Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng Đà Nẵng trong khu vực châu Á

Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Mức tăng trưởng của nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện rõ rệt, từ một quốc gia trì trệ do hậu quả của bao cấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tự do thương mại, Việt Nam quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp. Một minh chứng rõ rệt đó là việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đồng thuận kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này vào ngày 07/11/2006. Việc trở thành thành viên của WTO đã đưa Việt Nam vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn mở cửa và cạnh tranh toàn diện, một sân chơi hoàn toàn bình đẳng. Điều đó sẽ mang lại những thuận lợi và những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Trong nhiều năm qua, các Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hoàn toàn là các Ngân hàng Nhà nước, được nhà nước bao cấp cũng như bảo hộ hoạt động. Có thể nói các Ngân hàng thương mại Nhà nước này đã thực sự là xương sống trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với cam kết gia nhập WTO, các ưu đãi và bảo hộ này sẽ bị bãi bỏ. Điều đó buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải tự đổi mới mình để phù hợp với điều kiện mới. Các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng đã không ngừng nâng cao năng lực điều hành, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến đổi mới trang thiết bị, mở rộng qui mô bằng cách tăng vốn và phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó là vẫn chưa đủ so với các Ngân hàng thương mại quốc tế vì tầm vóc của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam quá nhỏ bé, yếu kém về nhiều mặt đặc biệt là vốn, trình độ quản trị, công nghệ kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và loại hình sản phẩm, cũng như khả năng ứng phó với cạnh tranh, rủi ro.Điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại trong nước phải tìm -2-ra chiến lược phát triển riêng của mình mà trong đó hướng phát triển trở thành các ngân hàng mạnh, đa năng đủ sức cạnh tranh cũng như thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại là một yêu cầu bức thiết và là xu hướng tất yếu. Trong số các Ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Chính phủ lựa chọn là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên của Việt Nam thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang gấp rút thực hiện đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ, đồng thời từng bước chuẩn bị để đối đầu với những thử thách mới khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động như các ngân hàng trong nước kể từ năm 2010. Trước yêu cầu đó tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á” cho Luận văn tốt nghiệp của mình.

pdf119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng Đà Nẵng trong khu vực châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG  NGUYỄN HỒNG THẮNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRONG KHU VỰC CHÂU Á Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG THỊ NHÀN HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VÀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG .......................................................... 4 1.1. Khái niệm và quá trình hình thành các tập đoàn trên thế giới ................. 4 1.1.1. Tập đoàn và tập đoàn kinh tế: ............................................................................... 4 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tập đoàn: ........................................................ 4 1.1.1.2. Tập đoàn kinh tế: ........................................................................................ 5 1.1.2. Quá trình hình thành các tập đoàn trên thế giới ................................................. 9 1.2. Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng ................................................... 10 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và xu hướng của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng ...................................................................................................................... 10 1.2.1.1. Khái niệm Tập đoàn tài chính - ngân hàng và Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng ............................................................................................. 10 1.2.1.2. Đặc điểm của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng ...................... 12 1.2.1.3. Xu hướng chung của các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới. ........................................................................................................... 14 1.2.2. Các mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng và quá trình hình thành một số Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới .......................... 16 1.2.2.1. Các mô hình hoạt động chính của Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới ............................................................................................... 16 1.2.2.2. Quá trình hình thành của một số Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng trên thế giới. .............................................................................................. 19 1.3. Điều kiện hình thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng tại Việt Nam ............................................................................................................... 24 1.3.1. Nhu cầu tất yếu của việc hình thành các Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam. ............................................................................................... 24 1.3.1.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng ............ 24 1.3.1.2. Nhu cầu tất yếu về việc hình thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam ..................................................................................... 26 1.3.2. Điều kiện hình thành Tập đoàn TC - NH đa năng tại Việt Nam ...................... 28 1.3.2.1. Tổng quan về các Ngân hàng Thương mại Việt Nam .............................. 28 1.3.2.2. Điều kiện hình thành Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng tại Việt Nam ........................................................................................................... 35 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM........... 41 2.1. Khái quát về Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam .................................... 41 2.1.1. Lịch sử phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ............................. 41 2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính và các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam .................................................................................................. 44 2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động ................................................................................... 44 2.1.2.2. Các nghiệp vụ cơ bản ................................................................................ 45 2.2. Thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ............................................................................... 50 2.2.1. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ............................... 50 2.2.1.1. Thực trạng: ................................................................................................ 50 2.2.1.2. Hạn chế của mô hình tổ chức và quản trị của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ................................................................................................... 55 2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương VN ............. 59 2.2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh ............................................................... 59 2.2.2.2. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ................................................................................................... 75 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành Tập đoàn TC-NH đa năng trong khu vực châu Á .................. 78 2.2.3.1. Thuận lợi: .................................................................................................. 78 2.2.3.2. Khó khăn: .................................................................................................. 81 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG TRONG KHU VỰC CHÂU Á ... 83 3.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam đến năm 2015 ....................................................................................... 83 3.2. Các giải pháp xây dựng Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam thành Tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á .................... 84 3.2.1. Xây dựng mô hình tổ chức và quản trị mới : ..................................................... 84 3.2.1.1. Đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá. ................................................................. 84 3.2.1.2. Xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng đa năng đa năng (VCB-Group) ............................................................................................ 87 3.2.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh theo hướng Tập đoàn tài chính- ngân hàng đa năng: ............................................................................................. 91 3.2.2.1. Nâng cao năng lực tài chính: .................................................................... 91 3.2.2.2. Mở rộng hoạt động kinh doanh:................................................................ 94 3.3. Kiến nghị: ................................................................................................... 107 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan: ........................................ 107 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ................................................................. 108 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 110 Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 112 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT ALCO (Asset - Liability Management Committee) Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triền CAR (Capital Adequacy Ratio) Hệ số an toàn vốn GATS (General Agreement on Trade in Services) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ HĐQT Hội đồng quản trị IAS (International Accounting Standard) Tiêu chuẩn kế toán quốc tế ICB Ngân hàng công thương NHNN Ngân hàng Nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài NHNTVN Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHTMNN Ngân hàng Thương mại nhà nước OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development) Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế ROA (Return on Asset) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản ROE (Return on Equity) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Vốn tự có TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TĐTC-NH Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng TĐTC-NHĐN Tập đoàn Tài chính – Ngân hàng đa năng VAS (Vietnamese Accounting Standard) Tiêu chuẩn kế toán Việt Nam VBARD Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 10 tập đoàn lớn nhất thế giới tính đến 29/03/2007 12 1.2 10 thương vụ sáp nhập lớn nhất trên thế giới của các TĐTC-NH trong khoảng 10 năm trở lại đây 15 1.3 Hệ thống NHTM của Việt Nam giai đoạn 1990-2006 29 1.4 Qui mô của 10 tập đoàn tài chính đứng đầu trong số 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007 32 1.5 20 TĐTC-NH Đông Nam Á trong 2000 công ty lớn nhất thế giới tính đến 03/2007 33 2.1 Lợi nhuận của NHNTVN giai đoạn 2002-2006 60 2.2 Cơ cấu huy động vốn của NHNTVN theo nguồn huy động từ 2004- 2006 61 2.3 Tình hình dư nợ tín dụng NHNTVN 2004-2006 63 2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNTVN 2004 - 2006 67 2.5 Hoạt động kinh doanh thẻ của NHNTVN 2004-2006 71 2.6 Một số chỉ tiêu so sánh của NHNTVN và các NHTM năm 2005 79 2.7 Một số chỉ tiêu của NHNTVN so sánh với các nhóm Ngân hàng quốc tế 81 2.8 Qui mô một số Ngân hàng Châu Á – 2004 82 3.1 Lộ trình tăng vốn của NHNTVN trong trường hợp phần vốn góp của Nhà nước giữ nguyên và giảm tỷ lệ xuống tới 51% đến năm 2010 92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Tổng tài sản NHNTVN giai đoạn 2002 - 2006 60 2.2 Cơ cấu cho vay theo loại hình khách hàng của NHNTVN 2004-2006 63 2.3 Tổng tài sản và dư nợ tín dụng của NHNTVN 2003-2006 64 2.4 Tình hình giải quyết nợ đọng của NHNTVN đến 31/12/2006 65 2.5 Kết cấu tỷ trọng của các khoản thu nhập trên tổng thu nhập từ HĐKD của NHNTVN 2004-2006 74 2.6a Vốn tự có và hệ số CAR theo VAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN 76 2.6b Vốn tự có và hệ số CAR theo IAS năm 2004 – 2006 của NHNTVN 76 2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận/vốn và chi phí/thu nhập các NHTM 2005 80 3.1 Lượng kiều hối từ nước ngoài chuyển về Việt Nam 2001-2005 103 Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Mô hình tổ chức của tập đoàn Ngân hàng đa năng 16 1.2 Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu công ty mẹ - Cty con 17 1.3 Mô hình TĐTC-NH đa năng kiểu Holding Company 18 1.4 Mô hình hoạt động của Citigroup 21 2.1 Mô hình tổ chức theo cơ cấu phòng ban của NHNTVN 51 2.2 Mô hình tổ chức theo khối công ty của NHNTVN 53 3.1 Mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN theo kiểu Công ty mẹ - con 88 3.2 Mô hình TĐTC-NH đa năng NHNTVN theo chức năng hoạt động 89 -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau hơn hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Mức tăng trưởng của nền kinh tế luôn duy trì ở mức cao, mọi mặt đời sống xã hội được cải thiện rõ rệt, từ một quốc gia trì trệ do hậu quả của bao cấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển cao trong khu vực và trên thế giới. Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tự do thương mại, Việt Nam quyết tâm xoá bỏ hoàn toàn tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp. Một minh chứng rõ rệt đó là việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đồng thuận kết nạp Việt Nam thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức này vào ngày 07/11/2006. Việc trở thành thành viên của WTO đã đưa Việt Nam vào một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn mở cửa và cạnh tranh toàn diện, một sân chơi hoàn toàn bình đẳng. Điều đó sẽ mang lại những thuận lợi và những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính ngân hàng. Trong nhiều năm qua, các Ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam hoàn toàn là các Ngân hàng Nhà nước, được nhà nước bao cấp cũng như bảo hộ hoạt động. Có thể nói các Ngân hàng thương mại Nhà nước này đã thực sự là xương sống trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, với cam kết gia nhập WTO, các ưu đãi và bảo hộ này sẽ bị bãi bỏ. Điều đó buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải tự đổi mới mình để phù hợp với điều kiện mới. Các Ngân hàng Thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng đã không ngừng nâng cao năng lực điều hành, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến đổi mới trang thiết bị, mở rộng qui mô bằng cách tăng vốn và phát triển các loại hình dịch vụ, từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, điều đó là vẫn chưa đủ so với các Ngân hàng thương mại quốc tế vì tầm vóc của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam quá nhỏ bé, yếu kém về nhiều mặt đặc biệt là vốn, trình độ quản trị, công nghệ kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và loại hình sản phẩm, cũng như khả năng ứng phó với cạnh tranh, rủi ro...Điều này đòi hỏi mỗi Ngân hàng thương mại trong nước phải tìm -2- ra chiến lược phát triển riêng của mình mà trong đó hướng phát triển trở thành các ngân hàng mạnh, đa năng đủ sức cạnh tranh cũng như thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại là một yêu cầu bức thiết và là xu hướng tất yếu. Trong số các Ngân hàng thương mại Nhà nước của Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Chính phủ lựa chọn là một trong những Ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên của Việt Nam thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang gấp rút thực hiện đề án cổ phần hóa để trình Chính phủ, đồng thời từng bước chuẩn bị để đối đầu với những thử thách mới khi các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động như các ngân hàng trong nước kể từ năm 2010. Trước yêu cầu đó tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á” cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Hiện nay, trên thế giới chưa có khái niệm, định nghĩa chính thức về tập đoàn nói chung và tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng nói riêng. Tại Việt Nam, cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về mô hình tập đoàn và tập đoàn tài chính ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu về tập đoàn tài chính ngân hàng ở Việt Nam là các trao đổi, hội thảo khoa học phục vụ định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mà chưa đưa ra giải pháp phát triển cụ thể cho riêng ngân hàng nào. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng đa năng, luận văn tìm ra các giải pháp nhằm xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận tổng quan về tập đoàn, tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương trước định hướng phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực. -3- Đề xuất các giải pháp để Ngân hàng Ngoại thương có thể phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của một tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp để xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính Ngân hàng đa năng trong khu vực Châu Á đến năm 2015. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: Phương pháp phân tích. Phương pháp thống kê. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp so sánh. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương. Chƣơng 1: Tổng quan về tập đoàn và tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng. Chƣơng 2: Thực trạng về mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chƣơng 3: Các giải pháp xây dựng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng trong khu vực châu Á. -4- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VÀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐA NĂNG 1.1. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Tập đoàn và tập đoàn kinh tế: 1.1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của tập đoàn:  Khái niệm : Cho đến nay chưa có định nghĩa hay khái niệm chính thức cũng như thống nhất về tập đoàn. Tuy nhiên, tập đoàn có thể được hiểu theo một cách chung nhất đó là tổ hợp hay liên minh của một số đơn vị thành viên hoạt động trong một hay nhiều nghành nghề khác nhau, tại một hay nhiều vùng, quốc gia hay lãnh thổ khác nhau. Trong các liên minh, tổ hợp này luôn tồn tại một đơn vị hạt nhân, có khả năng nắm quyền lãnh đạo cũng như chi phối hoạt động của các đơn vị thành viên khác vì một mục tiêu chung [3]. Tên gọi về tập đoàn nói chung, đã xuất hiện từ rất sớm khoảng nửa cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 phổ biến như: “Cartel”; “Association”... và gần đây là “Cheabol”; “Group”..., tất cả đều có chung một số nghĩa chính là liên minh, liên kết, nhóm…Tất cả những liên minh như thế, khi nghiên cứu và dịch ra tiếng Việt chúng ta thông thường gọi chung một danh từ đó là “Tập đoàn”.  Đặc trƣng của tập đoàn: Tập đoàn là một cấu trúc có quan hệ về chiến lược và chính sách chung. Không có tư cách pháp nhân chung cho một tập đoàn, mà mỗi đơn vị thành viên trong tập đoàn phải là một pháp nhân độc lập. Không có cơ quan hành chính thường trực của tập đoàn, tuy nhiên đã là một tập đoàn nhất thiết phải có các bộ phận mang tính quản trị chung của tập đoàn như : Hội đồng quản trị, Ban hoặc là Uỷ ban kiểm tra -5- kiểm toán, Hội đồng chiến lược…Trong mỗi một tập đoàn luôn luôn tồn tại một đơn vị đứng đầu có thể gọi là “Đơn vị sáng lập”, “Đơn vị gốc” hoặc là “Đơn vị chi phối”…Vị thế của đơn vị này được thể hiện bằng biểu tượng của tập đoàn và khả năng chi phối, lãnh đạo định hướng phát triển của các đơn vị thành viên khác trong tập đoàn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đơn vị đứng đầu thâu tóm hết các hoạt động của các đơn vị thành viên, mỗi đơn vị thành viên lại có sở hữu tài sản riêng, trụ sở riêng, địa bàn riêng và thậm trí là cả nghành nghề riêng. Cơ chế điều hành chung của các tập đoàn dựa trên quan hệ về lợi ích chung, về uy tín cũng như các cam kết chung của tập đoàn. Vì lợi ích chung các đơn vị trong một tập đoàn luôn hành động theo cùng chiến lược, mục tiêu chung, theo lĩnh vực và địa bàn đã được phân bổ hoặc phát triển các quan hệ gắn bó về vốn, công nghệ, văn hoá, ngoại giao…Với những quan hệ gắn bó như thế các đơn vị thành viên trong tập đoàn luôn có chung quyền được bảo vệ để có thể tránh khỏi những nguy cơ bị thôn tính hay chèn ép của các đơn vị ngoài tập đoàn cũng như từ các tập đoàn khác. 1.1.1.2. Tập đoàn kinh tế:  Khái niệm: Về cơ bản, cũng chưa có định nghĩa chính thức về tập đoàn kinh tế, tuy nhiên có thể hiểu rằng: Tập đoàn kinh tế là một hình thức tổ chức liên kết kinh tế. Các tập đoàn kinh tế là tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay những ngành khác nhau trong phạm vi một nước hay nhiều nước, trong đó có một công ty nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển [3]. Tập đoàn kinh tế thường là các tập đoàn xuyên vùng gồm nhiều hình thức sở h
Luận văn liên quan