Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn là cơ quan ngôn luận về khoa học của
Trƣờng Đại học Sài Gòn. Từ khi thành lập đến nay (12/2013), Tạp chí đã xuất
bản đƣợc 20 số chính thức và nhiều chuyên san thuộc các lĩnh vực khác nhau,
góp phần thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Sài
Gòn và bƣớc đầu tạo đƣợc uy tín trong giới khoa học. Tạp chí Khoa học Đại học
Sài Gòn hiện đang hoạt động theo mô hình quản lí đƣợc áp dụng khá phổ biến
của các tạp chí khoa học ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, sự phát triển của Tạp chí cũng có
những hạn chế và đặc biệt là bắt đầu bộc lộ những khó khăn trƣớc những đòi hỏi
của xu thế phát triển nhanh chóng của Trƣờng Đại học Sài Gòn cũng nhƣ của hệ
thống tạp chí khoa học trong nƣớc và thế giới hiện nay.
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển theo chiều sâu và hƣớng đến việc thúc
đẩy hoạt động khoa học của Trƣờng Đại học Sài Gòn trong thời gian tới, Tạp chí
Khoa học Đại học Sài Gòn cũng cần có một mô hình phát triển mới với quy mô
lớn hơn, chất lƣợng cao hơn và đặc biệt là hƣớng đến khẳng định vị thế và uy tín
của mình trong cộng đồng các tạp chí khoa học lớn của Việt Nam, từng bƣớc hội
nhập với hệ thống tạp chí khoa học quốc tế. Bởi vậy, việc tìm giải pháp nâng cao
chất lƣợng, quy mô của Tạp chí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban
Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn
2013 – 2015” nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển Tạp chí Khoa học
Đại học Sài Gòn trong giai đoạn sắp tới.
87 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn 2013 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 01
Phần mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 03
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠP CHÍ
KHOA HỌC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
07
1.1. Khái niệm tạp chí khoa học và bài báo khoa học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 07
1.1.1. Báo chí và tạp chí khoa học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 07
1.1.2. Khái niệm bài báo khoa học. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 09
1.2. Quy trình hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế . . . 12
1.2.1. Hoạt động của một số tạp chí khoa học trong nƣớc . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.2.2. Quy trình hoạt động của một số tạp chí quốc tế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA TẠP CHÍ ĐẠI HỌC
SÀI GÒN (2008 - 2013) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
33
2.1. Hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn 2008 –
2013 . . . . . . . .
33
2.2. Mô hình hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn
2008 – 2013..
36
2.2.1. Tổ chức Tòa soạn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.2.2. Quy trình xuất bản của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn (từ 2008
đến 2013)...
37
2.2.3. Hệ thống cộng tác viên, chuyên gia phản biện và biên tập . . . . . . . . . . 39
2.3. Đánh giá những thành tựu, tồn tại và hạn chế của Tạp chí. . . . . . . . . . . . 41
2.3.1. Thành tựu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
3.2.2. Những khó khăn, tồn tại và hạn chế. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN MỚI CHO TẠP CHÍ
ĐẠI HỌC SÀI GÒN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
44
3.1. Định hƣớng phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn. . . . . . . . 44
2
. . . . . . . . .
3.2. Mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . .
44
3.2.1. Tổ chức lại hoạt động của Tạp chí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.2.2. Đổi mới quy trình xuất bản theo mô hình quản lí tạp chí trực tuyến. . . . . . 46
3.2.3. Cải tiến hình thức của Tạp chí và hình thức của bài báo khoa học . . . . 51
3.3. Một số biện pháp khác nhằm nâng cao chất lƣợng của Tạp chí . . . . . . . . 53
3.3.1. Xây dựng hệ thống cộng tác viên, chuyên gia phản biện và biên tập
chuyên sâu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
53
3.3.2. Các giải pháp xây dựng uy tín khoa học của Tạp chí Khoa học Đại học Sài
Gòn . . . . .
55
Kết luận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
Tài liệu tham khảo. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
Phụ lục. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn là cơ quan ngôn luận về khoa học của
Trƣờng Đại học Sài Gòn. Từ khi thành lập đến nay (12/2013), Tạp chí đã xuất
bản đƣợc 20 số chính thức và nhiều chuyên san thuộc các lĩnh vực khác nhau,
góp phần thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Sài
Gòn và bƣớc đầu tạo đƣợc uy tín trong giới khoa học. Tạp chí Khoa học Đại học
Sài Gòn hiện đang hoạt động theo mô hình quản lí đƣợc áp dụng khá phổ biến
của các tạp chí khoa học ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, sự phát triển của Tạp chí cũng có
những hạn chế và đặc biệt là bắt đầu bộc lộ những khó khăn trƣớc những đòi hỏi
của xu thế phát triển nhanh chóng của Trƣờng Đại học Sài Gòn cũng nhƣ của hệ
thống tạp chí khoa học trong nƣớc và thế giới hiện nay.
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển theo chiều sâu và hƣớng đến việc thúc
đẩy hoạt động khoa học của Trƣờng Đại học Sài Gòn trong thời gian tới, Tạp chí
Khoa học Đại học Sài Gòn cũng cần có một mô hình phát triển mới với quy mô
lớn hơn, chất lƣợng cao hơn và đặc biệt là hƣớng đến khẳng định vị thế và uy tín
của mình trong cộng đồng các tạp chí khoa học lớn của Việt Nam, từng bƣớc hội
nhập với hệ thống tạp chí khoa học quốc tế. Bởi vậy, việc tìm giải pháp nâng cao
chất lƣợng, quy mô của Tạp chí là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ban
Biên tập Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn giai đoạn
2013 – 2015” nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng và phát triển Tạp chí Khoa học
Đại học Sài Gòn trong giai đoạn sắp tới.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển Tạp chí Khoa học Đại học Sài
Gòn theo định hƣớng nâng cao chất lƣợng và phù hợp với hệ thống tạp chí khoa
học có uy tín trong và ngoài nƣớc để làm cơ sở cho sự phát triển của Tạp chí sau
năm 2013.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về mô hình hoạt động của các tạp chí khoa học.
Tổng kết đánh giá về hoạt động của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn
trong 5 năm đầu thành lập (2008 - 2013) để làm rõ những thành tựu, hạn chế và
bài học kinh nghiệm phục vụ cho sự phát triển của Tạp chí.
Khảo sát mô hình hoạt động của các tạp chí lớn trong và ngoài nƣớc để vận
dụng vào Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn.
Xây dựng mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn theo
định hƣớng nâng cao chất lƣợng và phù hợp với hệ thống tạp chí khoa học có uy
tín trong và ngoài nƣớc, đáp ứng yêu cầu phát triển của Tạp chí Khoa học Đại
học Sài Gòn nói riêng và Trƣờng Đại học Sài Gòn nói chung.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề xây dựng mô hình hoạt động của tạp chí khoa học tuy chƣa đƣợc
nghiên cứu hoàn chỉnh và bài bản, nhƣng trong thực tế đã có nhiều tạp chí khoa
học đã xây dựng đƣợc mô hình hoạt động riêng của mình. Sau một thời gian hội
nhập quốc tế, các tạp chí khoa học trong nƣớc bắt đầu tìm cách để hội nhập với
xu thế chung của các tạp chí quốc tế mà bƣớc đầu tiên đó là chuyển sang hoạt
động theo mô hình quản lí trực tuyến giống các tạp chí khoa học quốc tế và hình
thức của bài báo cũng đƣợc quy chuẩn.
Nghiên cứu về mô hình hoạt động của các tạp chí khoa học nhằm nâng cao
chất lƣợng và quốc tế hóa tạp chí đang là một vấn đề đƣợc đặt ra ở Việt Nam
hiện nay. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đề tài này có thể kể
5
đến là báo cáo về “Tiến trình xây dựng nâng cấp tạp chí Advances in Natural
Sciences Seri A: Nanoscience and Nanotechnology đạt chuẩn quốc tế” của Ban
Biên tập Tạp chí Advances in Natural Sciences, tiếp đến là bài báo khoa học
“Nâng cao chất lượng tạp chí khoa học xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế” của Trần
Mạnh Tuấn, đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 4/2011. Hai bài
báo này đã trực tiếp chỉ ra những hạn chế của hệ thống tạp chí khoa học ở Việt
Nam nói chung và tạp chí Advances in Natural Sciences cùng các tạp chí khoa
học xã hội của Việt Nam nói riêng. Từ đó đề ra những giải pháp và mô hình hoạt
động nhằm hƣớng các tạp chí đến chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó còn có một số công trình khác liên quan đến đề tài nhƣ: “Luật
Báo chí”, “Cơ sở lí luận báo chí” của Nguyễn Văn Hà, “Giáo trình các thể loại
báo chí chính luận nghệ thuật” của Đinh Văn Hƣờng, “Thế nào là một “bài báo
khoa học”?, “Chín lý do cho công bố quốc tế” của Nguyễn Văn Tuấn, “Ngôn
ngữ báo chí” của Vũ Quang Hào, “Công việc của người viết báo” của Hữu Thọ,
“Bài báo khoa học, ISI và một số “thước đo” đánh giá nhà khoa học” của Tạ
Cao Minh, “Một vài thông tin về mã số chuẩn quốc tế cho tạp chí và sách, về sự
phân loại tạp chí khoa học và cách trình bày một bài báo trong tạp chí khoa
học” của Trần Văn Nhung Các công trình này đã đề cập đến mốt số vấn đề
lên quan đến quy trình xuất bản của một tạp chí khoa học quốc tế, quy chuẩn
hình thức và chất lƣợng của một bài báo khoa học,
Ngoài ra, trong thực tế hiện nay, nhiều tạp chí khoa học quốc tế và một số
tạp chí khoa học trong nƣớc đang áp dụng mô hình quản lí tạp chí trực tuyến.
Đây chính là những hình mẫu tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu về mô
hình hoạt động của các tạp chí khoa học nói chung và của Tạp chí Khoa học Đại
học Sài Gòn nói riêng.
Tóm lại, việc nghiên cứu để xây dựng một mô hình phát triển mới cho các
tạp chí khoa học ở Việt Nam nói chung và đối với Tạp chí Khoa học Đại học Sài
6
Gòn nói riêng theo hƣớng hiện đại, hội nhập với hệ thống tạp chí khoa học của
thế giới đến nay vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách đầy đủ.
5. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn và
một số tạp chí khoa học khác ở trong và ngoài nƣớc.
6. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là mô hình phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài
Gòn.
7. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong những hoạt động của
Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn từ năm 2008 đến năm 2013.
Tuy nhiên, để có cơ sở cho việc xây dựng mô hình phát triển của Tạp chí,
đề tài còn khảo sát thêm một số tạp chí khác ở trong và ngoài nƣớc.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp: thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và phƣơng pháp chuyên gia.
9. Cấu trúc của đề tài
Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về tạp chí khoa học.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển của Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn
(2008-2013).
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình phát triển mới cho Tạp chí Khoa học Đại học
Sài Gòn.
7
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TẠP CHÍ KHOA HỌC
1.1. Khái niệm tạp chí khoa học và bài báo khoa học
1.1.1. Báo chí và tạp chí khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, việc phân loại và định danh đối tƣợng nghiên
cứu là công việc không thể thiếu. Sự nhầm lẫn giữa các “loại” có thể sẽ làm cho
việc nghiên cứu trở nên chệch hƣớng hoặc dẫn đến những cuộc tranh luận không
cần thiết. Nhất là trong bối cảnh khoa học hiện đại, đối tƣợng nghiên cứu ngày
càng nhiều, đa dạng, phức tạp, nên việc định danh, phân loại càng khó khăn.
Về các thể loại báo chí, ban đầu, thể loại đƣợc hiểu là các thể trong loại
hình báo viết. Nhƣng về sau, khi phát thanh, truyền hình trở nên phổ biến thì khái
niệm “báo chí” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn. Tác phẩm báo chí không chỉ có
ngôn ngữ viết mà còn có hình ảnh, âm thanhVậy, ta có thể đƣa ra một định
nghĩa về thể loại báo chí nhƣ sau:
“Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và tƣơng đối ổn
định của các bài báo, đƣợc phân chia theo phƣơng thức phản ánh hiện thực, sử
dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị -
tƣ tƣởng nhất định”1.
Trong Nghị định số 51/2002/NĐ-CP của Chính phủ, thuật ngữ báo chí đƣợc
xác định nhƣ sau:
1. “Báo chí” là tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói,
báo điện tử.
2. “Báo in” là tên gọi loại hình báo chí đƣợc thực hiện bằng phƣơng tiện in
(báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).
1
Đinh Văn Hƣờng (2012), Giáo trình các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, NXB Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội, trang 7.
8
3. “Báo nói” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng phát thanh
(chƣơng trình phát thanh).
4. “Báo hình” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên sóng truyền hình
(chƣơng trình truyền hình, chƣơng trình nghe - nhìn thời sự đƣợc thực hiện bằng
các phƣơng tiện khác nhau).
5. “Báo điện tử” là tên gọi loại hình báo chí thực hiện trên mạng thông tin
máy tính (Internet, Intranet).
()
18. “Tác phẩm báo chí” là tên gọi chung cho tất cả các thể loại tin, bài, ảnh
... đã đƣợc đăng, phát trên báo chí”.
Theo cách phân loại nhƣ trên thì tạp chí khoa học thuộc loại hình báo in.
Bài đăng trên tạp chí khoa học cũng đƣợc xem là tác phẩm báo chí.
Những đặc điểm mà ta vừa trình bày ở trên thực chất là đặc điểm của báo.
Và nó cũng giống với một số “tạp chí” (magazine) nhƣ: tạp chí thời trang, tạp chí
văn nghệ Nhƣng lại rất khác với kiểu tạp chí (journals) nhƣ các tạp chí khoa
học
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa tạp chí nhƣ sau: “Xuất
bản phẩm định kỳ, đăng nhiều bài do nhiều ngƣời viết, đóng thành tập, thƣờng có
khổ nhỏ hơn báo”2. Đây là cách định nghĩa chung về tạp chí, trong thực tế, mỗi
loại tạp chí có những đặc điểm riêng.
Đối với tạp chí khoa học (journals), yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình
xuất bản tạp chí đó chính là việc tổ chức phản biện (hay còn gọi là bình duyệt -
peer reviewed)
3
đối với các bài báo khoa học gửi đến tạp chí trƣớc khi đƣợc xuất
bản chính thức.
2
Hoàng Phê (chủ biên)(2001), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học - NXB Từ điển BK, Hà Nội.
3
Theo Giáo sƣ Nguyễn Văn Tuấn, đối với các tạp chí quốc tế có uy tín, mỗi Tạp chí thƣờng có ban biên
tập với thành viên từ nhiều nƣớc trên thế giới. Bài đƣợc gửi đến phải qua 2 hoặc 3 chuyên gia bình duyệt,
9
1.1.2. Khái niệm bài báo khoa học
Thế nào là một bài báo khoa học?. Đó không phải là một câu hỏi khó, tuy
nhiên vẫn có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Có nhiều định nghĩa khác
nhau về khái niệm “bài báo khoa học”:
Vũ Cao Đàm định nghĩa: “Bài báo khoa học đƣợc viết để công bố trên các
tạp chí chuyên môn hoặc trong hội nghị khoa học nhằm nhiều mục đích, nhƣ
công bố một ý tƣởng khoa học; công bố từng kết quả riêng biệt của một công
trình dài hạn; công bố kết quả nghiên cứu toàn bộ công trình; đề xƣớng một cuộc
tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học; tham gia tranh luận trên các tạp
chí hoặc hội nghị khoa học”4.
Theo Lê Tử Thành thì: “Bài báo khoa học là một tác phẩm khoa học thu
nhỏ. Tác giả trình bày một đề tài khoa học nào đó một cách có hệ thống. Những ý
kiến của tác giả dựa trên những bằng chứng (luận cứ) chắc chắn và đƣợc sắp xếp,
kết nối với nhau (luận cứ) một cách mạch lạc và hợp lí. Tất cả những yếu tố vừa
kể đƣợc trình bày một cách súc tích, hạn chế, thu hẹp về khối lƣợng”5.
Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn6, bài báo khoa hoc xuất hiện dƣới nhiều hình
thức khác nhau, giá trị của chúng cũng không đồng nhất. Sau đây là một số bài
báo khoa học thông thƣờng, đƣợc xếp theo thang giá trị (cao nhất đến thấp nhất):
Thứ nhất là những bài báo mang tính cống hiến nguyên thủy (original
contributions). Đây là những bài báo khoa học nhằm báo cáo kết quả một công
trình nghiên cứu, hay đề ra một phƣơng pháp mới, một ý tƣởng mới, hay một
cách diễn dịch mới. Có khi một công trình nghiên cứu có thể có nhiều phát hiện
mới, và cần phải có nhiều bài báo nguyên thủy để truyền đạt những phát hiện
này. Một công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized
tái bình duyệt, rồi mới đi đến quyết định đăng hay không. Phần lớn bài báo nộp cho tập san quốc tế bị từ
chối. Tạp chí có uy tín càng cao (impact factor cao) thì tỉ lệ tự chối càng cao, có khi lên đến 95-99%.
4
Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ thuật, HN, tr. 139.
5
Lê Tử Thành (1991), Lôgic học và phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Trẻ, Tp. HCM, tr. 27-28.
6
Nguyễn Văn Tuấn (2009), Thế nào là một “bài báo khoa học”?,
nao-la-mot-bai-bao-khoa-hoc-.html/
10
clinical trials) hay một công trình dịch tễ học lớn có thể có đến hàng trăm bài báo
nguyên thủy.
Cống hiến mới cho khoa học không chỉ giới hạn trong phát hiện mới, mà có
thể bao gồm cả những phƣơng pháp mới để tiếp cận một vấn đề cũ, hay một cách
diễn dịch mới cho một phát hiện xa xƣa. Do đó các bài báo khoa học ở dạng này
cũng có thể xem là những cống hiến nguyên thủy. Tất cả những bài báo này đều
phải qua hệ thống bình duyệt một cách nghiêm chỉnh. Tất cả các bài báo thể hiện
những cống hiến nguyên thủy, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình
duyệt trƣớc khi đƣợc công bố. Một bài báo không hay chƣa qua hệ thống bình
duyệt chƣa thể xem là một “bài báo khoa học”.
Thứ hai là những bài báo nghiên cứu ngắn, mà tiếng Anh thƣờng gọi là
“short communications”, hay “research letters”, hay “short papers”, v.v... Đây là
những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng 600 đến 1000 chữ, tùy theo qui định của tập
san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo
một phát hiện nhỏ nhƣng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống
bình duyệt nghiêm chỉnh, nhƣng mức độ rà soát không cao nhƣ các bài báo cống
hiến nguyên thủy. Cần phải nói thêm ở đây là phần lớn những bài báo công bố
trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong khoa học) là
“Letters”, nhƣng thực chất đó là những bài báo nguyên thủy có giá trị khoa học
rất cao, chứ không phải những lá thƣ thông thƣờng.
Thứ ba là những báo cáo trƣờng hợp (case reports). Trong y học có một
loại bài báo khoa học xuất hiện dƣới dạng báo cáo trƣờng hợp, mà trong đó nội
dung xoay quanh chỉ một (hay một số rất ít) bệnh nhân đặc biệt. Đây là những
bệnh nhân có những bệnh rất hiếm (có thể 1 trên hàng triệu ngƣời) và những
thông tin nhƣ thế cũng thể hiện một sự cống hiến tri thức cho y học. Những báo
cáo trƣờng hợp này cũng qua bình duyệt, nhƣng nói chung không khó khăn nhƣ
những bài báo nguyên thủy.
11
Thứ tư là những bài điểm báo (reviews). Có khi các tác giả có uy tín trong
chuyên môn đƣợc mời viết điểm báo cho một tập san. Những bài điểm báo không
phải là những cống hiến nguyên thủy. Nhƣ tên gọi (cũng có khi gọi là perspective
papers) bài điểm báo thƣờng tập trung vào một chủ đề hẹp nào đó mà tác giả phải
đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lƣợc lại, và bàn qua về những điểm chính
cũng nhƣ đề ra một số đƣờng hƣớng nghiên cứu cho chuyên ngành. Những bài
điểm báo thƣờng không qua hệ thống bình duyệt, hay có qua bình duyệt nhƣng
không nghiêm chỉnh nhƣ những bài báo khoa học nguyên bản.
Thứ năm là bài xã luận (editorials). Có khi tập san công bố một bài báo
nguyên thủy quan trọng với một phát hiện có ý nghĩa lớn, ban biên tập có thể mời
một chuyên gia viết bình luận về phát hiện đó. Xã luận cũng không phải là một
cống hiến nguyên thủy, do đó giá trị của nó không thể tƣơng đƣơng với những
bài báo nguyên thủy. Thông thƣờng, các bài xã luận không qua hệ thống bình
duyệt, mà chỉ đƣợc ban biên tập đọc qua và góp vài ý nhỏ trƣớc khi công bố.
Thứ sáu là những thƣ cho tòa soạn (letters to the editor). Nhiều tập san
khoa học dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên
tập san. Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ 300 đến 500 chữ, hay một trang - tùy
theo qui định của tập san) của bạn đọc về một điểm nhỏ nào đó của bài báo đã
đăng. Những thƣ này thƣờng phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đó trong bài
báo khoa học đã đăng. Những thƣ bạn đọc không phải qua hệ thống bình duyệt,
nhƣng thƣờng đƣợc gửi cho tác giả bài báo nguyên thủy để họ đáp lời hay bàn
thêm. Tuy nói là thƣ bạn đọc, nhƣng không phải thƣ nào cũng đƣợc đăng, nếu
không nêu đƣợc vấn đề một cách súc tích và có ý nghĩa.
Và sau cùng là những bài báo trong các kỉ yếu hội nghị. Trong các hội nghị
chuyên ngành, các nhà nghiên cứu tham dự hội nghị và muốn trình bày kết quả
nghiên cứu của mình thƣờng gửi bài báo để đăng vào kỉ yếu của hội nghị. Có hai
loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceedings
papers), và nhóm 2 gồm những bản tóm lƣợc (abstracts).
12
Những bài báo xuất hiện dƣới dạng “proceeding papers” thƣờng ngắn
(khoảng 5 đến 10 trang), mà nội dung chủ yếu là báo cáo sơ bộ những phát hiện
hay phƣơng pháp nghiên cứu mới. Tùy theo hội nghị, đại đa số những bài báo
dạng này không phải qua