Trong các năm gần đây dư luận xã hội quan tâm nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo viên ở
các trường tiểu học, THCS, THPT trong toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn. Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài báo nói đến chất lượng yếu kém của
của học sinh các cấp. Nhiều nguyên nhân được các nhà quản lý giáo dục và dư luận xã hội đưa ra để
lý giải cho kết quả còn yếu kém trong giảng dạy và học tập của học sinh, trong đó có nguyên nhân
từ phía giáo viên và vấn đề bồi dưỡng giáo viên luôn được đặt ra. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm
nhận biết tình hình trên, đặc biệt là từ lúc cả nước bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa
mới. Bộ đã tổ chức BDGV với các nội dung phục vụ cho nhiệm vụ cấp thiết của từng năm học.
Ngoài việc tổ chức các đợt BDGV ở cấp Bộ, Bộ còn giao nhiệm vụ cho các Sở tự tổ chức
BDGV cho đơn vị mình.
137 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng nội dung bồi dưỡng giáo viên hóa trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
Kim Nguyễn Quỳnh Giao
XÂY DỰNG NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊN HÓA TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, góp ý tận tình
của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ ủng hộ tích cực của bạn bè đồng nghiệp, gia đình và các em
học sinh.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô khoa Hóa trường
ĐHSP TP.HCM, đặc biệt là thầy trưởng khoa Hóa PGS.TS Trịnh Văn Biều – người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó tôi
cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô ở các trường THPT tại TP.HCM và các tỉnh phía
Nam đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho đề tài, cám ơn gia đình đã bên cạnh ủng
hộ và động viên cho tôi trong suốt thời gian qua.
Hi vọng nội dung của quyển luận văn này sẽ là một nguồn tư liệu giúp ích phần nào
cho việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên phù hợp với xu thế đổi mới hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài cũng không thể tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót . Vì vậy tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp để xây dựng đề tài hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 1 năm 2010
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDGV : bồi dưỡng giáo viên
bđ : ban đầu
CBQLGD : cán bộ quản lý giáo dục
CLB : câu lạc bộ
CNH : công nghiệp hóa
dd : dung dịch
ĐH : đại học
GD_ĐT : giáo dục đào tạo
GV : giáo viên
HĐH : hiện đại hóa
HĐNGLL : hoạt động ngoài giờ lên lớp
HĐGDNGLL : hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
hh : hỗn hợp
HS : học sinh
NCKH : nghiên cứu khoa học
PPDH : phương pháp dạy học
PPGD : phương pháp giảng dạy
pứ : phản ứng
sgk : sách giáo khoa
THCS : trung học cơ sở
THPT : trung học phổ thông
TNĐL : thực nghiệm định lượng
TNKQ : trắc nghiệm khách quan
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong các năm gần đây dư luận xã hội quan tâm nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo viên ở
các trường tiểu học, THCS, THPT trong toàn quốc, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn. Các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhiều bài báo nói đến chất lượng yếu kém của
của học sinh các cấp. Nhiều nguyên nhân được các nhà quản lý giáo dục và dư luận xã hội đưa ra để
lý giải cho kết quả còn yếu kém trong giảng dạy và học tập của học sinh, trong đó có nguyên nhân
từ phía giáo viên và vấn đề bồi dưỡng giáo viên luôn được đặt ra. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm
nhận biết tình hình trên, đặc biệt là từ lúc cả nước bắt đầu áp dụng chương trình, sách giáo khoa
mới. Bộ đã tổ chức BDGV với các nội dung phục vụ cho nhiệm vụ cấp thiết của từng năm học.
Ngoài việc tổ chức các đợt BDGV ở cấp Bộ, Bộ còn giao nhiệm vụ cho các Sở tự tổ chức
BDGV cho đơn vị mình.
Theo đánh giá chung của một số cán bộ quản lý và dư luận trong ngành tình hình BDGV trong
thời gian qua còn nhiều hạn chế. Các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả của công tác BDGV chưa cao
bao gồm nội dung bồi dưỡng, cách tổ chức và cả thời gian bồi dưỡng.
Theo Chỉ thị số 40-CT/TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chúng ta cần phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục một cách toàn diện, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục
2001 – 2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu đặt ra là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng. Chỉ thị này đã đề cập đến tính cần thiết phải tổ chức
bồi dưỡng giáo viên.
Chỉ thị số 18/2001/CT-TTG ngày 27 – 8 – 2001 của Thủ tướng Chính phủ cũng quy định ngành
giáo dục – đào tạo cần sàng lọc và bố trí lại những giáo viên không còn đủ điều kiện công tác trong
ngành giáo dục. Thực tế cho thấy, có một số giáo viên hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu
giảng dạy do trước đây không được đào tạo chuẩn mực hoặc nội dung đào tạo không thích ứng với
tình hình mới. Nếu không được bồi dưỡng thêm thì số giáo viên này không đủ năng lực đảm đương
nhiệm vụ. Trong các nguyên nhân dẫn đến chất lượng học sinh yếu kém có nguyên nhân từ phía
giáo viên, do vậy công tác bồi dưỡng giáo viên là cần thiết. Thầy có giỏi thì trò mới giỏi, thầy dở
kéo theo trò dở. Việc bồi dưỡng giáo viên càng trở nên cấp thiết hơn trong giai đoạn hiện nay, khi
cả nước đã dạy bộ SGK mới mà theo đánh giá của các nhà quản lý giáo dục và các giáo viên trực
tiếp đứng lớp thì nội dung kiến thức của SGK mới còn khó đối với đa số học sinh. Đây là điều hiển
nhiên, vì nếu biên soạn một bộ SGK dễ thì bộ sách này sẽ sớm lạc hậu. Đa số giáo viên đều đánh
giá rằng bộ SGK hiện hành rất hay, nhưng khó dạy (vì còn có học sinh không tiếp thu được). Nếu
giáo viên cảm thấy khó dạy thì Bộ và Sở, phòng GD – ĐT, trường và Tổ bộ môn phải có trách
nhiệm bồi dưỡng cho họ (kể cả việc yêu cầu họ phải tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức). Không kể
đến việc phải dạy một bộ SGK mà đa số giáo viên cho là khó dạy như hiện nay, việc rơi rớt kiến
thức sau nhiều năm giảng dạy tính từ thời điểm giáo viên tốt nghiệp trường đại học cho đến thời
điểm hiện tại, kể cả nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy (PPGD) mà giáo viên học được ở
trường Đại học chưa đáp ứng được thực tế giảng dạy tại trường phổ thông cũng đặt ra vấn đề phải
bồi dưỡng cho giáo viên. Việc bồi dưỡng nhằm mục đích trang bị cho giáo viên kiến thức chuyên
môn và kiến thức về PPGD mới, hiện đại, nhằm giảng dạy đạt hiệu quả cao. Nếu công tác BDGV
không mang lại lợi ích thiết thực thì tình trạng chất lượng giảng dạy kém khó được khắc phục. Chất
lượng giảng dạy kém sẽ kéo theo kết quả chất lượng học tập kém. Nếu không khắc phục được tình
trạng chất lượng học sinh yếu kém, ngành GD – ĐT không thực hiện được tốt việc chuẩn bị cho học
sinh phổ thông học tiếp ở các bậc học cao hơn.
Như vậy bồi dưỡng giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên vấn đề này hiện
nay chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
1.2. Một số vấn đề về đội ngũ giáo viên THPT hiện nay
Báo cáo kết quả giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực giáo
dục, đào tạo và dạy nghề do Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên Nhi đồng của
Quốc hội Trần Thị Tâm Đan trình bày ngày 07-11-2006 [17].
Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển và nâng cao
chất lượng giáo dục qua các thời kỳ lịch sử ở nước ta. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi trọng
việc xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đã có chính sách chăm lo cho thầy, cô
giáo. Bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ nhà giáo nước ta, với gần một triệu thầy, cô giáo và hơn
90.000 cán bộ quản lý giáo dục, từ thành phố đến nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo,
vẫn phát huy được truyền thống tốt đẹp của nhà giáo, lao động sáng tạo, khắc phục khó khăn, tâm
huyết với sự nghiệp “trồng người”, đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển giáo dục
nước ta với quy mô trên 22 triệu người đi học.
Tuy nhiên, trước yêu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực
theo yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục đạt chuẩn về đạo đức, trình độ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đang là vấn đề bức bách,
cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, xã hội và của ngành Giáo dục.
1.2.1. Tình hình đội ngũ nhà giáo
Qua nhiều năm phát triển, nước ta đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và đội ngũ này
đang tích cực lao động thực hiện nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
– Tỷ lệ giáo viên mầm non, phổ thông đạt trình độ chuẩn theo quy định khá cao, ở giáo dục
mầm non đạt 77,5%, tiểu học 96,5%, THCS 95%, THPT 97%. Cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông
không đồng bộ, vừa thừa, vừa thiếu. Hầu hết các địa phương đều thiếu giáo viên âm nhạc, mỹ thuật,
công nghệ, thể dục thể thao và tình trạng này đã kéo dài nhiều năm nên ảnh hưởng đến mục tiêu
giáo dục toàn diện về trí, đức, thể, mỹ cho học sinh.
– Giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, nhìn chung có trình độ đại
học và một số là công nhân lành nghề dạy thực hành. Đội ngũ giảng viên đại học đang thiếu trầm
trọng, thể hiện ở tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình là 28 sinh viên/giảng viên, ở một số lĩnh vực
như kinh tế, dịch vụ thì tỷ lệ là gần 40 sinh viên/giảng viên. Trong khi đó ở nhiều nước, tỷ lệ này
trung bình là 15-20 sinh viên/giảng viên. Đặc biệt là sự hụt hẫng đội ngũ giảng viên đầu ngành.
Những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ được đào tạo một cách hệ thống ở nước ngoài, có kinh nghiệm
sư phạm, đang là những người chủ trì các chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước
thì nay hầu hết đã ở độ tuổi 70 và đã nghỉ hưu, trong khi đó đội ngũ kế cận thì chưa được chuẩn bị
ngang tầm để thay thế. Những năm gần đây, tốc độ phát triển quy mô giáo dục đại học tăng nhanh,
từ năm học 2001-2002 đến năm học 2005-2006, số sinh viên được đào tạo đại học chính quy trung
bình mỗi năm tăng 7,36% và đại học thường xuyên tăng 7,49%; số sinh viên được đào tạo cao đẳng
chính quy tăng 9,47% và cao đẳng thường xuyên tăng 25,12%. Các trường đại học, cùng với việc
mở rộng quy mô đào tạo hệ chính quy, còn mở các lớp đại học, cao đẳng tại chức; đồng thời lại tổ
chức liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên của nhiều tỉnh, với các cơ quan, ban, ngành,
tổ chức để mở các lớp tại chức ngoài nhà trường. Do đó, dẫn đến tình trạng số giờ giảng dạy của
một giảng viên đại học ở nước ta khá cao, có trường hợp lên tới 800-1.000 giờ/năm (ở nước ngoài
khoảng 300-400 giờ/năm). Như vậy, nhiều giảng viên không còn thời gian tham gia nghiên cứu
khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
– Trường đại học có hai nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH). Tỷ
lệ thời gian giữa hai nhiệm vụ này của giảng viên ở nhiều trường đại học nước ngoài thường là
50/50, trong khi ở nước ta, tại các trường đại học có truyền thống NCKH, tỷ lệ này ở một số giảng
viên chủ chốt là 70/30 (giảng dạy là 70%, NCKH là 30%). Nhìn chung, công tác NCKH của đại đa
số giảng viên ở đại học rất hạn chế. Đây là mặt yếu khá cơ bản, rất đáng quan tâm đối với đội ngũ
giảng viên đại học cũng như các trường đại học nước ta. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến nâng
cao chất lượng giáo dục.
– Về cơ bản, đại bộ phận nhà giáo nước ta có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề
nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.
Những thành tựu của giáo dục đạt được trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong sự
nghiệp Đổi mới đất nước, trong đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục.
– Trong những năm gần đây, đội ngũ nhà giáo nước ta đã được tăng về số lượng thuộc một
số chuyên ngành đã góp phần giảm bớt sự bất hợp lý về cơ cấu. Việc bồi dưỡng năng lực sư phạm,
ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học, các phương tiện, thiết bị hiện đại
đã được chú trọng đầu tư ở một số trường đại học trọng điểm. Đội ngũ nhà giáo đã vươn lên, tiếp
cận và ứng dụng công nghệ thông tin, học thêm ngoại ngữ, đồng thời phấn đấu đạt trình độ chuẩn
theo quy định.
– Đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đạt trình độ chuẩn khá cao và, về cơ bản, đã đáp
ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, mặt yếu của đội ngũ này là rất hạn chế trong việc
cập nhật kiến thức và phương pháp giáo dục nên không phát huy được tính chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh, chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh đến trường, nhất là ở tiểu
học và THCS.
– Đội ngũ giảng viên đại học vừa thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, trình độ, đặc biệt
là đội ngũ giảng viên đầu đàn đang bị hẫng hụt; nhiều giảng viên không triển khai được nhiệm vụ
NCKH.
– Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo nước ta ở các cấp học, do nhiều nguyên nhân, đều có hạn
chế trong việc đổi mới phương pháp giáo dục. Cách tổ chức quá trình học tập cho người học ở nhà
trường vẫn còn tình trạng nhà giáo chưa hướng dẫn được cho học sinh biết tự học, biết cách chủ
động, sáng tạo để tiếp nhận kiến thức một cách tự giác. Nhà trường chưa chăm lo được đến sự phát
triển của từng học sinh. Sự quan tâm của nhà giáo đến việc chăm lo cho học sinh, sinh viên phát
triển phẩm chất đạo đức, biết tôn trọng giá trị thẩm mỹ, có thái độ thân thiện trong quan hệ xã hội,
xây dựng niềm tin, hoài bão, ý chí vươn lên, hướng dẫn kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm công
dân trong những năm qua còn rất hạn chế.
– Thu nhập của nhà giáo không đồng đều, có sự phân hoá, một số ít có thu nhập khá, một bộ
phận còn khó khăn. ở đô thị, nhìn chung việc giải quyết nhà ở cho giáo viên còn hạn chế. Giáo viên
ở miền xuôi lên miền núi dạy học, đời sống văn hoá nghèo nàn, nhất là ở vùng cao, nhiều nơi không
có nhà ở nội trú.
– Một bộ phận nhà giáo không vượt qua được những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
đối với giáo dục, có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, không đấu tranh với những gian
dối trong giáo dục, thỏa hiệp, thậm chí còn bị lôi cuốn tham gia vào các tiêu cực trong thi cử, đánh
giá luận văn, luận án tốt nghiệp, cá biệt có những nhà giáo coi giáo dục như là phương tiện để trục
lợi, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo.
1.2.2. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)
Cán bộ quản lý giáo dục thường được lựa chọn từ các nhà giáo có trình độ chuyên môn phù
hợp với các bậc học, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục nên am hiểu khá sâu về giáo dục. Về
cơ bản, CBQLGD nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục,
tận tuỵ, có ý thức giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích cực và có năng lực triển khai các nhiệm vụ trong
công tác quản lý, vì vậy đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển giáo dục trong
những năm đổi mới. Tuy nhiên, đa số CBQLGD không được cập nhật về nghiệp vụ quản lý giáo
dục hiện đại, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu các kiến thức về pháp luật, quản trị nhân sự, tài
chính, hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học nên công tác quản lý giáo dục hiện đại còn
hạn chế.
Quản lý giáo dục là một lĩnh vực khoa học, đòi hỏi tính chuyên môn cao, là công cụ giữ vai
trò quan trọng để giữ gìn kỷ cương trong việc tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục, nhất là
trong dạy và học, bảo đảm điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Quản lý giáo dục thiếu chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho những tiêu cực phát triển.
Trong xã hội hiện đại, việc học ở nhà trường trở thành một nhu cầu của mọi người vì nhờ học
tập mà giá trị con người cũng như giá trị sức lao động được tăng lên và con người có khả năng tồn
tại, phát triển tốt hơn. Bản chất của việc học ở nhà trường, dù ở cấp, bậc học nào, thì vẫn là sự tự
học của trò dưới sự tổ chức việc học và hướng dẫn cách học của thầy, cô giáo. Nhà giáo phải có
năng lực tổ chức, hướng dẫn và kiểm soát được việc học. Người học phải là chủ thể trong việc học,
nghĩa là phải chủ động, tự giác lao động để tích luỹ tri thức, vì việc học giữ vai trò quyết định chất
lượng giáo dục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, điều rất đáng lưu ý là, ở một bộ phận người
học đã xuất hiện xu hướng không quan tâm đúng mức đến việc lao động để tích luỹ tri thức mà
thiên về việc để có một tấm bằng nên đã có những việc làm sai trái, biểu hiện sự suy thoái đạo đức
trong việc học. Những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục phát triển rất đa dạng, đó là sự gian dối
trong học tập, trong thi cử, tuyển sinh, bảo vệ luận văn, luận án, cấp phát văn bằng, chứng chỉ
Những hiện tượng này tuy chỉ xảy ra ở một bộ phận người học, CBQLGD, nhà giáo nhưng đã kéo
dài nhiều năm, cho đến nay vẫn chưa được giải quyết cơ bản đã gây ra sự bức xúc trong dư luận xã
hội. Tiêu cực trong giáo dục có thể phát sinh từ người học, từ CBQLGD họăc nhà giáo, nhưng
chấm dứt được những gian dối đó thì vai trò quyết định thuộc về đội ngũ CBQLGD và ý thức trách
nhiệm của nhà giáo. Tuy nhiên, cũng không thể xem nhẹ trách nhiệm của người học, của cha mẹ
học sinh. Những năm qua, một bộ phận đội ngũ CBQLGD có biểu hiện hữu khuynh, buông lỏng
quản lý, không kiên quyết hoặc không xử lý nghiêm minh những vi phạm trong giáo dục, do phẩm
chất đạo đức suy thoái còn tham gia vào những vụ việc tiêu cực trong giáo dục. Những tiêu cực
trong giáo dục đã làm phương hại đến truyền thống văn hoá, đến lối sống lành mạnh và chuẩn mực
đạo đức xã hội trong việc dạy và học, trong giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta
trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
1.2.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những yếu kém trong xây dựng đội ngũ
nhà giáo và CBQLGD
Có thể nói rằng, những kết quả đạt được trong việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
trong những năm đổi mới được xuất phát từ ba nguyên nhân chính, như sau:
– Thứ nhất là, ở nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục được Nhà nước xác định
là quốc sách hàng đầu nên, trong những năm qua, Nhà nước đã có những chủ trương rất quan trọng
để nâng cao dân trí, như thực hiện việc xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; đổi mới
nội dung chương trình, phương pháp giáo dục ở các bậc học để nâng cao chất lượng giáo dục, đồng
thời mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu
học tập của nhân dân; hằng năm đều tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục và đến năm 2007 đã đạt
20% tổng chi ngân sách. Bên cạnh đó, Chính phủ đã phát hành trái phiếu giáo dục phục vụ cho mục
tiêu xây dựng trường sở; dành vốn vay ODA cho những dự án đổi mới giáo dục ở các bậc học cùng
với chủ trương xã hội hoá giáo dục, sự đóng góp của cha mẹ học sinh, của cộng đồng dân cư cho
giáo dục đã giúp cho nhà trường có thêm kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục. Những chủ
trương đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch đào tạo ngoài chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp, các
trường thuộc giáo dục đại học được chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã
hội, từ đó đã tăng được quy mô và phát huy tiềm năng lao động của nhà giáo và nhà trường có thêm
phần thu để tăng cường cơ sở vật chất và đời sống nhà giáo ở một số trường đại học đã được cải
thiện bằng lao động của mình. Mặt khác, Chính phủ cũng đã ban hành những chính sách cụ thể, như
chế độ phụ cấp đứng lớp cho nhà giáo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục về thực
hiện nhiệm vụ, về tài chính, lao động và mức thu nhập; chính sách phát triển giáo dục mầm non; Chỉ
thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.
– Thứ hai là, hệ thống các trường sư phạm, trường bồi dưỡng CBQLGD đã được đầu tư xây
dựng ở cấp trung ương và cấp tỉnh, bảo đảm yêu cầu đào tạo nhà giáo cho các cấp học.
– Thứ ba là, đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đã có tinh thần trách nhiệm, ý thức vươn lên
khắc phục khó khăn, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tâm huyết với nghề nghiệp để thực hiện nhiệm vụ,
bảo đảm cho việc học tập của người học ở khắp các vùng, miền, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Những tồn tại, yếu kém của đội ngũ nhà giáo và CBQLGD có nhiều nguyên nhân, có thể đề cập
đến một số nguyên nhân cụ thể, như sau:
– Một là, tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và
CBQLGD khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế. Công tác đà