1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức khá cao (trên 7%). Một trong những đóng góp quan trọng để có được thành công này chính là hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tài chính ngân hàng phát triển. Điều này đã khẳng định một bước tiến mới của nước ta trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế tế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh được xem là động lực cho sự phát triển. Không nằm ngoài xu hướng chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng ngày càng được hoàn thiện để có thể cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Thời gian gần đây, các chi nhánh ngân hàng tăng lên cả về quy mô và số lượng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Ngân hàng MHB) là ngân hàng nhà nước trẻ nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ngân hàng MHB sau 10 năm hoạt động đã tăng trưởng 70 lần, đến cuối năm 2007 đạt trên 26.000 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2002, bình quân mỗi năm trong năm năm trở lại đây tăng 55%, số lượng chi nhánh và PGD rộng khắp. Để có được thành công này thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng và có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, giúp ngân hàng MHB có thể mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, đó là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Nếu như nghiệp vụ tín dụng được xem như huyết mạch của ngân hàng thì dư nợ tín dụng được xem là trái tim của nghiệp vụ tín dụng. Để dư nợ tín dụng luôn đạt chỉ tiêu đặt ra, đảm bảo lợi nhuận không ngừng tăng, thì việc tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, tìm hiểu tâm lý của họ là việc làm cần thiết giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mang tín chuyên nghiệp và hiệu quả.
Với những lý do trên thì việc “Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Thành phố Trà Vinh” là vấn đề cần được nghiên cứu.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức mà tác giả đã học và tìm hiểu được:
- “Tài chính doanh nghiệp” được Eugene Brigham đánh giá là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị”
- Qua quá trình “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng” do chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 đã kết luận tự do hóa ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng.
- Boris Hofmann kết luận những chuyển tiếp của sự tăng trưởng và đổ vỡ trong thị tường tín dụng thường xảy ra đồng thời với chu kỳ của hoạt động kinh tế và thị trường tài sản. Boris còn chứng minh mối quan hệ dài hạn cùng chiều giữa tín dụng thực đến giá trị GDP thực và giá tài sản thực và tác động nghịch chiều với tỷ giá thực. Bois cùng cộng tác viên cũng tìm thấy sự thay đổi trong ngắn hạn của tỷ giá thực có ảnh hưởng mạnh và tác động nghịch đến tín dụng ngân hàng, GDP và giá tài sản.
- Lê Tất Thành qua quá trình nghiên cứu nhiều mô hình kinh tế đã xác định mô hình hồi quy Logistic là mô hình hiệu quả nhất để dự báo nhu cầu kinh tế, xếp hạn qui mô kinh tế.
- Thạc sĩ Mạc Quang Huy qua quá trình nghiên cứu khẳng định Việt Nam là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng đầu tư phát triển trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định, trung bình 7,1% trong 10 năm qua, khoảng 500.000 tài khoản và 102 công ty chứng khoán đã ra đời trên thị trường này (Nguồn: Tổng cục thống kê và báo chí – năm 2008). Sự ra đời của các ngân hàng đầu tư là một sự cạnh tranh to lớn đối với các NHTM trong nước.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Thành phố Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 2010, gồm 9 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9 và xã Long Đức. Thành phố Trà Vinh có diện tích: 68.035 km2, dân số 131.360 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơme cùng sinh sống và tham gia sản xuất.
Do chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương nên phần lớn dân số Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ .Có khoảng 5.872 hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh. Theo thống kê về dư nợ tín dụng tại Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh có khoảng 70% hồ sơ tín dụng phục vụ cho các hộ với mục đích đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh năm 2010).
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh. Qua đó, đề ra những giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh qua 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích tình hình tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động TD tại ngân hàng.
- Phân tích số liệu sơ cấp để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh.
- Đề ra một số biện pháp để thỏa mãn nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ GĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thiết
H01: Nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
H02: Mức độ ảnh của những nhân tố đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tài chính tại Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh trong 2 năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010 như thế nào?
- Tình hình huy động vốn và dư nợ của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 ra sao?
- Ngân hàng có những điểm mạnh và điểm yếu gì trong quá trình hoạt động?
- Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Trà Vinh những năm gần đây ra sao?
- Đặc điểm KT – XH của các hộ gia đình ở Thành phố Trà Vinh?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình?
- Những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tín dụng của hộ GĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ?
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Trà Vinh phòng giao dịch thành phố Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng luôn được duy trì ở mức khá cao (trên 7%) (Nguồn: Tổng cục thống kê – Một trong những đóng góp quan trọng để có được thành công này chính là hoạt động của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho hoạt động tài chính ngân hàng phát triển. Điều này đã khẳng định một bước tiến mới của nước ta trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế tế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh được xem là động lực cho sự phát triển. Không nằm ngoài xu hướng chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng ngày càng được hoàn thiện để có thể cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. Thời gian gần đây, các chi nhánh ngân hàng tăng lên cả về quy mô và số lượng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Ngân hàng MHB) là ngân hàng nhà nước trẻ nhất, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ngân hàng MHB sau 10 năm hoạt động đã tăng trưởng 70 lần, đến cuối năm 2007 đạt trên 26.000 tỷ đồng, gấp 7 lần so với năm 2002, bình quân mỗi năm trong năm năm trở lại đây tăng 55%, số lượng chi nhánh và PGD rộng khắp (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên ngân hàng MHB - Để có được thành công này thì nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là nghiệp vụ quan trọng chiếm tỷ trọng và có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, giúp ngân hàng MHB có thể mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, đó là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của ngân hàng. Nếu như nghiệp vụ tín dụng được xem như huyết mạch của ngân hàng thì dư nợ tín dụng được xem là trái tim của nghiệp vụ tín dụng. Để dư nợ tín dụng luôn đạt chỉ tiêu đặt ra, đảm bảo lợi nhuận không ngừng tăng, thì việc tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, tìm hiểu tâm lý của họ là việc làm cần thiết giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng mang tín chuyên nghiệp và hiệu quả.
Với những lý do trên thì việc “Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh – Phòng giao dịch Thành phố Trà Vinh” là vấn đề cần được nghiên cứu.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
1.1.2.1. Căn cứ khoa học
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức mà tác giả đã học và tìm hiểu được:
- “Tài chính doanh nghiệp” được Eugene Brigham đánh giá là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị”
- Qua quá trình “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá dịch vụ tài chính: trường hợp ngành ngân hàng” do chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, Vụ Thương mại và Dịch vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện vào tháng 5 năm 2006 đã kết luận tự do hóa ảnh hưởng đến hoạt động của ngành ngân hàng.
- Boris Hofmann kết luận những chuyển tiếp của sự tăng trưởng và đổ vỡ trong thị tường tín dụng thường xảy ra đồng thời với chu kỳ của hoạt động kinh tế và thị trường tài sản. Boris còn chứng minh mối quan hệ dài hạn cùng chiều giữa tín dụng thực đến giá trị GDP thực và giá tài sản thực và tác động nghịch chiều với tỷ giá thực. Bois cùng cộng tác viên cũng tìm thấy sự thay đổi trong ngắn hạn của tỷ giá thực có ảnh hưởng mạnh và tác động nghịch đến tín dụng ngân hàng, GDP và giá tài sản.
- Lê Tất Thành qua quá trình nghiên cứu nhiều mô hình kinh tế đã xác định mô hình hồi quy Logistic là mô hình hiệu quả nhất để dự báo nhu cầu kinh tế, xếp hạn qui mô kinh tế.
- Thạc sĩ Mạc Quang Huy qua quá trình nghiên cứu khẳng định Việt Nam là một thị trường tiềm năng để các ngân hàng đầu tư phát triển trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định, trung bình 7,1% trong 10 năm qua, khoảng 500.000 tài khoản và 102 công ty chứng khoán đã ra đời trên thị trường này (Nguồn: Tổng cục thống kê và báo chí – năm 2008). Sự ra đời của các ngân hàng đầu tư là một sự cạnh tranh to lớn đối với các NHTM trong nước.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn
Thành phố Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 2010, gồm 9 phường: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường 9 và xã Long Đức. Thành phố Trà Vinh có diện tích: 68.035 km2, dân số 131.360 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Hoa, Khơme cùng sinh sống và tham gia sản xuất (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh năm 2010 – www.travinh.gov.vn).
Do chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương nên phần lớn dân số Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ….Có khoảng 5.872 hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh năm 2010 – www.travinh.gov.vn). Theo thống kê về dư nợ tín dụng tại Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh có khoảng 70% hồ sơ tín dụng phục vụ cho các hộ với mục đích đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh năm 2010).
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh. Qua đó, đề ra những giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng cho khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh qua 2 năm 2008, 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích tình hình tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – tình hình dư nợ tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 để đánh giá hoạt động TD của ngân hàng.
- Phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động TD tại ngân hàng.
- Phân tích số liệu sơ cấp để rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của các hộ GĐ ở Thành phố Trà Vinh.
- Đề ra một số biện pháp để thỏa mãn nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ GĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
Giả thiết
H01: Nhu cầu TD tại ngân hàng của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
H02: Mức độ ảnh của những nhân tố đến nhu cầu tín dụng tại ngân hàng của các hộ gia đình khác nhau là như nhau.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình tài chính tại Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh trong 2 năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010 như thế nào?
- Tình hình huy động vốn và dư nợ của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh tại từng thời điểm 30.06.2008, 31.12.2008, 30.06.2009, 31.12.2009 và 30.06.2010 ra sao?
- Ngân hàng có những điểm mạnh và điểm yếu gì trong quá trình hoạt động?
- Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Trà Vinh những năm gần đây ra sao?
- Đặc điểm KT – XH của các hộ gia đình ở Thành phố Trà Vinh?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của các hộ gia đình?
- Những giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tín dụng của hộ GĐ và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh - PGD Thành phố Trà Vinh.
Phạm vi thu thập số liệu: Thành phố Trà Vinh.
1.4.2. Thời gian
Do PGD được thành lập vào tháng 1 năm 2008 nên đề tài chỉ phân tích số liệu trong 2 năm 2008, 2009 và 06 tháng đầu năm 2010.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Trà Vinh - PGD Thành phố Trà Vinh.
- Các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại Thành phố Trà Vinh.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tác giả đã tham khảo một số bài nghiên cứu và chuyên đề liên quan đến nội dung phân tích cụ thể như sau:
Nguyễn Thị Lương, Lê Thị Kim Huê (2009). “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bến Tre”, Trường Đại học Cần Thơ.
Huỳnh Thị Cẩm Lý, Từ Văn Sơn (2009). “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang”, Trường Đại học Cần Thơ.
Hai đề tài ”Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL” của các tác giả Nguyễn Thị Lương - Lê Thị Kim Huê và Huỳnh Thị Cẩm Lý - Từ Văn Sơn, hai đề tài tập trung phân tích kết quả quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Thông qua việc sử dụng các số liệu thứ cấp từ chi nhánh kết hợp phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối và vẽ đồ thị các tác giả đã đánh giá được quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng có chiều hướng tăng, trong đó, tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng tăng nhiều hơn so với hoạt động kinh doanh, các chi nhánh luôn hoạt động có lợi nhuận. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là vốn điều chuyển, nguồn vốn có được do huy động chiếm tỷ lệ thấp. Tình hình dư nợ của hai chi nhánh cũng tăng theo xu hướng nợ xấu tăng ở những hồ sơ vay trung – dài hạn của đối tượng vay là các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Thông qua kết quả phân tích và đánh giá các tác giả cũng đề xuất ra nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: tập trung vào phát triển nguồn vốn huy động, lắp đặt mạng lưới máy ATM rộng khắp, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh, tạo uy tín cho đơn vị để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với các chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Công thương …
Nguyễn Thanh Nguyệt, Lê Ngọc Minh Thùy (2008). “Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB Cần Thơ”, Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài hệ thống hoá lý luận về tín dụng làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu. Với mục tiêu, phân tích và đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động của ngân hàng, phân tích thực trạng đầu tư tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, qua đó đề xuất các giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng nhằm phát triển tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng. Để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra tác giả đã tổng hợp, thu thập dữ liệu, tiến hành xử lý số liệu, thiết lập bảng, vẽ đồ thị, biểu đồ. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích tỷ số, xem xét cơ cấu, tính tỷ trọng các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp thống kê những số liệu cần thiết làm cơ sở phân tích tình hình tài chính của ngân hàng. Cùng với phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối để so sánh số liệu năm nay và năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động như thế nào, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. Qua các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng tác giả đã phát họa được tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, cụ thể, doanh thu và chi phí đều tăng, tốc độ tăng doanh thu nhiều hơn chi phí, lợi nhuận kinh doanh tăng liên tục qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Về cơ cấu vốn, do công tác huy động vốn của ngân hàng luôn được quan tâm nên tiền gửi tiết kiệm tăng và đây cũng là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng hoạt động. Chất lượng tín dụng của ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đạt kết quả khả quan, nợ xấu giảm, dư nợ tín dụng chênh lệch không nhiều tại các thời điểm. Cơ cấu tín dụng có bước chuyển dịch từ tín dụng ngắn hạn sang tín dụng trung và dài hạn nhưng tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao tập trung ở đối tượng là cá nhân và hộ gia đình. Riêng doanh số cho vay của ngân hàng năm 2008 lại giảm so với năm 2006, 2007 là do chính sách thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Nhìn chung, ngân hàng đã có những nổ lực đáng kể nhằm đưa hoạt động của đơn vị ngày càng hoàn thiện, đáp ứng được những chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Nhiệm vụ phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tuy có kết quả tốt nhưng chưa thật sự hiệu quả, ngân hàng chưa xây dựng một cơ chế tín dụng riêng biệt cho đối tượng cần được quan tâm này. Đội ngũ nhân viên chuyên môn còn thiếu, hoạt động Marketing cho ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Trước những hạn chế đang tồn tại tác giả đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục như: đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn, tập trung vào phân khúc khách hàng DNVVN (nhưng không bỏ qua các đối tượng khác). Xây dựng hệ thống Marketing với các tiêu chí mà ngân hàng đề ra phù hợp với địa bàn kinh doanh của ngân hàng.
Bùi Văn Trịnh , Trương Lê Kim Ngọc (2008). “Rủi ro tín dụng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Bạc Liêu”, Trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và đánh giá rủi ro TD tại Ngân hàng Công thương Bạc Liêu, qua đó đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Căn cứ vào số liệu thứ cấp kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích nhân tố - thay thế liên hoàn tác giả đã hệ thống được hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị hoạt động căn cứ vào nguồn vốn huy động là chính, hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay ngắn hạn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều tăng qua ba năm 2006, 2007, 2008, dư nợ cao, trong đó nợ quá hạn và nợ xấu tập trung vào các món vay trung và dài hạn. Từ thực tế nghiên cứu, tác giả đã đưa ra nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng.
Về nguyên nhân khách quan, do tình hình kinh tế ở địa bàn nghiên cứu, hầu hết người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chịu ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường, điều kiện tự nhiên và các chính sách của nhà nước…đã góp phần đưa nợ quá hạn tăng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NH. Bên cạnh đó, hầu hết tài sản thế chấp tại NH là bất động sản, khả năng thanh khoản kém gây khó khăn cho NH trong việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn.
Về nguyên nhân chủ quan, do đội ngũ nhân viên còn thiếu, công tác thẩm định có nhiều sai sót làm tăng rủi ro tín dụng, dẫn đến phát sinh các khoản nợ không có khả năng thu hồi.
Võ Thành Danh, Văn Phạm Đan Tuyến (2007). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung tín dụng của hệ thống NHTM cho doanh nghiệp tư nhân ở Thành phố Cần Thơ”, Trường Đại Học Cần Thơ.
Đề tài được thực hiện với mong muốn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng cũng như phân tích tác động của các nhân tố này đến việc cung ứng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Thành phố Cần Thơ trước nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tư nhân.
Để thực hiện mục tiêu này tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế, đánh giá dư nợ tín dụng của các ngân hàng tại địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về hệ thống tín dụng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Phương pháp phân tích phân biệt để phân biệt được các biến độc lập và phụ thuộc ảnh hưởng đến việc cung TD của NHTM. Phương pháp phân tích bảng chéo dùng để thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc vào bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Phương pháp mô hình kim cương có tác dụng phân tích khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong khu vực, Phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính bội được tác giả sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu.
Qua việc phân tích và đánh giá tác giả đã kết luận, hầu hết các NHTM đều quan tâm đến Uy tín của DN, Tài sản đảm bảo, Năng lực pháp lý, Mục đích vay vốn của DN; 93,7 % NHTM quan tâm đến Dòng tiền, Tỷ lệ nợ, Tốc độ tăng trưởng doanh thu, Số tiền vay…. Hầu hết các hợp đồng TD dành cho DNTN là vay ngắn hạn hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ mà chủ yếu các DN này vay để bổ sung nguồn vốn lưu động. Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro TD cho các NHTM sau khi giải ngân. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng mô hình hồi qui Logistic để dự đoán tình hình cung TD của NHTM cho các DN trong tương lai.
Võ Hồng Phượng, Lê Minh Tiến (2007). “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu lượng vốn vay và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở huyện Tam bình. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic để phân tích nhu cầu vay và không vay của các hộ dân cư. Tác giả sử dụng phân tích định tính để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Riêng phân tích định lượng tác giả sử dụng thống kê mô tả và Custom Table để mô tả phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội, mục đích vay vốn, tình hình vay vốn, số lần vay cũng như nhu cầu vay của các nông hộ. Với kiểm định T - test tác giả đã kiểm định sự giống nhau và khác nhau giữa các nông hộ. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phần mềm Excel, phần mềm SPSS, phần mềm Stata để phân tích các mục tiêu đã đề ra. Qua nghiên cứu tác giả kết luận nhu cầu vay vốn của nông hộ chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như mua cây con giống, thuê mướn nhân công…, phần còn lại tập trung vào đối tượng có nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Thời gian vay chủ yếu là ngắn hạn (71,8%), trung hạn (28,2%), với số lần vay trung bình là 4 lần/hộ. Về các nhân tố ảnh hưởng, tác giả đã kết luận tuổi, giới tính không có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ số người phụ thuộc, trình độ học vấn, diện tích đất, chi tiêu, thu nhập và tiết kiệm là các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay và qui mô vay vốn, trong đó nhân tố tiết kiệm là ảnh hưởng nhiều nhất.
Karlyn Mitchell và Douglas K. Pearce Raleigh (2004). “Nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp nhỏ”, Văn phòng Hiệp hội quản trị các doanh nghiệp nhỏ Hoa kỳ. Nghiên cứu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ, phản ứng của nhà quản trị đối với các thủ tục của ngân hàng. Bằng phương pháp phân tích nhân tố, đặt ra các giả thiết về dư nợ cho vay, hồ sơ tín dụng. Nghiên cứu kết luận dân tộc, giới tính ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng, cụ thể các doanh nghiệp có nhà quản trị là nữ và nhà quản trị thuộc dân tộc thiểu số thì ít có ưu thế hơn các nhà quản trị da trắng. Hồ sơ vay vốn phức tạp làm giảm nhu cầu TD của các doanh nghiệp. Để giải quyết nhu cầu về vốn các DN này tiến hành vay tại các thị trường phi ngân hàng, hoặc cắt giảm nguốn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Định nghĩa
Ngân hàng thương mại là chủ thể hoạt động trên thị trường tiền tệ. Nghiệp vụ chính của NHTM là nhân tiền gửi (vãng lai, tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn) và dùng nguồn vốn này cho vay lại trong nền kinh tế. Với đặc điểm là chủ thể trên thị trường tiền tệ, các hoạt động của NHTM phần lớn tập trung vào các nghiệp vụ ngắn hạn. NHTM đóng vai trò là chủ thể trung gian và hưởng phần chênh lệch lãi suất giữa chi phí lãi tiền gửi trả cho khách hàng và thu nhập lãi từ các khoản vay.
2.1.1.2. Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
a) Nghiệp vụ huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua việc mở tài khoản cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi thanh toán, tiền gửi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…. Đồng thờ