Trong vài năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn rất khó lường,
các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế xảy ra thường xuyên, kéo
dài và lan rộng ra tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là nguyên nhân chính cho
hầu hết mọi sự tan rã hoặc phá sản của các tập đoàn, công ty lớn và các ngân hàng
hàng đầu thế giới; từ một tập đoàn đa quốc gia đến một doanh nghiệp khoản vài
trăm công nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng
hoảng này. Đến đầu năm 2010, là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ khôi phục nền kinh
tế của toàn thế giới. Có thể nói trong giai đoạn này mọi định hướng cho hoạt động
trong tương lai của các doanh nghiệp đều phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với
các điều kiện khách quan hiện nay. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang hoạt động
hiện nay cũng đang trong giai đoạn hồi phục, việc xây dựng một chiến lược
marketing hợp lý là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để mỗi doanh nghiệp dần phục
hồi sau khủng hoảng. Xây dựng chiến lược marketing lúc này là rất cần thiết, nhưng
một chiến lược như thế nào là hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế chung hiện
nay là tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của mỗi
doanh nghiệp. Chiến lược marketing lúc này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những
khủng hoảng hiện tại, dần hồi phục và phát triển hơn trong tương lai.
Với những vai trò và chức năng quan trọng như đã nêu trên của công tác xây dựng
chiến lược marketing cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, và để nhận thức
đúng hơn về hoạt động xây dựng chiến lược marketing trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo – Thạc sĩ Trịnh Đặng
Khánh Toàn, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị em các phòng ban trong công ty,
em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
găng tay cao su tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV Nam
Cường” làm khoá luận tốt nghiệp.
Đề tài nghiên cứu này nhằm đưa ra các giải pháp cơ bản để xây dựng nên một
chiến lược marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của công
ty TNHH SX TM DV Nam Cường trong lương lai. Từ những thành tựu đã đạt được
trong những năm gần đây và những khó khăn còn tồn tại, đặc biệt trong thời điểm
này doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức do nền kinh tế gây ra. Vì
vậy phải kịp thời đưa ra các gợi ý, giải pháp cụ thể để tăng cường kích thích, hỗ trợ
những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
đồng thời cũng là để khắc phục những mặt còn hạn chế, những khả năng lợi thế mà
công ty chưa thể phát huy được trong thời gian qua.
65 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4118 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa tại công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Nam Cường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
1
Luận văn
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản
phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa
của công ty TNHH SX TM DV Nam Cường
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong vài năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến động lớn rất khó lường,
các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế… xảy ra thường xuyên, kéo
dài và lan rộng ra tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Nó là nguyên nhân chính cho
hầu hết mọi sự tan rã hoặc phá sản của các tập đoàn, công ty lớn và các ngân hàng
hàng đầu thế giới; từ một tập đoàn đa quốc gia đến một doanh nghiệp khoản vài
trăm công nhân ở bất kỳ đâu trên thế giới đều chịu ảnh hưởng của các cuộc khủng
hoảng này. Đến đầu năm 2010, là giai đoạn mở đầu cho thời kỳ khôi phục nền kinh
tế của toàn thế giới. Có thể nói trong giai đoạn này mọi định hướng cho hoạt động
trong tương lai của các doanh nghiệp đều phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với
các điều kiện khách quan hiện nay. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang hoạt động
hiện nay cũng đang trong giai đoạn hồi phục, việc xây dựng một chiến lược
marketing hợp lý là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để mỗi doanh nghiệp dần phục
hồi sau khủng hoảng. Xây dựng chiến lược marketing lúc này là rất cần thiết, nhưng
một chiến lược như thế nào là hợp lý và phù hợp với điều kiện kinh tế chung hiện
nay là tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động cũng như tình hình tài chính của mỗi
doanh nghiệp. Chiến lược marketing lúc này sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những
khủng hoảng hiện tại, dần hồi phục và phát triển hơn trong tương lai.
Với những vai trò và chức năng quan trọng như đã nêu trên của công tác xây dựng
chiến lược marketing cho doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, và để nhận thức
đúng hơn về hoạt động xây dựng chiến lược marketing trong các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh, dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo – Thạc sĩ Trịnh Đặng
Khánh Toàn, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị em các phòng ban trong công ty,
em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm
găng tay cao su tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV Nam
Cường” làm khoá luận tốt nghiệp.
Đề tài nghiên cứu này nhằm đưa ra các giải pháp cơ bản để xây dựng nên một
chiến lược marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của công
ty TNHH SX TM DV Nam Cường trong lương lai. Từ những thành tựu đã đạt được
trong những năm gần đây và những khó khăn còn tồn tại, đặc biệt trong thời điểm
này doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức do nền kinh tế gây ra. Vì
vậy phải kịp thời đưa ra các gợi ý, giải pháp cụ thể để tăng cường kích thích, hỗ trợ
những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
đồng thời cũng là để khắc phục những mặt còn hạn chế, những khả năng lợi thế mà
công ty chưa thể phát huy được trong thời gian qua.
Để có thể xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, gắng liền với tình hình
hoạt động thực tế của công ty Nam Cường, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng
phương pháp điều tra khảo sát khách hàng thông qua việc thiết lập nên một bảng
câu hỏi điều tra trên một số nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu
của công ty. Với các số liệu thu được từ cuộc khảo sát và tình hình hoạt động
marketing hiện nay tại công ty Nam Cường, trên cơ sở đó đánh giá nhận định chung
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
3
về chiến lược marketing hiện tại và rút ra những điểm mạnh - điểm yếu, những
thuận lợi – khó khăn, đưa ra định hướng chiến lược marketing trong tương lai.
Nội dung của đề tài là trình bày sơ lược về lý luận chung của marketing và chiến
lược marketing; tình hình thực tế về hoạt động marketing của công ty và hoạch định
chiến lược marketing trong tương lai. Với nội dung như trên kết cấu của đề tài
nghiên cứu này được chia làm ba chương chính:
Chương I: Cở sở lý luận về Marketing và chiến lược Marketing.
Chương II: Thực trạng của hoạt động Marketing cho sản phẩm găng tay cao
su tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV Nam Cường.
Chương III: Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng tay cao su
tại thị trường nội địa của công ty TNHH SX TM DV Nam Cường
trong tương lai.
Mặc dù đã cố gắng để cho đề tài của khoá luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt nhất có
thể nhưng vì thời gian làm đề tài không lâu, kiến thức thực tế và hiểu biết về đề tài
còn nhiều hạn chế. Nên quá trình vận dụng kiến thức vào thực tế để phân tích, xây
dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm găng tay cao su tại thị trường nội địa của
công ty TNHH SX TM DV Nam Cường vẫn còn nhiều thiếu sót nhất định. Rất
mong được sự thông cảm, chỉ bảo của thầy cô hướng dẫn và bảo vệ đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn.
Chương I: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING
1.1 Những vấn đề chung về Marketing:
1.1.1 Khái niệm về Marketing:
Có nhiều khái niệm khác nhau về Marketing, tuỳ thuộc vào nhận thức, hoàn cảnh
và môi trường mà người ta có những cách định nghĩa Marketing khác nhau.
Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những sản phẩm
do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là
quá trình tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu của thị trường. Hay Marketing là làm thị
trường, nghiên cứu thị trường để thoả mãn nó… Sự khác nhau ở khái niệm
Marketing không chỉ ở mức độ chi tiết mà còn phản ánh ở nội dung mà nó chứa
đựng. Nhưng về mặt ý nghĩa và công dụng của Marketing thì ai cũng công nhận là
Marketing ra đời đã hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động thương mại, bán hàng và tiêu
thụ sản phẩm.
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
4
Theo Philip Kotler thì Marketing được hiểu như sau: “Marketing là một quá trình
quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ
cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có
giá trị với những người khác”.
Các khái niệm này của Marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi: nhu cầu,
mong muốn và yêu cầu; sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng; trao đổi giao dịch
và các mối quan hệ; thị trường và những người làm marketing. Những khái niệm
này được cụ thể như sau:
- Nhu cầu, mong muốn và yêu cầu:
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ
bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự tôn
trọng và một số thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội
hay những người làm marketing tạo ra. Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ
thể con người và nhân thân người đó.
Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu
ngày càng cao hơn của con người. Mặc dù nhu cầu của con người thì ít, nhưng
mong muốn của họ thì nhiều, mong muốn của con người không ngừng phát triển và
được định hình bởi các lực lượng và tầng lớp xã hội mà họ đang sống.
Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được thúc đẩy bởi khả
năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Vì vậy các công ty không những phải định
lượng xem có bao nhiêu người mong muốn có sản phẩm, mà điều quan trọng hơn là
phải định lượng xem có bao nhiêu người thực sự sẵn sàng và có khả năng mua nó.
- Sản phẩm: Người ta thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của mình bằng
hàng hoá và dịch vụ. Thuật ngữ sản phẩm ở đây được hiểu là cả hàng hoá và dịch
vụ. Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đem chào bán, trao đổi để nhằm thoả mãn một
nhu cầu hay mong muốn. Ý nghĩa quan trọng của sản phẩm vật chất bắt nguồn
không phải từ việc sở hữu được sản phẩm, mà chính là từ việc nhận được các công
dụng mà sản phẩm mang lại. Vì thế công việc của người làm marketing là bán
những lợi ích và công dụng chứa đựng trong sản phẩm vật chất, chứ không phải là
mô tả những tính chất vật lý của một sản phẩm nào đó.
- Giá trị, chi phí và sự thoả mãn:
Với nhiều sản phẩm khác nhau có thể thoả mãn được một nhu cầu nhất định thì
người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm như thế nào? Sự lựa chọn lúc này sẽ phụ thuộc
vào các nhân tố như : giá trị, chi phí và sự thoả mãn. Giá trị là sự đánh giá của
người tiêu dùng về khả năng chung của sản phẩm thoả mãn những nhu cầu của
mình. Chi phí là các khoản (thường là qui ra thành tiền) mà người mua phải bỏ ra để
có thể sở hữu được sản phẩm. Nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn có và luôn
muốn được thoả mãn, nhưng để những nhu cầu đó được thoả mãn thì còn phụ thuộc
vào giá trị mà người tiêu dùng cần và khoản chi phí mà họ có thể bỏ ra.
- Trao đổi giao dịch và các mối quan hệ: Những người tiêu dùng khác nhau sẽ có
những nhu cầu và mong muốn được thoả mãn khác nhau. Để có thể giải quyết
những nhu cầu và mong muốn đó của người tiêu dùng thì chỉ có thể thông qua con
đường là trao đổi và giao dịch giữa những người tiêu dùng hoặc thông qua trung
gian phân phối. Khi quá trình trao đổi và giao dịch được thực hiện thì cũng đã nảy
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
5
sinh ra các mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng; giữa nhà sản xuất với
các trung gian phân phối và giữa các trung gian phân phối với người tiêu dùng. Nhờ
các mối quan hệ này mà quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và ngày càng
phát triển.
- Thị trường: bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tiềm ẩn cùng có một nhu
cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn
nhu cầu hay mong muốn đó. Như vậy quy mô thị trường phụ thuộc vào một số
người có nhu cầu và có những sản phẩm mà người khác quan tâm, và sẵn sàng đem
các sản phẩm đó để đổi lấy cái mà họ mong muốn.
- Người làm marketing: là người luôn tìm kiếm ra những nhu cầu, mong muốn
của người khác và sẵn sàng đưa ra những sản phẩm dịch vụ tương ứng với những
nhu cầu, mong muốn đó để có thể trao đổi với họ. Người làm marketing tìm kiếm
những phản ứng từ phía bên kia để bán hoặc mua một thứ gì đó. Nói cách khác,
người làm marketing có thể là người bán hoặc người mua.
1.1.2 Phân loại marketing:
Ta có thể phân loại Marketing theo hai loại như sau:
1.1.2.1 Marketing truyền thống hay Marketing cổ điển:
Toàn bộ hoạt động marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông.
Hoạt động đầu tiên của maketing là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó
trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực chất marketing cổ điển chỉ chú trọng đến
việc tiêu thụ nhanh chóng những sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra và không chú trọng
đến khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu
thụ thì chưa đủ mà còn cần quan tâm đến tính đồng bộ của cả hệ thống. Việc thay
thế marketing cổ điển bằng một lý thuyết marketing khác là điều tất yếu.
1.1.2.2 Marketing hiện đại:
Sự ra đời của marketing hiện đại đã góp phần to lớn vào việc khắc phục tình trạng
khủng hoảng thừa và thúc đẩy khoa học, kỹ thuật phát triển. Marketing hiện đại đã
chú trọng đến khách hàng nhiều hơn, coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá
trình sản xuất kinh doanh; khách hàng và nhu cầu của họ đóng vai trò quyết định.
Mục tiêu của marketing là tối đa hoá lợi nhuận nhưng đó là mục tiêu tổng thể dài
hạn, còn trong ngắn hạn lại là sự thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.
1.1.3 Chức năng của marketing:
Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu khách hàng:
Thông qua việc nghiên cứu thị trường các thông tin về khách hàng và các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi mua hay quyết định mua của khách hàng, các doanh nghiệp
sẽ tạo ra những sản phẩm, hàng hoá có làm hài lòng khách hàng ngay cả những
khách hàng khó tính nhất hay không. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay luôn
thay đổi theo thời gian, trước đây nhu cầu của người tiêu dùng chỉ dừng lại ở mức
thoả mãn những nhu cầu thiết yếu, nhu cầu sinh lý thì ngày nay ngoài những nhu
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
6
cầu trên sản phẩm hàng hoá còn phải thoả mãn những nhu cầu cao hơn như: nhu cầu
tự thể hiện mình, nhu cầu tâm linh, trình độ kiến thức, cấp bậc, địa vị xã hội, ...
Chức năng phân phối:
Chức năng phân phối bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức các khâu trung
chuyển sản phẩm hàng hoá từ khi nó kết thúc quá trình sản xuất cho đến khi nó
được trao tay cho các trung gian phân phối và cuối cùng là cho người sử dụng trực
tiếp. Thông qua chức năng này, các trung gian phân phối nếu có khả năng tốt thì sẽ
được phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, chức năng này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn về
các thủ tục liên quan đến việc mua hàng hoá, tổ chức vận chuyển hàng hoá, hệ
thống kho bãi dự trữ bảo quản sản phẩm,… Chức năng phân phối trong marketing
còn có thể phát hiện ra sự trì truệ, ách tắc của các kênh phân phối có thể xảy ra
trong quá trình phân phối.
Chức năng tiêu thụ sản phẩm:
Chức năng này được chia thành hai hoạt động chính: kiểm soát giá cả và các
nghiệp vụ liên quan đến bán hàng.
Các hoạt động yểm trợ:
Thông qua việc hỗ trợ cho khách hàng, marketing giúp doanh nghiệp thoả mãn tốt
hơn nhu cầu của khách hàng và là công cụ cạnh tranh hiệu quả khi mà việc tối ưu
hoá chi phí dẫn đến việc khó có thể cạnh tranh bằng giá. Các hoạt động yểm trợ
gồm: quảng cáo, khuyến mãi, tham gia hội chợ, triển lãm và nhiều hoạt động khách
hàng khác.
1.2. Tầm quan trọng chiến lược marketing trong hoạt động sản xuất kinh
doanh:
1.2.1 Khái niệm chiến lược marketing:
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối
đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu, khai thác thông tin về nhu
cầu của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất ra. Xác định
được đối tượng nào là khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ là yếu tố cơ bản dẫn
đến sự thành công của mọi chiến lược marketing. Khi đã xác định được đối tượng
nào là khách hàng mục tiêu và biết được nhu cầu của họ, doanh nghiệp sẽ thực hiện
các hoạt động marketing để nhắm tới các nhu cầu cụ thể của họ và đáp ứng những
nhu cầu đó. Bằng việc thiết lập chiến lược marketing các hoạt động marketing của
doanh nghiệp được thực hiện theo một quy trình có mục đích cụ thể phù hợp với
những đặc điểm thị trường của doanh nghiệp. Vậy chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing của doanh nghiệp có thể được hiểu như sau:
Theo Philip Kolker: “Chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp
lý làm căn cứ chỉ đạo cho một doanh nghiệp tổ chức, tính toán cách giải quyết
những nhiệm vụ marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các
thị trường mục tiêu và mức chi phí cho marketing”.
Cụ thể, chiến lược marketing tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
- Lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Đề ra các chính sách marketing thích ứng với thị trường mục tiêu đó.
Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản
phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu marketing. Con đường mà doanh nghiệp dự
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
7
định đi để đến được mục tiêu đó được gọi là chiến lược marketing. Tất cả mọi chiến
lược marketing được vạch ra không phải chỉ nhằm tạo ra doanh số, mà nhằm để tạo
ra lợi nhuận. Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được
mục tiêu marketing và thường liên quan đến 4P. Cụ thể:
- Product: các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, huỷ bỏ, bổ sung,
thiết kế mẫu mã, bao bì, …
- Place: chính sách chung về kênh phân phối và cấp dịch vụ khách hàng
- Price: chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm sảm phẩm
cho từng phân khúc thị trường.
- Promotion: chính sách chung về truyền thông, các hoạt động tiếp xúc với khách
hàng như: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng, hỗ trợ triển lãm, đội ngũ bán
hàng, chăm sóc khách hàng, …
1.2.2 Tầm quan trọng của chiến lược marketing:
Cạnh tranh trên thị trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là các khái niệm kinh
doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi. Trước đây, quan niệm về
kinh doanh còn ở mức xem chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu cho mọi thành
công trong sản xuất kinh doanh, có chất lượng tốt thì không sợ thị phần kinh doanh
nhỏ, nhưng thực tế hiện nay đã chứng minh quá trình cạnh tranh trên thị trường đã
làm thay đổi quan niệm kinh doanh trên. Sản phẩm có chất lượng tốt đến đâu nếu
không được đưa ra giới thiệu, quảng cáo thì kết quả cũng không mấy ai quan tâm,
bởi phạm vi của nó bị bó hẹp.
1.2.2.1 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược marketing:
Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp cần đặt cho mình một mục tiêu và cố
gắng để đạt được mục tiêu đó. Khi việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh dựa trên những kinh nghiệm, trực giác và sự khôn ngoan không thể đảm
bảo sự thành công của doanh nghiệp thì việc lập kế hoạch cho một chiến lược cho
toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp là rất cần thiết. Lập kế hoạch cho một
chiến lược cụ thể sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hơn mục tiêu cần nhắm đến của
doanh nghiệp mình và chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các bộ phận phòng ban với
nhau đạt hiệu quả cao hơn.
Nằm trong chiến lược chung của doanh nghiệp, chiến lược marketing thể hiện sự cố
gắng của doanh nghiệp nhằm đạt đến một vị trí mong muốn xét trên vị thế cạnh
tranh và sự biến đổi liên tục của môi trường kinh doanh hiện nay. Chỉ khi nào chiến
lược marketing được thiết lập thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện các hoạt động
marketing một cách đồng bộ bắt đầu từ việc tìm hiểu và nhận biết môi trường kinh
doanh bên ngoài, đánh giá những tình hình hiện tại bên trong của doanh nghiệp. Từ
đó đưa ra những chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến nhằm đạt tới
mục tiêu đã định sẵn.
Với những ý nghĩa như trên việc xây dựng chiến lược marketing thực sự là một
công việc quan trọng cần thiết cần phải làm đối với mỗi doanh nghiệp. Đây là cơ sở
đầu tiên có thể xây dựng thành công một chương trình marketing và quản trị
marketing của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Vai trò của chiến lược Marketing:
Trường ĐHKTCNTPHCM GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn
Khoa: QTKD SVTH: Nguyễn Thị Hiền Linh
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm găng
tay cao su tại thị trường nội địa của Công Ty TNHH
SX TM DV Nam Cường trong tương lai
8
Chiến lược marketing là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh
doanhh của doanh nghiệp, chiến lược marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những
thông tin hữu ích về thị trườn