Lý do chọn đề tài
Mục tiêu xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập toàn cầu trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, việc các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập.
Để tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, luật pháp quốc tế, từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài, với hệ thống ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới.
Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập 1957. Trước những thách thức mang lại từ hội nhập đối với các ngân hàng thương mại nói chung mà vấn đề cốt yếu đó là khả năng quản trị và chống lại rủi ro của bản thân ngân hàng, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng đang dần tiến tới áp dụng những tiêu chuẩn và quy tắc của Hiệp ước Basel, nhưng trên tinh thần của Basel I, dưới hình thức áp dụng những tiêu chuẩn của các văn bản pháp luật
của ngân hàng nhà nước Việt Nam liên quan đến việc hướng dẫn cách áp dụng Basel I. Trong khi, lộ trình áp dụng của hiệp ước Basel II đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung phải hoàn tất trong năm 2015, việc xây dựng công tác quản trị rủi ro theo những tiêu chuẩn của Basel II cần phải được ngân hàng chuẩn bị thực hiện ngay từ bây
giờ.
Do đó, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
-Tìm hiểu về Hiệp ước Basel II, những yêu cầu của nó đối với công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng.
- Phân tích tình hình hoạt động và công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam để đánh giá việc chuẩn bị của ngân hàng đối với việc ứng dụng Basel II.
- Xác định rõ những khó khăn thách thức khi tiến tới áp dụng Hiệp ước Basel II, từ đó đề ra các giải pháp để giúp Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam nói chung nhanh chóng chuyển đổi áp dụng áp dụng Basel II.
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Cụ thể là quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng , huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, và các nhân tố rủi ro ảnh hưởng hoạt động ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tác nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống BIDV
trong năm 2008 và năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhóm lựa chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tại các ban thuộc Hội sở chính – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, cùng một số cán bộ tại các
phòng chức năng của chi nhánh. Đồng thời tổng hợp dữ liệu thứ cấp và tiến hành phân tích các số liệu từ dữ liệu thu được để rút ra nhận xét đánh giá và đề xuất kiến nghị, giải pháp.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ trước đến nay, công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại được thực hiện theo các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước, mặc dù trên tinh thần của Basel I nhưng đã được chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ quản lý và năng lực thực hiện của các ngân hàng thương mại. Đề tài này hướng đên việc phân tích rõ những mặt đạt được cũng như tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó giúp cho ngân hàng xác định mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện để hoàn thiện việc ứng dụng Basel II nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Nội dung luận văn:
Luận văn gồm: 60 trang với 7 bảng, 6 hình và 5 phụ lục
Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và Hiệp ước
Basel II.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Chương 3: Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
100 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4365 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng quy trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ SAN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế- Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ SAN
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép công trình của người khác. Các số liệu, thông tin được lấy từ nguồn thông tin hợp pháp, chính xác và trung thực.
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong
đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tác giả
Trần Thị San
MỤC LỤC
Trang
PHỤ BÌA MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II
1.1 Rủi ro và vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương
mại ..................................................................................................................................... .4
1.1.1 Nhận diện các rủi ro ................................................................................................. .4
1.1.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng ..................................... .8
1.1.3 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề quản trị rủi ro của ngân hàng .................. .9
1.1.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro .......................................................................... 10
1.1.5 Các công cụ quản trị rủi ro ....................................................................................... 11
1.2 Những quy định của Basel II trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại ..................................................................................................................................... 16
1.2.1 Rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 17
1.2.2 Rủi ro hoạt động ....................................................................................................... 20
1.2.3 Rủi ro thị trường ....................................................................................................... 20
Kết luận Chương 1 ...................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV)
2.1 Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam............................................. 23
2.2 Các hoạt động kinh doanh tại BIDV ........................................................................... 23
2.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới.................................................................... 24
2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh 2009 của BIDV theo chuẩn mực quốc tế ................... 25
2.2.1 Quy mô vốn chủ sở hữu.............................................................................................25
2.2.2 Quy mô tài sản và hoạt động tín dụng........................................................................27
2.2.3 Khả năng sinh lời.......................................................................................................29
2.2.4 Khả năng thanh khoản và huy động vốn....................................................................29
2.2.5 Hoạt động dịch vụ......................................................................................................31
2.3 Đánh giá rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro tại BIDV............................................... 32
2.3.1 Rủi ro tín dụng .......................................................................................................... 32
2.3.2 Rủi ro hoạt động ....................................................................................................... 37
2.3.3 Rủi ro thị trường ....................................................................................................... 39
2.4 Đánh giá những điều kiện thực hiện Basel II tại BIDV .............................................. 44
2.4.1 Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ ........................................................... 44
2.4.2 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng ...................... 44
2.4.3 Đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu .................................. 44
2.4.4 Xây dựng mô hình tổ chức mới ................................................................................ 45
2.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực............................................................................................ 45
2.4.6 Thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế ...................................................................... 46
2.5 Kinh nghiệm áp dụng Ba sel II tại các quốc gia trên thế giới.......................................46
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 48
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
3.1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại BIDV............................................................... 49
3.2 Giải pháp thực thi ........................................................................................................ 52
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin .................................................................................. 52
3.2.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin ..................................................................... 53
3.2.3 Đảm bảo vốn an toàn cho NH .................................................................................. 53
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra nội bộ ........................................................................ 54
3.2.5 Đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ .......................................... 54
3.3 Kiến nghị NHNN......................................................................................................... 55
3.3.1 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng ................................................................... 55
3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát NH ................................ 55
3.3.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật .................................................................... 56
3.3.4 Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước ......................................... 57
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 58
Kết luận ................................................................................................................. 59
Hạn chế của đề tài ............................................................................................... 59
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................................. 60
Danh mục Bảng:
- Bảng 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu ........................................................................ 25
- Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ ................................................. 27
- Bảng 2.3: Chất lượng tín dụng của BIDV .............................................................. 28
- Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 29
- Bảng 2.5: Các chỉ số về thanh khoản ..................................................................... 30
- Bảng 2.6: Cơ cấu thu hoạt động dịch vụ ................................................................ 31
- Bảng 2.7: Cán cân thanh toán của Việt Nam (2007-2009) .................................... 42
Danh Mục Hình:
- Hình 1.1: Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......................................... .7
- Hình 2.1: Vốn chủ sở hữu. ...................................................................................... 26
- Hình 2.2: Tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng ............................................. 30
- Hình 2.3: Thu dịch vụ ròng..................................................................................... 32
- Hình 2.4: Tỷ giá USD/VND 2008 – 2009 ............................................................... 42
- Hình 3.1: Quy trình tín dụng của BIDV .................................................................. 50
Phụ lục 1:
- Bảng PL 1.1: Lộ trình hiệp ước Basel
- Bảng PL 1.2: Tóm tắt các điểm khác biệt giữa Basel I và Basel II
- Bảng PL 1.3: Các nhân tố điều chỉnh.
Phụ lục 2:
- Bảng PL 2.1: Trọng số rủi ro quốc gia.
- Bảng PL 2.2: Trọng số rủi ro công ty.
- Bảng PL 2.3: Hệ số rủi ro của ECAI đối với các ngân hàng.
- Bảng PL 2.4: Hệ số chuyển đổi rủi ro đối với khoản mục ngoại bảng.
Phụ lục 3:
- Bảng PL 3.1: Gía trị LGD tối thiểu đối với tỷ trọng đảm bảo các hoạt động chính.
- Bảng PL 3.2: Độ nhạy cảm về trọng số rủi ro có tính đến kỳ hạn.
- Bảng PL 3.3: Hệ số rủi ro tương ứng với từng cấp độ.
- Bảng PL 3.4: Thay đổi trong nhu cầu vốn: phương pháp chuẩn và IRB cơ bản.
Phụ lục 4:
- Bảng PL 4.1: Hệ số Β đối với từng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.
- Bảng PL 4.2: Chỉ số tài chính cho từng nghiệp vụ.
- Bảng PL 4.3: Hệ số rủi ro tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động
Phụ lục 5:
- Bảng PL5.1: So sánh sự khác nhau giữa Basel I với Basel II và Thông tư 13
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
TCTD
Tổ chức tín dụng
HĐQT
Hội đồng quản trị
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
BIS
Ngân hàng thanh toán quốc tế
IRB
Phương pháp tiếp cận nội bộ
AMA
Phương pháp đo lường nâng cao
BIA
Phương pháp chỉ số cơ bản
MDBs
Ngân hàng phát triển đa năng
PSE
Các doanh nghiệp nhà nước
SME
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ECAI
Tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngoài
BIDV
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
MBS
Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp
CDO
Giấy nợ đảm bảo bằng tài sản
OECD
Tổ chức hợp tác Kinh tế và Phát triển
BIS
Ngân hàng Thanh toán quốc tế
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu
CCF
Hệ số chuyển đổi
PD
Xác suất vỡ nợ
LGD
Thiệt hại do vỡ nợ
CRE
Bất động sản thương mại
RRE
Bất động sản cư trú
EAD
Giá trị thiệt hại khi vỡ nợ
M
Kì đáo hạn hiệu dụng
UL
Thiệt hại không mong đợi
EL
Các thiệt hại biết trước
BRW
Trọng số Rủi ro Tiêu chuẩn
RWA
Tài sản có rủi ro
PF
Tài trợ dự án
OF
Tàitrợ theo tiêu dùng
CF
Tài trợ hàng hóa
IPRE
Tài trợ bất động sản tạo ra thu nhập
HVCRE
Tài trợ bất động sản thương mại không ổn định
MRC
Vốn hoạt động tối thiểu hiện tại
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập toàn cầu trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, việc các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập.
Để tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, luật pháp quốc tế, từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài, với hệ thống ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới.
Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập 1957. Trước những thách thức mang lại từ hội nhập đối với các ngân hàng thương mại nói chung mà vấn đề cốt yếu đó là khả năng quản trị và chống lại rủi ro của bản thân ngân hàng, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng đang dần tiến tới áp dụng những tiêu chuẩn và quy tắc của Hiệp ước Basel, nhưng trên tinh thần của Basel I, dưới hình thức áp dụng những tiêu chuẩn của các văn bản pháp luật
của ngân hàng nhà nước Việt Nam liên quan đến việc hướng dẫn cách áp dụng Basel I. Trong khi, lộ trình áp dụng của hiệp ước Basel II đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung phải hoàn tất trong năm 2015, việc xây dựng công tác quản trị rủi ro theo những tiêu chuẩn của Basel II cần phải được ngân hàng chuẩn bị thực hiện ngay từ bây
giờ.
Do đó, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
-Tìm hiểu về Hiệp ước Basel II, những yêu cầu của nó đối với công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng.
- Phân tích tình hình hoạt động và công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam để đánh giá việc chuẩn bị của ngân hàng đối với việc ứng dụng Basel II.
- Xác định rõ những khó khăn thách thức khi tiến tới áp dụng Hiệp ước Basel II, từ đó đề ra các giải pháp để giúp Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam nói chung nhanh chóng chuyển đổi áp dụng áp dụng Basel II.
Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Cụ thể là quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng , huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, và các nhân tố rủi ro ảnh hưởng hoạt động ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tác nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống BIDV
trong năm 2008 và năm 2009.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhóm lựa chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tại các ban thuộc Hội sở chính – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, cùng một số cán bộ tại các
phòng chức năng của chi nhánh. Đồng thời tổng hợp dữ liệu thứ cấp và tiến hành phân tích các số liệu từ dữ liệu thu được để rút ra nhận xét đánh giá và đề xuất kiến nghị, giải pháp.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Từ trước đến nay, công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại được thực hiện theo các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước, mặc dù trên tinh thần của Basel I nhưng đã được chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ quản lý và năng lực thực hiện của các ngân hàng thương mại. Đề tài này hướng đên việc phân tích rõ những mặt đạt được cũng như tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó giúp cho ngân hàng xác định mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện để hoàn thiện việc ứng dụng Basel II nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Nội dung luận văn:
Luận văn gồm: 60 trang với 7 bảng, 6 hình và 5 phụ lục
Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và Hiệp ước
Basel II.
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chương 3: Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
CHƯƠNG 1
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II
1.1 Rủi ro và vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
1.1.1 Nhận diện các rủi ro
Bản chất tự nhiên của hoạt động ngân hàng là rủi ro.Quản trị rủi ro là hoạt động trung tâm của ngân hàng. Rủi ro chung đối với một ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan tới một vài sự kiện. Các ngân hàng được coi là thành công khi mức độ rủi ro họ tham gia vào ở mức hợp lý, được kiểm soát trong phạm vi và năng lực tài chính của họ. Rủi ro có thể được đo lường cho các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau của ngân hàng. Rủi ro là những tình huống xảy ra ngoài dự kiến gây nên những tổn thất kinh tế, làm chi phí tăng lên, thu nhập giảm và làm lợi nhuận giảm đi so với dự kiến ban đầu. Thông thường mức lợi nhuận mong đợi càng cao thì xác suất rủi ro xảy ra cũng cao.
Ngân hàng là một doanh nghiệp. Vì là một doanh nghiệp, bản thân nó trước nhất phải tự trang bị cho mình các biện pháp, cách thức để sinh tồn trong môi trường kinh tế phát triển, làm sao vừa tăng trưởng vừa đảm bảo an toàn. Ở nước ta vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và vấn đề quản lý nó còn khá mới mẻ. Với sự non yếu về nghiệp vụ ngân hàng, đồng thời hoạt động trong môi trường đầy rủi ro, vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng đang là vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng cả nước. Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Rủi ro trong ngân hàng về cơ bản có thể chia thành hai loại : rủi ro môi trường và rủi ro đặc thù
Rủi ro môi trường hay còn gọi rủi ro thị trường : Rủi ro về môi trường luôn luôn tồn tại trong tổ chức và ngoài tổ chức, hay nói cách khác rủi ro môi trường gồm hai loại: rủi ro môi trường vĩ mô và rủi ro môi trường cạnh tranh
- Rủi ro môi trường vĩ mô : môi trường mà ngân hàng hoạt động chứa đầy muôn vàn rủi ro, chúng tác động đến ngân hàng bằng nhiều cách : hoặc làm suy yếu khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng, hoặc gây cho ngân hàng những thiệt hại về tài chính. Những rủi ro này rất khó kiểm soát nên chúng được gọi là “rủi ro không kiểm soát được”. Trong thực tế, người ta có thể kiểm soát chúng ở mức độ hạn chế trên cơ sở dự báo. Các rủi ro môi trường vĩ mô mà ngân hàng thường gặp là: rủi ro tự nhiên như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất; rủi ro về luật pháp liên quan đến việc thay đổi các luật lệ gây bất lợi cho ngân hàng; rủi ro về kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, suy thoái kinh tế, khủng hoảng; rủi ro về điều chỉnh như nhằm thực hiện các chính sách vĩ mô, các nhà lãnh