Luận văn Xây dựng cơ cấu vốn cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Tính cấp thiết của đề tài. Mỗi DN là một tế bào củanền kinh tế, vì vậy sự phát triển của các DN là cơ sở cho sự vững mạnh và phát triển của đất nước theo định hường xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vấn đề sống còn của các DN là làm thế nào để tồn tại và phát triển, để thực hiện được điều này các DN phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của mình đồng thời lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý qua việc lựa chọn hình thức huy động vốn thông qua các kênh khác nhau của nền kinh tế nhằm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, hạn chế rủi ro góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Vấn đề nghiên cứu cơ cấuvốn của DN không còn mới mẽ trên thế giới đặc biệt là đối với các nước công nghiệp phát triển, nơi có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh với hệ thống thị trường, đặc biệt là thị trường vốn rất phát triển. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi có nền kinh tế thị trường mới bước đầuđược hình thành, thị trườngvốn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển thì vấn đề nghiên cứu cơ cấu vốn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của DN, mà nguyên nhân là do việc tiếp cận các nguồn vốn thông qua các kênh khác nhau của nền kinh tế còn gặp nhiều hạn chế. Gần đây với xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới của đất nước, đặc biệt vớisự ra đời và phát triểncủa CTCP và TTCK đã cho phép các DN tiếp cận được nhiều nguồn vốn khác nhauđể đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu cơ cấu vốn đã trở nên cấp thiết vìđiều này ảnh hưởng đến giá trị DN, lợi ích của cổ đông và sự phát triển bền vững của DN nói chung, CTCP nói riêng và đặc biệt là các CTCP niêm yết trên TTCK. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Xây dựng cơ cấu vốn cho các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam”làm đề tài cho luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Xây dựng cơ cấu vốn cho DN thực chất là xác định tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hình thành nên tàisản mà DN đang quản lý nhắm tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn, từ đó làm gia tăng giá trị DN. Vì vậy, mục tiêu của đề tài đặt ra là: Giới thiệu những lý luận cơ bản về CTCP, cơ cấu vốnvà hoạch định cơ cấu vốn của CTCP. Giới thiệu sơlược những lý thuyết về cơ cấu vốn, cũng như kinh nghiệm về xây dựng cơ cấu vốn của các CTCP ở một số nước trên thế giới. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu vốn của các CTCP niêm yết trong thời gian qua. Đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu vốn cho các CTCP niêm yết trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Do đây là đề tài rộng và được đề cậpdưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng cơ cấu vốn của các CTCP niêm yết theo danh sách đính kèm trong phụ lục 1, với số liệu báo cáo tài chính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005. Từ đó, nhằm đề ra những giãi pháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hoàn thiện cơ cấu vốn. Các vấn đề khác chỉ được giãi quyết khi có liên quan. 4. Phướng pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng cácphướng pháp phân tích thống kê, phương pháp hồi quy, phương pháp tổng hợp để phân tích, đánh giá về cơ cấu vốn của các CTCP niêm yết trên TTCK, đề ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu vốn cho các CTCP niêm yết trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và kếtluận, đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về CTCP, cơ cấuvốn và hoạch định cơ cấu vốn. Chương 2: Thực trạng cơ cấu vốn của CTCP niêm yết trên TTCK trong thời gian qua. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốncho các CTCP niêm yết trên TTCK trong thời gian tới.