1. Mục tiêu đặt ra
Xây dựng một hệ thống cho phép doanh nghiệp có nguyện vọng bán hàng qua mạng thì có thể nhanh chóng đưa sản phẩm đến với người dùng thông qua mạng internet. Doanh nghiệp không cần phải am hiểu nhiều về kĩ thuật vẫn có thể quản trị một website bán hàng cho riêng mình. Doanh nghiệp không cần bỏ nhiều tiền để thuê các chuyên gia thiết kế hệ thống bán hàng trực tuyến cho riêng mình. Mọi thứ đều có sẵn, doanh nghiệp chỉ việc đăng kí tài khoản và sử dụng.
67 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng hệ thống thương mại điện tử hướng dịch vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM
&
BÙI CAO HỌC – NGUYỄN VĂN TÝ
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HƯỚNG DỊCH VỤ
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN TIN HỌC
NĂM 2009
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
Tổng quan
Thương mại Điện tử (TMĐT) đã trở thành một trào lưu kinh doanh mới trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, trào lưu này đang dần càng phổ biến. Điển hình như một số trang thương mại điện tử đã triển khai và hoạt động thành công tại Việt Nam như: www.gophatdat.com, www.123mua.com, www.chodientu.com , … đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, để sở hữu một website thương mại điện tử đối với đại bộ phân doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ hiện nay thì quả là một vấn đề nan giải. Nhiều khi đó không phải là vấn đề tiền bạc và là những vấn đề liên quan đến quản lý website, liên quan đến bảo mật thông tin, dữ liệu. Đó là cả một vấn đề lớn.
Mục tiêu đặt ra
Xây dựng một hệ thống cho phép doanh nghiệp có nguyện vọng bán hàng qua mạng thì có thể nhanh chóng đưa sản phẩm đến với người dùng thông qua mạng internet. Doanh nghiệp không cần phải am hiểu nhiều về kĩ thuật vẫn có thể quản trị một website bán hàng cho riêng mình. Doanh nghiệp không cần bỏ nhiều tiền để thuê các chuyên gia thiết kế hệ thống bán hàng trực tuyến cho riêng mình. Mọi thứ đều có sẵn, doanh nghiệp chỉ việc đăng kí tài khoản và sử dụng.
Vì thế mục tiêu của luận văn là:
Về mặt lý thuyết:
Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến SaaS và Thương mại điện tử
Các kiến thức nền tảng cho phép triển khai hệ thống trên môi trường web
Về mặt thực tiễn:
Xây dựng ứng dụng mẫu, cho phép người dùng có thể đăng ký tài khoản và có một website bán hàng riêng, người dùng riêng và khách hàng riêng
Hướng tiếp cận
Hướng tiếp cận để giải quyết mục tiêu đặt ra là sử dụng mô hình phần mềm mới – SaaS (Software as a Services) – phần mềm hướng dịch vụ.
Phầm mềm hướng dịch vụ theo định nghĩa của tổ chức IDC là “Phầm mềm chạy trên môi trường web, cho phép nhiều người truy cập và sử dụng cùng lúc”
Trên thế giới, nhiều hãng phần mềm lớn đã thành công trong việc cung cấp phần mềm dạng này. Ví dụ, Google Docs của hãng Google, Google Apps cũng của Google, Online Office của Microsoft, Microsoft Dynamics CRM của Microsoft, www.salesforce.com của SalesForce, inc
Vì thế, nhóm chọn hướng tiếp cận bài toán với nền tảng là mô hình SaaS là phù hợp với xu thế thế giới và Việt Nam trong tương lai gần.
Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi :
Cắt giảm chi phí triển khai hệ thống
Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên kĩ thuật bảo trì hệ thống
An toàn và ổn định hơn
Chia sẻ thông tin với những doanh nghiệp khác nhằm tạo ra một cộng dồng doanh nghiệp
Khó khăn
Yêu cầu về cơ sở hạ tầng cao à khó đáp ứng trong tình hình hiện nay của Việt Nam
Đối mặt với những vấn đề “muôn thủa” của phần mềm trên internet: bảo mật thông tin
Thói quen người dùng
KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Thương mại điện tử ( EC )
Định nghĩa EC
E-Commerce
Là khái niệm chỉ quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua mạng máy tính, đặc biệt mạng Internet.
Hầu hết các ứng dụng EC được thực hiện thông qua môi trường mạng internet. Tuy nhiên, quá trình mua bán này có thể thông qua mạng WAN, LAN hay thậm chí là máy tính đơn. Khi đó, việc mua bán hàng hóa giữa một máy bán hành và một thẻ thông minh có thể coi là một EC.
E- Business
Hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa
Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin
Dịch vụ khách hàng (customer service)
Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative)
Đào tạo từ xa (e-learning)
Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness)
Một số khái niệm EC
Mô hình EC
Là phương thức kinh doanh của công ty để phát sinh lợi nhuận cho công ty. Mô hình EC giải thích một công ty đóng vai trò như thế nào trong một dây chuyền. Một đặc điểm của EC là có thể tạo ra các mô hình thương mại mới.
Thị trường điện tử (Electronic Market)
Người bán và người mua gặp nhau trực tuyến để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ.
Sàn giao dịch
Là một loại đặc biệt của thị trường điện tử. Giá cả trong thị trường có thể qui định và giá cả có thể thay đổi sao cho phù hợp giữa cung và cầu.
Thanh toán điện tử
Thanh toán điện tử (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic Message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt. Ví dụ: trả lương bằng chuyển khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng, … thực chất đều là dạng thanh toán điện tử.
Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
Financial Electronic Data Interchange – gọi tắt là FEDI - chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch điện tử với nhau.
Tiền mặt Internet (Internet Cash)
Là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông quan Internet, áp dụng cho phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau. Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa. Vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash). Loại tiền này có công nghệ đặc thù đảm bảo được mọi yêu cầu của người bán và người mua theo luật quốc tế. Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng mạng Internet để chuyển cho người bán hàng. Thanh toán bằng tiền Internet đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau:
Có thể dùng thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ, thạm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao địch mua hàng và chuyển tiền rất thấp không đáng kể)
Không đòi hỏi phải có ngay một qui chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa 2 người hoặc 2 công ty bất kỳ. Các thanh toán là vô danh.
Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả
Túi tiền điện tử (Electronic Purseb)
Còn gọi là “ví tiền điện tử” – là nơi để gởi tiền mặt Internet, chủ yếu thể hiện dưới dạng thẻ thông minh (Smart Card). Tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó. Kỹ thuật của “túi tiền điện tử” tương tự như kĩ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”. Thẻ thông minh nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, chỉ khác là mặt sau của thẻ, thay vì dải từ thì là một chíp máy tính điện tử có bộ nhớ để lưu trữ tiền đã được số hóa. Tiền này chỉ được chi trả khi có thư yêu cầu được xác nhận là “ đúng”.
Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa (digital securities trading)
Bao gồm các hình thức sau:
Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiot, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp, …
Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị, …)
Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng khác
Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác
Khung hoạt động
Hình 1Khung hoạt động của ứng dụng EC
Các thành phần tham gia
Hình vẽ sau mô tả các thành phần tham gia trong EC:
Hình 2 Các thành phần tham gia hệ thống EC
Phân loại EC
Phân loại theo mô hình thương mại
Đưa ra giá của bạn cần
Mô hình kinh doanh này cho phép người mua đưa ra giá mà người đó đồng ý chi trả cho một mặt hàng hay dịch vụ nào đó. Ví dụ điển hình cho mô hình hoạt động này là website www.priceline.com. Website này tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và so sánh chúng với nhưng dịch vụ mà các nhà cung cấp có được với giá phù hợp với yêu cầu đó. Người dùng có thể dùng priceline.com để xác định hàng hóa.
Tìm giá tốt nhất
Trong mô hình này thì khách hàng cần xác định rõ nhu cầu của mình. Sau đó, công ty sẽ xác định giá thấp nhất của dịch vụ và mặt hàng cần. Trang hotwire.com sử dụng mô hình này: khách hàng ghi lại thông tin họ cần, hotwire.com sẽ đối chiếu các thông tin này với thông tin trong cơ sở dữ liệu xác định giá thấp nhất và gởi cho khách hàng. Khách hàng có 30 phút để quyết định chấp nhận hoặc hủy bỏ yêu cầu.
Môi giới
Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sử dụng cách thức mời tự động đề đề nghị khách hàng mua hàng. Các giá bán được đưa ra và chỉnh sửa, xem xét một cách tự động. Khách hàng không cần nhập vào bất cứ thông tin gì. Trang www.getthere.com - chuyên cung cấp các dịch vụ và mặt hàng du lịch – là một ví dụ.
Chi nhánh tiếp thị
Đây là một tổ chức mà ở đó người tiếp thị (các doanh nghiệp, các tổ chức, hoặc các cá nhân) hợp tác với công ty để chuyển khách hàng đến website của công ty đó để mua mặt hàng hay dịch vụ. Chi nhánh tiếp thị được nhận từ 3-15% hoa hồng trên giá trị mặt hàng đặt mua. Ví dụ cho mô hình này là hay
Phân loại mua sắm
EC đã tạo ra thêm một khái niệm mới là tập hợp điện tử, nơi đó người tham gia thứ 3 tìm các cá nhân hay các công ty kinh doanh nhỏ và vừa, tập hợp lại các đơn hàng và qui ra thành tiền. Một vài nhà tập hợp là: , . Khi tham gia vào mô hình này, doanh nghiệp nhỏ và là các cá nhân bị giảm đi một số tiền.
Hệ thống đề nghị điện tử
Phần lớn người mua dù là cá nhân hay tập thể luôn luôn mua hàng hóa thông qua hệ thống đề nghị. Hiện nay, việc đề nghị có thể thực hiện trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Bán đấu giá trực tuyến
Ngoài trang ebay.com – trang bán đấu giá lớn nhất thế giới – thì còn có hàng trăm website thực hiện bán đấu giá trực tuyến như amazon.com, yahoo.com
Sản xuất theo yêu cầu khách hàng và cá nhân hóa
Đây không phải là một mô hình mới trong EC. Điểm chú ý của mô hình này là khả năng chế tạo hàng hóa theo yêu cầu khách hàng nhưng chi phí không cao hơn so với hàng hóa sản xuất hàng loạt là mấy. Ví dụ công ty Dell đã hoạt động sản xuất theo mô hình này.
Phân loại theo bản chất của giao dịch
Hình 3Mối liên hệ giữa các loại hình kinh doanh trong EC
B2B (business-to-business)
Giao dịch giữa các công ty với nhau
B2C (business-to-consumer)
Giao dịch bán lẻ sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đến một cá nhân mua sắm nào đó
E-tailing
B2E (business-to-employee)
Công ty cung cấp dịch vụ, thông tin hay sản phẩm đến các nhân viên
Trường hợp con của intrabusiness
C2B (consumer-to-business)
Cá nhân dùng Internet để bán sản phẩm cho các công ty
Cá nhân tìm kiếm người bán để ra giá mua sản phẩm
C2C (consumer-to-consumer)
Cá nhân rao bán bán nhà riêng, xe hơi, … hoặc những kiến thức, hiểu biết chuyên môn cho các cá nhân khác
E-Government
Chính phủ mua/cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay thông tin từ/đến các
Doanh nghiệp (G2B)
Cá nhân (G2C)
E-Learning
Huấn luyện và đào tạo từ xa của các tổ chức giáo dục hay trường học
M-Commerce (Mobile Commerce)
Các giao dịch hay hoạt động được thực hiện ở môi trường không dây
Hệ thống EC
Hình 4 Electronic Commerce 2006, Efaim Turban.
Thuận lợi của EC
Đối với doanh nghiệp
Mở rộng thị trường nội địa và quốc tế
Tăng sức cạnh tranh, làm bình đẳng quá trình cạnh tranh giữa những doanh nghiệp
Giảm chi phí lưu trữ, tìm kiếm, phân phối, xử lý thông tin (trên giấy)
Cải thiện qui trình và tổ chức
Mô hình kinh doanh mới đem lại nhiều lợi nhuận
Dây chuyền cung ứng
Mối quan hệ với khách hàng
Mở rộng thời gian giao dịch (24/7/365), không giới hạn không gian và thời gian
Các doanh nghiệp tương tác với nhau kịp thời
Đối với người dùng (đầu cuối)
Sự thuận tiện
Mọi lúc mọi nơi
Liên lạc, trao đổi thông tin liên lạc và kinh nghiệm với những nhà tiêu thụ khác
Nhanh chóng có được những thông tin cần thiết về sản phẩm
Có nhiều chọn lựa về giá cả
Chọn lựa và so sánh nhiều hàng hóa từ nhiều nhà cung cấp
Mua được các hàng hóa hay dịch vụ rất rẻ
Đối với xã hội
Giảm sự đi lại
Tăng tiêu chuẩn cuộc sống
Một số sản phẩm có thể đến được với những người ở vùng nông thôn và các nước nghèo
Những dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe, giáo dục cộng đồng được phân bố rộng rãi với chi phí thấp
Hạn chế của EC
Về mặt công nghệ
Các chuẩn về chất lượng, bảo mật, độ tin cậy vẫn đang còn trong quá trình phát triển
Băng thông chưa đủ rộng, đặc biệt là m-commerce
Các công cụ phát triển phần mềm EC chưa ổn định
Khó tích hợp mạng Internet và phần mềm EC vào các hệ thống cũ
Cần có những web server đặc thù (tốn nhiều tiền)
Việc truy cập Internet còn khá mắc với 1 số khách hàng
Các hạn chế khác
Chi phí phát triển EC cao (in-house)
Luật và các chính sách chưa rõ ràng
Khó thuyết phục khách hàng về bảo mật thông tin cá nhân
Khách hàng chưa tin tưởng các giao dịch không có chứng từ, giao dịch không gặp gỡ trực tiếp
Khách hàng thích nhìn thấy sản phẩm trực tiếp
Lỗi, gian lận trong EC ngày một nhiều
Một số vấn đề cần lưu ý
Bảo mật trong EC
Một số vấn đề bảo mật
Khi tham gia vào thương mại điện tử nghĩa là hệ thống được kết nối vào mạng toàn cầu. Do đó, hệ thống có thể bị tấn công bất cứ khi nào nếu không có một cơ chế bảo mật chặt chẽ.
Ngoài ra thông tin được truyền trên Internet rất khó kiểm soát và dễ tấn công từ bên ngoài. Vì vậy, cần có giải pháp bảo mật để đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình truyền dữ liệu.
Ngoài những vấn đề bảo mật cơ bản cho một ứng dụng web như chống Phising, spam email, … thì các ứng dụng EC còn phải quan tâm đến các vấn đề bảo mật sau:
Authentication – Chứng thực người dùng
Sự ủy quyền thông qua mật mã, thẻ thông minh, chữ ký
Authorization – Chứng thực quyền sử dụng
Auditing – Theo dõi hoạt động
Confidentiality (Privacy) – Giữ bí mật nội dung thông tin
Mã hóa thông tin trước khi truyền đi qua Internet
Integrity – Toàn vẹn thông tin
Availability – Khả năng sẳn sàng đáp ứng
Nonrepudiation – Không thể từ chối trách nhiệm
Sử dụng chữ ký điện tử
Qui trình bảo mật
Hình 5Qui trình bảo mật trên một hệ thống website
Một số loại tấn công
Không sử dụng chuyên môn
Lợi dụng sức ép, tâm lý để đánh lừa người dùng và làm tổn hại đến mạng máy tính
Hình thức : gọi điện thoại, gửi mail, phát tán links
Sử dụng chuyên môn
Các phần mềm, kiến thức hệ thống, sự thành thạo của người tấn công
Hình thức:
DoS, DDoS
Virus, worm, trojan horse
Chống lại tấn công
Xử lý tự động
Cần phải chú ý đến khâu xử lý tự động các thao tác lặp đi lặp lại để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cần phân chia công việc cần xử lý tự động thành các giai đoạn xử lý sao cho phù hợp. Các giai đoạn cần phải độc lập, tuần tự và dễ dàng trao đổi dữ liệu giữa các giai đoạn.
Thanh toán điện tử
Trong thương mại điện tử, vấn đề thanh toán là rất quan trọng. Do đó, cần phải có phương thức thanh toán phù hợp, hiệu quả, khách hàng tin cậy và hài lòng vào phương thức thanh toán. Đồng thời cần phải bảo mật tối đa các thông tin thanh toán của khách hàng. Hình thức thanh toán cũng tùy thuộc vào đối tượng thanh toán: hình thức thanh toán giữa cá nhân – cá nhân sẽ khác hình thức thanh toán giữa công ty – công ty.
Sau đây tìm hiểu thử một số cách thức mà các trang EC ở VN đang sử dụng để thanh toán trên site của họ:
Paypal
OnePay
PayNet
Cổng thanh toán trực tuyến PayNet cung cấp hệ thống tài khoản trực tuyến cho phép các chủ tài khoản có thể đặt hàng trực tuyến, yêu cầu thanh toán, chuyển khoản, nạp tiền, rút tiền, vấn tin, sao kê, quản lý giao dịch, theo dõi lịch sử giao dịch, đơn hàng. Việc đăng ký tham gia cổng này có thể thực hiện qua mạng hoặc tại các đại lý của Paynet.
Hình 6
Các tài khoản có thể nạp tiền bằng cách mua thẻ netCASH trả trước do Paynet phát hành, nạp trực tiếp tại hơn 2.000 đại lý của Paynet hoặc có thể chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng sang tài khoản trên cổng thanh toán này. Toàn bộ số tiền nạp vào tài khoản trên cổng này được quản lý và lưu ký tại ngân hàng trước khi chuyển cho người bán nhằm bảo vệ quyền lợi cả bên mua và bên bán.
Google Checkout
Hình 7 Thanh toán đơn giản với Google Checkout
Qui trình thanh toán với Google Checkout rất đơn giản:
Bước 1: Tìm kiếm sản phẩm thông qua Google Search
Bước 2: Thêm sản phẩm vào giỏ hàng
Bước 3: Thanh toán với Google Checkout
Một số khách hàng của Google Checkout:
Hình 8 Một số khách hàng của Google Checkout
So sánh giữa Google Checkout và Paypal
Tiêu chí
Paypal
Google Checkout
Khách hàng
eBay và hàng ngàn nhà bán lẻ
Hàng trăm nhà bán lẻ bao gồm Buy.com
Hỗ trợ thanh toán các loại thẻ
Credit card, Debit card, hoặc Bank account
Credit hoặc debit card
Tính quốc tế
55 quốc gia và 6 loại tiền tệ (EU, CA, pound, US, yen, Australian)
Hiện tại chỉ có ở Mĩ và chỉ sử dụng USD
Ẩn email của bạn từ phía khách hàng
Không
Có
Thanh toán dạng peer-to-peer
Có
Không
Bảo mật
SSL, kĩ thuật tương tự dùng trong ngân hàng
SSL, áp dụng kĩ thuật tương tự của ngân hàng
Chống gian lận
100% các giao dịch có giá trị trên 50$ được bảo vệ
100% các giao dịch có hiệu lực giao dịch trong vòng 60 ngày được bảo vệ
Phí sử dụng trên hệ thống của bạn
1.9 đến 2.9% doanh thu cộng với 30 cent/giao dịch
2% doanh thu cộng với 20 cent/giao dịch
Hàng hóa nào được phép thanh toán
Sản phẩm hợp pháp, hàng hóa dành cho người lớp, các sản phẩm truyển thông có bản quyền
Sản phẩm hợp pháp, hàng hóa dành cho người lớp, các sản phẩm truyển thông có bản quyền
Phí vận chuyển
Có
Không
Số lượng người dùng
Trên 100 triệu
Trên 100 triệu
Phần mềm SaaS
Ví dụ mở đầu
Google Docs
Google có thế mạnh về lĩnh vực này. Có thể thấy nhiều ứng dụng dạng phần mềm SaaS của Google như Google Docs, Google Apps, Gmail, …
Với những ứng dụng này của Google, người sử dụng có thể sử dụng miễn phí. Khi nhu cầu phát triển lên thì người sử dụng có thể trả phí để Google đáp ứng nhu cầu đó.
Ví dụ: Hiện tại Google có ứng dụng Google Apps for Education dành cho lĩnh vực đào tạo. Với phần mềm này, các tổ chức giáo dục trên thế giới có thể nhờ Google làm nhiều thứ: từ website, tin tức, email, văn bản. Đặc biệt là họ có thể sử dụng email với đuôi email là tên miền mình có dạng như: ten@tenmien.com. Chẳng hạn, bạn hiện giờ đang sở hữu tên miền: thptchonthanh.com.vn, sau khi đăng kí sử dụng dịch vụ Google Apps for Education với Google thì bạn hoàn toàn có thể tạo và sử dụng tài khoản email miễn phí dạng: tên@thptchonthanh.com.vn với số lượng email miễn phí tới 2000 account. Nếu trường bạn có nhiều hơn 2000 account thì bạn vẫn có thể tạo thêm email account với số lượng tùy ý. Tuy nhiên, lúc này Google đòi hỏi bạn phải đóng một khoản phí nhất định. Thế nhưng, khoản phí này thì nhỏ và không đáng kể với một tổ chức như một trường học ở trên.
SalesFoce.com
Thế nào là một phần mềm SaaS?
Khái niệm phần mềm dịch vụ (Software as a Services) đã không còn xa lạ với thế giới. Ở VN thì khái niệm này cũng mới chỉ biết đến gần đây.
Chúng ta cũng đã nghe nói nhiều đến SaaS, vậy thế nào là một phần mềm SaaS và phần mềm SaaS khác với những phần mềm truyền thống như thế nào?
Khái niệm phần mềm SaaS rất đơn giản: thay vì phải cấp phép sử dụng vĩnh viễn cho một phần mềm thì giờ đây các nhà cung cấp phần mềm cho phép khách hàng sử dụng phần mềm theo cách đóng phí định kì. Tất cả những vấn đề khác như bảo mật, nâng cấp tính năng đều do phía nhà cung cấp phần mềm SaaS thực hiện, bạn sẽ được hưởng lợi từ những nâng cấp này mà không phải trả thêm một khoản phí nào.
Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC thì SaaS là: "Phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Về cơ bản các thuật ngữ SaaS và On-demand software được hiểu như nhau.
Thông thường, một phần mềm SaaS thường có những đặc điểm như sau:
Sử dụng phần mềm qua môi trường web thay vì sử dụng trên máy tính của khách hàng như trước đây.
Phầm mềm được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.
Thay vì phải trả tiền một lần để sở hữu phần mềm vĩnh viễn thì khách hàng có thể trả phí định kì hàng tháng để sử dụng phần mềm.
Các tính năng cải tiến được thực hiện bởi nhà cung cấp phần mềm và người sử dụng hoàn toàn không phải trả thêm phí cho những cải tiến này.
Những thuận lợi của phần mềm SaaS
Chi phí triển khai thấp
Chi phí khởi tạo thấp. Tùy thuộc và tính năng yêu cầu và số lượng người dùng mà có cách tính phí khác nhau.Đây chính là lợi điểm dễ thấy nhất của ứng dụng SaaS. Thay vì bạn phải bỏ một núi tiền ra mua cả một hệ thống khổng lồ để chỉ sử dụng và tính năng của chúng thì giờ đây bạn có thể tiết kiệm chi phí kiểu đó.
Không cần nhiều sự hỗ trợ kĩ thuật
Thay vì bạn phải bỏ tiền để t