Luận văn Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà

Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao. Do đó sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tài nguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, các thành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ. Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên, từ đó mới có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường tốt mà còn mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong vùng. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường du lịch ở tất cả các vùng trong cả nước trong đó có Khánh Hoà đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững (DLBV). Một trong những nguy ên nhân của tình trạng trên là do những hiểu biết về tài nguyên và môi trường du lịch còn chưa được đầy đủ. Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển bền vững, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà”.

pdf90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 1 Luận văn Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 2 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội phát triển, nhu cầu đời sống của con người được nâng cao. Do đó sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường đang làm cho sự suy thoái tài nguyên môi trường một cách trầm trọng như: giới hạn sinh thái bị phá vỡ, các thành phần môi trường bị suy thoái, ô nhiễm và gây nhiều thảm hoạ. Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, trong đó du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên, từ đó mới có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường tốt mà còn mang lại nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động trong vùng. Tuy nhiên, tài nguyên và môi trường du lịch ở tất cả các vùng trong cả nước trong đó có Khánh Hoà đang bị những tác động tiêu cực của hoạt động phát triển kinh tế xã hội, có nguy cơ giảm sút và suy thoái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững (DLBV). Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do những hiểu biết về tài nguyên và môi trường du lịch còn chưa được đầy đủ. Với xu thế phát triển du lịch sinh thái và sự ổn định của môi trường sinh thái trong giai đoạn phát triển bền vững, em mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà”. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 3 - Xây dựng chương trình DLBV cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm dựa trên các tiêu chí kinh tế, văn hoá, môi trường phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm nhằm tạo nên một khu du lịch PTBV đầu tiên cho Nha Trang Khánh Hoà. 1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế. - Hoạch định kinh tế trong từng mô hình du lịch của đề tài nguyên cứu, phù hợp với tất cả đối tượng. - Chương trình có những nét đặc trưng riêng, là một bước đổi mới trong du lịch sinh thái Khánh Hoà. - Chương trình du lịch sinh thái được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh phát triển mà còn phải gắn liền với công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững tương lai. 1.4 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1 Khảo sát hiện trạng khu du lịch sinh thái Hòn Tằm - Khảo sát hiện trạng môi trường du lịch và hoạt động du lịch. - Khảo sát hiện trạng môi trường do tác động của hoạt động du lịch. - Khảo sát thị hiếu của du khách đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm trong cuộc sống hiện nay. - Khảo sát hiện trạng của khu du lịch sinh thái Hòn Tằm về kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường từ ban quản lý. 1.4.2 Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho Hòn Tằm - Nghiên cứu một số mô hình sinh thái bền vững và lựa chọn mô hình thích hợp áp dụng cho Hòn Tằm. - Đánh giá tiềm năng phát triển của khu du lịch. - Phân khu vùng. - Xây dựng phương thức quản lý - chương trình du lịch bền vững. - Nhận định hiệu quả khi áp dụng chương trình. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 4 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1 Phương pháp luận “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng cần đạt ba mục tiêu cơ bản là: - Bền vững kinh tế. - Bền vững tài nguyên môi trường. - Bền vững về văn hoá và xã hội. Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. 1.5.2 Phương pháp cụ thể - Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Khánh Hoà, các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Khánh Hoà và tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững… - Đi thực tế tại Hòn Tằm và các khu du lịch sinh thái trong tỉnh Khánh Hoà, quan sát, ghi chép, chụp ảnh… - Tiềm hiểu và nghiên cứu sự phát triển của Hòn tằm hiện nay và trong tương lai, từ đó có kế hoạch phát triển Hòn Tằm. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 5 - Tham khảo các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững trên thế giới, và xây dựng cho Hòn Tằm chương trình phát triển du lịch bền vững. - Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về sở thích có thể sử dụng dạng phiếu tra lời “có” hay “không” đối với khách tham quan du lịch. - Xây dựng chương trình du lịch bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm bằng phương pháp tổng hợp tài liệu và so sánh giữa chương trình du lịch hiện tại và chương trình du lịch bền vững của Hòn Tằm. - Sử dụng phương pháp điều tra theo dạng phiếu, nhằm khai thác thông tin từ ban quản lý, các hộ dân sinh sống và tham gia kinh doanh du lịch tại đây. - Số lượng phiếu điều tra dành cho khách tham quan là 100 phiếu câu hỏi. Vị trí phát phiếu điều tra theo sơ đồ sau: Hình 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra ở Hòn Tằm. 1.6 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Không xây dựng chương trình phát triển bền vững cho toàn bộ các khu du lịch ở Nha Trang - Khánh Hoà mà chỉ áp dụng riêng đối với khu du lịch sinh thái Hòn Tằm, vì khu du lịch sinh thái Hòn Tằm hội đủ các tiêu chí để tiến tới phát triển bền vững. Rừng Khu A Khu Trung Tâm Khu B Điểm xuất phát Điểm kết thúc Biển ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 6 2.1 KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI (DLST) Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Vậy du lịch sinh thái là: - Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên. - Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan. - Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng. - Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên. Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả bốn yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. (Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005). 2.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 7 2.2.1 Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (kinh tế, sinh thái và xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển: - Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá. - Giáo dục môi trường. - Phải có tổ chức nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường. - Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.2.2 Nguyên tắc quản lý du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triển DLST cần phải tuân 4 nguyên tắc sau:  Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, có đủ sức hấp dẫn du khách. Mặc khác, các nhà quản lý cũng cần xem xét khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào. Khả năng gánh chiệu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu. Trong thời gian là bao lâu. Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc, chứ nhất thiết không thể qua loa như loại hình du lịch khác. Vì chúng ta biết, đối với các khu bảo tồn thêm một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãng đường sinh tồn của nó.  Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 8 Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động. Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngọn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần thăm quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại khu du lịch này nữa. Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái phải thật sự cân nhắc kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này.  Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung ở các khu du lịch sinh thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái. Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế của cư dân bản địa. Cũng cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ.  Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội Khi xây dựng một khu vực thành khu du lịch sinh thái không quên mang theo một chức năng văn hoá xã hội. Điều có thể xảy ra là có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại đến sinh thái nơi này. Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các cư dân địa phương. Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu du lịch sinh thái như sau: - Tăng cường nô lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn trọng nền văn hoá bản địa. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 9 - Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bền vững và có hiệu quả. - Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên làm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác du lịch sinh thái. - Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm về khu du lịch đó. - Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là kiến thức về sinh thái. - Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch. Tăng cường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng có thể kiểm soát. - Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch. - Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xá không cần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao thông đi lại. - Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực. - Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là những nguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướng thì cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.2.3 Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST - Giảm tới mức thấp nhất việc cạn kiệt tài nguyên môi trường: Đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… Đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế tài nguyên, theo nguyên tắc “Nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó”. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 10 - Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loại động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã: bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi. - Duy trì hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn. - Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên, hoạt động trong khả năng chịu dựng của trái đất. Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn sự cân bằng các hệ sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003). 2.3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG (DLBV) 2.3.1 Khái niệm DLBV Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Tại Hội nghị về môi trường toàn cầu RIO 92 và RIO 92 + 5, quan điểm về phát triển bền vững được các nhà khoa học bổ sung là: du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học…. Các tổ chức lớn về bảo tồn lớn như: Quỹ động vật hoang dại và Hiệp hội bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quốc tế - IUCN thiết lập các dự án du lịch sinh thái bền vững như một công ty bảo tồn trên khắp thế giới. Thậm chí cả ngân hàng phát triển cũng đang cố gắng tham gia vào lĩnh vực này. 2.3.2 Mục tiêu của du lịch bền vững - Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường. - Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 11 - Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa. - Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách. - Duy trì chất lượng môi trường. Chiến lược để đạt đến du lịch bền vững còn chưa được xây dựng hoàn chỉnh, đang cần cố gắng để được chấp nhận rộng rãi. Mỗi một tình huống đòi hỏi những tiếp cận và giải pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự du lịch đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên, xã hội và bền vững lâu dài thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ, phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.3.3 Nguyên tắc cơ bản phát triển DLBV - Sử dụng tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, xã hội - văn hoá - kinh tế. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài. - Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch. - Duy trì tính đa dạng: duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo ra sức bậc cho ngành du lịch. - Lồng ghép du lịch vào quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia. - Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương, tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường. - Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu cho du khách. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOÁ 2002 GVHD: Th.S LÊ THỊ VU LAN SVTH : TRẦN ANH KHOA MSSV: 02DHMT118 Trang 12 - Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng, tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh. - Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch. - Marketing du lịch một cách có trách nhiệm, cung cấp cho du khách thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của du khách. - Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. (Nguồn: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001). 2.3.4 Nguyên tắc sử dụng sức chứa trong quản lý DLBV Một phương pháp tiếp cận thông dụng để quản lý du khách là sức chứa, có thể xác định được số lượng du khách lớn nhất nếu vượt quá thì không thể giữ được các điều kiện sinh thái và xã hội thích hợp. Vì rất nhiều lý do mà việc xác định sức chứa về giải trí không đơn giản cũng như không hữu ích. Một số các nguyên tắc về sức chứa của Stankey và MeCool (1992) và Shelby và Heerlein (1986) ta có thể áp dụng vào Hòn Tằm để mô tả những điều kiện cần thiết cho việc áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng mang tính nhân quả trong các quy định về giải trí. Họ đưa ra 9 điều kiện về sức chứa, cả 9 điều kiện chỉ ra những giới hạn về biện pháp sức chứa, mà còn cho thấy mức độ hiểu biết mà nhà quản lý phải xem xét trong những kế hoạch tương lai của mình.  Điều kiện 1: Phải đạt được sự nhất trí về loại các điều kiện xã hội và nguồn lực thích hợp nhất, bao gồm các loại cơ hội giải trí Những người có liên quan (nhà quản lý, những người sử dụng) phải đạt được sự nhất trí về các loại cơ hội sẽ cung cấp. Ví dụ: Nếu một nhóm người cho ĐỒ ÁN TỐT NG
Luận văn liên quan