Giáo dục nước ta trong những thập niên qua đã đạt được một số thành tựu nhất định nhờ
sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tư của Đảng và Chính phủ. Tính chất và nguyên lý giáo dục đã
được Luật Giáo dục 1998 và 2005 nêu rõ ở Chương I, Điều 3 “Nền giáo dục Việt Nam là nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa MacLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[32.tr 18]. Tuy
nhiên nền giáo dục vốn được xem là phúc lợi xã hội với cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa
trước đây đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Vấn đề ngân sách trở nên quá tải đối với Nhà
nước, không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giáo dục nước nhà. Hơn thế nữa, cơ chế quan
liêu bao cấp cũng không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi
mới. Trong bối cảnh đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước càng trở nên
đúng đắn và hợp lý hơn bao giờ hết. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một giải pháp thích hợp
với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - thời kỳ mà đất nước ta đang nỗ lực đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. XHHGD phù hợp với xu thế học tập thường xuyên, cập
nhật và suốt đời đang phát triển và thịnh hành trên thế giới.
86 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Tân Thành, tỉnh b xây dựng mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở huyện tân thành, tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------
NGUYỄN ĐỨC THIỆN
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ
RỊA-VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008
__________________________________
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUNG TÂM
HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN TÂN
THÀNH, TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS : LÊ XUÂN HỒNG
Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến :
- Thầy, Cô trong khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
- Cán bộ, nhân viên Phòng Khoa học Công nghệ- Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, tư vấn và cung cấp cho tôi nhiều ý tưởng nghiên cứu và kiến
thức quý báu trong thời gian tôi học tập tại trường. Đặc bịệt là Tiến sĩ Lê Xuân Hồng, người Cô
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
- Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và các cán bộ quản lý các phòng
chức năng thuộc Sở.
- Lãnh đạo UBND và các phòng chức năng huyện Tân Thành.
- Lãnh đạo UBND và các ban, ngành đoàn thể , tổ chức xã hội thị trấn Phú Mỹ.
- Ban Chủ nhiệm các TTVH-HTCĐ xã Hắc Dịch, Phước Hoà, Mỹ Xuân và đặc biệt là Ban Chủ
nhiệm TTVH-HTCĐ thị trấn Phú Mỹ.
- Gia đình thân yêu và các đồng nghiệp của tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
Bằng hết sự nỗ lực của mình để hoàn thành đề tài đã chọn, nhưng tôi chắc chắn luận văn
cũng không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung. Hằng kính mong được tiếp nhận sự góp ý
xây dựng chí tình của quý Thầy, Cô, quý bậc đàn anh đi trước và quý đồng nghiệp hầu giúp tôi
bổ sung thêm kiến thức bổ ích và sâu sắc hơn nữa về đề tài này.
Bà Rịa- Vũng Tàu, tháng 08 năm 2008
Nguyễn Đức Thiện
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục nước ta trong những thập niên qua đã đạt được một số thành tựu nhất định nhờ
sự chỉ đạo, quan tâm và đầu tư của Đảng và Chính phủ. Tính chất và nguyên lý giáo dục đã
được Luật Giáo dục 1998 và 2005 nêu rõ ở Chương I, Điều 3 “Nền giáo dục Việt Nam là nền
giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại lấy chủ nghĩa Mac-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng” “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực
tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.[32.tr 18]. Tuy
nhiên nền giáo dục vốn được xem là phúc lợi xã hội với cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa
trước đây đã trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Vấn đề ngân sách trở nên quá tải đối với Nhà
nước, không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển giáo dục nước nhà. Hơn thế nữa, cơ chế quan
liêu bao cấp cũng không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi
mới. Trong bối cảnh đó, chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước càng trở nên
đúng đắn và hợp lý hơn bao giờ hết. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một giải pháp thích hợp
với thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - thời kỳ mà đất nước ta đang nỗ lực đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. XHHGD phù hợp với xu thế học tập thường xuyên, cập
nhật và suốt đời đang phát triển và thịnh hành trên thế giới. Điều 12 Luật Giáo dục 2005 nêu “
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân. Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại
hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá
nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.”[32,tr.22]. Một trong những phương thức
XHHGD có hiệu quả chính là mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) phường, xã.
TTHTCĐ có thể đáp ứng các cơ hội học tập, sinh hoạt tinh thần cho tất cả mọi người trong
cộng đồng; thu hút mọi cá nhân, mọi tổ chức tham gia vào hoạt động văn hóa, giáo dục nhằm
thỏa mãn những nhu cầu thay đổi trong đời sống cộng đồng, góp phần đưa cộng đồng trở nên
chủ động, tự lực trong giáo dục, trở thành một xã hội học tập (XHHT), góp phần thực hiện chủ
trương chiến lược “cả nước trở thành một xã hội học tập” của Đảng và Chính phủ. Những văn
bản về xã hội hóa và xây dựng XHHT gần đây đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng
và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục và chiến lược xây dựng xã hội học
tập giai đoạn 2005-2010.
Tháng 10/1999 , UNESCO đã chính thức đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội và kể từ đó
văn phòng UNESCO Hà Nội đã hỗ trợ phát triển giáo dục nói chung và TTHTCĐ nói riêng.
Mô hình TTHTCĐ đã hình thành và phát triển từ năm 1999 đến nay và cũng đã có nhiều địa
phương tiêu biểu trong phong trào xây dựng và phát triển TTHTCĐ. Số lượng các TTHTCĐ
trên toàn quốc đã tăng nhanh từ 15 vào năm 1999 đến hơn 5000 vào năm 2006 và dự kiến 7500
đến tháng 08 năm 2008. Những địa phương đi đầu trong quá trình xây dựng và phát triển mạnh
mạng lưới TTHTCĐ là tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Kon Tum, với nhiều phương
thức hoạt động khá hiệu qủa. Tuy vậy ở nhiều tỉnh thành, hoạt động của TTHTCĐ còn mang
tính hình thức. Mô hình TTHTCĐ còn khá mới mẻ và chưa được sự quan tâm đúng mức của
lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành , các cấp quản lý giáo dục. Thực tế, chưa
có một công trình nghiên cứu cấp nhà nước hoàn chỉnh nào để làm cơ sở lý luận khoa học cho
hoạt động của TTHTCĐ. Nhìn từ góc độ quản lý vĩ mô, Nhà nước cũng chưa hề có sự đánh
giá, tổng kết kinh nghiệm những hoạt động giáo dục cộng đồng mà nhiều địa phương trên cả
nước đã thực hiện từ nhiều năm qua để làm cơ sở thực tiễn cho việc tiến hành xây dựng và phát
triển TTHTCĐ rộng khắp ở các tỉnh, thành trên toàn quốc.
Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được thành lập từ năm 1994 trên cơ sở
tách từ huyện Châu Thành cũ. Thời điểm đó, kinh tế địa phương chủ yếu là nông nghiệp, văn
hóa, giáo dục chưa phát triển chỉ dừng lại ở mức độ học chữ chứ chưa chú trọng học nghề vì
người dân có quan điểm làm ruộng, rẫy chỉ cần có sức chứ không cần trí. Từ năm 1995, khi
Chính phủ có những dự án xây dựng các khu công nghiệp và các cụm cảng ở địa phương thì cơ
cấu kinh tế cũng thay đổi và biến động mạnh mẽ. Nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và tay
nghề trở nên bức bách cả trong lĩnh vực nông nghiệp lẫn công nghiệp. Mãi đến lúc này nhận
thưc về học tập và giáo dục, đào tạo nói chung mới được đánh thức trong nhân dân.
Sau mười năm phát triển, mạng lưới trường lớp ở huyện được xây dựng đều khắp kể cả ở các
xã vùng sâu. Công tác xóa mù chữ được thực hiện rất thành công. Tuy nhiên hệ thống giáo dục
chủ yếu là hệ thống chính quy bao gồm các trường phổ thông công lập từ bậc tiểu học đến
trung học phổ thông. Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện hầu như chỉ để đảm nhận
công tác xóa mù chữ, hỗ trợ phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở và tổ chức các lớp bổ
túc văn hóa dành cho các đối tượng tại chức cần bổ túc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc
trung học phổ thông. Các TTHTCĐ chỉ mới được xây dựng ở một số nơi và giao cho cán bộ
văn hóa xã quản lý, phụ trách. Nhìn chung các TTHTCĐ này mới có hình thức chứ chưa có nội
dung, chương trình hoạt động nên chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, cập nhật kiến thức của
nhân dân địa phương. Nhận thức của nhân dân, thậm chí của một bộ phận cán bộ lãnh đạo về
xã hội học tập còn rất hạn chế, hầu như chỉ khoán trắng cho các trường phổ thông và Trung tâm
Giáo dục thường xuyên (TTGDTX). Trong khi đó nhu cầu học tập , nhu cầu được đào tạo và
tìm việc làm của nhân dân ở từng địa bàn cơ sở là rất lớn và rất đa dạng. Thực tế đó đòi hỏi các
cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến thực hiện các chủ trương nhằm đẩy mạnh xã hội
hóa giáo dục, xây dựng một XHHT ở huyện nhà. Một trong những giải pháp hữu hiệu để xây
dựng XHHT theo kinh nghiệm của một số địa phương là mô hình TTHTCĐ ở xã, phường, thị
trấn và thậm chí ở thôn ấp. Đây chính là vấn đề bức bách đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý
các cấp chính quyền, các cơ quan giáo dục địa phương và cũng chính là đề tài mà người viết
quan tâm nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện
Tân Thành .
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở địa phương, góp phần
xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành trong thời gian tới.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu , phân tích , đánh giá thực trạng hoạt động của các TTVH-HTCĐ các xã và
thị trấn ở huyện Tân Thành trong thời gian 2005 đến nay.
- Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả một số hoạt động của TTVH-HTCĐ gắn liền với cuộc
sống cộng đồng ở các xã, thị trấn thuộc huyện Tân Thành .
- Nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của hoạt động TTVH-HTCĐ ở một xã- thị trấn ( thị
trấn Phú Mỹ)
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp xây dựng mô hình TTVH-HTCĐ ở huyện Tân Thành , tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Thực trạng XHHGD và xây dựng XHHT bằng mô hình TTVH-HTCĐ ở tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu và huyện Tân Thành.
5 . Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình TTHTCĐ làm định hướng cho
việc nghiên cứu đề tài.
5.2. Phân tích thực trạng các TTVH-HTCĐ xã, thị trấn ở huyện Tân Thành
5.3. Đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát triển mô hình TTVH-HTCĐ góp phần
xây dựng XHHT ở huyện Tân Thành .
6 . Giả thuyết khoa học của đề tài
Việc các cấp chính quyền địa phương quan tâm, thực hiện tốt một số giải pháp phù hợp
với thực tiễn mà đề tài nghiên cứu, đề xuất sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động TTVH-HTCĐ ở
huyện Tân Thành phát triển có chiều sâu, hiệu quả và thu hút người học hơn .
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận :
- Phân tích , tổng hợp tài liệu .
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu .
- Phương pháp phỏng vấn .
- Phương pháp chuyên gia .
- Xử lý thông tin.
- Phương pháp thực nghiệm
8. Cấu trúc của luận văn
Luận vn gồm 3 phần : Mở ðầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị
Mở ðầu : Một số vấn ðề chung
Nội dung : Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương :
- Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình hoạt động của TTVH-HTCĐ.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động TTVH-HTCĐ trên địa bàn huyện Tân Thành và thị
trấn Phú Mỹ.
- Chương 3: Kết quả thử nghiệm ở TTVH-HTCĐ thị trấn Phú Mỹ và một số giải pháp
tăng cường công tác quản lý và tổ chức hoạt động TTVH-HTCĐ xã .
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu đề tài
- XHHGD nói chung và giáo dục cộng đồng nói riêng đã được tiến hành một cách hiệu
quả và tiến đến xây dựng một nền giáo dục tiên tiến ở nhiều quốc gia ở Châu Á như Malaixia,
Thai lan, Indonexia, Myanma,. Với sự hỗ trợ của tổ chức UNESCO họ rất chú trọng xây
dựng một xã hội học tập bằng mô hình TTHTCĐ xã, phường.
- Ở Việt nam, chủ trương xây dựng cả nước thành một xã hội học tập đã được Đảng và
Nhà nước khẳng định trong Nghị quyết TW4 khóa VII “ cần thực hiện một nền giáo dục
thường xuyên cho mọi người, khuyến khích các loại hình giáo dục không chính quy” và Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng chỉ rõ “ Xây dựng một XHHT. Giáo dục và đào tạo là nền
tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh
thần của người Việt nam. Mọi tổ chức chính trị, xã hội, mọi gia đình đều có trách nhiệm chăm
lo và quản lý các hoạt động giáo dục” và “ đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng
những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả
nước thành một xã hội học tập”.
Ngày 14/04/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 11-CT/TW về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Chỉ thị nêu rõ
: Ban cán sự đảng Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm
vụ của mình khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, kế hoạch
triển khai thực hiện đề án “xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” của Chính phủ, nhất
là các chủ trương, chính sách đảm bảo phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, tổ chức dạy
nghề ở các quận, huyện, tạo điều kiện cho các hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng ở
xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các TTHTCĐ, phát triển nhiều loại hình
học tập đa dạng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu học tập của cán bộ, nhân dân từng địa
phương, đơn vị. Vận động nhân dân tích cực học tập nâng cao dân trí, nghề nghiệp chuyên môn
nhằm tăng năng lực sản xuất, chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống. Gắn việc phát
triển phong trào học tập với xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, với phong trào làm kinh
tế giỏi, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Các viện nghiên cứu khoa học và phát triển giáo dục và các nhà nghiên cứu giáo dục đã
dành nhiều tâm sức nghiên cứu loại hình giáo dục không chính quy này. Tiêu biểu có các tác
giả và tác phẩm cũng như công trình nghiên cứu:
* “Xã hội hóa công tác giáo dục” (Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc chủ biên) nêu lên cơ sở lý
luận , cơ sở thực tiễn và cách làm XHHGD thông qua Đại hội giáo dục các cấp đồng thời nhấn
mạnh XHHGD là động lực nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài với các tiêu
chí : giáo dục hóa xã hội, dân chủ hóa giáo dục, cộng đồng hóa trách nhiệm, đa dạng hóa loại
hình giáo dục, đa phương hóa nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, thể chế hóa sự quản lý
của nhà nước về giáo dục. [21]
* “ Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI” -cũng do GS.TS.Phạm Minh Hạc chủ biên -tổng hợp
kinh nghiệm thế giới về XHHGD. Theo đó XHHGD chính là việc giáo dục phải thích nghi với
xã hội, phải phục vụ nền kinh tế xã hội, phục vụ cuộc sống xã hội.[23]
* “ Xã hội hóa giáo dục” (PGS. Võ Tấn Quang ) giới thiệu các quan điểm và cách làm
XHHGD ở các bậc học, cấp học , XHHGD ở địa bàn nông thôn và đề cập đến vấn đề quản lý
nhà nước trong việc thực hiện XHHGD.[31]
Ngoài ra còn nhiều bài báo, tạp chí viết về mô hình TTHTCĐ, tiêu biểu như :
* “ Thực trạng và những giải pháp xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng
nhằm góp phần nâng cao dân trí ở thành phố Hải Phòng” của ThS Vũ Thị Thanh Hương.[26]
* “Trung tâm học tập cộng đồng- một mô hình cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển ở Việt
Nam” của Tạ Văn Sỹ.[33]
* “ Trung tâm học tập cộng đồng ở phường xã- hướng đi phù hợp để xây dựng xã hội học tập”
của ThS Phạm Quang Huân.[25]
* “ Những điều kiện xây dựng xã hội học tập” của PGS.TS.Mạc Văn Trang.[35]
Gần đây nhất có loạt bài viết về tiến trình xây dựng XHHT ở tỉnh Thái Bình đăng trên tạp chí
Thế giới trong ta.
Trên cơ sở lý luận được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng, nhiều địa phương đã
bắt tay vào nghiên cứu thực hiện chiến lược xây dựng xã hội học tập. Tiêu biểu của phong trào
này là một số tỉnh ở phía bắc tổ quốc như Thái Bình, Hải Dương, Lào Cai, Hòa Bình, Bắc
Giang, Vĩnh Phúc và các tỉnh Tiền Giang, Kon Tum ... . Đặc biệt là tỉnh Thái Bình, một tỉnh có
phong trào giáo dục cộng đồng bằng mô hình TTHTCĐ được xem là điển hình trên toàn quốc.
Tỉnh Thái Bình đã thực hiện tiến trình xây dựng xã hội học tập một cách có tổ chức từ lãnh
đạo các cấp chính quyền tỉnh, huyện đến xã / phừơng, thôn xóm và thực hiện thông qua các
phong trào khuyến học “Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ khuyến học”, “TTHTCĐ đạt chuẩn”
với sự tham mưu, góp sức của Hội Khuyến học tỉnh, huyện, xã. Đến đầu năm 2003 , Thái Bình
đã trở thành tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành về số lượng và quy mô xây dựng các
TTHTCĐ với 284 TTHTCĐ trên 284 xã, phường. Những xã/phường tiêu biểu trong hoạt động
này là Việt Thuận, Nguyên Xá, Hồng Phong, Tân Hòa, Song Lãng, Bách Thuận ở huyện Vũ
Thư, Thái Hồng ở huyện Thái Thụy,... . Phong trào giáo dục cộng đồng tỉnh Thái Bình đã được
Đảng và Nhà nước đánh giá cao như lời phát biểu của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm : “Đây
là một sự kiện thành công, quan trọng của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trong việc xây dựng
XHHT từ cơ sơ, đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển chung của cả
nước”. Tuy nhiên phong trào xây dựng và phát triển các THHTCĐ tỉnh Thái Bình cũng chưa
được đúc kết và nhân rộng.
Riêng ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, từ năm học 2000-2001 Sở Giáo dục và Đào tạo đã cử
các chuyên viên tham dự các lớp tập huấn, hội thảo về xây dựng và phát triển các TTHTCĐ do
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong nội dung học nghiệp vụ hè 2001, 2002, 2003 sở Giáo
dục và Đào tạo đã hướng dẫn các cán bộ, giáo viên các TTGDTX về phương thức tổ chức hoạt
động của TTHTCĐ xã, phường và các phương pháp dạy chuyên đề. Năm 2002 Sở Giáo dục và
Đào tạo đã xây dựng đề án thành lập TTHTCĐ giai đoạn 2002-2005 trình UBND tỉnh phê
duyệt và được phép triển khai đề án. Tuy nhiên do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành quy
chế tổ chức và hoạt động TTHTCĐ nên địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình
thực hiện. Thực tiễn cho thấy rằng hoạt động của các TTHTCĐ gắn liền với hoạt động của các
trung tâm văn hóa xã, phường do đó UBND tỉnh giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
Sở Văn hóa- Thông tin và Hội Khuyến học tỉnh xây dựng đề án mô hình Trung tâm Văn hóa-
Học tập cộng đồng (TTVH-HTCĐ). Ngày 16/07/2004 UBND tỉnh đã phê duyệt và ban hành
“Quy chế tạm thời tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa- Học tập cộng đồng xã, phường tỉnh
Bà Rịa- Vũng Tàu” [37]. Quy chế gồm năm chương, mười một điều quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động
của TTVH-HTCĐ xã, phường. Những văn bản này chính là hành lang pháp lý và là tiền đề để
các cộng đồng xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tiến trình xây dựng và phát triển TTVH-HTCĐ ở
địa phương. Tuy vậy, vấn đề không dừng lại ở chỗ làm sao để xây dựng một TTVH-HTCĐ
khang trang về hình thức mà cốt lõi là việc làm sao để duy trì hoạt động TTVH-HTCĐ một
cách hiệu quả vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ đối với chính quyền và ban chủ nhiệm các TTVH-
HTCĐ địa phương.
1.2. Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
1.2.1 Vai trò, vị trí của giáo dục, đào tạo đối với phát triển kinh tế xã hội
Từ năm 1945, trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà,
trong thư gởi học sinh, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc
Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Sáu mươi hai năm trôi qua, đến nay câu nói đó
vẫn nhắc nhở chúng ta không thể coi thường việc học tập của thế hệ trẻ và giờ đây cả người lớn
tuổi, cả xã hội đều phải biết
nâng cao trình độ của mình để tồn tại và phát triển.
Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng lúc phát biểu tại cuộc gặp gỡ
các đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo “ Việt Nam trong thế kỷ XX”, vào tháng 09 năm 2000
tại Hà Nội, có nói: “ Dân tộc chúng tôi hiểu đầy đủ rằng dân tộc mình là một dân tộc nghèo,
một đất nước tuy đang phát triển nhưng ở mức thấp. Chúng tôi hiểu rõ khoảng cách của nền
kinh tế của chúng tôi và nền kinh tế của những nước phát triển trên thế giới. Chúng tôi hiểu rõ
khoa học công nghệ trong thế kỷ XXI sẽ có những bước tiến khổng lồ. Thực hiện tư tưởng vĩ
đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lấy sức ta mà giải phóng cho ta, chúng tôi phải tri thức hoá
Đảng, tri thức hoá dân tộc, tiếp tục tri thức hoá công nông, cả nước là một xã hội học tập, phát
huy truyền thống những ngày mới giành được độc lập năm 1945, cả nước học chữ, cả nước
diệt giặc dốt, cả nước diệt giặc đói Phải