Ngày nay công nghệ thông tin đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã tạo nên một sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý. Phương thức quản lý thủ công trên giấy tờ, sổ sách dần được thay thế bởi phương thức hiện đại với sự trợ giúp đắc lực của các hệ thống phần mềm quản lý.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tại hầu hết các xã phường trên địa bàn cả nước ta hiện nay vẫn quản lý hành chính theo phương pháp truyền thống. Phương pháp này còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
Đặc điểm dễ nhận thấy là quản lý thủ công sẽ mất nhiều thời gian, công sức và gây ra mất mát thông tin, tài liệu.
Gây ra tình trạng thất thoát doanh thu vì không thể quản lý chặt chẽ quy trình làm việc của các bộ phận trong đơn vị xã, phường.
Mất mát nhiều chi phí cho việc mua giấy tờ, sổ sách và thường xuyên phải thay thế.
Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm vào việc quản lý thông tin hành chính nhà nước em đã chọn khóa luận với đề tài: “Phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai” nhằm mục đích hỗ trợ tối đa công việc thu thuế và kết xuất hệ thống báo cáo, báo biểu tổng hợp.
Hệ thống phần mềm Quản lý thu thuế đất cần có chức năng chính là cập nhật các biên lai thu thuế của từng hộ dân từ đó đưa ra các báo cáo, thống kê chi tiết dựa trên các mẫu có sẵn chi cục Thuế quận, huyện đã ban hành. Dữ liệu đầu ra được thống kê đầy đủ và chính xác, có thể lọc theo các điều kiện, các tiêu chí có sẵn, được kết xuất dưới dạng các file word, exel, pdf dẫn đến tiết kiệm, giảm thiểu đáng kể thời gian, công sức trong việc lưu trữ, quản lý thông tin và tăng hiệu quả trong các thao tác nghiệp vụ hành chính.
Luận văn bao gồm các phần sau:
• Chương I. Tổng quan trạng thái vấn đề.
• Chương II. Phân tích thiết kế phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai.
• Chương III. Lựa chọn công cụ.
• Chương IV. Xây dựng phần mềm và thử nghiệm phần mềm.
• Kết luận.
• Danh mục tài liệu tham khảo
• Mục lục
46 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CƠ QUAN GIÁO DỤC LIÊN BANG
Cơ sở giáo dục đại học chuyên nghiệp quốc gia
Trường đại học tổng hợp kỹ thuật điện Xanh-Pêtécbua «LETI»
mang tên V.I. Ulianôv(Lênin) (СПбГЭТУ)
----------------------------------------
Hướng ngành 552800 - "Tin học và kỹ thuật tính toán"
Bộ môn Đảm bảo toán học máy tính
Cho phép bảo vệ:
Lãnh đạo hướng ngành TSKH, GS. Geraximov I.V
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH BẬC CỬ NHÂN
Đề tài:
“Xây dựng phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai – quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội”
Sinh viên: Lê Minh Hải
Lớp: LETI04A (608210)
Giáo viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Doãn Cường
Trưởng bộ môn Đảm bảo toán học máy tính: TSKH, GS. A.R.Lixx
Xanh-Pêtécbua
2010
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay công nghệ thông tin đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã tạo nên một sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý. Phương thức quản lý thủ công trên giấy tờ, sổ sách dần được thay thế bởi phương thức hiện đại với sự trợ giúp đắc lực của các hệ thống phần mềm quản lý.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, tại hầu hết các xã phường trên địa bàn cả nước ta hiện nay vẫn quản lý hành chính theo phương pháp truyền thống. Phương pháp này còn rất nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
Đặc điểm dễ nhận thấy là quản lý thủ công sẽ mất nhiều thời gian, công sức và gây ra mất mát thông tin, tài liệu.
Gây ra tình trạng thất thoát doanh thu vì không thể quản lý chặt chẽ quy trình làm việc của các bộ phận trong đơn vị xã, phường.
Mất mát nhiều chi phí cho việc mua giấy tờ, sổ sách và thường xuyên phải thay thế.
Ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm vào việc quản lý thông tin hành chính nhà nước em đã chọn khóa luận với đề tài: “Phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai” nhằm mục đích hỗ trợ tối đa công việc thu thuế và kết xuất hệ thống báo cáo, báo biểu tổng hợp.
Hệ thống phần mềm Quản lý thu thuế đất cần có chức năng chính là cập nhật các biên lai thu thuế của từng hộ dân từ đó đưa ra các báo cáo, thống kê chi tiết dựa trên các mẫu có sẵn chi cục Thuế quận, huyện đã ban hành. Dữ liệu đầu ra được thống kê đầy đủ và chính xác, có thể lọc theo các điều kiện, các tiêu chí có sẵn, được kết xuất dưới dạng các file word, exel, pdf…dẫn đến tiết kiệm, giảm thiểu đáng kể thời gian, công sức trong việc lưu trữ, quản lý thông tin và tăng hiệu quả trong các thao tác nghiệp vụ hành chính.
Luận văn bao gồm các phần sau:
Chương I. Tổng quan trạng thái vấn đề.
Chương II. Phân tích thiết kế phần mềm quản lý thu thuế đất phường Khương Mai.
Chương III. Lựa chọn công cụ.
Chương IV. Xây dựng phần mềm và thử nghiệm phần mềm.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo
Mục lục
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TRẠNG THÁI VẤN ĐỀ
Khái quát chung
Hiện nay tại Việt Nam, nhà nước đang dần thực hiện quá trình xã hội hóa thông tin và việc từng bước đưa ứng dụng chính phủ điện tử vào trong khâu giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính đã và đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều vướng mắc và rào cản trong quá trình triển khai. Chính phủ điện tử mới chỉ được áp dụng ở tầm vĩ mô mà chưa được quan tâm sâu rộng tại các xã phường.
Với kiến thức có được trong quá trình học tập và quá trình tìm hiẻu bài toán, quy trình nghiệp vụ quản lý thu thuế em đã xây dựng phần mềm quản lý thu thuế đất nhằm hỗ trợ công tác thu thuế đất tại các xã phường.
Sự cần thiết của việc nghiên cứu phần mềm hỗ trợ công tác quản lý thu thuế đất
Do đặc thù phân bố dân cư tại địa bàn thành phố Hà Nội là rất đông đúc hơn nữa công việc thu thuế đất đòi hỏi phải tổng hợp rất nhiều các thông tin liên quan như tổng số tổ dân phố, số hộ dân trong một tổ, số hộ dân phát sinh, các hộ dân còn nợ thuế năm trước, số tiền hộ dân đã nộp trong năm, số tiền hộ dân còn phải nộp trong năm… Công việc này dẫn đến việc quản lý, lưu trữ thông tin trên giấy tờ là rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của nhân viên thu thuế. Vì vậy các xã phường cần phải có một hệ thống phần mềm quản lý công việc thu thuế đất chuyên biệt nhằm đảm bảo thông tin chính xác, thông suốt và liên tục. Do đó việc xây dựng Phần mềm thu thuế đất tại các xã phường nói chung và tại phường Khương Mai nói riêng là hết sức cần thiết và là yêu cầu tất yếu của quá trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.
Bài toán đặt ra để giải quyết
Để phần mềm có thể hỗ trợ tốt trong công tác quản lý thu thuế đất tại phường Khương Mai thì trước hết chúng ta phải khảo sát thực tế của công việc, với các yêu cầu đặt ra và những khó khăn mà cách làm thủ công trước đây gặp phải. Sau đó là mô tả bài toán và thiết kế cơ sở dữ liệu.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐẤT
2.1. Mô tả quy trình quản lý thu thuế đất của phường Khương Mai
Ủy ban nhân dân phường Khương Mai trực thuộc địa bàn hành chính quận Thanh Xuân – thành phố Hà Nội, công việc thu thuế đất hàng năm đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của phường – đó là nguồn thu ngân sách chính mà phường phải đảm nhiệm để nộp lên Chi cục thuế quận Thanh Xuân. Tất cả các hộ dân đều có trách nhiệm nộp thuế sử dụng đất theo quy định của nhà nước. Số tiền mà mỗi hộ phải nộp ứng với số Kg thóc (tính theo giá hiện hành) sẽ thu căn cứ theo diện tích sử dụng, mức thuế, số lần chịu thuế và phần trăm thuế được miễn giảm (các hộ chính sách) của từng hộ dân. Trong một năm công tác thu thuế sẽ được chia làm 2 lần. Chịu trách nhiệm thu thuế lúc này là bộ phận thu thuế của UBND phường Khương Mai.
Quy trình được thực hiện qua những bước sau:
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ
Dưới đây là miêu tả chi tiết về quy trình nghiệp vụ nói trên:
2.1.1. Gửi giấy báo thu thuế đến từng hộ dân
Căn cứ vào thông tin chi tiết của hộ dân:
Diện tích đất sử dụng
Số lần chịu thuế
Mức thuế
Phần trăm miễn giảm
Sẽ tính được số thuế ghi thu của năm (số tiền thuế phải thu trong năm hiện tại) theo công thức:
Thuế ghi thu = Diện tích sử dụng * Số lần chịu thuế * Mức thuế * Giá thóc * (100% - Phần trăm miễn giảm).
*Giá thóc: được áp giá tùy theo từng năm.
Căn cứ vào số tiền thuế hộ dân đã nộp năm trước đó (dựa vào các biên lai thu thuế) để tính ra được tiền thuế thừa, thiếu hoặc đã đủ.
Số tiền thuế mà hộ dân phải nộp trong năm hiện tại được tính theo công thức:
Tiền thuế = Thuế ghi thu ± Thuế thừa, thiếu năm trước.
2.1.2. Ghi biên lai thu thuế
Nhân viên phụ trách thu sẽ ghi lai biên lai cho các hộ nộp thuế, gồm những thông tin sau:
Tên hộ dân
Số tiền thuế đã thu
Ngày thu
Tên nhân viên thu thuế
Căn cứ vào số tiền trên biên lai thu, xác định được hộ dân đã nộp đủ thuế hay chưa?
2.1.2.1. Trong trường hợp nộp đủ hoặc thừa
Nhân viên thu thuế cần xác định thông tin về hộ dân này, chuyển số tiền thừa (nếu có) sang năm sau, không cho phép thu lần 2 trong năm với những hộ đã nộp đủ hoặc thừa.
2.1.2.2. Trong trường hợp nộp thiếu
Nhân viên thu thuế cần xác định thông tin về hộ dân này, tính số tiền thiếu để thu vào lần 2 trong năm hoặc chuyển sang năm sau.
2.1.3. Chốt danh sách lần thu thứ nhất
Từ ngày 20/05 đến ngày 30/05 hàng năm sẽ chốt danh sách lần thu thuế thứ nhất, đồng thời gửi giấy báo nợ thuế đến những hộ dân chưa nộp. Ngày 01/06 đến ngày 20/12 hàng năm triển khai thu thuế lần thứ hai.
2.1.4. Chốt danh sách lần thu thứ hai
Trước ngày 01/12, gửi giấy báo nợ lần 2 đến những hộ chưa nộp thuế. Ngày 21/12 đến ngày 30/12 hàng năm chốt danh sách thu thuế cả năm.
2.1.5. Lập thống kê, báo cáo
Lập báo biểu theo các mẫu có sẵn chi cục thuế quận đã ban hành. Nộp tiền thuế thu cả năm và kết thúc năm thu thuế.
2.2. Mô tả và phân tích chức năng của hệ thống
Từ mô tả bài toán và nghiên cứu, khảo sát quy trình của hệ thống quản lý thu thuế, ta thấy hệ thống quản lý thu thuế cần đáp ứng được các chức năng sau:
2.2.1. Chức năng quản lý hệ thống
2.2.1.1. Kết nối với dữ liệu
Chức năng nhằm hỗ trợ người dùng có thể kết nối lại với hệ thống sau khi chức năng Ngắt kết nối được lựa chọn.
2.2.1.2. Ngắt kết nối với dữ liệu
Chức năng nhằm hỗ trợ người dùng có thể tạm thời ngừng các thao tác với hệ thống mà không phải tắt chương trình. Để quay trở lại chương trình người dùng chỉ cần lựa chọn chức năng Kết nối với dữ liệu.
2.2.1.3. Sao lưu dữ liệu
Trong quá trình làm việc việc sao lưu dữ liệu là rất quan trọng chính vì vậy chức năng này được xây dựng nhằm hỗ trợ người quản trị hệ thống sao lưu dữ liệu của hệ thống ra các file.
2.2.1.4. Khôi phục dữ liệu
Khi có sự cố xảy ra hệ thống sẽ thực hiện chức năng khôi phục dữ liệu.
2.2.1.5. Thay đổi mật khẩu
Để đăng nhập vào hệ thống thì mỗi một người dùng sẽ có một mật khẩu riêng. Chức năng này sẽ trợ giúp người dùng có thể thay đổi mật khẩu một cách dễ dàng.
2.2.1.6. Quản trị người dùng
Chức năng nhằm hỗ trợ người quản trị hệ thống quản lý người dùng tham gia vào hệ thống. Người quản trị sẽ phân quyền cho các người dùng, đảm bảo mỗi người dùng sẽ thực hiện đúng chức năng của mình.
2.2.1.7. Thoát
Chức năng nhằm hỗ trợ người dùng thoát khỏi chương trình.
2.2.2. Quản lý danh mục
Hệ chức năng quản lý danh mục được xây dựng với mục đích lưu lại các đích danh mà người dùng thường xuyên sử dụng trong phần mềm.
2.2.2.1. Cập nhật danh mục tổ dân phố
Với mục đích thuận tiện cho việc quản lý thì địa bàn mỗi xã phường được chia thành nhiều tổ chức tự quản cộng đồng dân cư đô thị được gọi là tổ dân phố. Mỗi tổ dân phố gồm nhiều hộ dân. Chức năng cập nhật danh mục tổ dân phố nhằm hỗ trợ người dùng có thể dễ dàng thêm, sửa, xóa các các tổ dân phố.
2.2.2.2. Cập nhật danh mục chức vụ
Chức năng này nhằm hỗ trợ người dùng có thể thêm, sửa, xóa chức vụ cho từng nhân viên trong Ban thu thuế đất.
2.2.2.3. Cập nhật danh mục phòng ban
Bởi thực tế hạn hẹp nhân sự nên khi ban thu thuế đất thành lập thì nhân viên được chọn từ các phòng ban khác nhau, vậy nên chức năng cập nhật danh mục phòng ban giúp người dùng dễ dàng quản lý thông tin liên quan đến nhân viên và có thể thêm, sửa, xóa phòng ban.
2.2.2.4. Cập nhật danh mục quyển biên lai
Mỗi năm thu thuế, chi cục thuế quận sẽ cấp cho phường sở tại một số quyển biên lai thu nhất định. Những quyển biên lai này đóng vai trò rất quan trọng khi rà soát, kiểm tra tính chính xác và minh bạch của quá trình thu thuế. Chức năng cập nhật danh mục quyển biên lai nhằm hỗ trợ người dùng có thể thêm, sửa, xóa các quyển biên lai thu.
2.2.2.5. Cập nhật danh mục giá thóc
Giá thóc từng năm được thay đổi theo giá thị trường và nó ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền thuế mà hộ dân phải nộp. Thời điểm áp giá thóc do chi cục thuế quy định, mỗi năm chỉ được áp giá một lần duy nhất. Vì vậy xây dựng chức năng cập nhật danh mục giá thóc để người dùng có thể thêm, sửa, xóa giá thóc mỗi năm.
2.2.3. Quản lý hồ sơ
Với cùng một mục đích tương tự như Hệ chức năng quản lý danh mục, Hệ chức năng quản lý hồ sơ được xây dựng dưới dạng từ điển danh mục nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm.
2.2.3.1. Cập nhật hồ sơ hộ dân
Đối với công tác thu thuế đất thì việc quản lý hiệu quả thông tin hộ dân đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vậy chức năng cập nhật hồ sơ hộ dân được xây dựng nhằm hỗ trợ người dùng cập nhật các thông tin liên quan về hộ dân.
2.2.3.2. Cập nhật hồ sơ nhân viên
Để thuận tiện cho quá trình quản lý biên lai thu thuế thì việc cập nhật hồ sơ nhân viên là không thể thiếu, qua đó cũng rất dễ dàng theo dõi quá trình thu thuế và quy trách nhiệm khi xảy ra sai sót.
2.2.3.3. Cập nhật hồ sơ hộ dân phát sinh
Hộ dân phát sinh là những hộ mới chuyển đến sinh sống trên địa bàn phường trong năm hiện tại mà trước đó không có hồ sơ, giấy tờ quản lý. Chi cục thuế quận đòi hỏi thống kê những số liệu liên quan đến những hộ dân này.
2.2.4. Nghiệp vụ
2.2.4.1. Thông tin biên lai thu chi tiết
Chức năng này được xây dựng để hỗ trợ người dùng cập nhật thông tin trong suốt quá trình thu thuế. Các thông tin này bao gồm:
Quyển biên lai
Số biên lai
Người thu tiền
Ngày thu
Số tiền
Tên hộ dân đóng tiền
Đây cũng là phần quan trong nhất của hệ thống. Tất cả các biên lai sau khi được ghi lại trên giấy tờ, sổ sách sẽ được người dùng cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Dữ liệu này đóng vai trò sống còn với sự hoạt động của hệ thống, dựa vào các bản ghi biên lai này người dùng có thể thống kê đầy đủ những biên lai đã thu, có thể biết chi tiết số tiền sẽ phải thu cho từng hộ dân…
2.2.4.2. Thống kê thu lần I
Lãnh đạo phường kiểm tra tất cả các biên lai thu lần I, chốt danh sách thu, in và gửi thông báo nợ thuế đến các hộ còn nợ tiền sau lần I hay chưa nộp thuế.
2.2.4.3. Thống kê thu lần II
Lãnh đạo phường kiểm tra tất cả các biên lai thu lần II, chốt danh sách thu, in danh sách các hộ chưa nộp thuế và gửi danh sách này đến hòm thư của Trưởng chi cục thuế (hoặc đến một địa chỉ email nhất định đã xác định trước). Theo quy định của nhà nước, trưởng chi cục thuế sẽ có thẩm quyền xử lý những hộ dân không nộp thuế.
2.2.5. Tìm kiếm thông tin
Chức năng tìm kiếm được xây dựng nhằm trợ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm các thông tin về hộ dân, nhân viên thu thuế, các biên lai hỏng.
2.2.5.1. Tìm kiếm thông tin hộ dân
Chức năng tìm kiếm thông tin hộ dân trợ giúp người dùng khi cần xác minh thông tin chi tiết về hộ dân với một số tiêu chí tìm kiếm nhất định.
2.2.5.2. Tìm kiếm nhân viên
Số lượng nhân viên trong Ban thu thuế đất không xác định và được luân chuyển thường xuyên giữa các phòng ban khác nhau, thông tin về các nhân viên này đóng vai trò quan trọng khi dõi theo quá trình thu thuế vì vậy chức năng này được xây dựng không nằm ngoài mục đích lọc thông tin về nhân viên với những tiêu chí khác nhau.
2.2.5.3. Tìm kiếm các biên lai hỏng
Tất cả các biên lai sử dụng được Tổng cục thuế ban hành theo quy định của nhà nước, việc quản lý biên lai đòi hỏi rất chi tiết và chặt chẽ. Biên lai thu không được rách, tẩy xóa chính vì vậy trong quá trình thu thuế không tránh khỏi sai sót và những biên lai này cần được lưu lại theo dạng biên lai hỏng với mục đích thuận tiện cho việc thống kê, báo cáo.
2.2.5.4. Tìm kiếm nâng cao
Các tiêu chí tìm kiếm:
Tên hộ
Tên nhân viên
Tên phòng ban
Chức vụ
Biên lai hỏng…
2.2.6. Báo cáo
Hệ thống báo cáo, thống kê là ưu điểm và cũng chính là một lý do quan trọng để phần mềm quản lý thu thuế đất ra đời. Trước đây với cách làm thủ công để hoàn thành các mẫu báo cáo này đòi hỏi rất nhiều công sức nhưng vẫn thường xuyên dẫn đến nhầm lẫn, sai sót. Điều đó là không tránh khỏi vì số lượng hộ dân trên địa bàn phường Khương Mai là rất lớn – 4440 hộ dân (tính đến thời điểm tháng 10-2009). Sau khi sử dụng phần mềm tất cả các mẫu giấy tờ, sổ sách chi cục thuế quận bàn giao đều được kết xuất tự động dựa trên dữ liệu đầu vào.
2.2.6.1. Tổng hợp thuế nhà đất:
Tổng số tổ dân phố.
Tổng số hộ dân.
Tổng số diện tích.
Tổng số thuế ghi thu của năm hiện tại tính theo số Kg thóc và quy đổi ra tiền.
Số hộ phát sinh trong năm.
Số hộ còn nợ thuế.
Số hộ chính sách.
2.2.6.2. Tổng hợp quyết toán kết quả thu thuế nhà đất:
Thuế ghi thu.
Thuế miễn giảm.
Thuế thừa, thiếu.
Thuế nợ các năm trước.
Thuế phải thu trong năm hiện tại.
Tổng số thuế đã thu được trong năm hiện tại.
Tổng số tiền thừa chuyển sang năm sau.
Tổng số tiền thiếu chuyển sang năm sau.
2.2.6.3. Bảng kê biên lai thu:
Thông kê biên lai thu
Ngày thu
Người nộp tiền
Người thu tiền
Ghi chú (biên lai hỏng)
2.2.6.4. Danh sách những người trong diện nộp thuế sử dụng đất ở (Sổ bộ thuế):
Tên hộ dân
Địa chỉ, điện thoại
Diện tích sử dụng
Mức thuế sử dụng dất nhà nước
Số lần chịu thuế
Thuế ghi thu tính theo Kg thóc và quy đổi thành tiền
Thuế thừa, thiếu năm trước chuyển sang (tính theo Kg thóc và quy đổi thành tiền)
Số thuế được miễn giảm
Số thuế còn phải nộp
Theo dõi thu nộp thuế
Số biên lai thu lần 1,ngày thu, số tiền đã nộp
Số biên lai thu lần 2,ngày thu, số tiền đã nộp
Tổng số thuế đã nộp
Số tiền thuế thừa, thiếu chuyển sang năm sau
Để có cái nhìn tổng quan về chức năng của hệ thống quản lý thu thuế đất phường Khương Mai chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ phân rã chức năng dưới đây:
Hình 2.2. Biểu đồ phân rã chức năng
Biểu đồ luồng dữ liệu và mô hình hóa UML
Biểu đồ luồng dữ liệu cho ta thấy quá trình xử lý thông tin của hệ thống và các luồng dữ liệu chuyển giao trong hệ thống.
Với các quy ước được sử dụng như sau:
UML (Unified Modeling Language) là một ngôn ngữ mô hình gồm các ký hiệu đồ họa mà các phương pháp hướng đối tượng sử dụng để thiết kế các hệ thống thông tin.
UML sử dụng một hệ thống ký hiệu thống nhất biểu diễn các Phần tử mô hình (model elements). Tập hợp các phần tử mô hình tạo thành các Sơ đồ UML (UML diagrams). Trong khuôn khổ của một bài Luận văn tốt nghiệp em sẽ trình bày 2 loại sơ đồ UML sau:
Sơ đồ tình huống sử dụng (Use Cases Diagram)
Sơ đồ trình tự (Sequence Diagram)
Để thấy được dòng dữ liệu luân chuyển của hệ thống ta lần lượt xem xét một số biểu đồ luồng và sơ đồ UML.
2.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh mô tả luồng dữ liệu chuyển giao giữa các đối tượng người dùng với hệ thống. Ta có thể dựa trên biểu đồ ngữ cảnh trên hình 2.3
Hình 2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Từ yêu cầu của hệ thống, xác định được các tác nhân của hệ thống như sau:
Hệ thống có 4 tác nhân chính: Quản trị hệ thống, lãnh đạo ban thu thuế, nhân viên quản lý thông tin, nhân viên thu thuế.
Đặc tả chi tiết các tác nhân
Quản trị hệ thống: là người chịu trách quản lý, điều hành hệ thống hoạt động một cách ổn định. Tác nhân này nắm quyền sử dụng các chức năng chuyên biệt như: sao lưu-phục hồi dữ liệu, quản lý người sử dụng của hệ thống.
Lãnh đạo ban thu thuế: cụ thể là Chủ tịch, phó chủ tịch phường, có chức năng kiểm tra, giám sát, yêu cầu thống kê báo cáo.
Nhân viên quản lý thông tin: có chức năng cập nhật hồ sơ, từ điển danh mục, phục vụ cho công tác thu thuế.
Nhân viên thu thuế: chịu trách nhiệm cập nhật các biên lai thu.
Hình 2.4. Các tác nhân tham gia hệ thống
2.3.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh và Use-case tổng quan hệ thống
2.3.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu
Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh mô tả luồng dữ liệu chuyển giao giữa các đối tượng người dùng, các chức năng chính của hệ thống và cơ sở dữ liệu. Trên hình 2.5 mô tả biểu đồ dữ liệu mức đỉnh các chức năng chính của hệ thống quản lý thu thuế đất.
Hình 2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
2.3.2.2. Use-case tổng quan hệ thống
Hình 2.6. Biểu đồ use-case tổng quan của hệ thống
2.3.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh và sơ đồ UML các chức năng của hệ thống.
Để hiểu rõ sự luân chuyển thông tin đối với từng chức năng của hệ thống trước hết ta tìm hiểu trình tự đăng nhập của một người dùng bất kỳ có quyền truy cập đã được xác định trong dữ liệu phân quyền sử dụng chức năng.
Hình 2.7. Sơ đồ trình tự chức năng đăng nhập hệ thống
2.3.3.1. Chức năng Hệ thống
2.3.3.1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu
Hình 2.8. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Hệ thống
2.3.3.1.2. Sơ đồ tình huống sử dụng
Hình 2.9. Sơ đồ tình huống sử dụng chức năng Hệ thống
2.3.3.2. Chức năng Cập nhật danh mục
2.3.3.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu
Hình 2.10. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Cập nhật danh mục
2.3.3.2.2. Sơ đồ tình huống sử dụng
Hình 2.11. Sơ đồ tình huống sử dụng chức năng Cập nhật danh mục
2.3.3.3. Chức năng Cập nhật hồ sơ
2.3.3.3.1. Biểu đồ luồng dữ liệu
Chức năng cập nhật hồ sơ bao gồm 3 chức năng chi tiết là cập nhật hồ sơ hộ dân, hộ dân phát sinh và hồ sơ nhân viên. Các luồng thông tin được sử dụng cho chức năng này được mô tả trên hình 2.12
Hình 2.12. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Cập nhật hồ sơ
2.3.3.3.2. Sơ đồ tình huống sử dụng
Hình 2.13. Sơ đồ tình huống sử dụng chức năng Cập nhật hồ sơ
2.3.3.4. Chức năng Nghiệp vụ
Chức năng này cập nhật đầy đủ các biên lai thu chi tiết vào cơ sở dữ liệu khi các hộ dân nộp tiền thuế. Dữ liệu này mang tính quyết định cho những thao tác tiếp theo đó là: Tổng kết thu thuế lần I, tổng kết thu thuế lần 2.
2.3.3.4.1. Biểu đồ luồng dữ liệu
Hình 2.14. Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng Nghiệp vụ
2.3.3.4.2. Sơ đồ tình huống sử dụng
Hình 2.15. Sơ đồ tình huống sử dụng chức năng Nghiệp vụ
2.3.3.4.3. Sơ đồ trình tự
Vì tính c