dụng chùm bức xạ hạt nhân nói chung và
chùm electron nói riêng trong xạ trị là:
- Tương tác của chùm electron với vật chất
79 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định một vài thông số đặc trưng của chùm electron năng lượng 6 mev, 9 mev và 15 mev phát ra từ máy gia tốc primus dùng trong xạ trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
HÀ VĂN HẢI
XÁC ĐỊNH MỘT VÀI THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA
CHÙM ELECTRON NĂNG LƯỢNG
6 MeV, 9 MeV VÀ 15 MeV
PHÁT RA TỪ MÁY GIA TỐC PRIMUS
DÙNG TRONG XẠ TRỊ
Chuyên ngành: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ
NĂNG LƯỢNG CAO
Mã số: 60.44.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS: BÙI VĂN LOÁT
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010
Lời Cảm Ơn
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện đề tài “Xác định một vài thông số đặc trưng
của chùm electron năng lượng 6 MeV, 9 MeV và 15 MeV phát ra từ máy gia tốc
PRIMUS dùng trong xạ trị ”. Em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các Thầy, Cô giáo,
các Nhân viên Phòng Vật lý Xạ trị Bệnh viện K Hà Nội và sự động viên giúp đỡ nhiệt tình
của gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Quý Thầy, Cô giáo khoa Vật Lý, Phòng Sau Đại
Học trường Đại Học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Vật lý Xạ trị Bệnh viện K Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi để em tiến hành các phép đo thực nghiệm.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Bùi Văn Loát chủ nhiệm đề tài QG
09 – 07 cho phép em tham gia đề tài và lấy số liệu một số phép đo để khai thác số liệu gốc,
xử lý và hoàn chỉnh phần thực nghiệm của luận văn. Đồng thời Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi
Văn Loát cũng là người đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện luận
văn.
Cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên khích lệ và
tạo mọi điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Dù đã có nhiều cố gắng trong suốt thời gian thực hiện đề tài, song khó mà tránh khỏi
những thiếu sót trong luận văn. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy, Cô
giáo, bạn bè và những người quan tâm tới đề tài.
TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Tác giả
Hà Văn Hải
Danh mục các chữ viết tắt:
Bq Becquerel
CCU Control Unit
Ci Curie
C/kg Coulomb/kilôgam
CT Computed tomography
Gy Gray
IAEA International atomic energy agency
ICRP International Commission on Radiological Protection
LET Linear energy transfer
M Mitotic
MRI Magnetic resonance imaging
S Sythesis
SSD Source to Surface Distance
Sv Sievert
R Roentgen
Rad Radiation absorbed dose
Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh:
Buồng ion hóa Farmer Farmer chamber
Buồng ion hóa chính Field Ion chamber
Buồng ion hóa tham chiếu Reference Ion chamber
Chụp cắt lớp Computed tomography
Cơ quan năng lượng nguyên tử Quốc tế International atomic energy agency
Độ truyền năng lượng tuyến tính Linear energy transfer
Hình ảnh cộng hưởng từ Magnetic resonance imaging
Pha phase
Phát bức xạ Cerenkov
phát bức xạ hãm Bremstrahlung
Phân chia Mitotic
Sự tổng hợp Sythesis
Ủy ban An toàn Phóng xạ Quốc tế International Commission on
Radiological Protection
Danh mục các bảng biểu:
Bảng số Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Giá trị của hệ số phẩm chất đối với các loại bức xạ 18
Bảng 1.2 Giá trị LET trung bình trong nước của một bức xạ ion hóa 20
Bảng 1.3
Giới hạn liều hấp thụ tích lũy cho phép những người làm việc
với bức xạ tại thời điểm khác nhau
21
Bảng 3.1
Liều hấp thụ tương đối do chùm electron 6 MeV gây ra trong
phantom ứng với các trường chiếu khác nhau
55
Bảng 3.2
Liều hấp thụ tương đối do chùm electron 9 MeV gây ra trong
phantom ứng với các trường chiếu khác nhau
61
Bảng 3.3
Liều hấp thụ tương đối do chùm electron 15 MeV gây ra trong
phantom ứng với các trường chiếu khác nhau
67
Bảng 3.4
Phân bố liều hấp thụ ứng với chùm electron năng lượng 6 MeV
ở trường chiếu 10cm x 10cm với độ lệch tâm khác nhau
73
Bảng 3.5
Phân bố liều hấp thụ ứng với chùm electron 9 MeV ở trường
chiếu 10cm x 10cm với độ lệch tâm khác nhau
75
Bảng 3.6
Phân bố liều hấp thụ ứng với chùm electron 15 MeV ở trường
chiếu 10cm x 10cm với độ lệch tâm khác nhau
76
Danh mục các hình vẽ:
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Cấu tạo tế bào của cơ thể người 22
Hình1.2 Chu kỳ sinh sản của tế bào 24
Hình 1.3
Mối tương quan giữa liều lượng hấp thụ và tỷ lệ sống sót
của tế bào
26
Hình 1.4
Mối tương quan giữa liều hấp thụ và sai sót của nhiễm sắc
thể
27
Hình 1.5 Mô hình hệ thống xạ trị cơ bản 32
Hình 2.1 Các bộ phận chính của máy gia tốc xạ trị 33
Hình 2.2a Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc 37
Hình2.2 b Sắp xếp các ống tạo sự gia tốc 37
Hình 2.3
Sơ đồ mặt cắt một máy gia tốc tuyến tính năng lượng cao
cho xạ trị (Các thành phần bên trong chứa trong khung đỡ
40
và dàn quay)
Hình 2.4
Bàn điều khiển (trung tâm hoạt động của máy gia tốc tuyến
tính)
41
Hình 2.5a
Hình cắt đầu điều trị của một máy gia tốc tuyến tính cho
chùm electron và photon
42
Hình 2.5b
Sơ đồ mặt cắt đầu điều trị của một máy gia tốc tuyến tính
cho chùm photon và electron
42
Hình2.6 Thiết bị đo liều Dosimeter 43
Hình 2.7 Đầu đo Farmer type chamber FC65 – P 44
Hình 2.8 Buồng ion hóa CC13 46
Hình 2.9 Phantom nước 46
Hình 2.10 Bộ điều khiển của buồng ion hóa CCU 47
Hình 2.11 Giao diện phần mềm Omnipro-Accepts 48
Hình 2.12 Bố trí hình học đo đạc 49
Hình 2.13 Phổ năng lượng của chùm electron và các thông số của nó 50
Hình2.14 Sự phân bố liều hấp thụ trong phantom nước 52
Hình 3.1
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom ứng với
chùm electron năng lượng 6 MeV trường chiếu 5cm x 5cm
56
Hình 3.2
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm
electron năng lượng 6 MeV trường chiếu 10cm x 10cm
57
Hình 3.3
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm
electron năng lượng 6 MeV trường chiếu 15cm X 15cm
58
Hình 3.4
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom ứng với
chùm electron năng lượng 9 MeV trường chiếu 5cm X 5cm
62
Hình 3.5
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm
electron năng lượng 9 MeV trường chiếu 10cm X 10cm
63
Hình 3.6
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm
electron năng lượng 9 MeV trường chiếu 15cm X 15cm
64
Hình 3.7
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom ứng với
chùm electron năng lượng 15 MeV trường chiếu 5cm X 5cm
68
Hình 3.8
Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm
electron năng lượng 15 MeV trường chiếu 10cm X 10cm
69
Hình 3.9 Phân bố liều hấp thụ phần trăm trong phantom với chùm 70
electron năng lượng 15 MeV trường chiếu 15cm x 15cm
Hình 3.10
Đường cong phân bố liều hấp thụ theo khoảng cách tới
trục của chùm electron 6 MeV ở nhiệt độ 200C áp suất 1 at
74
Hình 3.11
Đường cong phân bố liều hấp thụ theo khoảng cách tới
trục của chùm electron 9 MeV ở nhiệt độ 200C áp suất 1 at
75
Hình 3.12
Đường cong phân bố liều hấp thụ theo khoảng cách tới
trục của chùm electron 15 MeV ở nhiệt độ 200C áp suất 1 at
77
Mở đầu
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói đến bức xạ nói chung và bức xạ hạt nhân nói riêng mọi người thường nghĩ ngay đến tác
hại của nó. Tác hại của bức xạ hạt nhân được thể hiện rõ rệt qua hậu quả của hai quả bom nguyên
tử mà Mỹ thả xuống Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ II. Và gần đây nhất là thảm họa về tai
nạn nhà máy điện hạt nhân Mayak, ngày 29 tháng 09 năm 1957 và nhà máy điện hạt nhân
Trecnobưn, ngày 26 tháng 04 năm 1986 [13].
Tuy nhiên, phục vụ cuộc sống nhằm kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống đó là mục đích
của mọi ngành khoa học chân chính. Bức xạ hạt nhân khi sử dụng với mục đích phá hoại hoặc trong
những sự cố không kiểm soát, thì nó có tác hại vô cùng to lớn. Nhưng khi sử dụng với mục đích cải
thiện, nâng cao chất lượng và giúp ích cuộc sống, thì bức xạ hạt nhân có rất nhiều ứng dụng quan
trọng. Bức xạ được sử dụng để phục vụ cuộc sống trong chiếu xạ, trong việc tạo giống mới và trong
điều trị ung thư.... Cơ sở vật lý và sinh học của việc sử dụng chùm bức xạ hạt nhân nói chung và
chùm electron nói riêng trong xạ trị là:
- Tương tác của chùm electron với vật chất.
- Các hiệu ứng sinh học xảy ra trong cơ thể sống khi chiếu chùm electron.
Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân và rất nhiều căn bệnh làm giảm tuổi thọ con người
hoặc làm cuộc sống trở nên vô nghĩa vì luôn bị hành hạ bởi những cơn đau kéo dài. Một trong
những nguyên nhân rất lớn gây hại cho cuộc sống đó là bệnh ung thư.
Ung thư là một tập hợp các bệnh được biểu thị bởi sự phát triển lan rộng khối u. “Vấn đề ung
thư” là một vấn đề chăm sóc sức khỏe có ý nghĩa nhất ở Châu Âu, vượt qua cả bệnh tim và là
nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Ở Canada và Mỹ có tới 130 000 và 1 200 000 người mỗi
năm được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư [2]. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt
Nam các yếu tố môi trường bị ô nhiễm, ăn uống chưa thực sự hợp vệ sinh là những nguyên nhân
làm gia tăng số người bị bệnh ung thư. Theo thống kê từ Bộ trưởng Y tế Đỗ Nguyên Phương cách
đây gần chục năm. Theo đó mỗi năm nước ta có khoảng 150 000 người mắc ung thư và 100 000
người chết [12].
Việc điều trị ung thư bằng tia xạ đã có một quá trình lịch sử rất lâu dài có thể nói từ năm 1895,
khi Roentgen phát hiện ra tia X và tới ngày 27 tháng 10 năm 1951 bệnh nhân đầu tiên trên thế giới
được điều trị bằng tia gamma Coban-60. Việc ra đời sử dụng đồng vị phóng xạ để điều trị ung thư
gặp khá nhiều vấn đề bất cập. Chính vì vậy có thể nói ảnh hưởng lớn nhất lên kỹ thuật xạ trị hiện đại
là sự phát minh ra máy gia tốc tuyến tính vào những năm 1960. Từ đó tới nay, cùng với việc ứng
dụng công nghệ thông tin, và các kỹ thuật chuẩn đoán, lập phác đồ điều trị, vào trong xạ trị bằng
máy gia tốc, kết hợp với việc cải tiến về phần cơ khí đã làm cho phương pháp xạ trị đang dần thay
thế hoàn toàn các phương pháp xạ trị từ xa khác, đem lại hiệu quả ngày càng cao trong điều trị ung
thư.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960 bệnh viện Ung Thư Trung Ương (bệnh viện K Hà Nội) đã
dùng máy Coban, các nguồn radium vào trong xạ trị. Bên cạnh đó, một số cơ sở y tế khác như bệnh
viện Bạch Mai – Hà Nội, bệnh viện Chợ Rẫy – Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện Quân Y 103 đã sử
dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị ung thư. Máy gia tốc được đưa vào Việt Nam từ tháng 1
năm 2001 tại Bệnh Viện K – Hà Nội. Hiện nay ngoài bệnh viện K – Hà Nội, ở nước ta đã có nhiều
bệnh viện khác cũng đã sử dụng máy gia tốc trong xạ trị như Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Chợ
Rẫy, bệnh viện Ung bướu Trung ương, Phương pháp xạ trị từ xa dùng máy gia tốc hiện đang có
xu hướng phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên số lượng máy còn quá ít so với yêu cầu thực tế. Và
đây cũng là thiết bị mới đòi hỏi người sử dụng phải có kỹ thuật chuyên môn cao. Vấn đề nguồn
nhân lực của nước ta để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng triệt để máy còn hạn chế chứ chưa nói
đến những vấn đề sửa chữa, nâng cấp và chế tạo mới. Chính vì vậy việc tìm hiểu và quảng bá những
kiến thức về xạ trị, nguyên lý hoạt động của máy và tìm hiểu chính xác những thông số mà tia xạ
của máy phát ra, để sử dụng điều trị tốt cho bệnh nhân là vấn đề rất cần thiết. Nên tôi đã chọn đề tài:
“Xác định một vài thông số đặc trưng của chùm electron năng lượng 6 MeV, 9 MeV và 15
MeV phát ra từ máy gia tốc PRIMUS dùng trong xạ trị ”.
Mục đích của đề tài đặt ra:
Tìm hiểu phương pháp dùng chùm electron trong xạ trị và những ưu điểm của phương pháp này
so với phương pháp xạ trị khác.
Tìm hiểu cơ chế phát chùm electron của máy PRIMUS – SIEMENS và khảo sát bằng thực
nghiệm một số thông số đặc trưng của chùm electron phát ra từ máy PRIMUS – SIEMENS
Dựa trên kết quả thực nghiệm thu được tiến hành thảo luận để rút ra kết luận về năng lượng đặc
trưng và xác định phân bố liều hấp thụ của chùm electron với năng lượng khác nhau.
Bảng luận văn này dài 81 trang gồm 39 hình vẽ và bảng biểu. Ngoài phần mở đầu và kết luận
bảng luận văn này được chia thành ba chương:
Chương 1: Phương pháp xạ trị dùng chùm electron đề cập đến cơ chế sinh học của việc sử
dụng chùm electron trong xạ trị.
Chương 2. Máy gia tốc PRIMUS - SIEMENS dùng trong xạ trị đề cập đến nguyên lý của
loại máy gia tốc electron nói chung và của máy PRIMUS – SIEMENS nói riêng.
Chương 3. Kết quả thực nghiệm và thảo luận tiến hành thực nghiệm đo năng lượng và xác
định phân bố liều của chùm electron. Dựa trên kết quả thực nghiệm tiến hành thảo luận để sử dụng
chùm electron lượng 6 MeV, 9 MeV và 15 MeV phát ra từ máy gia tốc PRIMUS trong điều trị ung
thư một cách hiệu quả nhất.
Chương 1. PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ DÙNG
CHÙM ELECTRON
1.1. Tương tác của electron với vật chất
Khi Electron đi trong môi trường vật chất nó tương tác chủ yếu với electron trong nguyên tử của
môi trường. Do hai hạt tương tác giống hệt nhau nên mỗi lần tương tác hạt electron sẽ có xác suất
rất cao mất phần năng lượng của mình. Đồng thời đường đi của nó trong môi trường là ziczăc, góc
tán xạ biến đổi từ 00 đến 1800. Do mất dần năng lượng nên vận tốc của nó cũng giảm dần.
Mặt khác, hạt electron là một hạt tích điện tích âm, có vận tốc chuyển động thay đổi liên tục
nghĩa là nó chuyển động có gia tốc trong trường coulomb của các hạt nhân và các electron khác.
Theo điện động lực học, một hạt tích điện chuyển động có gia tốc như vậy sẽ phát ra bức xạ hãm.
Hơn nữa, xác suất phát bức xạ hãm càng lớn nếu khối lượng của hạt càng nhỏ, năng lượng (động
năng) càng lớn và nguyên tử số của môi trường càng lớn. Do đó, khi hạt electron có động năng lớn
chuyển động trong môi trường có nguyên tử số lớn thì xác suất phát bức xạ hãm rất cao [1, 6, 9, 11,
16].
Do đó, độ mất mát năng lượng của electron trên một đơn vị đường đi bằng tổng độ mất mát năng
lượng do cả hai quá trình trên.
Ta có:
bcvc dX
dE
dX
dE
dX
dE
(1.1)
Trong đó:
dX
dE
là độ mất mát năng lượng tổng cộng.
vcdX
dE
là độ mất mát năng lượng do ion hóa.
bcdX
dE
là độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm.
Tùy theo năng lượng của bức xạ electron và nguyên tử số của môi trường mà độ mất mát năng
lượng của electron trong môi trường do mỗi quá trình trên sẽ có mức độ khác nhau. Trong các môi
trường có nguyên tử số lớn gần nhau thì độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi cũng có
đặc điểm chung. Sau đây ta sẽ xét riêng từng quá trình làm mất mát năng lượng của hạt electron
trong môi trường.
1.1.1. Quá trình kích thích và ion hóa nguyên tử môi trường
Khi đi trong môi trường, do tương tác coulomb với các electron của nguyên tử môi trường,
electron tới truyền năng lượng của mình cho các electron của nguyên tử môi trường [9]. Nếu năng
lượng electron nhận được E lớn hơn thế năng ion hóa của nguyên tử môi trường , electron bay ra
khỏi nguyên tử. Như vậy một cặp ion dương – electron được tạo thành, ta nói nguyên tử bị ion hóa.
Nếu E năng lượng nhận được nhỏ hơn thế năng ion hóa, electron nhảy ra quỹ đạo xa hơn. Nguyên
tử ở trạng thái kích thích.
Quá trình tương tác của hạt electron với electron nguyên tử môi trường mà năng lượng của
electron bị mất đi, đồng thời hướng chuyển động của nó bị lệch đi gọi là quá trình tán xạ không đàn
hồi của electron – electron. Trong quá trình tán xạ này, do hai hạt có khối lượng giống nhau nên xác
suất để electron tới nói chung mất một nửa năng lượng của mình là lớn nhất. Độ mất mát năng
lượng của electron trên một đơn vị đường đi được [9, 15, 16] xác định theo công thức Bethe –
Bloch:
Z
C
kF
cmI
kk
A
Z
cmrN
dx
dE v
e
eeA
col
)(
/2
1
ln
1
...2
2
2
2
22 (1.2)
Trong đó:
coldx
dE
là độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi do ion hóa.
NA là số Avôgađrô; re, me là bán kính cổ điển tính ra cm và khối lượng của electron; Z, A là điện
tích và số khối của môi trường;
c
v
với v là vận tốc của hạt electron, còn c là vận tốc ánh sáng; k
là động năng của hạt electron tính trong đơn vị mec
2, , CV là hệ số hiệu ứng vỏ; F(k) là hàm của
động năng.
Hàm F(k) có dạng như sau:
F(k) = 1 -
2
2
2
)1(
2ln).12(
8
k
k
k
(1.3)
Công thức xác định độ mất mát năng lượng của bức xạ electron trên một đơn vị đường đi do quá
trình kích thích môi trường và ion hóa do va chạm rất phức tạp. Nó phụ thuộc vào năng lượng của
hạt electron, số khối và điện tích của nguyên tử môi trường, mật độ khối của môi trường.
Có thể diễn tả một cách ngắn gọn, với bức xạ electron có năng lượng xác định, độ mất mát năng
lượng trên một đơn vị đường đi do quá trình ion hóa và kích thích nguyên tử môi trường tỷ lệ thuận
với mật độ môi trường. Còn với môi trường xác định, độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường
đi do quá trình này giảm dần sau đó đạt giá trị hầu như không đổi.
Khi năng lượng của bức xạ electron còn nhỏ, sự mất mát năng lượng của nó chủ yếu là do quá
trình ion hóa do va chạm và kích thích môi trường, sự mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm nhỏ
hơn. Tuy nhiên, khi năng lượng của bức xạ electron tăng lên, độ mất mát năng lượng do ion hóa và
kích thích môi trường chiếm tỉ lệ nhỏ dần, còn độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm tăng dần.
Khi năng lượng của electron đạt đến giá trị đủ lớn thì độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm sẽ
trở thành chiếm ưu thế [9].
1.1.2. Quá trình phát bức xạ hãm
Do electron mang điện tích đi vào trong trường coulomb của hạt nhân nguyên tử mang điện tích
dương nó bị hút nên bị hãm lại nghĩa là vận tốc giảm dần, chuyển động có gia tốc. Gia tốc này càng
lớn khi điện tích của hạt nhân càng lớn. Theo điện động lực học, một hạt mang điện tích chuyển
động có gia tốc sẽ phát ra bức xạ điện từ gọi là bức xạ hãm. Bức xạ hãm có phổ liên tục, năng lượng
từ không đến giá trị cực đại bằng động năng của hạt electron.
Độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm trên một đơn vị đường đi phụ thuộc vào nguyên tử
số của môi trường, mật độ khối của môi trường, năng lượng của hạt electron được [8, 9] xác định
theo công thức sau:
zf
cm
E
rZEN
dx
dE
e
e
bx 3
1
.
2
ln.
137
1
....4
2
22 (1.4)
Trong đó:
bxdx
dE
là độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi do phát bức xạ hãm.
N là số nguyên tử khối của môi trường trong một đơn vị thể tích (mật độ khối).
E là động năng của electron, me là khối lượng nghỉ của electron.
Z là điện tích của hạt nhân.
Từ công thức (1.4) ta thấy mật độ mất mát năng lượng của hạt electron do phát ra bức xạ hãm
tăng theo hàm logarit tự nhiên của năng lượng. Với mức năng lượng lớn, khi năng lượng electron
tăng thì mật độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm tăng lên nhưng độ mất mát năng lượng do
ion hóa lại không thay đổi. Độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi do phát bức xạ hãm
cũng tỷ lệ với số hạt nhân bia.
Nói chung, độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi của hạt electron phụ thuộc vào
nguyên tử số của môi trường. Với một môi trường xác định, khi năng lượng của chùm electron còn
nhỏ thì độ mất mát năng lượng do ion hóa và kích thích môi trường chiếm ưu thế, hay tỷ số giữa độ
mất mát năng lượng do bức xạ hãm với độ mất mát năng lượng do ion hóa và kích thích môi trường
nhỏ hơn một. Tỉ số này tăng dần khi năng lượng của electron tăng lên. Khi năng lượng của hạt
electron đạt đến một giá trị ngưỡng E0 nào đó, gọi là năng lượng tới hạn thì tỉ số trên bằng một,
nghĩa là khi đó độ mất mát năng lượng trên một đơn vị đường đi do hai hiệu ứng bằng nhau:
bxvc dx
dE
dx
dE
(1.5)
Khi năng lượng E > E0 thì tỉ số trên lớn hơn một, độ mất mát năng lượng do phát bức xạ hãm
chiếm ưu thế.
Từ thực nghiệm cho thấy rằng các năng lượng tới hạn Ec nói trên phụ thuộc vào điện tích hay
nguyên tử số môi trường. Khi năng lượng của hạt electron cỡ từ vài MeV trở lên, độ mất mát năng
lượng của nó do phát bức xạ hãm và do kích thích – ion hóa môi trường có thể liên hệ với nhau