Trước đây công tác quản lý của hầu hết các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp trường học ở nước ta chủ yếu là phương pháp thủ công vì thế mọi công tác quản lý lưu trữ hồ sơ đều sử dụng các giấy tờ, văn bản. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ như dễ bị thất lạc hay hư hỏng qua thời gian, việc tìm kiếm tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực do vậy hiệu quả của công tác chưa cao.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của con người cũng không ngừng nâng cao. Đặc biệt, trong những năm gần đây lĩnh vực công nghệ thông tin đã có những bước tiến vượt bậc, tin học đi sâu vào nhiều lĩnh vực của xã hội và được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, công tác quản lý là một trong những lĩnh vực được tin học hóa nhanh nhất. Và hiện nay tất cả các khó khăn trong việc quản lý thủ công dường như đã được khắc phục một cách triệt để vì sự ra đời của các phần mềm quản lý và đặc biệt là hệ thống eOffice - Văn phòng điện tử.
eOffice ra đời không chỉ giúp thực hiện lưu trữ dữ liệu trên máy tính gọn gàng và chính xác mà còn hỗ trợ việc tìm kiếm một cách nhanh chóng. Hiệu quả mà eOffice mang lại đã nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ Công nghệ Thông tin, tạo tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả trong môi trường mạng và sử dụng thông tin điện tử, tạo sự thay đổi tích cực trong các quy trình quản lý xử lý thông tin, xử lý công việc của lãnh đạo, cán bộ. Chính vì vậy mà công tác quản lý hiện nay trở nên đơn giản, thuận tiện và đem lại hiệu quả cao hơn.
107 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống E - Office phục vụ quản lý theo tiêu chuẩn iso, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HỒ PHAN HIẾU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-OFFICE PHỤC VỤ QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng - Năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
HỒ PHAN HIẾU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-OFFICE PHỤC VỤ QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN ISO
Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH
Mã số: 60.48.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Huy Khánh
Đà Nẵng - Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Hồ Phan Hiếu
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống 10
Bảng 2.1. Khái niệm và kí hiệu mã hóa dữ liệu 26
Bảng 3.1. Yêu cầu thiết bị và phần mềm của hệ thống 41
Bảng 3.2. Xác định các tác nhân 46
Bảng 3.3. Danh mục công văn 73
Bảng 3.4. Danh mục công văn đến 73
Bảng 3.5. Danh mục công văn đi 73
Bảng 3.6. Danh mục hồ sơ lưu trữ 74
Bảng 3.7. Danh mục cấp độ 74
Bảng 3.8. Danh mục bộ phận 74
Bảng 3.9. Danh mục thông báo công văn 74
Bảng 3.10. Danh mục loại công văn 75
Bảng 3.11. Danh mục môn học 75
Bảng 3.12. Danh mục môn học theo hệ đào tạo 75
Bảng 3.13. Danh mục lớp 75
Bảng 3.14. Danh mục phòng 75
Bảng 3.15. Danh mục hệ đào tạo 76
Bảng 3.16. Danh mục học kỳ 76
Bảng 3.17. Danh mục thời khóa biểu 76
Bảng 3.18. Danh mục lịch thi 76
Bảng 3.19. Danh mục bộ môn 77
Bảng 3.20. Danh mục quốc tịch 77
Bảng 3.21. Danh mục dân tộc 77
Bảng 3.22. Danh mục tôn giáo 77
Bảng 3.23. Danh mục đối tượng 77
Bảng 3.24. Danh mục ngạch lương 77
Bảng 3.25. Danh mục quan hệ gia đình 78
Bảng 3.26. Danh mục cán bộ 78
Bảng 3.27. Danh mục quan hệ 79
Bảng 3.28. Danh mục giảng viên 79
Bảng 3.29. Danh mục sinh viên 79
Bảng 3.30. Danh mục lịch thực hành 80
Bảng 3.31. Danh mục loại thiết bị 80
Bảng 3.32. Danh mục thiết bị 80
Bảng 3.33. Danh mục thiết bị trong từng phòng 80
Bảng 3.34. Danh mục thanh lý thiết bị 81
Bảng 3.35. Danh mục quyết định liên quan đến sinh viên 81
Bảng 3.36. Danh mục học bổng 81
Bảng 3.37. Danh mục thông báo nhận và trả công văn 81
Bảng 3.38. Danh mục quyền người dùng 82
Bảng 3.39. Danh mục module hệ thống 82
Bảng 3.40. Danh mục tài khoản người dùng 82
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình mã hóa dữ liệu 25
Hình 2.2. Mô tả quy trình mã hóa khóa công khai 28
Hình 2.3. Minh họa hàm băm 29
Hình 2.4. Sơ đồ biểu diễn thuật toán mã hóa RSA 31
Hình 2.5. Sơ đồ mô tả quá trình ký và gửi file văn bản 33
Hình 2.6. Sơ đồ mô tả quá trình nhận file văn bản 34
Hình 3.1. Các chức năng chính của hệ thống 45
Hình 3.2. Sơ đồ Use case tổng quan của hệ thống 54
Hình 3.3. Sơ đồ Use case quản lý công văn 55
Hình 3.4. Sơ đồ Use case quản lý thông tin sinh viên 55
Hình 3.5. Sơ đồ Use case quản lý thông tin cán bộ 56
Hình 3.6. Sơ đồ Use case quản lý lịch thực hành 56
Hình 3.7. Sơ đồ Use case quản lý lịch trình giảng dạy 57
Hình 3.8. Sơ đồ Use case quản lý thiết bị 57
Hình 3.9. Biểu đồ tuần tự quá trình gửi công văn 63
Hình 3.10. Biểu đồ tuần tự quá trình nhận công văn 64
Hình 3.11. Biểu đồ tuần tự quá trình nhập công văn 64
Hình 3.12. Biểu đồ tuần tự quá trình sửa công văn 65
Hình 3.13. Biểu đồ tuần tự quá trình xóa công văn 65
Hình 3.14. Biểu đồ tuần tự quá trình đăng nhập hệ thống 66
Hình 3.15. Biểu đồ tuần tự quá trình in báo cáo 66
Hình 3.16. Biểu đồ hoạt động của quá trình gửi công văn 67
Hình 3.17. Biểu đồ hoạt động của quá trình nhận công văn 68
Hình 3.18. Biểu đồ hoạt động của quá trình nhập thời khóa biểu 68
Hình 3.19. Biểu đồ lớp gói quản lý công văn 69
Hình 3.20. Biểu đồ lớp gói quản lý thông tin sinh viên 70
Hình 3.21. Biểu đồ lớp gói quản lý thông tin cán bộ 70
Hình 3.22. Biểu đồ lớp gói quản lý lịch trình giảng dạy 71
Hình 3.23. Biểu đồ lớp gói quản lý lịch thực hành 72
Hình 3.24. Biểu đồ lớp gói quản lý thiết bị 72
Hình 4.1. Khởi động Server 83
Hình 4.2. Đăng nhập hệ thống 84
Hình 4.3. Tổ chức lưu trữ hồ sơ công văn theo ISO 84
Hình 4.4. Cập nhật thông tin cán bộ 85
Hình 4.5. Tìm kiếm thông tin cán bộ 85
Hình 4.6. Chức năng gửi công văn 86
Hình 4.7. Chức năng nhận công văn 86
Hình 4.8. Thống kế danh sách công văn đi 87
Hình 4.9. In chi tiết thông tin cán bộ 87
Hình 4.10. Thống kê danh mục hồ sơ 88
THỐNG KÊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Số thứ tự tài liệu tham khảo Được trích dẫn tại trang
7, 8, 9
45, ứng dụng PTTKHT
11, 12, ứng dụng PTTKHT
25, 29
ứng dụng cho lập trình
ứng dụng cho lập trình
ứng dụng cho lập trình
27, 28
29, 30, 31
30
26
15, 16, 17
14
ứng dụng cho lập trình
tìm kiếm tài liệu
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trước đây công tác quản lý của hầu hết các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp trường học ở nước ta chủ yếu là phương pháp thủ công vì thế mọi công tác quản lý lưu trữ hồ sơ đều sử dụng các giấy tờ, văn bản. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc lưu trữ như dễ bị thất lạc hay hư hỏng qua thời gian, việc tìm kiếm tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực… do vậy hiệu quả của công tác chưa cao.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học của con người cũng không ngừng nâng cao. Đặc biệt, trong những năm gần đây lĩnh vực công nghệ thông tin đã có những bước tiến vượt bậc, tin học đi sâu vào nhiều lĩnh vực của xã hội và được ứng dụng ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, công tác quản lý là một trong những lĩnh vực được tin học hóa nhanh nhất. Và hiện nay tất cả các khó khăn trong việc quản lý thủ công dường như đã được khắc phục một cách triệt để vì sự ra đời của các phần mềm quản lý và đặc biệt là hệ thống eOffice - Văn phòng điện tử.
eOffice ra đời không chỉ giúp thực hiện lưu trữ dữ liệu trên máy tính gọn gàng và chính xác mà còn hỗ trợ việc tìm kiếm một cách nhanh chóng. Hiệu quả mà eOffice mang lại đã nâng cao trình độ ứng dụng và sử dụng các công cụ Công nghệ Thông tin, tạo tác phong làm việc hiện đại, hiệu quả trong môi trường mạng và sử dụng thông tin điện tử, tạo sự thay đổi tích cực trong các quy trình quản lý xử lý thông tin, xử lý công việc của lãnh đạo, cán bộ... Chính vì vậy mà công tác quản lý hiện nay trở nên đơn giản, thuận tiện và đem lại hiệu quả cao hơn.
Gần đây, phần mềm eOffice do nhóm kỹ sư Trung tâm An ninh mạng của Trường đại học Bách khoa BKIS thiết kế bởi kiến trúc sư trưởng Nguyễn Tử Quảng đã được triển khai ở nhiều nơi và có đem lại hiệu quả cho các đơn vị sử dụng; nhưng chưa được sử dụng trong các trường đại học. Ở đại học Đà Nẵng cũng đang xúc tiến việc xây dựng hệ thống eOffice hỗ trợ cho việc quản lý công văn nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành và không biết có triển khai được hay không. Với các yếu tố trên đòi hỏi tại đơn vị là khoa Công nghệ Thông tin cần có hệ thống phần mềm hỗ trợ trong công việc.
Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng là nơi đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Hiện đang quản lý hơn 1500 sinh viên và cán bộ chủ yếu là giảng dạy, không trực tiếp tham gia công tác quản lý trong khi đòi hỏi phải giải quyết một khối lượng lớn công việc. Do đó công tác quản lý là rất vất vả, đòi hỏi phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác quản lý tại Khoa có nhiều chức năng cần thiết và đảm bảo tính chính xác, kịp thời, giảm tải, hỗ trợ việc báo cáo định kỳ tới các cấp chỉ đạo; đặc biệt là công tác văn thư, giáo vụ. Bản thân tôi đang đảm nhận công tác giáo vụ của khoa nên thấy rất rỏ những khó khăn bức xúc đòi hỏi phải có phần mềm phục vụ công việc của Khoa.
Và trong năm học 2007 - 2008, trường Đại học Bách khoa, đại học Đà Nẵng bắt đầu triển khai hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Tại công văn số 15/ĐHBK-ĐBCLGD về việc Thống nhất quản lý, lưu trữ hồ sơ của Hiệu trưởng trường đại học Bách khoa ký ngày 10 tháng 01 năm 2008 gửi tất cả các Khoa để thống nhất việc phân loại và lập danh mục hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO. Chính vì vậy, Khoa cần phải có phần mềm quản lý với những tính năng theo tiêu chuẩn ISO nhà trường ban hành.
Bên cạnh đó, vấn đề nan giải trong hệ thống quản lý thông tin dữ liệu là việc chia sẽ, phân quyền, bảo mật thông tin hệ thống để tránh sự thất lạc, mất mát thông tin. Vì vậy, muốn xây dựng một hệ thống quản lý cần phải lưu tâm, xem xét đến vấn đề bảo mật, nghiên cứu các vấn đề về mã hóa thông tin để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong hệ thống.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống eOffice phục vụ quản lý theo tiêu chuẩn ISO”, ứng dụng tại khoa Công nghệ Thông tin, có các giải pháp và tính năng bảo mật làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Chương trình được xây dựng và ứng dụng sẽ giúp hoàn thiện hơn kiến thức được học và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn cao.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Những kết quả nghiên cứu nhằm ứng dụng có hiệu quả cho công tác quản lý tại khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng. Để hoàn thành mục đích ý tưởng đề ra cần nghiên cứu các nội dung như sau :
Phân tích thực trạng tại đơn vị và các quy trình quản lý công văn để đề ra giải pháp hợp lý trong việc xây dựng và triển khai hệ thống.
Nghiên cứu công nghệ bảo mật, các thuật toán mã hóa, các giải thuật,…
Phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp ứng dụng vấn đề mã hóa trong việc truyền và nhận thông tin.
Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ bảo mật RSA, MD5… trong chữ ký số hóa.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dotNet, ngôn ngữ C#, SQL Server 2005,… trong tiến trình xây dựng hệ thống.
Tìm hiểu, phân tích, đánh giá môi trường hệ thống mạng để xây dựng và triển khai hệ thống.
Xây dựng hệ thống eOffice phục vụ quản lý hồ sơ công văn theo tiêu chuẩn ISO ứng dụng tại khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng.
Cài đặt và triển khai trên môi trường mạng LAN.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu công tác quản lý tại khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng có những bất cập, thiếu xót để đề ra giải pháp theo yêu cầu chung của Nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Phân tích môi trường mạng cục bộ LAN tại đơn vị để đề ra cách thức xây dựng và triển khai hệ thống.
Nghiên cứu các vấn đề về mật mã trong việc mã hóa, truyền nhận thông tin, bảo mật dữ liệu để đề ra giải pháp ứng dụng vào hệ thống eOffice.
Triển khai xây dựng hệ thống eOffice phục vụ quản lý.
Đánh giá khả năng bảo mật và ứng dụng của hệ thống.
Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề bảo mật, ứng dụng chữ ký điện tử sử dụng các thuật toán mã hóa trong hệ thống eOffice.
Ứng dụng cho công tác quản lý tại khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này sẽ kết hợp hai phương pháp nghiên cứu, đó là:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu, ngôn ngữ và công nghệ liên quan.
Tổng hợp các tài liệu.
Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin theo quy trình xây dựng ứng dụng phần mềm.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phân tích yêu cầu thực tế của bài toán và xây dựng các bước phân tích hệ thống để hỗ trợ việc lập trình, xây dựng ứng dụng.
Vận dụng các vấn đề nghiên cứu về mã hóa thông tin trong tiến trình xây dựng hệ thống.
Đánh giá kết quả đạt được.
Kết quả dự kiến
Phân tích được quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO.
Phân tích môi trường hệ thống mạng tại đơn vị để xây dựng và triển khai hệ thống.
Đề ra giải pháp và ứng dụng các vấn đề về mã hóa thông tin trong việc xây dựng hệ thống.
Xây dựng hệ thống eOffice phục vụ quản lý theo tiêu chuẩn ISO ứng dụng tại khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Bách Khoa, đại học Đà Nẵng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý thuyết
Tìm hiểu quy trình và cách thức lưu trữ hồ sơ theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
Tìm hiểu và vận dụng các công cụ, ngôn ngữ và công nghệ liên quan.
Phân tích mô hình mạng Client/Server và giải pháp triển khai ứng dụng.
Phân tích và đánh giá được vấn đề mã hóa trong việc bảo mật thông tin để ứng dụng vào hệ thống eOffice.
Đề xuất giải pháp ứng dụng chữ ký điện tử trong hệ thống eOffice.
Ứng dụng quy trình xây dựng phần mềm trong hệ thống quản lý.
Về mặt thực tiễn
Ứng dụng các công cụ, ngôn ngữ hỗ trợ để xây dựng hệ thống phần mềm.
Sản phẩm là hệ thống eOffice phục vụ quản lý theo tiêu chuẩn ISO của nhà trường ứng dụng tại khoa Công nghệ Thông tin và có tăng cường các tính năng bảo mật.
Triển khai hệ thống trên môi trường mạng cục bộ.
Đặt tên đề tài
“XÂY DỰNG HỆ THỐNG EOFFICE PHỤC VỤ QUẢN LÝ
THEO TIÊU CHUẨN ISO”
Bố cục luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan
Chương 2: Vấn đề mã hóa trong hệ thống
Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 4: Cài đặt và kết quả minh họa
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Hệ thống
Thuật ngữ hệ thống là một khái niệm rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, con người tiếp xúc với những hiện tượng, những sự kiện, những hoạt động… tất cả đều nhắc tới hoặc liên quan tới thuật ngữ hệ thống.
Nói một cách tổng quát, hệ thống là tập hợp các phần tử hay đối tượng trên đó thực hiện một hay nhiều quan hệ cho trước với những tính chất nhất định. Hệ thống có nhiều thành phần bao gồm các phần tử, môi trường của hệ thống, các đầu vào và đầu ra, trạng thái và hành vi, cấu trúc và mục tiêu của hệ thống.
Hệ thống có rất nhiều loại và có nhiều cách phân chia hệ thống. Ở đây, trong khuôn khổ của luận văn này tôi chỉ nói đến hệ thống thông tin (HTTT) mà đặc biệt là hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL).
Trong các hệ thống thông tin, HTTTQL là HTTT được biết đến sớm và phổ biến nhất. Đối tượng phục vụ của HTTTQL thực sự rộng hơn rất nhiều so với ý nghĩa của chính bản thân tên gọi của nó. Đối tượng của nó không chỉ là các nhà quản lý, mà còn bao gồm cả những người trong một tổ chức làm việc trên HTTT, những người làm công tác phân tích và thiết kế HTTT. Chính xác hơn HTTTQL là hệ thống quản lý thông tin của một tổ chức. HTTTQL trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm các báo cáo, làm các quyết định quản lý trên cơ sở các quy trình thủ tục cho trước.
Trong bất kỳ một cơ quan tổ chức xã hội nào thì thông tin luôn là một phần không thể thiếu do đó việc quản lý cũng là một điều tất yếu. Tùy theo nhu cầu và đặc thù thông tin riêng của từng tổ chức mà mỗi tổ chức có một cách quản lý thông tin khác nhau. Tuy nhiên để có thể quản lý và tổ chức các thông tin ấy có hiệu quả người quản lý cần phải phân tích toàn bộ hệ thống của tổ chức cũng như HTTT trong tổ chức để có thể tạo nên một HTTTQL có hiệu quả. Đó là lý do chúng ta cần phải phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Phân tích thiết kế hệ thống
Thế nào là phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích hệ thống chính là sự khảo sát một hệ thống hay một vấn đề để cải tiến hệ thống đang tồn tại hoặc thiết kế và cài đặt hệ thống mới.
Thiết kế hệ thống chính là việc thiết kế các thành phần, các hệ thống con của hệ thống, tạo dựng các mối liên hệ, liên kết giữa các thành phần và đảm bảo toàn hệ thống vận hành tốt. Những người thiết kế hệ thống chính là các kiến trúc sư của hệ thống.
Việc phân tích thiết kế hệ thống gắn liền với việc sử dụng phần cứng và phần mềm tin học, bao gồm việc nghiên cứu chi tiết vấn đề, thiết kế, xây dựng những phương pháp tốt để giải quyết, nhằm đạt được mục đích theo những hạn chế và khả năng có thể.
Các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phân tích thiết kế hệ thống đã được đề xuất và áp dụng như: AXIAL, CIAM (Conceptual Information Analysis Methodology), JSD (Jackson System Development), MERISE (Méthode pour Rassembler les Idées Sans Effort), SADT (Structured Analysic and Design Technique), SDM (Structured Design Methods)… Ở đây tôi chỉ giới thiệu sơ lược ba phương pháp điển hình sau:
Phương pháp SADT
Phương pháp SADT (viết tắt từ cụm từ Structured Analysic and Design Technique – kỹ thuật phân tích và thiết kế có cấu trúc), do công ty Softech Inc (Mỹ) phát triển, nhưng được áp dụng tương đối phổ biến ở châu Âu và ở Pháp.
Phương pháp này xem hệ thống là tập hợp các chức năng có quan hệ với môi trường. Nó sử dụng mô hình hóa để xây dựng các đơn thể theo hướng tiếp cận từ trên xuống và tiến hành phân tích các chức năng của hệ thống để thành lập một mô hình logic về chức năng của hệ thống mới dưới dạng một biểu đồ luồng dữ liệu.
Phương pháp MERISE
Phương pháp MERISE (viết tắt từ cụm từ Méthode pour Rassembler les Idées Sans Effort, tạm dịch phương pháp tập hợp những ý tưởng dễ dàng) được đề xuất bởi CETE (Centre d’Etude Technique de I’Équipement d’Aix-en-Provence), INRIA (Institut Nationale de Recherche en Informatique et Automatique) và Viện Đại Học Marseilles III tại Pháp vào năm 1974. Đây là một phương pháp có cơ sở khoa học vững chắc, được sử dụng nhiều ở Pháp và châu Âu.
Phương pháp này đưa ra cách nhìn tổng quan về HTTT của xí nghiệp hay của một tổ chức, dựa trên mô hình hệ thống: hệ thống quyết định, hệ thống thông tin và hệ thống tác nghiệp. Từ quan niệm này, HTTT được kiến trúc theo 3 mức: mức ý niệm (conceptual level), mức logic hay mức tổ chức (organizational level) và mức vật lý (technical level).
Những đặc trưng cơ bản của phương pháp MERISE là:
Tiếp cận theo mức nhằm hình thức hóa hệ thống tương lai.
Tiếp cận theo giai đoạn nhằm phân cấp các quyết định.
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng
Phương pháp này xem hệ thống như các thực thể được tổ chức từ các thành phần mà các thực thể chỉ được xác định khi nó thừa nhận và có quan hệ với các thành phần khác. Phân tích dựa trên việc tìm hiểu hệ thống là cái gì và hệ thống làm gì. Các chức năng của hệ thống được biểu diễn thông qua các đối tượng, nên việc thay đổi, tiến hóa các chức năng sẽ không ảnh hưởng đến cấu trúc tĩnh của phần mềm, có khả năng thống nhất cao để xây dựng các thực thể phức tạp từ các thực thể đơn giản. Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng thực hiện tìm kiếm, mô tả các đối tượng từ đó thực hiện đặc tả các hành vi, bổ sung chi tiết nếu cần thiết để cài đặt hệ thống.
Lựa chọn phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
So sánh các phương pháp phân tích thiết kế hệ thống
SADT
MERISE
Hướng đối tượng
Xem hệ thống là một tập hợp các chức năng.
Xem hệ thống đang xét gồm các hệ thống con: hệ thống quyết định, hệ thống thông tin và hệ thống tác nghiệp.
Xem hệ thống là tập hợp các thực thể nhỏ liên kết lại với nhau.
Hệ thống được biểu diễn dưới dạng các biểu đồ phân cấp.
Hệ thống được kiến trúc theo ba mức: mức ý niệm, mức logic và mức vật lý.
Hệ thống được biểu diễn dưới dạng nhiều loại biểu đồ và theo nhiều hướng nhìn khác nhau, mỗi loại biểu diễn một khía cạnh của hệ thống.
Với phương pháp phân tích này thì khó có thể thay đổi theo thời gian mà theo yêu cầu của các hệ thống tin học thì luôn cần sự thay đổi.
Phương pháp này tiếp cận hệ thống theo mức và giai đoạn sẽ hình thức hóa hệ thống tương lai và phân cấp các quyết định.
Có thể giải quyết được đối với những hệ thống lớn, có độ phức tạp cao. Dễ thay đổi khi chức năng của hệ thống thay đổi.
Từ bảng so sánh trên, tôi nhận thấy rằng phương pháp phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng có các đặc điểm nổi trội hơn so với các phương pháp còn lại. Sử dụng phương pháp phân tích thiết kế hướng đối tượng làm cho việc phân tích thiết kế rõ ràng hơn, trong sáng hơn, người phân tích có thể nhìn thấy mọi khía cạnh của vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Đồng thời khi sử dụng phương pháp này chúng ta dễ thực hiện đối với các hệ thống lớn, cũng như dễ dàng trong việc mở rộng hệ thống sau này.
Ngôn ngữ UML
Nói đến phân tích thiết kế hướng đối tượng thường nhắc đến UML (Unifiedl Modeling Language) là một ngôn ngữ bao gồm một bảng từ vựng và các quy tắc để kết hợp các từ vựng đó phục vụ cho mục đích giao tiếp. Một ngôn ngữ dùng cho việc lập mô hình là ngôn ngữ mà bảng từ vựng (các ký hiệu) và các quy tắc của nó tập trung vào việc thể hiện về mặt khái niệm cũng như vật lý của một hệ thống. Mô hình hóa mang lại sự hiểu biết về m