1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương xã
hội hóa nông nghiệp. Tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và nhân dân đã
đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây mới, cải tạo và nâng cấp sửa chữa các công
trình thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trước đây,
nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thuỷ lợi là cấp nước, ngăn mặn, tiêu
thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước, các công trình thuỷ lợi được
đầu tư, điều chỉnh bổ sung ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu cho nông
nghiệp thì các công trình thủy lợi còn có nhiệm vụ cấp nước cho các nhà máy
công nghiệp và nhà máy nước phục vụ sinh hoạt, du lịch, . Theo Pháp lệnh,
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc
làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải
sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước. Theo Pháp lệnh phí và lệ phí, phí sử
dụng nước (tiền nước) là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi sử dụng
nước từ công trình thuỷ lợi phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, như sản
xuất nước sạch, nuôi trồng thuỷ sản, . Vì vậy, để đảm bảo cho việc vận
hành công trình thuỷ lợi cho nhiệm vụ công ích này cần thiết phải xác định
các chi phí theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
96 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt của hệ thống thủy lợi Nam Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn thạc sĩ kinh tế 1 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ em đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên sâu sắc của nhiều cá nhân, cơ quan và nhà
trường; em xin chân thành cảm ơn các cá nhân, cơ quan và nhà trường đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS.
Phạm Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủy lợi,
Phòng Đào tạo đại học và Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và
Quản lý cùng các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Quản lý, đã động viên, tạo
mọi điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng
em những khó khăn, động viên và giúp đỡ cho em nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Do những hạn chế về kiến thức, thời gian, kinh nghiệm và tài liệu tham
khảo nên thiếu xót và khiếm khuyết là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, em
rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và đồng nghiệp.
Đó chính là sự giúp đỡ quý báu mà em mong muốn để cố gắng hoàn thiện
hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Người viết luận văn
Nguyễn Tuấn Anh
Luận văn thạc sĩ kinh tế 2 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông
tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Anh
Luận văn thạc sĩ kinh tế 3 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BLĐTBXH
BXD
BNN&PTNT
KTCTTL
UBND
QĐ
TL
NS&VSMTNT
NCKH
CTTL
TSCĐ
TNHH
TCVN
Chữ viết đầy đủ
: Bộ Lao đông thương binh và Xã hội
: Bộ Xây dựng
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
: Khai thác công trình thủy lợi
: Ủy ban nhân dân
: Quyết định
: Thủy lợi
: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
: Nghiên cứu khoa học
: Quản lý thủy lợi
: Tài sản cố định
: Trách nhiệm hữu hạn
: Tiêu chuẩn Việt Nam
Luận văn thạc sĩ kinh tế 4 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 1.1: Bảng thống kê các trạm bơm do Công ty
KTCTTL Nam Khánh Hòa quản lý
19
2
Bảng 1.2: Bảng thống kê hiện trạng các hồ đập của hệ
thống thuộc Công ty KTCT TL Nam Khánh Hòa quản lý
20
3 Bảng 3.1 : Bảng định mức dụng cụ vệ sinh 59
4
Bảng 3.2 : Bảng kết quả tính toán tổng hợp dụng cụ, vật
tư sử dụng cho công tác vệ sinh các kênh phục vụ cấp
nước thô
60
6
Bảng 3.3: Bảng kết quả tính toán chi phí vật tư, nguyên
nhiên liệu
64
7
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp khấu hao năm TSCĐ phân bổ
cho cấp nước thô
71
8 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp tính toán định mức cấp nước thô 73
Luận văn thạc sĩ kinh tế 5 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: ........................................................ ..7
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 9
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................... 10
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................................................ 11
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: .................................................................. 11
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI NAM KHÁNH HOÀ ............................................................... 13
1.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Khánh Hoà ....................... 13
1.2. Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc công ty KTCTTL Nam
Khánh Hoà quản lý.................................................................................
........Error! Bookmark not defined.
1.3. Tình hình xây dựng và áp dụng định mức cấp nước thô trong công tác
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở Nam Khánh Hòa .............................. 28
1.4. Nghiên cứu đề xuất phương pháp xây dựng định mức chi phí cấp nước
thô từ hệ thống công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hòa .................................... 32
1.5 Kết luận chương 1
CHƯƠNG II: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CẤP NƯỚC THÔ
PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP VÀ SINH HOẠT .......................................... 38
2.1. Khái niệm về định mức chi phí cấp nước thô từ hệ thống công trình thủy
lợi phục vụ công nghiệp và sinh hoạt ........................................................... 38
2.2. Sự cần thiết của công tác xây dựng định mức chi phí cấp nước thô từ hệ
thống công trình thủy lợi ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Căn cứ xây dựng định mức ...................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Nội dung các khoản mục chi phí cấp nước
thô..........................................Error! Bookmark not defined.
Luận văn thạc sĩ kinh tế 6 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
2.5. Phương pháp xây dựng định
mức...........................................................Error! Bookmark not defined.
2.6. Chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp và sinh
hoạt.........................Error! Bookmark not defined.
2.7. Tổng hợp định mức chi phí cấp nước thô................................................60
2.8 Kết luận chương 2 .................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ
CẤP NƯỚC THÔ ÁP DỤNG CHO CÔNG TY KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI NAM KHÁNH HÒA. ..... Error! Bookmark not defined.
3.1. Phương pháp tính toán xây dựng các định mứcError! Bookmark not
defined.
3.2. Điều chỉnh định mức ............................................................................. 82
3.3 Kết luận chương 3 .................................................................................. 82
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỊNH
MỨC CẤP NƯỚC THÔ
KẾT LU N V KIẾN NGHỊ ..................................................................... 83
Phần mục lục nên thêm đến 1.1.1
Formatted: Font: Not Bold
Formatted: Left
Luận văn thạc sĩ kinh tế 7 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương xã
hội hóa nông nghiệp. Tỉnh Khánh Hoà, thành phố Nha Trang và nhân dân đã
đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây mới, cải tạo và nâng cấp sửa chữa các công
trình thuỷ lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trước đây,
nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thuỷ lợi là cấp nước, ngăn mặn, tiêu
thoát nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chủ trương công
nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và nhà nước, các công trình thuỷ lợi được
đầu tư, điều chỉnh bổ sung ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu cho nông
nghiệp thì các công trình thủy lợi còn có nhiệm vụ cấp nước cho các nhà máy
công nghiệp và nhà máy nước phục vụ sinh hoạt, du lịch, . Theo Pháp lệnh,
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc
làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải
sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước. Theo Pháp lệnh phí và lệ phí, phí sử
dụng nước (tiền nước) là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi sử dụng
nước từ công trình thuỷ lợi phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, như sản
xuất nước sạch, nuôi trồng thuỷ sản, . Vì vậy, để đảm bảo cho việc vận
hành công trình thuỷ lợi cho nhiệm vụ công ích này cần thiết phải xác định
các chi phí theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
Mặt khác do chưa có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi
phí trong hoạt động sản xuất, nên hiện nay vấn đề cân đối tài chính trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của các hệ thống thuỷ lợi gặp rất nhiều khó khăn và
luôn rơi vào tình trạng khó khăn trong các quan hệ hợp đồng kinh tế mà
không có căn cứ phân định đúng sai. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng, nguồn
kinh phí thu được của các hệ thống công trình thủy lợi từ cấp nước nông
Luận văn thạc sĩ kinh tế 8 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
nghiệp và các ngành tham gia hưởng lợi không đủ để duy tu bảo dưỡng và
vận hành các công trình của hệ thống cấp nước và các hệ thống thủy lợi dẫn
nước tạo nguồn. Do thiếu nguồn kinh phí trong hoạt động vận hành và duy tu
cải tạo, nên các hệ thống thuỷ lợi hiện có ngày một xuống cấp, đời sống cán
bộ công nhân viên của các loại hình doanh nghiệp này ngày càng khó khăn.
Để duy trì hoạt động cầm chừng của các hệ thống này, hàng năm nhà nước
phải cấp bù một khoản ngân sách không nhỏ. Nếu không có những định
hướng đúng trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, thì mãi mãi hoạt
động của các hệ thống thuỷ lợi vẫn ở trong vòng luẩn quẩn.
Trải qua một thời kỳ dài của nền kinh tế nông nghiệp với cơ chế bao
cấp, nhiệm vụ chủ yếu của các công trình thủy lợi ở nước ta là cấp nước tưới
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trong điều kiện mới của nền
kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hệ thống công trình
thủy lợi đã có những thay đổi đa dạng và mang tính tổng hợp hơn. Nhiều hệ
thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu hiện đang được đầu tư, nâng cấp để đảm
nhiệm thêm nhiệm vụ mới như: cấp nước thô (nước lấy từ nguồn nước sông
tự nhiên, chưa qua công đoạn làm sạch) phục vụ cho các nhà máy nước sạch
phục vụ công nghiệp và dân sinh; cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, du lịch,
giao thông thuỷ, .... Do việc phải đảm trách thêm những nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh mới này, công tác quản lý, vận hành các công trình trở nên phức
tạp hơn, và chi phí sản xuất cũng tăng cao hơn so với khi hệ thống chỉ có một
nhiệm vụ phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Do công tác định giá sản phẩm và hoạt động dịch vụ chưa được quan
tâm thích đáng, hay nói chính xác hơn, do chưa có hệ thống định mức kinh tế
kỹ thuật, định mức chi phí trong hoạt động sản xuất, nên hiện nay vấn đề cân
đối tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hệ thống thuỷ lợi
còn gặp rất nhiều khó khăn và luôn rơi vào tình trạng xung đột trong các quan
hệ hợp đồng kinh tế mà không có căn cứ phân định đúng sai. Thực tế này đã
dẫn đến tình trạng, nguồn kinh phí thu được của các hệ thống công trình thủy
Luận văn thạc sĩ kinh tế 9 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
lợi từ cấp nước nông nghiệp và các ngành tham gia hưởng lợi không đủ để
duy tu bảo dưỡng và vận hành các công trình của hệ thống cấp nước và các hệ
thống thủy lợi dẫn nước tạo nguồn. Do thiếu kinh phí trong hoạt động vận
hành và duy tu cải tạo, nên các hệ thống thuỷ lợi hiện có ngày một xuống cấp,
đời sống cán bộ công nhân viên của các loại hình doanh nghiệp này ngày
càng khó khăn. Để duy trì hoạt động cầm chừng của các hệ thống này, hàng
năm nhà nước phải cấp bù một khoản ngân sách không nhỏ. Nếu không có
những định hướng đúng trong quản lý kinh tế và sản xuất kinh doanh, thì mãi
mãi hoạt động của các hệ thống thuỷ lợi vẫn ở trong vòng luẩn quẩn.
Đã đến lúc cần phải vận dụng các biện pháp pháp luật, hành chính, kinh
tế, kỹ thuật và tuyên truyền, giáo dục, ... để giải quyết những mâu thuẫn giữa
cung và cầu và tình trạng tài nguyên nước không đủ so với nhu cầu dùng nước
tăng trưởng tương đối nhanh, giải quyết mâu thuẫn giữa tình trạng môi trường
bị xấu đi, trong khi khả năng xử lí và khắc phục không đầy đủ, giải quyết mâu
thuẫn giữa tình trạng giá nước vẫn còn thu tương đối thấp trong khi phải đầu
tư xây dựng công trình là lắp đặt các trang thiết bị quản lí vận hành công trình
nước với chất lượng cao và kinh phí đầu tư lớn.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn “Xây dựng
định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt của hệ
thống thủy lợi Nam Khánh Hòa”. Việc nghiên cứu phương pháp xây dựng
định mức chi phí nói chung, định mức chi phí cấp nước thô từ hệ thống công
trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt và công nghiệp nói riêng, là một trong những
công tác rất cần thiết và phải được triển khai ngay. Kết quả của việc nghiên
cứu này sẽ là cơ sở quan trọng để các đơn vị có thể chủ động tổ chức xây
dựng, rà soát điều chỉnh định mức cho đơn vị mình, đồng thời giúp các cơ
quan quản lý có thẩm quyền ở địa phương kiểm tra, thẩm định kết quả tính
toán và quyết định ban hành áp dụng các chỉ tiêu định mức chi phí trong hoạt
động quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi.
Luận văn thạc sĩ kinh tế 10 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra phương pháp xây dựng định
mức chi phí cấp nước thô phù hợp với thực trạng tổ chức sản xuất, điều kiện
trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý của doanh nghiệp quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi trong điều kiện nền kinh tế thị trường, phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội của một hệ thống công trình cụ thể.
Định mức chi phí cấp nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt là cơ sở
cho Công ty KTCT thuỷ lợi Nam Khánh Hòa tiến hành:
- Quản lý vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm, quy chế
đảm bảo chất lượng nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt;
- Bố trí, sắp xếp và sử dụng lao động hợp lý, nâng cao năng suất lao
động. Giao khoán cho các cụm thuỷ nông, gắn kết quả với trách nhiệm của
người lao động;
- Lập kế hoạch sản xuất, tài chính và chi phí hàng năm đảm bảo cấp
nước thô phục vụ công nghiệp, sinh hoạt;
- Thanh quyết toán các khoản mục chi phí theo kết quả sản xuất.
- Định mức còn làm cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước giám sát
quá trình quản lý vận hành công trình, đảm bảo chất lượng nước thô theo quy
định và thanh quyết toán chi phí cho doanh nghiệp theo sản lượng nước thô
cấp cho các nhà máy sử dụng nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp xây dựng định mức
kinh tế kỹ thuật nói chung, phương pháp xây dựng định mức chi phí cấp nước
thô ở các hệ thống công trình thuỷ lợi nói riêng.
Formatted: Portuguese (Brazil)
Luận văn thạc sĩ kinh tế 11 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hoạt động quản lý vận hành, sản
xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ cho các đối tượng hưởng lợi từ hệ thống
công trình thuỷ lợi. Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động và chi phí phát
sinh do hoạt động cấp nước thô từ hệ thống công trình thuỷ lợi cho các hoạt
động sản xuất nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nội dung, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp thống kê, kinh
nghiệm; Phương pháp so sánh; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân
tích theo mô hình toán; Phương pháp tổng hợp; và một số phương pháp kết
hợp khác.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu theo nhiệm vụ đã đề ra, nội dung
nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung chính như sau:
- Nghiên cứu tổng quan về công tác xây dựng và áp dụng định mức chi
phí cấp nước thô từ hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt và công
nghiệp. Tổng kết các kết quả định mức chi phí thực tế tại một số vùng, miền.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình và phương pháp lập một số định mức
chi phí chủ yếu (gồm một số loại định mức chủ yếu: Chi phí tiền lương trên
một đơn vị sản phẩm; Chi phí các khoản theo lương; Chi phí nạo vét kênh
mương; chi phí dụng cụ, vật tư duy trì vệ sinh kênh mương; Chi phí vật tư,
nguyên nhiên liệu bảo dưỡng thiết bị vận hành công trình; Chi phí sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Chi phí khấu hao
tài sản cố định; Một số chi phí khác).
- Áp dụng kết quả nghiên cứu phương pháp xây dựng định mức để tính
toán chi phí cấp nước thô từ hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt và
công nghiệp của một hệ thống thuỷ lợi cụ thể.
Luận văn thạc sĩ kinh tế 12 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng hợp đặc điểm hệ thống công trình thuỷ lợi Nam Khánh Hoà do
công ty KTCTTL Nam Khánh Hoà quản lý.
- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật, từ
đó xây dựng được định mức tổng hợp cho cấp nước phục vụ công nghiệp và
sinh hoạt của Nam Khánh Hoà.
Luận văn thạc sĩ kinh tế 13 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THUỶ
LỢI NAM KHÁNH HO
1.1. Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Khánh Hoà
1.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hoà là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần
lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh
Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh ĐăkLăk và Lâm
Đồng, phía Đông giáp với Biển Đông.
Khánh Hoà nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt,
đường biển và đường hàng không. Thành phố Nha Trang là trung tâm hành
chính kinh tế, văn hoá của tỉnh Khánh Hoà. Việc giao lưu kinh tế văn hoá
giữa Khánh Hoà và các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc rất thuận lợi nhờ hệ thống
giao thông đường sắt xuyên Việt và quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài của tỉnh.
Về đường hàng không Khánh Hoà có cảng hàng không quốc tế Cam Ranh
đặc biệt cảng Cam Ranh còn là một cảng thiên nhiên vào loại tốt nhất trong
nước và trên thế giới.
1.1.2. Khí hậu
Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hoà. Lượng
mưa trung bình trên dưới 2000mm/năm, và được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa
mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 – 80% lượng mưa cả năm. Những
tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2600 giờ nắng. Riêng
Formatted: Left, Indent: First line: 0 cm
Luận văn thạc sĩ kinh tế 14 GVHD: PGS.TS. Phạm Hùng
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh Lớp: CH17KT
tại khu vực thành phố Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng còn lại là
nắng ấm, rất thuận lợi cho ngành du lịch biển.
1.1.3. Đặc điểm địa hình
Diện tích tự nhiên của Khánh Hoà, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và
quần đảo là 5197km2, xếp trung bình so với cả nước. Địa hình của Khánh Hoà
tương đối thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng
bằng ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ
yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là
dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh
thoảng có núi đá chạy ra sát biển, chia cắt dải đồng bằng nhỏ hẹp, với chiều
dài khoảng 200 km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành
các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu
công nghiệp tập trung. Những đặc điểm địa hình này của Khánh Hoà không
chỉ tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của
mỗi tiểu vùng, mang tính đan xen và hoà nhập mà còn có ý nghĩa chiến lược
về mặt quốc phòng, vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có
huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông
ra biển Đông.
1.1.4. Dân số
Theo số liệu thống kê tháng 4/2011, tỉnh Khánh Hòa có 1,156 triệu
người. Với diện tích 5.271km2, mật độ dân số của Khánh Hoà là 222
người/km2, trong đó