Luận văn Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long

1. Ý nghĩa của đề tài Được thiên nhiên ưu đãivề đất, Vĩnh Long đã tạothêm cho mình một lợi thế xuất khẩu bên cạnh các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu khác: gạo, thủy sản, trái cây, nấm rơm. Đất, nguồn nguyên liệu quý giá, đã tạo cho Vĩnh Long những sản phẩm gốm có màu hồng tươi đặctrưng được thị trường nước ngoài ưa chuộng, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh. Trong nhiều năm qua, ngành gốm Vĩnh Long được đánh giá là ngành thu hút nhiêu lao động, góp phần giải quyết tốt việc làm cho nông thôn. Ngoài ra, sự phát triển của ngành này cũng là nhân tố cơ bản làmchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và thành thị của Vĩnh Long. Tuy có vai trò quan trọng như trên, nhưng ngành gốm Vĩnh Long vẫn chưa phát huy tốt tiềm năng tự nhiên, lợithế của mình do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân là các doanh nghiệp trong ngành gốm chưa có chiến lược cạnh tranh phù hợp. Vì vậy, đề tài nầy nhằm phân tích, đánh giá thực trạng chiến lược cạnh tranh ngành gốm để tìm ra nguyên nhân và đề xuất một chiến lược cạnh tranh phù hợp,giúp ngành gốm Vĩnh Long phát triển nhanh và bền vững, đóng góp xứng tầm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài “Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long” nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây : ? Đánh giá thực trạng cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long nhằm tìm ra nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long. ? Đề xuất nội dung chiến lược cạnh tranh thích hợp củangành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long và các giải pháp thực hiện có hiệu quả chiến lược đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long Phạm vi nghiên cứu: • Phạm vi không gian : Ngành gốm Vĩnh Long tập trung chủ yếu ở hai Huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Do đó, phạm vi không nghiên cứu giới hạn trong các doanh nghiệp gốm ở hai huyện Long Hồ và Mang Thít của tỉnh Vĩnh Long. • Phạm vi thời gian : Khảo sát thực trạng:1996-2005, trong đó: - Tài liệu thống kê chủ yếu lấytừ 1996 đến hết năm 2004 - Thời gian phỏng vấn các chuyên gia, chủ doanh nghiệp: từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 8/2005 Đề xuất chiến lược, giải pháp : 2006-2015 • Phạm vi nội dung : Nội dung của chiến lược cạnh tranh ngành bao trùm những vấn đề lớn và phức tạp. Đề tài nầy chỉ giới hạn trong việc phân tích, đánh giá : - Môi trường kinh doanh do chính quyềnđịa phương tạo ra chi phối ngành gốm Vĩnh Long; - Tác động của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm ngành gốm; - Trên cơ sở đó, đề xuất một chiến lược cạnh tranh ngành gốm phù hợp. 2. Phương pháp nghiên cứu đề tài 4.1 Phương pháp luận triết học Mác – Lênin: Với nội dung nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi của một ngành kinh tế, đề tài lấy kinh tế chính trị và triết học Mác – Lênin làm cơ sở phương pháp luận nghiên cứu các vấn đề chiến lược cạnh tranh ngành. Phương pháp luận triết học Mác - Lênin yêu cầu để đưa ra tầm nhìn chiến lược cho một ngành theo định hướng lâu dài đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện, đầy đủ các yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như bên trong ngành để nhận ra xu thế tất yếu của ngành trên thị trường. Phương pháp phân tích, so sánh lực lượng của triết học Mác – Lênin đòi hỏi người hoạch định chiến lược phải cân nhắc tương quan lực lượng giữa các yếu tố môi trường kinh doanh, cácyếu tố đầu vào và các doanh nghiệp trong ngành qua đó xác định được vị thế cạnh tranh của ngành và đề xuất chiến lược cạnh tranh phù hợp. 4.2 Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá cácsố liệu thống kê lấy từ các nguồn: • Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long • Báo cáo các năm của Sở Công nghiệp và UBND tỉnh Vĩnh Long • Các hội thảo về ngành gốm Vĩnh Long • Từ Báo chí, Internet 4.3 Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn và xin ý kiến các chuyên gia kinh tế củatỉnh Vĩnh Long và các chuyên gia có kinh nghiệm, các chủ cơ sở trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu gốm mỹ nghệ. 3. Tính mới của luận văn: Về lý luận : Hệ thống hóa lý luận về chiến lược cạnh tranh ngành, vận dụng lý luận để giải thích những vấn đề liên quan đến khả năng cạnh tranh ngành gốm Vĩnh Long và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho ngành. Về thực tiễn : Là đề tài mới về chiến lược cạnh tranh ngành gốm, vì trước nay chưa có đề tài nào nghiêng về vấnđề này tại Vĩnh Long. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp của Vĩnh Long vận dụng, giải quyết các vấn đề đang tồn tạicho ngành gốm tỉnh Vĩnh Long. 4. Kết cấu của luận văn: Luận văn có khối lượng 85 trang, 11 bảng, 4 phụ lục với kết cấu nội dung gồm có ba chương, lời mở đầu và phần kết luận. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chiến lược cạnh tranh Chương 2: Thực trạng ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long Chương 3: Chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long

pdf82 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược cạnh tranh ngành gốm mỹ nghệ Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan