Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “cảm ứng điện từ” Vật lí 11 (nâng cao) theo các cấp bậc nhận thức bloom

Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi vì, kiểm tra, đánh giá tốt sẽ phản ánh đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò. Đồng thời, thông qua kết quả của kiểm tra, đánh giá, người học tự đánh giá lại bản thân và các nhà quản lí có cái nhìn khách quan hơn về nội dung chương trình, cách thức tổ chức đào tạo. Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp người thầy biết trò của mình học như thế nào để có thể có những bổ sung, đổi mới giúp việc dạy học được tốt hơn. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá bản thân để có những thay đổi tích cực trong học tập

pdf152 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “cảm ứng điện từ” Vật lí 11 (nâng cao) theo các cấp bậc nhận thức bloom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thị Linh Châu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thị Linh Châu XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 (NÂNG CAO) THEO CÁC CẤP BẬC NHẬN THỨC BLOOM Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN GIA ANH VŨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình từ quý Thầy cô, gia đình và bạn bè. Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến: - TS. Phan Gia Anh Vũ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cũng như giúp đỡ tác giả vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. - Quý Thầy cô trong tổ Phương pháp giảng dạy, đặc biệt là TS. Nguyễn Đông Hải, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM luôn động viên và quan tâm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. - Ban Giám Hiệu, quý Thầy cô tổ vật lí trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Long An) cùng các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để luận văn được hoàn thành trong điều kiện tốt nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn TRƯƠNG THỊ LINH CHÂU MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 1 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 5 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 6 1.1. Thang phân loại của Bloom trong giáo dục ....................................................... 6 1.1.1. Các loại mục tiêu trong giáo dục .............................................................. 6 1.1.2. Phân loại mục tiêu nhận thức theo quan điểm của Bloom ....................... 7 1.2. Cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy học ............................................. 8 1.2.1. Khái niệm về kiểm tra, đánh giá .............................................................. 8 1.2.2. Vai trò của kiểm tra, đánh giá .................................................................. 9 1.2.3. Những yêu cầu khi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .......................... 10 1.3. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học .............................................. 11 1.3.1. Tổng quan về các hình thức KT, ĐG trong dạy học vật lí ..................... 11 1.3.2. Kiểm tra viết dạng tự luận ...................................................................... 12 1.3.3. TNKQ nhiều lựa chọn (Multiple Choice Question - MCQ) .................. 14 1.4. Phân tích, đánh giá bài TN và câu TN thông qua các chỉ số thống kê ............ 17 1.4.1. Phân tích, đánh giá câu TN .................................................................... 17 1.4.2. Phân tích, đánh giá bài TN ..................................................................... 19 Chương 2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG “CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” ........... 23 2.1. Nội dung kiến thức cơ bản chương “Cảm ứng điện từ” .................................. 23 2.1.1. Cấu trúc, nội dung kiến thức SGK chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 nâng cao ................................................................................................. 23 2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương “Cảm ứng điện từ” ............................. 25 2.1.3. Bảng mục tiêu và nội dung dạy học chương “Cảm ứng điện từ”........... 25 2.2. Thiết kế dàn bài trắc nghiệm ............................................................................ 28 2.3. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Cảm ứng điện từ” .......... 28 2.4. Thông tin về tình hình học tập của học sinh .................................................... 47 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................................. 50 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 50 3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................... 50 3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................... 50 3.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................... 51 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................... 52 3.5.1. Kết quả phân tích thống kê bài TN và câu TN ....................................... 52 3.5.2. Phân tích các câu TN có độ phân cách kém ........................................... 55 KẾT LUẬN CHUNG VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT .......................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 66 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 69 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐG Đánh giá HS Học sinh KT Kiểm tra SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông TN Trắc nghiệm TNKQ Trắc nghiệm khách quan DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Bảng các động từ hành động thường dùng để viết các mục tiêu nhận thức. Bảng 1.2. Minh họa thiết kế dàn bài trắc nghiệm. Bảng 2.1. Bảng mục tiêu và nội dung dạy học chương “Cảm ứng điện từ”. Bảng 2.2. Dàn bài trắc nghiệm chương “Cảm ứng điện từ”. Bảng 3.1. Phân bố câu hỏi đề KT số 1. Bảng 3.2. Phân bố câu hỏi đề KT số 2. Bảng 3.3. Phân bố câu hỏi đề KT số 3. Bảng 3.4. Các thông số đánh giá bài TN. Bảng 3.5. Đánh giá độ khó và độ phân cách từng câu trong bài KT số 1. Bảng 3.6. Đánh giá độ khó và độ phân cách từng câu trong bài KT số 2. Bảng 3.7. Đánh giá độ khó và độ phân cách từng câu trong bài KT số 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi vì, kiểm tra, đánh giá tốt sẽ phản ánh đầy đủ việc dạy của thầy và việc học của trò. Đồng thời, thông qua kết quả của kiểm tra, đánh giá, người học tự đánh giá lại bản thân và các nhà quản lí có cái nhìn khách quan hơn về nội dung chương trình, cách thức tổ chức đào tạo. Cụ thể là đối với thầy, kết quả của việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp người thầy biết trò của mình học như thế nào để có thể có những bổ sung, đổi mới giúp việc dạy học được tốt hơn. Đối với trò, việc kiểm tra sẽ giúp họ tự đánh giá bản thân để có những thay đổi tích cực trong học tập. Hiện nay, các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập rất đa dạng. Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm riêng, không có một phương pháp nào là hoàn mĩ đối với mọi mục tiêu giáo dục. Trong những năm gần đây, hình thức trắc nghiệm khách quan trở nên rất quen thuộc bởi vì nó được sử dụng rộng rãi trong một số kì thi quốc gia quan trọng như kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng và sử dụng một phần ở các bậc học. Chính vì thế mà trắc nghiệm khách quan đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục. Các tài nguyên cung cấp câu hỏi trắc nghiệm khách quan trên sách, báo, internet, phần mềm cho các môn học (trong đó có môn vật lí) đã và đang xuất hiện nhiều nhưng phần lớn chưa đảm bảo chất lượng do chưa được kiểm định kĩ càng. Nguyên nhân là việc biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ tốt, đảm bảo các yêu cầu đặt ra là không đơn giản. Bởi vì công việc này mất rất nhiều thời gian, công sức và phải trải qua nhiều giai đoạn mới có được một bộ câu hỏi hoàn chỉnh. Trong đó, giai đoạn tìm các phương án nhiễu (còn gọi là mồi nhử) cho câu trắc nghiệm là khó khăn nhất. Mồi nhử tốt nhất là mồi nhử được lấy từ những sai lầm thường gặp của học sinh thông qua giai đoạn khảo sát học sinh tìm mồi nhử chứ không phải do người soạn suy nghĩ ra. Thông thường, phần lớn các mồi nhử do giáo viên tự suy luận ra chứ không thông qua giai đoạn tìm mồi nhử vì mất nhiều thời gian. Do đó, các phương án lựa chọn của nhiều câu trắc nghiệm đôi khi chưa được tốt lắm vì không hấp dẫn học sinh. 2 Thang phân loại nhận thức của Bloom trong giáo dục đã ra đời rất lâu và được sử dụng khá phổ biến trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất mới mẻ đối với nhiều giáo viên vật lí ở Việt Nam. Thang bậc nhận thức của Bloom sẽ giúp giáo viên xây dựng các mục tiêu học tập cũng như mục tiêu kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể, rõ ràng. Nếu hiểu biết và vận dụng một cách khoa học phương pháp trắc nghiệm khách quan thì giáo viên sẽ dễ dàng xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ đáp ứng được các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá. Trong việc nghiên cứu và vận dụng phương pháp TNKQ vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn, tác giả đã tìm hiểu một số công trình của các học viên cao học. Tuy nhiên, trong các công trình này, các tác giả đã bỏ qua giai đoạn khảo sát HS để tìm phương án nhiễu cho câu hỏi trắc nghiệm, chỉ tiến hành thực nghiệm để đánh giá độ tin cậy, độ giá trị cũng như độ khó của hệ thống câu hỏi đã soạn thảo. - Tác giả Trần Đăng Khoa với nghiên cứu “Nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm soạn thảo hệ thống câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức phần ‘Giao thoa – tán sắc ánh sáng’ của sinh viên vật lý Cao đẳng Sư phạm”, luận văn thạc sĩ năm 2003 [12]. - Tác giả Trần Văn Thạnh với nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn để kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần tĩnh điện trong chương trình vật lý đại cương của sinh viên hệ cao đẳng trường Đại học An Giang”, luận văn thạc sĩ năm 2003 [18]. - Tác giả Lương Quốc Vinh với nghiên cứu “Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương ‘Những kiến thức sơ bộ về hạt nhân nguyên tử’ lớp 12 trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học”, luận văn thạc sĩ năm 2007 [26]. - Tác giả Huỳnh Thị Hương với nghiên cứu “Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Cơ học vật rắn trong chương trình vật lí đại cương”, luận văn thạc sĩ năm 2010 [10]. - Tác giả Lâm Thị Bích Trân với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra kiến thức chương ‘Cơ học chất lưu’ của sinh viên cao đẳng sư phạm Gia Lai”, luận văn thạc sĩ năm 2013 [23]. 3 Từ những thông tin đã tìm hiểu về phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn cùng với mục đích hướng đến việc nâng cao chất lượng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học cũng như khắc phục những thiếu sót của các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã chọn đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Cảm ứng điện từ” vật lí 11 (nâng cao) theo các cấp bậc nhận thức Bloom. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 chương trình nâng cao theo thang phân loại nhận thức của Bloom nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc KT, ĐG kết quả học tập của học sinh THPT. - Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để đánh giá độ khó và độ tin cậy của hệ thống câu hỏi đã xây dựng. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (nâng cao). - Hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn sẵn có của giáo viên phổ thông sử dụng trong KT, ĐG kết quả học tập kiến thức chương “Cảm ứng điện từ”. 4. Giả thuyết của đề tài Nếu vận dụng kết hợp phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn và thang bậc nhận thức của Bloom thì sẽ xây dựng được một hệ thống câu hỏi phần “Cảm ứng điện từ” đáp ứng được các yêu cầu của kiểm tra, đánh giá. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Nghiên cứu các quan điểm của Bloom trong giáo dục, đặc biệt là các cấp bậc nhận thức của Bloom. - Tìm hiểu tình hình ứng dụng các cấp bậc nhận thức Bloom của giáo viên phổ thông hiện nay trong quá trình soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm để KT, ĐG kiến thức vật lí. 4 - Tìm hiểu các hình thức KT, ĐG trong dạy học nói chung và trong vật lí nói riêng. Đặc biệt là hình thức trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. - Tìm hiểu các cách tìm mồi nhử cho câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn trong và ngoài nước hiện nay. - Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 chương trình nâng cao. - Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và tiến trình đã soạn thảo. - Phân tích kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá cũng như điều chỉnh hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã xây dựng. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kết hợp vận dụng thang bậc nhận thức của Bloom để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (nâng cao) và thực nghiệm trên một số lớp 11 ở các trường THPT tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh. 7. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lí luận của phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn và giới thiệu thang bậc nhận thức của Bloom. Đồng thời cụ thể hóa kĩ thuật tìm mồi nhử cho câu trắc nghiệm vào xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11. - Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học chương “Cảm ứng điện từ”. 8. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tác giả sử dụng các phương pháp sau: 8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu cơ sở lí luận về quan điểm của Bloom trong giáo dục và dạy học. - Nghiên cứu các cấp bậc nhận thức theo quan điểm của Bloom. - Nghiên cứu các tài liệu về các hình thức kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là phương pháp TNKQ nhiều lựa chọn. 5 - Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo để xác định mức độ nội dung kiến thức vật lí ở chương “Cảm ứng điện từ” lớp 11 (nâng cao). 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Tìm hiểu hình thức kiểm tra cũng như cách thức soạn thảo các bài kiểm tra đánh giá học sinh thông qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên. - Tìm hiểu tình hình học tập của HS, đặc biệt là những sai lầm HS thường gặp khi học chương “Cảm ứng điện từ” thông qua trao đổi trực tiếp với giáo viên. 8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch. Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài. 8.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, Excel để xử lí, phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận. Chương 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Cảm ứng điện từ”. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. Ngoài ra, luận văn còn có 11 bảng và 3 phụ lục. 6 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Thang phân loại của Bloom trong giáo dục 1.1.1. Các loại mục tiêu trong giáo dục Trong lĩnh vực giáo dục, thang cấp độ tư duy có thể được xem là một công cụ nền tảng để từ đó xây dựng và sắp xếp các mục tiêu giáo dục, xây dựng các chương trình, qui trình giáo dục và đào tạo, xây dựng và hệ thống hóa các câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá quá trình học tập. Vấn đề phân loại các mục tiêu giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục từ xưa đến nay, có thể kể đến như: Benjamin S. Bloom (1956), Guilford (1967), Gagne Merrill (1964), Gerlach và Sullivan (1967), De Block (1975), De Landsheere (1982), Harrow (1972). Nhà giáo dục Benjamin S. Bloom là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Cách phân loại của Bloom được các nhà giáo dục đánh giá là lối phân loại phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Bloom chia mục tiêu giáo dục thành 3 lĩnh vực: lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực cảm xúc và lĩnh vực tâm lí cơ động [4]. - Lĩnh vực nhận thức: liên quan đến sự nhớ hay nhận ra kiến thức và sự phát triển trí tuệ như: khả năng suy nghĩ, lập luận và sự đánh giá có phê phán. Lĩnh vực nhận thức được chia thành sáu mức độ từ đơn giản đến phức tạp như: Biết, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá. - Lĩnh vực tình cảm: liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao gồm cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình, thờ ơ, Việc mô tả các hành vi phù hợp với mục tiêu này là rất khó khăn vì các cảm giác và cảm xúc bên trong của người học rất ít biểu hiện ra bên ngoài. Các mức độ trong lĩnh vực tình cảm bao gồm: Chấp nhận, Đáp ứng, Tự giác, Ý thức tổ chức, Biểu thị thành tính cách. - Lĩnh vực tâm lí cơ động: liên quan đến những kĩ năng đòi hỏi sự phối hợp khéo léo về chân tay từ đơn giản đến phức tạp. Lĩnh vực này chia ra thành năm mức độ: Bắt chước, Thao tác, Chuẩn hóa, Phối hợp, Tự động hóa. 7 1.1.2. Phân loại mục tiêu nhận thức theo quan điểm của Bloom Benjamin S. Bloom cùng các cộng sự phân loại mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận thức thành sáu mức độ từ thấp đến cao như sau: Biết (Knowledge), Hiểu (Comprehension), Vận dụng (Application), Phân tích (Analysis), Tổng hợp (Synthesis), Đánh giá (Evaluation). Mỗi mức độ có những đặc trưng khác nhau. - Biết: Đây là mức độ nhận thức thông tin thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại các sự kiện, khái niệm, định nghĩa, định luật, công thức, quy tắc đã được học trước đó mà không cần giải thích những thông tin thu được. HS được coi là đạt được mục tiêu ở mức này nếu các em phát biểu được định nghĩa, định luật, viết được công thức, mô tả được sự kiện xảy ra, - Hiểu: Không chỉ yêu cầu nhớ mà còn phải hiểu thấu đáo sự kiện, khái niệm, định luật; phải giải thích được, đưa ra các ví dụ minh họa, tóm tắt và viết lại được các nguyên lý, sự việc theo ngôn ngữ của riêng mình; phải phân biệt được, nhận biết được kiến thức khi nó được trình bày dưới các dạng, các cách phát biểu khác nhau. Không phải tất cả các kiến thức ở mức độ biết đều cần nâng lên mức độ hiểu. Rất nhiều kiến thức sau này, HS chỉ cần biết cách tìm kiếm nó khi cần thiết mà không cần phải nhớ. - Vận dụng: HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó. Khả năng này được đo khi tình huống đặt ra và HS phải quyết định sử dụng kiến thức nào và áp dụng như thế nào với tình huống như vậy. Kiến thức ở mức độ này thể hiện tính công cụ, HS có thể dùng kiến thức để nhận thức và tư duy. - Phân tích: HS phải có khả năng phân chia các vấn đề trong một mối liên kết đã có thành các bộ phận cấu thành và phân biệt được chúng, nhận biết được các thuộc tính của chúng. - Tổng hợp: Có khả năng sắp xếp các bộ phận lại thành một tổng thể mới, viết được một chủ đề với bố cục hợp lý, đề xuất được một kế hoạch, giải quyết được vấn đề phức tạp sau khi đã phân tích chúng. - Đánh giá: Phải biết phê phán, đánh giá được cái đúng, cái sai; mà để làm được điều này HS cần phải xác định được kiến thức cần sử dụng, vận dụng chúng để phân tích, tổng hợp sự kiện, bài toán, đưa ra nhận định, đánh giá một cách chính xác. 8 Để KT,
Luận văn liên quan