Luận văn Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ mộc tại làng nghề đồ mộc Hữu Bằng - Thạch Thất - Hà Tây

Từ khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đã được nhiều quốc gia hưởng ứng tiêu chuẩn này đã được áp dụng một cách rộng rãi về nhiều phương diện của tiêu chuẩn. Đến cuối năm 1990 gần 350000 công ty thuộc 150 quốc gia đã được chứng nhận theo ISO –9000. Cùng với sự toàn cầu hoá và mở rộng thị trường, hoạt động chứng nhận nói riêng và đánh giá phù hợp nói chung ngày càng trở nên quan trọng đáp ứng được nhu cầu do vậy phải tiến hành hoạt động thương mại và có các thủ tục đánh giá sự phù hợp. Thoả ước về hàng rào kỹ thuật (TBT) của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì các thủ tục đánh giá sự phù hợp, bất kỳ thủ tục nào được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để xác định nhu cầu tương ứng trong các tiêu chuẩn hay chế định kỹ thuật đã đươc thưc hiện. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp phải đảm bảo không có sự phân biệt đối sử, phải rõ dàng hoà nhập không trở thành rào cản đối với thương mại, đây cũng là các nguyên tắc chủ yếu trong thảo ước của WTO về rào cản kỹ thuật đến thương mại đối với các thủ tục đánh giá sự phù hợp được 121 quốc gia thành viên áp dụng trong vòng đàm phán.

pdf45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ mộc tại làng nghề đồ mộc Hữu Bằng - Thạch Thất - Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 Luận văn Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ mộc tại làng nghề đồ mộc Hữu Bằng-Thạch Thất-Hà Tây 32 ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng hàng hoá nói chung và sử dụng đồ mộc nói riêng ngày càng tăng. Câu hỏi đặt ra cho sản phẩm nghành Chế Biến Lâm Sản đủ để cung cấp cho thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết không những làm tăng khả năng thoả mãn của khách hàng mà còn liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nghành. Khoa chế biến lâm sản nói chung cũng như bộ môn xẻ mộc nói riêng đã và đang xây dựng những chuyên đề, đề tài nghiên cứu về kiển soát chất lượng sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm chúng ta phải đi xâu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng như nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị, công nghệ, con người …đặc biệt là phương pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Được sự đồng ý của nhà trường, khoa Chế biến Lâm sản, bộ môn công nghệ xẻ mộc tôi được phân công thực hiện chuyên đề “xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm đồ mộc tại làng nghề đồ mộc Hữu Bằng-Thạch Thất-Hà Tây”. Trong quá trình thực hiện chuyên đề mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng do bước đầu làm quen nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại.Vậy tôi mong được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Chế biến Lâm sản và các bạn đồng nghiệp qua đây cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo khoa Chế biến Lâm sản đặc biệt là thầy giáo PGS-TS Nguyễn Phan Thiết người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Xuân mai, ngày 2 tháng 3 năm 2005 Sinh viên thực hiện: Hoàng Văn Ban 33 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Khái quát vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Từ khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đã được nhiều quốc gia hưởng ứng tiêu chuẩn này đã được áp dụng một cách rộng rãi về nhiều phương diện của tiêu chuẩn. Đến cuối năm 1990 gần 350000 công ty thuộc 150 quốc gia đã được chứng nhận theo ISO –9000. Cùng với sự toàn cầu hoá và mở rộng thị trường, hoạt động chứng nhận nói riêng và đánh giá phù hợp nói chung ngày càng trở nên quan trọng đáp ứng được nhu cầu do vậy phải tiến hành hoạt động thương mại và có các thủ tục đánh giá sự phù hợp. Thoả ước về hàng rào kỹ thuật (TBT) của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì các thủ tục đánh giá sự phù hợp, bất kỳ thủ tục nào được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để xác định nhu cầu tương ứng trong các tiêu chuẩn hay chế định kỹ thuật đã đươc thưc hiện. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp phải đảm bảo không có sự phân biệt đối sử, phải rõ dàng hoà nhập không trở thành rào cản đối với thương mại, đây cũng là các nguyên tắc chủ yếu trong thảo ước của WTO về rào cản kỹ thuật đến thương mại đối với các thủ tục đánh giá sự phù hợp được 121 quốc gia thành viên áp dụng trong vòng đàm phán. Sự hoà nhập của các hệ thống chứng nhận đóng vai trò then chốt để đem lại sự tin tưởng cho người sử dụng. Việc chứng nhận nhiều lần cũng là một trở ngại, không chỉ gây tốn kém cho các nhà sản xuất mà còn gây hoang mang cho các nhà tiêu dùng nhất là khi các kết quả lại sai khác nhau do vậy nhu cầu 34 “Bị đánh giá một lần và được thừa nhận mọi nơi” trở nên cấp thiết. Đó cũng là nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan đến vấn đề này. Để thực hiên yêu cầu này cách làm thông thường này là các tổ chức chứng nhận các thoả thuận song phương hoặc đa phương. Theo các thoả thuân thì chứng chỉ được một tổ chức chứng nhận cấp. Sẽ được chấp nhận của các tổ chức tham gia ký thoả thuận. Biện pháp trên chưa thể đáp ứng triệt để phương trâm nên phạm vi tác dụng còn rất hạn chế. Nếu muốn được chấp nhận ở nhiều quốc gia hay khu vực, tổ chức chứng nhận phải ký nhiều thảo luận song phương hay đa phương gây tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí. Một cách khác có hiệu quả hơn là tại mỗi quốc gia thành lập một cơ quan chứng nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Tổ chức nào được quốc gia chứng nhận thừa nhận tại quốc gia đó. Muốn đấu chứng vượt qua được biên giới quốc gia thì giữa các tổ chức công nhận quốc gia phải ký các thoả thuận song phương và đa phương, phương thức này đã giảm được chi phí và thời gian khá nhiều việc thừa nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Bộ tiêu chuẩn ISO-9000 đến với Việt Nam từ năm 1990 tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, và cho tới hội nghị chất lượng Việt Nam 1995 việc xây dựng và áp dung ISO-9000, tại các doanh nghiệp mới trở thành một phong trào mạnh, song song với các hoạt động của các doanh nghiệp, chương trình quốc gia về quản lý chất lượng của Việt Nam cũng hình thành và đưa vào hoạt động đánh đấu sự ra đời năm 1996 của tổ chức QUACERT thuộc tổng cục tiêu chuẩn - đo lường – chất lượng. Đến tháng 9- 2000 xấp xỉ 200 công ty đã được chứng nhận Việt Nam. Trong những năm tới, sẽ triển khai áp dụng ISO-9000 trong khu vực quản lý hành chính. 35 Bên cạnh các chính sách chung của nhà nước, nhiều địa phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có những biện pháp cụ thể khuyến khích giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO –9000, như tổ chức các hội nghị tuyên truyền và giới thiệu, mở các lớp đào tạo với các nội dung khác nhau. Tài trợ một phần kinh phí xây dựng và chứng nhận, viết các tài liệu và hướng dẫn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và kinh phí trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm. * Trường Đại học Lâm nghiệp Do bộ ISO-9000 mãi đến năm 1990 mới du nhập vào Việt Nam cho nên đối với các doanh nghiệp ở nước ta việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng còn rất mới mẻ vì vậy việc xây dựng hệ thống kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm còn rất mới mẻ đối với khoa Chế biến Lâm sản Trường Đại học Lâm nghiệp. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, gần đây một số sinh viên khoa Chế biến lâm sản đã tiến hành nghiên cứu stt Tên đề tài Hạn chế của đề tài 1 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng khâu tạo sản phẩm khi xẻ ván sàn ở khâu xẻ phá bằng cưa vòng đứng tại công ty bao bì -xuất khẩu Hà nội Tácgiả:Nguyễn Thị Ngọc ánh- 2002 đề tài chỉ dừng lại ở việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở khâu xẻ phá với các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị máy móc thiết bị , lập bản đồ xẻ, xẻ phá 36 stt Tên đề tài Hạn chế của đề tài 2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng mối liên kết mộng trong sản phẩm mộc trạm khắc truyền thống. Tác giả :Nguyễn Thuyết -2004 đề tài mới khảo sát nghiên cứu đối với các sản phẩm mộc gia dụng, các loại nguyên liệu được sử dụng chủ yếu ở cơ sở sản xuất 3 đề xuất nâng cao chất lượng trạm khắc trong sản xuất đồ mộc tuyền thống . tác giả :Vũ Thị Kim Quý -2004 đề tài chỉ đề cập tới việc kiểm soát chất lượng sản phẩm mộc chạm khắc và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chạm khắc .đề xuất nâng cao chất lượng ở hai khâu lấy nền và đục lỗ . 4 Xây dựng tiêu chí đánh giá chất luợng sản phẩm trong dây truyền công nghệ xẻ Tác giả :Đỗ thị hải Yến-2003 đề tài đề cập ở phạm vi xây dựng tiêu chí đáng giá cho một sản phẩm và chi tiết của sản phẩm đó tại dây chuyền cụ thể . 5 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phần tạo sản phẩm ở các khâu pha phôi thẩm ,cuốn cho một sản phẩm Tác giả :Nguyễn nghĩa Dũng- 2002 đề tài chỉ đề cập tới vịêc xây dụng hệ thống quản lý chất lượng cho các khâu pha phôi, thẩm ,cuốn . 6 Xây dựng hướng dẫn tạo sản phẩm cho một sản phẩm đồ gỗ tại công ty hoàn cầu . Tác giả: Nguyễn Thị Đức-2004 Phạm vi xây dựng hướng dẫn tạo sản phẩm cụ thể. 37 Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhưng việc xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm cho đồ mộc vẫn chưa đề cập tới. Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là vấn đề luôn luôn được quan tâm. 1.2 Phạn vi nghiên cứu - Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng cho một sản phẩm“giường nằm”. - Địa điểm : tại làng nghề sản xuất đồ gỗ Hữu Bằng-Thạch Thất- Hà Tây. - Các yếu tố (đầu vào, máy móc thiết bị, công cụ cắt) 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng hệ thống hồ sơ kỹ thuật ở hai khâu đầu vào và máy móc thiết bị, cho sản phẩm mộc“giường nằm”phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Hướng dẫn gia công - Dự đoán những khuyết tật xẩy ra ở các khâu, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 1.4 Nội dung chủ yếu - Cơ sở lý thuyết. - Xây dựng hệ thống kiểm soát. chất lượng sản phẩm. - Kết luận- kiến nghị 1.5 Phương pháp nghiên cứu . - PRA (có sự tham gia của người dân) - Khảo sát (nguyên liệu, máy móc thiết bị, công cụ cắt) - Phỏng vấn (người sản xuất, người tiêu dùng, các chuyên gia, người công nhân …) 38 - Phương pháp chuyên gia (tham khảo các ý kiến chuyên gia, cán bộ có kinh nghiệm) + Các phương pháp trên được sử dụng khi tiến hành khảo sát thực tế. - Tư duy phân tích chuyên gia, thảo luận tổng hợp sử dụng trong khi xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng. - Phương pháp kế thừa, tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu mà những nhà khoa học đã nghiên cứu, các nhà khoa học đã làm và để lại về vấn đề chất lượng (quản lý, kiểm soát, kiểm tra… chất lượng) - Phương pháp tư duy, lôgic Chương II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các khái niệm 2.1.1 Chất lượng sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của sản phẩm hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu, của khách hàng và các bên liên quan . 2.1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố phải xác định đầy đủ các yếu tố, ta mới đánh giá được chất lượng sản phẩm. * Yếu tố nguyên liệu Nguyên liệu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm do vậy ta phải kiểm tra để loại bỏ những yếu tố nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Trong quá trình sản xuất tuỳ vào từng loại nguyên liệu mà ta kiểm tra các đặc tính, thông số của nguyên liệu cần phải thoả mãn một số yêu cầu nhất định và yêu cầu này phải gắn liền với quy trình công nghệ, yêu cầu của sản phẩm, với thị hiếu của người tiêu dùng và đặc biệt lợi nhuận đem lại. 39 Thực tế về hình dạng, kích thước của nguyên liệu rất đa dạng ta phải lựa chọn các thông số như độ cong vênh, nứt đầu, mắt gỗ, sâu nấm… Chất lượng của nguyên liệu là một yêu cầu rất quan trọng, tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu mà có những chỉ tiêu đánh giá cụ thể, thông thường trong quá trình gia công nó phụ thuộc vào loại hình sản phẩm mà ta kiểm tra. Để đánh giá mức độ bệnh tật, hình dạng và kích thước, độ ẩm, chủng loại từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những ảnh hưởng của nguyên liệu đến quá trình gia công và chất lượng sản phẩm. * Máy móc thiết bị, công cụ cắt  Nếu yếu tố nguyên liệu là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng sản phẩm thì yếu tố máy móc thiết và công cụ cắt cũng có tầm quan trọng đặc biệt, nó có tác dụng quyết định tới việc hình thành chất lượng sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, máy móc thiết bị là nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, quá trình hoạt động lâu ngày sẽ dẫn tới việc hao mòn máy móc là điều không tránh khỏi, làm giảm độ chính xác gia công, năng suất và hiệu quả làm việc của máy làm ảnh hưỏng tới chất lượng sản phẩm. Sự hao mòn có thể do tự nhiên, hao mòn đột biến, hao mòn hữu hình. Hao mòn tự nhiên là do thời gian sản xuất và các nguyên nhân khác gây nên. Hao mòn đột biến là sự tăng nhanh chóng ở một chi tiết nào đó tác động trong quá trình sản gây nên, nó không tuân theo quy tắc về sự bảo dưỡng và sửa chữa. Hao mòn hữu hình là sự thay đổi kích thước và vị trí các chỗ tiếp xúc xuất hiện các khuyết tật để lại trên bề mặt sản phẩm. Để năng cao chất lượng sản phẩm ta phải có những biện pháp khắc phục cụ thể hạn chế sự ảnh hưởng của máy móc thiết bị đến chất lượng sản phẩm. 40 * Công cụ cắt Trong bất cứ một loại hình sản xuất nào việc hàn mài, sửa chữa công cụ cắt có tầm quan trọng rất đặc biệt bởi nó quyết định đến năng suất và an toàn cho người lao động. Một dây chuyền sản xuất tốt phải có bộ phận hàn mài và sửa chữa, bởi vì nó duy trì sự hoạt động sản xuất bình thường cho các phân xưởng. + Thông số góc: đối với lưỡi cắt thông số góc là quan trọng, nó được tạo bởi quá trình cắt gọt hay sự thay đổi làm cho chất lượng cắt gọt thay đổi. Khi tiến hành gia công cắt gọt, đối với mỗi công cụ đều có các thông số góc là khác nhau. Với nguyên liệu mềm phải có diện tích hầu cưa lớn, nguyên liệu cứng hầu cưa nhỏ. Góc trước là góc giới hạn bởi mặt trước và mặt cơ sở. Thông thường góc trước nằm trong khoảng 25-300. Thực tế qua kiểm tra thì góc trước nằm trong khoảng 27-300 như vậy là nằm trong khoảng cho phép. + Cán cưa: là quá trình làm cho lưỡi cưa biến dạng giữa hai trục quay ngược chiều có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi. Chiều cao phôi giảm, chiều rộng, chiều dài tăng. Hình dạng giữa hai trục cán quyết định hình dạng sản phẩm, quá trình phôi chuyển động qua khe hở trục cán nhỏ, ma sát giữa hai trục cán với phôi. Cán không những thay đổi hình dạng kích thước mà còn năng cao chất lượng kim loại từ đó chất lượng mạch xẻ sẽ tốt hơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. + Me cưa: trong quá trình gia công lưỡi cắt tác dụng vào nguyên liệu gây ra ma sát ảnh hưởng đến quá trình gia công vì vậy người ta phải mở cưa chủ yếu bằng phương pháp bóp me. Me cưa được tạo ra trong quá trình bóp me lớn hơn hoặc bằng 1,2 –2 lần chiều dày lưỡi cưa. + Hàn lưỡi cắt: thông thường trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả làm việc và chất lượng sản phẩm người ta thường hàn gắn kim loại cứng 41 vào đầu lưỡi cắt. Hàn có chức năng nối lưỡi cưa hàn một số khuyết tật như nứt hầu để hạ ứng suất ngầm cho lưỡi cưa. Nếu hàn tôt sẽ giúp cho người và máy móc trong quá trình gia công tạo gia sản phẩm tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Yếu tố công nghệ Công nghệ ảnh hưởng rất lớn , quyết định đến chất lượng sản phẩm đây là quá trình phức tạp, vừa làm thay đổi ít nhiều hoặc bổ xung tới tính chất ban đầu của nguyên liệu theo hướng cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất công nghệ được đổi mới nhưng thiết bị cũ kỹ dẫn tới việc làm ra sản phẩm mất nhiều thời gian mà không nâng cao được chất lượng chính vì vậy công nghệ cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. * Yếu tố con người Con người là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một công ty là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhóm yếu tố con người bao gồm các cấp lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong một công ty, đơn vị, người tiêu dùng. Đối với cán bộ lãnh đạo các cấp cần có nhận thức về việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có những chủ trương chính sách đúng đắn, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm . Đối với người công nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản suất Tay nghề công nhân cao chứng tỏ việc nâng cao tay nghề luôn được quan tâm chú trọng tới, để từ đó hướng cho họ có tinh thần và tay nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm. * Yếu tố môi trường Trong quá trình sản xuất môi trường trong một nhà máy, phân xưởng cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Một môi trường sản 42 xuất không bị ô nhiễm, tức là môi trường, đất, nước, không khí, đảm bảo giúp cho người sản xuất khoẻ mạnh, đảm bảo được thời gian làm việc, luôn luôn có trách nhiệm cao trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ngược lại ở môi trường ô nhiễm cao dễ làm cho con người bị nhiễm bệnh hay sức khoẻ không đảm bảo ảnh hưởng đến thời gian uể oải trong công việc gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. 2.1.1.3 Các đặc tính sản phẩm * Đặc tính có thể đo đếm, định cỡ được + Độ ẩm + Kích thước + Hình dạng + Cấu tạo + Độ bền * Đặc tính không thể đo đếm, định cỡ được trong một thời gian sử dụng mới có thể đo đếm định cỡ, thử nghiệm được. + Tuổi thọ + Thẩm mỹ * Chất lượng sản phẩm được thể hiện - Yêu cầu kỹ thuật + Công dụng : Một sản phẩm mộc khi sản xuất ra đều mang một chức năng riêng biệt vì vậy kích thước sản phẩm phải phủ hợp với đối tượng sử dụng, hình thức, hình dáng của sản phẩm phải hài hoà cân đối phù hợp với công dụng của nó. + Độ bền vững Một sản phẩm mộc có quan hệ chặt chẽ với công dụng của nó Nếu sản phẩm có tác dụng để trang trí thì ta phải chọn nguyên liệu có vân thớ đẹp, nhưng vẫn phải đảm bảo kết cấu của sản phẩm là bền vững. 43 Nếu sản phẩm chịu tác dụng lực lớn ta phải chọn loại nguyên liệu có cường độ chịu lực cao, kết cấu sản phẩm có đủ độ bền. Nếu sản phẩm có tác dụng để trang trí ( tủ, …) thì ta phải chọn loại nguyên liệu có vân thớ đẹp, nhưng vẫn phải đảm bảo kết cấu của sản phẩm là bền vững. Nhìn chung muốn cho sản phẩm đảm bảo được yêu cầu về độ bền vững ngoài yêu cầu về loaị nguyên liệu tốt ta còn phải gia công tạo nên sản phẩm có kích thước đảm bảo độ bền. Độ bền chi tiết được tính toán thiết kế nhưng thực tế kích thước của chi tiết thường lấy theo kinh nghiệm và thường lấy hơn kích thước tính toán. +Về thẩm mỹ Dáng của sản phẩm mộc phải thanh thoát, hiện đại và vẫn mang được những nét đặc thù của dân tộc. Khi gia công phải chú ý kết hợp màu sắc và vân thớ của các chi tiết liên kết nối với nhau để tạo được sự hài hoà cân đối phù hợp với yêu cầu của trang trí. Mỗi sản phẩm mộc, ngoài tác dụng yêu cầu về sử dụng, còn có tác dụng để trang trí vì vậy trang sức bề mặt sản phẩm ngoài mục đích nâng cao tuổi thọ của sản phẩm còn làm tăng vẻ đẹp. Cho nên việc chọn phương pháp trang sức bề mặt sản phẩm, phải căn cứ vào loại hình của sản phẩm . Nâng cao trình độ cơ giới hoá và sự tự động hoá trong sản xuất . Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm . Chọn phương pháp lắp ráp và quy trình công nghệ hợp lý . +Giá cả Mỗi sản phẩm được sản xuất đều có các đặc tính, chất lượng sản phẩm khác nhau. Từ các đặc tính đó, phải căn cứ vào sản phẩm để đưa ra giá bán 44 cho sản phẩm. sản phẩm được bán theo sự thoả hiệp của hai bên mà có phương thức trả tiền theo tiền mặt, ngoại tệ … +Thời gian giao hàng. Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đã được kiểm tra và đáp ứng về giá trị thẩm mỹ, độ bền giá cả hợp lý nhưng nếu dịch vụ sau quá trình xản xuất của công ty như tiến độ giao hàng, trình độ giao hàng, bảo hành, hướng dẫn sử dụng không tốt thì điều đó vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngược lại cũng sản phẩm đó sẽ được coi là chất lượng nếu như dịch vụ sau bán hàng tốt, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 2.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 2.2.1 Khái niệm Kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả và yêu cầu nhằn xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với qui định là bàng cách kiểm tra các sản phẩm và chi tiết, bộ phận sàng lọc và loại ra bất cứ một bộ phận nào không đảm bảo chỉ tiêu hay quy cách kỹ thuật, ngày nay việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển rộng rãi khách hàng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh giữa các cơ sở sản xuất về chất lượng ngày càng mãnh liệt. 2.2.2 Phạm vi và ý nghĩa * Ưu điểm + Phân loại được sản phẩm. * Nhược điểm + Không nâng cao được chất lượng sản phẩm nên phạm vi của nó chỉ dùng trong công tác phân loại sản phẩm. 45 2.2.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm Bước 1 : đo đặc, định cỡ, thử nghiệm các đặc tính Bước 2: so sánh với chu
Luận văn liên quan