Đất nước ta đang bước vào giai đoạn toàn cầu hoá kinh tế, giai đoạn mà tri thức và kỹ năng của
con người được xem là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất
nước hiện nay, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo trong báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định:
“Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là quốc sách
hàng đầu. Biện pháp cụ thể là đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình,
nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức ” [10].
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở
các cấp học, các môn học. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng
của học sinh là một khâu quan trọng. Để thực hiện nghiêm túc chế độ thi cử, tránh lối học nhồi nhét,
học vẹt học chay xu hướng hiện nay là thay trắc nghiệm tự luận bằng trắc nghiệm khách quan trong
kiểm tra đánh giá ở một số môn học trong đó có môn hoá học. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan môn hoá học hiện nay còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhiều câu hỏi
chưa được kiểm định nên có độ tin cậy chưa cao.
121 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
______________
Đặng Ngọc Trầm
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC
NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN
PHẦN HỢP CHẤT HỮU CƠ ĐA CHỨC, TẠP CHỨC VÀ POLIME
BAN CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS TRẦN THỊ TỬU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp bản luận văn đã hoàn thành, chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân
thành và sâu sắc đến các vị:
* GS.TS Nguyễn Cương, PGS.TS Trần Thành Huế, PGS.TS Nguyễn Xuân
Trường, TS. Lê Trọng Tín, PGS.TS Bùi Thọ Thanh, TS. Lê Phi Thuý, TS. Phạm
Thị Ngọc Hoalà những thầy cô đã đào tạo và hướng dẫn để chúng tôi có đủ khả
năng thực hiện luận văn khoa học này.
* TS. Trịnh Văn Biều, người thầy luôn quan tâm và đã dẫn dắt chúng tôi
những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực Lý luận dạy học và đến với con đường Khoa
học Giáo dục.
* PGS.TS Trần Thị Tửu, cô hướng dẫn khoa học của luận văn, là người đã
tận tình và hết sức vất vả vì chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và tình thân ái đến những
người thân trong gia đình, cùng những bạn bè đồng nghiệp, là những người đã cùng
chúng tôi trao đổi và chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong suốt quá trình học
tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn này.
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTPT : Công thức phân tử
dd : dung dịch
đ : đặc
đktc : điều kiện tiêu chuẩn
g : gam
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
kg : kilogam
l : loãng
ml : mililít
NXB : Nhà xuất bản
P : Áp suất
SGK : Sách giáo khoa
t0 : nhiệt độ
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
TNKQ : Trắc nghiệm khách quan
TNTL : Trắc nghiệm tự luận
xt : xúc tác
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn toàn cầu hoá kinh tế, giai đoạn mà tri thức và kỹ năng của
con người được xem là yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Trong sự nghiệp đổi mới đất
nước hiện nay, đổi mới nền giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo trong báo cáo chính trị của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã xác định:
“Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự là quốc sách
hàng đầu. Biện pháp cụ thể là đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình,
nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức” [10].
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục chúng ta phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở
các cấp học, các môn học. Trong đó việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức kỹ năng
của học sinh là một khâu quan trọng. Để thực hiện nghiêm túc chế độ thi cử, tránh lối học nhồi nhét,
học vẹt học chay xu hướng hiện nay là thay trắc nghiệm tự luận bằng trắc nghiệm khách quan trong
kiểm tra đánh giá ở một số môn học trong đó có môn hoá học. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan môn hoá học hiện nay còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhiều câu hỏi
chưa được kiểm định nên có độ tin cậy chưa cao.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan hoá học có độ tin cậy cao trong kiểm tra đánh giá là một vấn đề cần thiết và phù hợp với định
hướng đổi mới nội dung, phương pháp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu ra.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng hệ thống câu
hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime, ban cơ
bản ở trường THPT”.
2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giảng dạy môn hoá học, phần
hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức
và polime, sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT Tam Phước và
trường THPT Ngô Quyền Tỉnh Đồng Nai.
3. Phạm vi nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa
chức, tạp chức, polime và thực nghiệm ở trường THPT Tam Phước, THPT Ngô Quyền Tỉnh Đồng Nai.
4. Mục đích của đề tài
Xây dựng và kiểm tra độ tin cậy của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime nhằm góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu lí luận về kiểm tra đánh giá trong dạy học.
+ Nghiên cứu lí luận về câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan.
+ Nghiên cứu lí luận về đánh giá câu trắc nghiệm: thống kê căn bản, độ tin cậy của câu trắc
nghiệm, phân tích câu trắc nghiệm
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hoá học hữu cơ phần hợp chất đa chức, tạp chức và
polime.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương trình hoá học hữu cơ
phần hợp chất đa chức, tạp chức và polime.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm. Xử lí kết quả thực nghiệm để xác định độ tin cậy của câu trắc
nghiệm, loại bỏ, chỉnh sửa những câu trắc nghiệm chưa đạt yêu cầu.
- Đề xuất hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan có độ tin cậy cao phần hợp chất đa chức, tạp
chức và polime chương trình hoá học hữu cơ.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và kiểm tra được độ tin cậy của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều
lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phương
pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và chất lượng giảng dạy ở trường THPT, đồng thời góp phần
xây dựng ngân hàng câu hỏi có độ tin cậy cao ở chương trình hoá học hữu cơ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện các nhóm phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu tài liệu lí luận dạy học có liên quan đến phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Nghiên cứu lí luận về câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu lí luận về đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
- Nghiên cứu nội dung cấu trúc chương trình hoá học hữu cơ phần hợp chất đa chức, hợp chất
tạp chức và polime.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Xây dựng nội dung, kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra đánh giá, xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime.
- Thực nghiệm sư phạm: kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức và polime.
7.3. Phương pháp toán học
- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả thực nghiệm.
- Sử dụng một số phần mềm để lưu trữ, phân tích, xử lý câu, bài trắc nghiệm.
8. Điểm mới của luận văn
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần hợp chất hữu cơ đa
chức, tạp chức và polime, trong đó có một số câu hỏi có phương pháp giải nhanh.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đưa vào luận văn được thực nghiệm phân tích xử lý
nên có độ tin cậy cao.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
1.1.1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá
1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra
Theo Từ điển Giáo dục học, “kiểm tra là một bộ phận của quá trình hoạt động dạy- học, nhằm
nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh về những nguyên nhân cơ bản của
thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗ hỏng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng
cao hiệu quả của hoạt động dạy- học” [19]
Trong lí luận dạy học, kiểm tra là giai đoạn kết thúc một quá trình dạy học, đảm nhận một chức
năng lí luận dạy học cơ bản, chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này [25].
1.1.1.2. Khái niệm đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc trên cơ
sở các thông tin thu được và so sánh đối chiếu với các mục tiêu đề ra trước. Từ đó đề xuất những quyết
định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc [18].
Theo Từ điển Giáo dục học, đánh giá kết quả học tập là “xác định mức độ nắm được kiến thức,
kĩ năng, kĩ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra” [19].
Đánh giá kết quả học tập là một quá trình đo lường mức độ đạt được của học sinh về các mục
tiêu và nhiệm vụ của quá trình dạy học. Mô tả một cách định tính và định lượng: tính đầy đủ, tính đúng
đắn, tính chính xác, tính vững chắc của kiến thức, mối liên hệ của kiến thức với đời sống, các khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, mức độ thông hiểu, khả năng diễn đạt bằng lời nói, bằng văn viết,
bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của học sinhvà cả thái độ của học sinh trên cơ sở phân tích các
thông tin phản hồi từ việc quan sát, kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, đối
chiếu với những chỉ tiêu, yêu cầu dự kiến, mong muốn đạt được của môn học. Đề xuất hướng cải thiện
thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
1.1.2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá gồm nhiều chức năng bộ phận liên kết thống nhất với nhau và bổ sung cho
nhau. Chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu [18], [20], [41] và đã tổng hợp những chức năng của
kiểm tra, đánh giá như sau:
1.1.2.1. Chức năng phát hiện, điều chỉnh
Thông qua việc tiến hành các hình thức và phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học của
học sinh, giáo viên phát hiện được thực trạng học tập của học sinh cũng như những nguyên nhân cơ
bản dẫn tới thực trạng kết quả này.
1.1.2.2. Cung cấp thông tin phản hồi cho người học
Kết quả kiểm tra, đánh giá giúp người học thấy được năng lực của bản thân trong quá trình học
tập từ đó có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả học tập.
1.1.2.3. Chức năng củng cố phát triển trí tuệ của học sinh
Thông qua kiểm tra học sinh có điều kiện phát huy cao độ năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của
bản thân nhằm ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá, hệ thống hoá những tri thức thu lượm được. Trên cơ sở
đó củng cố, rèn luyện, hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ,
vận dụng, phân tích, tổng hợp
1.1.2.4. Chức năng giáo dục
Là chức năng quan trọng của kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá không chỉ với mục đích thu
được các điểm số mà còn có tác dụng giáo dục học sinh: thái độ học tập, khuyến khích học sinh học tập
chăm chỉ, tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm; giúp học sinh hiểu biết năng lực của mình rõ hơn,
tránh thái độ lạc quan, tự tin quá đáng; giúp học sinh năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá và tự hoàn thiện
kiến thức của mình.
1.1.2.5. Phân loại hoặc tuyển chọn người học
Đây là chức năng phổ biến của hoạt động kiểm tra, đánh giá. Thông qua kiểm tra, đánh giá,
người học được phân loại về trình độ nhận thức, năng lực tư duy hoặc kĩ năng, kĩ xảo
1.1.2.6. Duy trì và nâng cao chất lượng của cơ sở đào tạo
Kiểm tra, đánh giá còn giúp xem xét một cơ sở đào tạo có đạt được các yêu cầu tối thiểu đã
được xác định hay không. Việc kiểm tra đánh giá này thường được tiến hành bởi các nhà quản lí giáo
dục.
1.1.3. Các yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá
Chúng tôi đã tham khảo một số tài liệu [18], [20], [25] và tổng kết một số yêu cầu cơ bản đối
với việc kiểm tra, đánh giá như sau:
1.1.3.1. Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra
Giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra phải có sự thống nhất. Không thể với
mục tiêu là kiểm tra toàn diện mà đề chỉ nhằm vào một phần của nội dung chương trình, không thể với
mục tiêu là kiểm tra toàn diện mà đề lại quá dễ
1.1.3.2. Đảm bảo độ tin cậy
Một đề kiểm tra được coi là có độ tin cậy cao nếu:
- Dùng cho các đối tượng khác nhau mà vẫn có kết quả ổn định.
- Nếu tiến hành kiểm tra một tập thể vào hai thời điểm khác nhau, mà điểm thi và thứ bậc của học
sinh là tương đương nhau.
- Điểm bài thi không phụ thuộc vào người chấm.
- Kết quả phản ánh đúng trình độ người làm bài.
1.1.3.3. Đảm bảo tính khách quan, chính xác
Kiểm tra, đánh giá phải phản ánh đúng kết quả học tập so với yêu cầu do chương trình quy định,
phản ánh đúng đắn những tiến bộ, những thiếu sót của học sinh. Kiểm tra đánh giá một cách khách
quan, chính xác sẽ làm cho học sinh thỏa mãn về mặt tinh thần, kích thích tính tích cực học tập, củng
cố uy tín, lòng tin yêu của học sinh đối với giáo viên.
Để đảm bảo tính khách quan, chính xác cần chú ý những điểm sau:
- Có biện pháp thích hợp về cả hai mặt: hoàn thiện quy chế, quy trình đánh giá đồng thời khơi dậy
ý thức trách nhiệm cao của người đánh giá nhằm hạn chế tác động chủ quan của thầy khi ra đề,
chấm bài.
- Nội dung kiểm tra cần sát với yêu cầu, mức độ quy định của chương trình, từng chương, bài,
từng lớp và từng đối tượng học sinh.
- Đề thi phải được soạn cẩn thận: các mục tiêu đánh giá về kiến thức và kĩ năng phải được xác
định trước.
- Tổ chức kiểm tra nghiêm túc theo đúng quy định chung.
- Người học phải tích cực bộc lộ khả năng của mình trong giờ học trên lớp cũng như hoàn thành
các nhiệm vụ học tập.
- Tổ chức chấm bài theo chuẩn đánh giá đúng đắn, rõ ràng, toàn diện, không thiên vị hay thành
kiến cá nhân.
- Tránh tiến hành việc kiểm tra, đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay nhóm học
tập.
- Nên thể hiện sự khác biệt trọng số giữa các mục tiêu, các nội dung kiểm tra.
- Nên sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá.
1.1.3.4. Đảm bảo tính toàn diện, liên tục, hệ thống
- Tính toàn diện trong kiểm tra, đánh giá đòi hỏi kiểm tra đánh giá cả về mặt số lượng lẫn chất
lượng, cả về kết quả nắm tri thức và kết quả nắm kĩ năng, kĩ xảo, cả về thái độ, phương pháp học tập
và hành vi đạo đức học tập.
- Tính liên tục trong kiểm tra, đánh giá đòi hỏi việc kiểm tra, đánh giá phải tiến hành đều đặn,
thường xuyên, có kế hoạch trong suốt quá trình dạy học. Phải kiểm tra, đánh giá từng giai đoạn, từng
khâu và cả quá trình hoạt động học tập của học sinh.
- Tính hệ thống trong kiểm tra, đánh giá đòi hỏi phải kết hợp theo dõi thường xuyên với kiểm
tra và đánh giá tổng kết cuối học kì hoặc cuối năm, cuối khoá học.
Đánh giá học tập không chỉ là một bộ phận hợp thành cùa quá trình dạy học mà còn là quá trình
liên tục không ngừng. Qua đó cung cấp định kì các thông tin phản hồi cho người học, giúp các em biết
có sự tiến bộ hay thụt lùi, từ đó duy trì được động cơ, cố gắng vươn lên trong học tập.
1.1.3.5. Đảm bảo tính phát triển
Quá trình dạy học luôn vận động và phát triển. Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh là một
khâu của quá trình dạy học, cho nên khi tiến hành quy trình kiểm tra, đánh giá cần xem xét cả quá trình
và hướng phát triển trong tương lai của học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên luôn phải xem xét,
kịp thời phát hiện các động lực phát triển và đánh giá được sự tiến bộ của học sinh, tạo điều kiện cho
học sinh phát triển.
1.1.3.6. Đảm bảo tính công khai dân chủ
Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai, theo một kế hoạch đã định sẵn từ đầu
năm học. Kết quả đánh giá phải được công bố kịp thời.
Ngày nay trong xu thế dạy học mới, học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực, giáo viên phải tạo
điều kiện cho học sinh được góp ý, tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá.
1.1.3.7. Đảm bảo tính hiệu quả
Để đảm bảo tính hiệu quả thì phương pháp, hình thức kiểm tra phải sát với điều kiện thực tế.
Mặt khác, nội dung kiểm tra cũng cần phải phù hợp với mục tiêu đã định. Cần phải tính toán với cùng
thời gian, công sức, chi phí bỏ ra, kiểm tra, đánh giá như thế nào để được kết quả cao nhất.
1.1.4. Các hình thức kiểm tra, đánh giá
Có nhiều cách phân loại hình thức kiểm tra, đánh giá, chúng tôi đã tham khảo các tài liệu [18],
[20], [25], [32], [34] và tóm tắt các hình thức kiểm tra, đánh giá theo bảng sau:
Bảng 1.1: Các hình thức kiểm tra, đánh giá
Trong các loại hình thức kiểm tra, đánh giá trên, cách phân loại hình thức kiểm tra, đánh giá
theo cách thức kiểm tra là tổng quát và phổ biến nhất. Theo cách phân loại này gồm có các hình thức
kiểm tra: kiểm tra nói, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Trong hình thức kiểm tra viết được phân
thành kiểm tra trắc nghiệm tự luận (TNTL) và kiểm tra trắc nghiệm khách quan (TNKQ), nhưng cũng
có thể tách kiểm tra TNKQ thành một hình thức kiểm tra riêng.
1.1.4.1. Kiểm tra nói
a. Khái niệm
Kiểm tra nói là cách thức giáo viên đưa ra cho học sinh một số câu hỏi và học sinh trả lời trực
tiếp với giáo viên, qua câu trả lời đó cho phép giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội tài liệu học tập của
học sinh. Kiểm tra nói có thể tiến hành cho từng cá nhân hay đồng loạt một số học sinh. Phương pháp
kiểm tra này được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các hình thức kiểm tra và tất cả các khâu của quá
trình dạy học như: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới hay củng cố bài học
b. Ưu, nhược điểm
Kiểm
tra
thường
xuyên
Kiểm
tra
định
kỳ
Kiểm
tra
tổng
kết
Kiểm
tra
toàn
lớp
Kiểm
tra
nhóm
Kiểm
tra
cá
nhân
Kiểm
tra
phức
hợp
Kiểm
tra
nói
Kiểm
tra
viết
Kiểm
tra
thực
hành
GV
kiểm
tra
HS
HS
kiểm
tra
lẫn
nhau
HS tự
đánh
giá
CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Theo thời điểm
kiểm tra
Theo đối tượng
kiểm tra
Theo chủ thể
kiểm tra
Theo cách thức
kiểm tra
Kiểm
tra
TNKQ
Kiểm
tra
TNTL
Ưu điểm: giúp cho giáo viên thu được tín hiệu ngược một cách nhanh chóng và kịp thời ở nhiều
loại học sinh khác nhau để điều chỉnh việc giảng dạy tiếp theo. Từ đó thúc đẩy học sinh học tập thường
xuyên, có hệ thống và phát triển kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói.
Hạn chế: chỉ kiểm tra được một số ít học sinh, hơn nữa hiệu quả của phương pháp kiểm tra nói
phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: câu hỏi kiểm tra như thế nào? sự chuẩn bị của học sinh ra sao? thái độ
của giáo viên như thế nào?.... Do vậy, người giáo viên cần biết cách sử dụng mới đạt hiệu quả mong
muốn.
1.1.4.2. Phương pháp kiểm tra viết
a. Khái niệm
Kiểm tra viết là cách thức học sinh làm bài kiểm tra viết trong các khoảng thời gian khác nhau
tuỳ theo yêu cầu của người ra đề đối với các môn học (15- 20 phút hay cả giờ học). Kiểm tra viết được
sử dụng sau khi học một bài, phần, chương hay nhiều chương, hoặc toàn bộ giáo trình.
b. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm: trong cùng một thời gian nhất dịnh kiểm tra được toàn lớp, do đó dễ dàng thống nhất
yêu cầu kiểm tra đồng thời có thể đánh giá, đối chiếu, so sánh được trình độ học sinh trong lớp với
nhau. Phương pháp kiểm tra này có khả năng kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính
chất tổng hợp. Kết quả bài làm của học sinh giúp giáo viên đánh giá tương đối khách quan không chỉ
mức độ nắm kiến thức mà còn cả kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Mặt khác, kiểm tra viết
giúp học sinh rèn luyện năng lực hệ thống hoá, khái quát hoá, tổng hợp hoá nội dung học và trình bày,
biểu đạt bằng ngôn ngữ viết của chính mình.
Hạn chế: nội dung kiểm tra không bao hàm được nhiều vấn đề, không phủ kín toàn bộ nội dung
môn học, dễ gây thói quen học tủ, học lệchVới kiểm tra viết, thiếu mất sự sinh động giữa giáo viên
và học sinh nên khó nắm bắt thông tin ngược một cách kịp thời. Phương pháp kiểm tra này khó đảm
bảo tính chính xác nếu không được tổ chức một cách nghiêm túc và khó có điều kiện để đánh giá kĩ
năng thực hành, thí nghiệm, sử dụng phương tiện kĩ thuật của học sinh.
1.1.4.3. Phương pháp kiểm tra thực hành
a. Khái niệm
Kiểm tra thực hành là cách thức gọi học sinh làm bài kiểm tra có tính chất thực hành như: đo
đạc, làm thí nghiệm, vẽ hình, thực hiện các thao tác tiến hành thí nghiệmở trên lớp học, trong phòng