Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, cùng với xu hƣớng hội nhập và phát
triển của nền kinh tế, m ôi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt do có sự xuất
hiện không chỉ là các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc mà cả ngoài nƣớc. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành chuyên môn hóa và đa
dạng hóa các ngành nghề.
Quá trình này đối với các doanh nghiệp nhỏ thì phải mở rộng các mặt
hàng, các lĩnh vực dịch vụ; phải đầu tƣ chiều sâu vào khoa học công nghệ,
vào con ngƣời, thƣơng hiệu, năng lực tài chính Đối với các doanh nghiệp
lớn, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nƣớc, quá trình này đƣợc thực hiệ n
bằng cách đầu tƣ chiều sâu chuyên môn cho các đơn vị thành viên của mình.
Mỗi đơn vị này sẽ đƣợc ƣu tiên phát triển một thế mạnh nhất định, đƣợc đầu
tƣ công nghệ tiên tiến, đƣợc tập trung những cán bộ có trình độ chuyên môn
cao nhất để có thể chiế m lĩnh đƣợc mảng ngành nghề, thị trƣờng riêng biệt.
Một Tổng công ty lớn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhƣ vậy hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các đơn vị này, có mối liên kết với nhau và với Tổng
công ty theo mô hình cấu trúc mạng. Hiệu quả của Tổng công ty bằng tổng
hợp hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên nhƣ vậy. Ƣu điểm lớn nhất của
mô hình công ty cấu trúc mạng là tăng khả năng chiế m lĩnh thị trƣờng, giả m
thiểu tối đa rủi ro, tăng sản lƣợng, lợi nhuận, từ đó giá trị của doanh nghiệp
không ngừng tăng lên. Việc phát triển mô hình công ty theo cấu trúc mạng
nhƣ vậy đã đƣợc các tập đoàn khổng lồ của các nƣớc công nghiệp phát triể n
hình thành và tồn tại từ rất lâu nhƣ tập đoàn Mitsubishi, Samsung, Phillip.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
***************************
TRẦN THỊ PHƢƠNG NGA
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY CẤU TRÚC MẠNG
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
***************************
TRẦN THỊ PHƢƠNG NGA
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÔNG TY CẤU TRÚC MẠNG
PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số : 60.31.07
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Cƣờng
HÀ NỘI - 2006
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn của mô hình công ty cấu
trúc mạng
5
1.1. Tổng quan về mô hình công ty cấu trúc mạng. 5
1.1.1. Khái niệm về cấu trúc của doanh nghiệp 5
1.1.2. Khái niệm chung về mô hình công ty cấu trúc mạng 6
1.1.2.1. Thế nào là mô hình công ty cấu trúc mạng 6
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn của mô hình công ty cấu trúc mạng 6
1.1.2.3. Nguyên tắc xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng 9
1.1.2.4. Phương pháp xây dựng mô hình 11
1.1.3. Các mô hình công ty cấu trúc mạng 12
1.1.3.1. Mô hình mạng nội bộ 12
1.1.3.2. Mô hình mạng ổn định 13
1.1.3.3 Mô hình mạng năng động 14
1.1.4. Một số đặc điểm của công ty cấu trúc mạng 15
1.2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng mô hình công ty cấu
trúc mạng
17
1.2.1. Điều kiện vĩ mô 17
1.2.2. Điều kiện vi mô 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của mô
hình công ty cấu trúc mạng
20
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự hình thành và phát triển của mô
hình công ty cấu trúc mạng.
20
1.3.2. Xu thế phát triển của công ty cấu trúc mạng 22
1.4. Mối quan hệ giữa mô hình công ty cấu trúc mạng và mô hình
công ty mẹ công ty con, mô hình tập đoàn kinh tế.
24
Chƣơng 2: Thực trạng cấu trúc của Tổng công ty Sông Đà và khả
năng áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng.
28
2.1. Giới thiệu về TCT Sông Đà 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông
Đà
28
2.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty Sông
Đà
32
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong trong thời gian qua của
Tổng công ty Sông Đà
34
2.2. Thực trạng cấu trúc của Tổng công ty Sông Đà 37
2.2.1. Mô hình hoạt động của Tổng công ty hiện nay 37
2.2.2. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình hiện nay 40
2.2.2.1. Những ưu điểm 40
2.2.2.2. Những hạn chế của mô hình hiện nay 44
2.3. Khả năng áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng tại Tổng
công ty Sông Đà
44
2.3.1. Những điều kiện áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng 44
2.3.1.1. Điều kiện vĩ mô 44
2.3.1.2. Điều kiện vi mô 46
2.3.2. Xác định mô hình phù hợp với Tổng công ty Sông Đà. 50
Chƣơng 3: Một số giải pháp áp dụng mô hình công ty cấu trúc
mạng tại Tổng công ty Sông Đà
52
3.1. Triển vọng và định hướng phát triển của Tổng công ty 52
3.1.1. Định hướng phát triển 52
3.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển 54
3.1.2.1. Thuận lợi 54
3.1.2.2. Khó khăn và thách thức 56
3.2. Những giải pháp áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng tại
Tổng công ty Sông Đà
58
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô 58
3.2.1.1. Hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô 58
3.2.1.2. Xác định phương hướng phát triển khoa học công
nghệ
63
3.2.1.3. Đổi mới về tổ chức và quản lý nhà nước 63
3.2.1.4 Quy hoạch lại các ngành kinh tế kỹ thuật 65
3.2.2. Các giải pháp vi mô 66
3.2.2.1. Phân biệt và tích hợp cơ cấu cơ bản và cơ chế vận
hành
66
3.2.2.2. Xây dựng liên kết mạng trên cơ sở cấu trúc truyền
thống dựa theo hoạt động chủ yếu của Tổng công ty
68
3.2.2.3. Đổi mới cơ chế hoạt động và phương thức tổ chức 71
3.2.2.4. Tiếp tục xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 71
3.2.2.5. Tăng cường chiếm lĩnh thị trường, sẵn sàng hội nhập
kinh tế khu vực, châu lục và thế giới
72
3.2.2.6. Hoàn chỉnh chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty giai đoạn đến năm 2010, có tính đến năm
2020
73
3.2.2.7. Tăng cường hạch toán kinh doanh 73
3.2.2.8. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp gắn với niêm
yết trên thị trường chứng khoán
74
3.2.2.9 Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn 75
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 78
Phụ lục 81
LỜI CẢM ƠN
Mô hình công ty cấu trúc mạng là một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt
Nam. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu và khả năng của người viết
nên nội dung của Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Vì
vậy, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thày cô giáo cùng
sự góp ý quý báu của độc giả.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình, những người đã tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp đỡ
em hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm
ơn thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Lê Thanh Cường đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
1
LỜI MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng, cùng với xu hƣớng hội nhập và phát
triển của nền kinh tế, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt do có sự xuất
hiện không chỉ là các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc mà cả ngoài nƣớc. Một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành chuyên môn hóa và đa
dạng hóa các ngành nghề.
Quá trình này đối với các doanh nghiệp nhỏ thì phải mở rộng các mặt
hàng, các lĩnh vực dịch vụ; phải đầu tƣ chiều sâu vào khoa học công nghệ,
vào con ngƣời, thƣơng hiệu, năng lực tài chính … Đối với các doanh nghiệp
lớn, đặc biệt là các Tổng công ty Nhà nƣớc, quá trình này đƣợc thực hiện
bằng cách đầu tƣ chiều sâu chuyên môn cho các đơn vị thành viên của mình.
Mỗi đơn vị này sẽ đƣợc ƣu tiên phát triển một thế mạnh nhất định, đƣợc đầu
tƣ công nghệ tiên tiến, đƣợc tập trung những cán bộ có trình độ chuyên môn
cao nhất… để có thể chiếm lĩnh đƣợc mảng ngành nghề, thị trƣờng riêng biệt.
Một Tổng công ty lớn sẽ có nhiều doanh nghiệp nhƣ vậy hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau. Các đơn vị này, có mối liên kết với nhau và với Tổng
công ty theo mô hình cấu trúc mạng. Hiệu quả của Tổng công ty bằng tổng
hợp hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên nhƣ vậy. Ƣu điểm lớn nhất của
mô hình công ty cấu trúc mạng là tăng khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, giảm
thiểu tối đa rủi ro, tăng sản lƣợng, lợi nhuận, từ đó giá trị của doanh nghiệp
không ngừng tăng lên. Việc phát triển mô hình công ty theo cấu trúc mạng
nhƣ vậy đã đƣợc các tập đoàn khổng lồ của các nƣớc công nghiệp phát triển
hình thành và tồn tại từ rất lâu nhƣ tập đoàn Mitsubishi, Samsung, Phillip.
Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp lớn trong ngành xây dựng,
để đẩy mạnh quá trình phát triển của mình, nhằm mở rộng quy mô, ngành
nghề kinh doanh, tăng sản lƣợng và hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh
2
với các đơn vị trong nƣớc và quốc tế, tiến tới mục tiêu trở thành tập đoàn kinh
tế mạnh thì nhu cầu xây dựng Tổng công ty theo mô hình cấu trúc mạng là
một nhu cầu cấp thiết.
Do đó, đề tài “Xây dựng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ họat
động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà” đƣợc chọn để nghiên
cứu, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp đối với việc xây dựng mô
hình công ty cấu trúc mạng phục vụ sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty
Sông Đà.
2. Tình hình nghiên cứu:
Mô hình công ty cấu trúc mạng là một lĩnh vực nghiên cứu mới và chƣa
có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này. Trong thời gian gần đây, có một số
bài viết, công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về mô hình công ty cấu trúc
mạng và mô hình công ty mẹ – công ty con (một dạng phức hợp của công ty
cấu trúc mạng), trong đó tiêu biểu là tác giả Nguyễn Anh Dũng với các bài
viết: “Công ty cấu trúc mạng – Một kinh nghiệm hữu ích cho đổi mới các
doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam”, Tạp chí Những vấn kinh tế thế giới số
3 (71) tháng 6/2001; “Công ty mạng – Công ty của thế kỷ 21”, Tạp chí nghiên
cứu kinh tế tháng 6/2001; tác giả GS.TS Vũ Huy Từ với tác phẩm “Mô hình
tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Chính
trị Quốc gia (2002) và một số ấn phẩm nƣớc ngoài nhƣ “The New Corporate
Architecture” – của Gregory G.Dess, Academy of Management Executive
9,no.3; ...
Tuy nhiên, các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu tổng quát về mô hình
công ty cấu trúc mạng nói chung, hay các dạng phức hợp của mô hình công
ty cấu trúc mạng nhƣ mô hình tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ – công ty
con. Các công trình nghiên cứu này chƣa phân tích về khả năng áp dụng mô
hình vào một doanh nghiệp cụ thể.
3
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện các chính sách về đổi mới các
doanh nghiệp Nhà nƣớc, đặc biệt là các Tổng công ty. Trọng tâm của công tác
đổi mới các Tổng công ty Nhà nƣớc là chuyển đổi sang mô hình tập đoàn
kinh tế, một phức hợp liên kết mạng. Mỗi một doanh nghiệp lại có những đặc
điểm khác nhau về thành phần sở hữu, lĩnh vực hoạt động, quy mô, năng lực
tài chính, nhân lực... Do vậy việc áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng vào
từng doanh nghiệp là rất đa dạng và đòi hỏi phải có những sáng tạo nhất định.
Vì vậy có thể khẳng định, đây là luận văn thạc sỹ đã tiến hành nghiên
cứu một cách tƣơng đối hệ thống và toàn điện về vấn đề xây dựng mô hình
công ty cấu trúc mạng ở một doanh nghiệp cụ thể là Tổng công ty Sông Đà,
một doanh nghiệp Nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục tiêu:
Nghiên cứu những điều kiện và những giải pháp cần thiết để áp dụng
mô hình công ty cấu trúc mạng của Tổng công ty Sông Đà.
* Nhiệm vụ:
- Luận giải những vấn đề cơ bản mô hình công ty cấu trúc mạng.
- Phân tích và đáng giá thực trạng cấu trúc của Tổng công ty Sông Đà và
khả năng áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng
tại Tổng công ty Sông Đà.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
của mô hình công ty cấu trúc mạng và khả năng áp dụng tại Tổng công
ty Sông Đà.
4
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu và phân
tích khả năng áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng Sông Đà trên cơ
sở những lý luận chung về mô hình và kinh nghiệm áp dụng của một số
nƣớc và một số Tổng công ty của Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng.
- Phƣơng pháp diễn giải, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
- Phƣơng pháp mô phỏng hệ thống.
- Lập các bảng biểu, đồ thị để chứng minh phân tích.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc
kết cấu thành 03 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn của mô hình công ty cấu
trúc mạng.
Chƣơng II: Thực trạng cấu trúc của Tổng công ty Sông Đà và khả năng
áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng.
Chƣơng III: Một số giải pháp áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng
tại Tổng công ty Sông Đà.
5
CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CĂN CỨ THỰC TIỄN
CỦA MÔ HÌNH CÔNG TY CẤU TRÚC MẠNG
1.1. Tổng quan về mô hình công ty cấu trúc mạng
1.1.1. Khái niệm về cấu trúc của doanh nghiệp
Khái niệm về cơ cấu (cấu trúc) tƣơng ứng với sự mô tả kết hợp các yếu
tố hợp thành của doanh nghiệp. Nó xác định các đặc trƣng riêng biệt và bền
vững của doanh nghiệp nhƣ sau: phân phối nhiệm vụ, phân phối quyền lực,
truyền đạt thông tin và những cơ chế phối hợp.
Cơ cấu tổ chức đƣợc hiểu là hệ thống các phần tử với mối quan hệ
trong hoạt động chung bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng nhƣ những
công việc phức hợp. Sự phân chia công việc thành những phần việc cụ thể và
sự kết hợp các công việc này là nhằm làm rõ hiệu quả của sự liên kết các công
việc trong tổ chức. Mạng công việc đƣợc liên thông hợp lý nếu đảm bảo đƣợc
sự nề nếp, quy củ, kỷ cƣơng, tính tổ chức và tính khoa học. Ngƣợc lại, khi bộ
máy tổ chức không khoa học, không mang tính hệ thống, không đủ năng lực
chuyên môn có thể làm cho các hoạt động quản trị kém hiệu quả, lúng túng, bị
động, lãng phí các nguồn lực, từ đó dẫn đến tổ chức bị suy yếu.
Nhƣ vậy, cơ cấu (cấu trúc) tổ chức của doanh nghiệp có thể hiểu là các
dạng thức biểu hiện mối liên hệ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ, mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các
bộ phận khác nhau đƣợc chuyên môn hoá và có những trách nhiệm, quyền
hạn nhất định, đƣợc bố trí theo những cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức
năng quản trị và phục vụ mục tiêu chung đã đƣợc xác định. Cơ cấu tổ chức
càng hoàn hảo thì hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả, từ đó làm
gia tăng lợi nhuận. Ngƣợc lại, nếu cơ cấu tổ chức công kềnh, bố trí nguồn
6
nhân lực không hợp lý thì nó sẽ kìm hãm sản xuất kinh doanh và giảm lợi
nhuận, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc luôn luôn phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị
sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng trƣớc những biến động
xảy ra trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm chung về mô hình công ty cấu trúc mạng
1.1.2.1. Khái niệm về mô hình công ty cấu trúc mạng
Để hiểu đƣợc thế nào là mô hình công ty cấu trúc mạng, chúng ta cần
hiểu thế nào là mạng.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Nhƣ Ý thì “Mạng hay
mạng lƣới là hệ thống những đƣờng, những mạch có cùng chức năng, là hệ
thống các tổ chức, cá nhân có cùng chức năng”{21] hay nói cách khác khi nói
đến mạng là nói đến cách thức liên kết các yếu tố, bộ phận có cùng chức năng
trong một quá trình nhất định. Khi có rất nhiều quá trình lớn nhỏ khác nhau
đan xen nhau thì sẽ có kết quả là các mạng tƣơng ứng khác nhau: mạng trong
mạng, mạng đan xen mạng để trở thành mạng phức hợp.
Nhƣ vậy, liên kết mạng trong doanh nghiệp bao gồm việc liên kết các
bộ phận chức năng khác nhau trong một đơn vị kinh doanh và giữa các đơn vị
kinh doanh với nhau. Công ty cấu trúc mạng là công ty có mô hình tổ chức
theo kiểu liên kết mạng.
1.1.2.2. Căn cứ thực tiễn của mô hình công ty cấu trúc mạng
Công nghệ thông tin:
Sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ đặc biệt là những
tiến bộ lớn trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin đã hình thành
nền kinh tế mới có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế
trƣớc đó. Một trong những đặc trƣng cơ bản có đó là cấu trúc mạng– toàn cầu.
Nền kinh tế thế giới đang đƣợc cấu trúc thành một mạng lƣới toàn cầu.
7
Nền kinh tế mới là một nền kinh tế đƣợc nối mạng, tích hợp các phần
tử thành các cụm đƣợc nối mạng với các cụm khác để tạo ra của cải. Cách
mạng khoa học, công nghệ đã giúp các công ty nhỏ vƣợt qua ƣu thế chính của
công ty lớn đó là việc tiết kiệm nhờ mở rộng quy mô và có khả năng tiếp cận
với các nguồn tài nguyên. Đồng thời các công ty nhỏ này không bị đè nặng
bởi các bất lợi mà các công ty lớn chịu là tính ỳ, khó có khả năng thay đổi,
cấu trúc công kềnh...
Nền kinh tế tổng thể sẽ hoạt động trên mạng của các mạng, và cùng với
sự hỗ trợ hữu hiệu của Internet sự ngăn cách giữa các công ty, các nhà cung
cấp, các khách hàng, các nhóm liên kết và các đối thủ cạnh tranh sẽ bị phá vỡ.
Công nghệ thông tin đang làm thay đổi mạnh mẽ toàn bộ thế giới. Bƣớc
nhảy vọt này thể hiện trên lĩnh vực kinh tế là sự xuất hiện liên tục những sản
phẩm mới, thị trƣờng mới, cạnh tranh và độc quyền mới, tức là từng bƣớc làm
thay đổi những quan niệm cũ về nền kinh tế thị trƣờng. Đứng trƣớc trào lƣu
này, sức cạnh tranh của nhiều công ty lớn đã bị giảm sút, những cung cách
quản lý công ty kiểu truyền thống đã bị lung lay. Sức mạnh to lớn của thông
tin đã và đang tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới và làm thay đổi tất
cả. Khái niệm “kinh tế quy mô” truyền thống đang đứng trƣớc sự thách thức
to lớn.
Trong xã hội thông tin, công ty nhỏ chỉ có nghĩa là ít về số lƣợng ngƣời,
nhƣng nghiệp vụ của nó lại có thể triển khai rất rộng, có thể làm nên kỳ tích
lớn. Đó chính là vì nó có thể gia nhập vào mạng lƣới tin tức để thu thập đƣợc
bất kỳ thông tin và kỳ thuật nào mà nó mong muốn, nhờ đó có thể phát huy
đƣợc tối đa các nguồn lực hơn hẳn các công ty trƣớc đây bởi tính năng động,
linh hoạt trong tác nghiệp.
Đƣơng nhiên, một số công ty có quy mô lớn vẫn có thể tiếp tục vận
hành một cách có hiệu quả nhƣng các công ty này sẽ phải thay đổi cơ cấu tổ
chức một cách mạnh mẽ. Các công ty lớn trong tƣơng lai sẽ là một hình thức
8
tập hợp những công ty nhỏ kinh doanh năng động trong một quan hệ tổ chức
kiểu mới.
Khách hàng;
Hiện nay, không còn khái niệm khách hàng chung chung nữa mà đã
đƣợc định nghĩa lại hết sức cụ thể. Khách hàng là ngƣời mua mà ngƣời bán
đang tiến hành giao dịch tại một thời điểm cụ thể và trong quan hệ này ngƣời
mua là ngƣời có quyền lựa chọn theo sở thích và nhu cầu của mình. Trong thị
trƣờng đại trà trƣớc đây, các công ty đã coi toàn bộ khách hàng chỉ là một
nhóm nhỏ, thậm chí chỉ còn là một khách hàng. Nhƣng ngày nay, từng khách
hàng cụ thể đòi hỏi và có quyền yêu cầu ứng xử theo cách thức riêng biệt phù
hợp với các nhu cầu riêng của họ. Họ muốn các sản phẩm mang dấu ấn đặc
định và cảm tính cả về chất lƣợng sản phẩm, thời gian giao hàng, phƣơng
thức thanh toán và các dịch vụ tiện ích khác. Mặt khác, một nguyên nhân rất
quan trọng là khách hàng đã chiếm ƣu thế trong quan hệ mua bán vì bây giờ
họ đƣợc tiếp cận và dễ dàng tiếp cận với các ngân hàng dữ liệu thông tin
khổng lồ về hàng hoá, sản phẩm dịch vụ, các nhà cung cấp và tình hình cạnh
tranh trên thị trƣờng.
Thế giới đang vận động và thay đổi từng ngày, khả năng sản xuất
những lô hàng nhỏ trong phạm vi nhỏ đã đƣợc cải tiến rõ rệt. Trong hầu hết
các ngành công nghiệp, các nhà sản xuất lớn sẽ không thật sự đƣợc hƣởng
nhiều lợi ích từ việc sản xuất hàng loạt hay sản xuất với quy mô lớn với các
nhà sản xuất nhỏ.
Công nghệ thông tin làm thay đổi khái niệm thị trƣờng truyền thống.
Do kỹ thuật thông tin phát triển và trình độ tự động hoá ngày càng nâng cao,
các doanh nghiệp có điều kiện cung cấp kịp thời các sản phẩm mang tính
chuyên dụng, đa dạng cho mọi nhu cầu, thói quen và sở thích của khách hàng.
Trong tƣơng lai không xa, bất kỳ sản phẩm nào cũng không thể có giai đoạn
9
chín muồi, vòng đời của bất kỳ sản phẩm nào cũng luôn luôn bị xác định lại.
Còn thị trƣờng xét theo nghĩa phân loại sản phẩm cũng bị phân rã tƣơng ứng.
Cạnh tranh:
Trong thời đại ngày này các công ty phải có một chƣơng trình cạnh
tranh để đáp ứng hai mục tiêu đối lập nhau sau:
Một là cung cấp sản phẩm và dịch vụ mang tính cá nhân cho ngƣời tiêu
dùng.
Hai là phải duy trì khối lƣợng hàng lớn để tạo tính kinh tế của quy mô
và giá cả cạnh tranh.
Ngoài ra, một điều quan trọng hơn là nếu nhƣ trƣớc đây công cụ cạnh
tranh chủ yếu của các doanh nghiệp là bằng giá cả thì hiện nay là bằng việc
gia tăng các loại hình dịch vụ sáng tạo không ngừng và khả năng định hƣớng
sáng tạo để từ đó thiết lập các tiêu chuẩn của các ngành, các lĩnh vực, hoặc
phân đoạn thị trƣờng đặc định. Chẳng hạn nhƣ Công ty Sony và JVC của
Nhật Bản phát minh ra máy Video trƣớc các công ty của Âu Mỹ và kết quả là
các tiêu chuẩn cạnh tranh của ngành công nghiệp này đƣợc hai hãng thiết lập.
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin cũng làm thay đổi
mối quan hệ giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Trƣớc đây, khi một
công ty mua hàng của một công ty khác, việc đầu tiên giữa hai bên là trao đổi,
thƣơng lƣợng. Điều mà hai bên quan tâm là lợi ích trực tiếp của công ty mình,
ít nghĩ đến những mặt khó khăn và vận mệnh của đối phƣơng, càng không có
sự hợp tác. Hiện nay, mạng lƣới hợp tác, liên minh giữa các công ty bắt đầu
hình thành. Hợp tác gi