Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) là loại nhiễm virus thường gặp trong cộng đồng, chiếm tỉ lệ
từ 60% đến 99% người lớn trên toàn thế giới [51], nhưng hiếm khi gây ra triệu chứng lâm sàng, vì
vậy chẩn đoán nhiễm CMV ít khi được quan tâm.
CMV là tác nhân sinh bệnh nhiễm trùng cơ hội và nguy cơ bệnh CMV tùy thuộc sự đáp ứng
miễn dịch của cơ thể. Nhiễm CMV sẽ tái kích hoạt khi bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu, và
là tác nhân gây bệnh nặng, thậm chí gây tử vong cho những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,
cũng như những người cấy ghép nội tạng, và đặc biệt những người nhiễm virus HIV.
CMV còn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng bẩm sinh thường gặp ở thai phụ-
nhiễm trùng ToRCH (Toxoplasmase, Rubella, CMV, Herpes simplex virus), gây nguy hại cho thai
nhi: 0,5%-2,5% trẻ sơ sinh mắc bệnh CMV bị vàng da, lách to, giảm tiểu cầu, suy thai, nhỏ đầu,
viêm võng mạc, CMV có thể để lại di chứng khốc liệt lúc mới sinh[11], [12], [13], [24], [72]. Ngoài
ra, một nghiên cứu mới tại Beth Israel Deaconess Medical Center (BIDMC) xuất bản trong số ra
ngày 15 tháng 5 năm 2009, cho thấy lần đầu tiên CMV, là một nguyên nhân gây ra huyết áp cao, khi
kết hợp với yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim, CMV có thể gây ra xơ vữa, hoặc xơ cứng động
mạch [51].
Do đó, chẩn đoán sớm nhiễm CMV để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân là rất cần
thiết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chẩn đoán nhiễm CMV như tìm kháng thể IgG-CMV,
IgM-CMV, nuôi cấy virus, tìm tế bào nội mô.đều cho kết quả khả quan. Đặc biệt, cùng với sự phát
triển của sinh học phân tử, người ta cũng đã sử dụng PCR định tính CMV nhưng phương pháp này
khó phân biệt nhiễm tiềm tàng (nhiễm CMV không biểu hiện triệu chứng) hay nhiễm họat động
(nhiễm CMV biểu hiện triệu chứng)
89 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng quy trình định lượng cytomegalovirus (cmv) trong máu, nước tiểu bằng phương pháp real - Time pcr, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------
Đặng Hồng Cúc
XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG
CYTOMEGALOVIRUS (CMV) TRONG MÁU, NƯỚC
TIỂU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
REAL-TIME PCR
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 60 42 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. CAO MINH NGA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
Lời cảm ơn
Với lòng kính trọng và chân thành, tôi xin cảm ơn:
Quý thầy, cô Khoa Sinh Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Cô TS Trần Thanh Thủy, trưởng bộ môn Vi sinh vật, khoa Sinh, trường Đại học Sư Phạm TP
HỒ CHÍ MINH đã luôn tạo mọi thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cô PGS. TS Cao Minh Nga, giảng viên chính bộ môn Vi sinh, khoa Y, trường Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh, phó trưởng khoa xét nghiệm bệnh viện Đại học Y Dược đã tận tâm hướng
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Cử nhân Hồ Thị Thanh Thủy- PGĐ công ty cổ phần công nghệ Việt Á, cử nhân Nguyễn Văn
Hưng- trưởng phòng dịch vụ & KCS, cùng tập thể cán bộ, công nhân viên các phòng của công ty đã
tận tình giúp đỡ tôi về thực nghiệm của đề tài để tôi hoàn thành kết quả luận văn này.
ThS- BS Phùng Như Toàn- Trưởng phòng tham vấn tiền sản, Th.S Bs Lê Minh Hoài An-
Trưởng khoa Xét nghiệm, Bs Lê Nguyễn Bảo Trân-trưởng P.A8- phòng xét nghiệm dịch vụ, KTV
Tôn Nữ Thu Trang cùng tập thể nhân viên phòng xét nghiệm bệnh viện Từ Dũ đã tạo mọi thuận lợi
và cung cấp cho tôi số liệu và mẫu bệnh phẩm (nước tiểu, máu) nhiễm CMV .
Dược sĩ Nguyễn Thanh Tòng- Trưởng khoa Xét nghiệm Trung tâm y khoa Medic, BS
Nguyễn Bảo Toàn-phòng Sinh học phân tử và KTV Đặng Đình Triển, phòng xét nghiệm kháng thể
trung tâm y khoa Medic đã cung cấp cho tôi số liệu và mẫu bệnh phẩm nhiễm CMV, HSV.
Tập thể các bạn lớp cao học K18 – khoa Sinh, trường Đại học Sư Phạm TP HCM đã động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn.
Đặng Hồng Cúc
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BLAST: Basic local alignment tool
- CMV: Cytomegalovirus
- COBAS: COBAS AMPLICOR™ CMV MONITOR
- CSF: Cerebrospinal fluid: dịch não tủy.
- Da: Dalton, đơn vị đo khối lượng phân tử protein.
- DNA: Deoxyribonucleic acid
- dNTP: Deoxynucleoside triphosphate
- dNTP: deoxynucleotie triphosphate
- dUTP: deoxy Uracil triphosphate.
- EDTA: Ethylene diamine tetraacetic acid.
- gB: glycoproteinB
- GE: genome-equivalent
- IDT: Intergrated DNA Technologies
- IE: immediate early: sớm tức thì
- LC-PCR: LightCycler® polymerase chain reaction
- PBL: Peripheral blood leucocytes: bạch cầu máu ngoại biên
- PMNLs: polymorphonuclear leucocytes: bạch cầu đa nhân
- Pol: polymerase.
- PTLD: post-transplant lymphoproliferative disorder: rối loạn tăng sinh tế
bào lympho sau ghép.
- qPCR: quantitative polymerase chain reaction: PCR định lượng
- UL: unique long
- UNG: Uracyl – N – glycosylase
- WB: whole blood: máu toàn phần.
MỞ ĐẦU
Nhiễm Cytomegalovirus (CMV) là loại nhiễm virus thường gặp trong cộng đồng, chiếm tỉ lệ
từ 60% đến 99% người lớn trên toàn thế giới [51], nhưng hiếm khi gây ra triệu chứng lâm sàng, vì
vậy chẩn đoán nhiễm CMV ít khi được quan tâm.
CMV là tác nhân sinh bệnh nhiễm trùng cơ hội và nguy cơ bệnh CMV tùy thuộc sự đáp ứng
miễn dịch của cơ thể. Nhiễm CMV sẽ tái kích hoạt khi bệnh nhân có hệ thống miễn dịch suy yếu, và
là tác nhân gây bệnh nặng, thậm chí gây tử vong cho những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,
cũng như những người cấy ghép nội tạng, và đặc biệt những người nhiễm virus HIV.
CMV còn là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng bẩm sinh thường gặp ở thai phụ-
nhiễm trùng ToRCH (Toxoplasmase, Rubella, CMV, Herpes simplex virus), gây nguy hại cho thai
nhi: 0,5%-2,5% trẻ sơ sinh mắc bệnh CMV bị vàng da, lách to, giảm tiểu cầu, suy thai, nhỏ đầu,
viêm võng mạc, CMV có thể để lại di chứng khốc liệt lúc mới sinh[11], [12], [13], [24], [72]. Ngoài
ra, một nghiên cứu mới tại Beth Israel Deaconess Medical Center (BIDMC) xuất bản trong số ra
ngày 15 tháng 5 năm 2009, cho thấy lần đầu tiên CMV, là một nguyên nhân gây ra huyết áp cao, khi
kết hợp với yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim, CMV có thể gây ra xơ vữa, hoặc xơ cứng động
mạch [51].
Do đó, chẩn đoán sớm nhiễm CMV để đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân là rất cần
thiết. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chẩn đoán nhiễm CMV như tìm kháng thể IgG-CMV,
IgM-CMV, nuôi cấy virus, tìm tế bào nội mô....đều cho kết quả khả quan. Đặc biệt, cùng với sự phát
triển của sinh học phân tử, người ta cũng đã sử dụng PCR định tính CMV nhưng phương pháp này
khó phân biệt nhiễm tiềm tàng (nhiễm CMV không biểu hiện triệu chứng) hay nhiễm họat động
(nhiễm CMV biểu hiện triệu chứng).
Jiska Jebbink, và cộng sự [42] đã chỉ ra rằng nếu số lượng CMV khoảng 10.000 genomes
virus /ml mẫu máu là báo trước nhiễm CMV có nguy cơ cao phát triển thành bệnh CMV. Ngoài ra
còn một số công trình khác cũng chỉ ra mối tương quan giữa số lượng virus trong mẫu thử và bệnh
CMV (bảng 1).
Bảng 1: Minh họa các kết quả định lượng CMV tương quan bệnh CMV
Tài liệu
tham khảo
PP định lượng Mẫu thử
Số lượng
gen
virus/ml
mẫu thử
Biểu
hiện
triệu
chứng
Không
biểu
hiện
triệu
chứng
Jayne C.Fos [41]
năm 1995
PCR (gB) Nước tiểu 106,5 x
Jayne C.Fos [41]
năm1995
PCR (gB) Nước tiểu 105,2 x
Lazzarotto[47]
năm 2000
qcPCR (IE1) Dịch ối 105 x
Gouarin [45] năm
2002
Real-Time
qPCR (UL83)
Dịch ối 2,8x105 x
Marianne Leruez-
Ville [49] năm
2003
Real-Time
qPCR (UL123)
Mẫu máu 3,5 log10 x
Marianne Leruez-
Ville [49] năm
2003
Real-Time
qPCR (UL123)
Mẫu máu 4,2log10 x
Boppana [23]
năm 2005
Real-Time
qPCR (gB)
Mẫu máu 1x104 x
Ravit Arav-Boger
[66] năm 2007
Real-Time
qPCR (US17)
Dịch ối 2,8x105 x
Ravit AravBoger
[66] năm 2007
Real-Time
qPCR (US17)
Dịch ối 8x103 x
Vì vậy, việc định lượng CMV sẽ giúp các bác sĩ tiên lượng và có liệu pháp chữa trị sớm. Phát
hiện kháng nguyên pp65 trong máu cũng giúp cho việc định lượng CMV hữu hiệu, nhanh, nhưng
cũng còn nhiều nhược điểm. Trong thời gian gần đây, từ 1993 đến nay phương pháp Real-Time
PCR được sử dụng nhiều ở nước ngoài [18], [26], [27] ,[28], [32], [33], [42], [46], [53], [56], [59],
[70] định lượng CMV nhanh, chính xác , độ nhạy và độ đặc hiệu cao đã giúp cho sự tiên lượng
những bệnh nhân nhiễm CMV có nguy cơ phát triển thành bệnh CMV để kịp thời chữa trị, đồng
thời còn giúp cho việc theo dõi kiểm tra hiệu lực liệu pháp chữa trị.
Tại Việt Nam cho đến nay, ở miền Nam Việt Nam, một vài nơi như công ty cổ phần công
nghệ Việt Á, công ty khoa Thương, công ty Nam Khoa, bệnh viện Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh, bệnh
viện Chợ Rẫy có kit thử định lượng CMV từ máu bệnh nhân bằng Real-Time PCR, chưa thấy công
trình nào xây dựng kỹ thuật định lượng CMV từ nước tiểu bằng phương pháp Real-Time PCR.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài : “Xây dựng quy trình định lượng
CMV trong máu và nước tiểu bằng phương pháp Real-Time PCR”.
Giới hạn đề tài:
Hiện nay, có bốn kiểu phản ứng được sử dụng trong kỹ thuật Real-Time PCR với độ nhạy
tương đương như Molecular beacon, chất nhuộm gắn với DNA mạch đôi, probe lai, probe thủy giải
(TaqMan probe). Đề tài chọn kiểu phản ứng dùng TaqMan probe, vừa đơn giản, vừa có tính đặc
hiệu cao.
Nhiệm vụ đề tài :
- Thiết kế primers, TaqMan probe đặc hiệu định lượng CMV.
- Khảo sát các điều kiện phản ứng nhằm tối ưu hóa phản ứng Real-Time PCR và xây dựng quy
trình định lượng CMV trong máu và trong nước tiểu.
- Ứng dụng quy trình chẩn đoán trên một số bệnh phẩm.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Những mẫu bệnh phẩm nhiễm CMV tại các phòng xét nghiệm của BV Từ Dũ, trung tâm y
khoa Medic, công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
Đề tài được thực hiện tại phòng kỹ thuật của bộ môn Vi sinh, khoa Y, trường Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh và công ty cổ phần công nghệ Việt Á.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về CMV
CMV còn gọi là virus đại bào, là do tế bào bị nhiễm CMV sẽ có kích thước khổng lồ, đặc
biệt bên trong nhân và bào tương lại xuất hiện nhiều thể vùi có hình mắt cú đặc trưng (hình 1.1).
Hình 1.1: Tế bào bị nhiễm CMV (bên trái), và thể vùi “mắt cú” (bên phải). “Nguồn:
www,pathguy,com/lectures/infect,htm”
1.1.1. Lược sử nghiên cứu về CMV [14], [50], [51], [72]
- Từ năm 1881, Ribbert là người đầu tiên mô tả những tế bào kích thước khổng lồ mang thể
vùi hiện diện trong thận của một em bé tử vong do giang mai. Năm 1907, phòng thí nghiệm
của Ribbert tiếp tục phát hiện các thể vùi của 4 trong 30 tuyến mang tai của những đứa trẻ từ 2
tháng đến hai tuổi. Nhưng ông sai lầm khi cho rằng nguyên nhân là do động vật nguyên sinh (có tên
là Entamoeba mortinatalium). Vào năm 1920, Goodpasture và Talbert là những người đầu tiên cho
rằng tề bào bị phình to có thể là do hậu quả của nhiễm virus, và Goodpasture đề nghị sử dụng thuật
ngữ “Cytomegalia” là để chỉ sự phồng to của tế bào bị nhiễm. Vào 1956, Smith và Rowe phân lập
được CMV từ tuyến dưới hàm hoặc tuyến amidan của em bé, và CMV được gọi là: “virus của tuyến
nước bọt”, hay là “virus gây bệnh thể vùi của tuyến nước bọt”.
- Đến năm 1960, Weller và cộng sự đề nghị sử dụng thuật ngữ “Cytomegalovirus” bởi vì
thuật ngữ “bệnh virus của tuyến nước bọt-CID (Cytomegalic inclusion disease)” khó sử dụng và sai
lầm, do tuyến nước bọt chỉ là một trong nhiều vị trí bị nhiễm, Klemola và Kaarrianinen đã mô tả
bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do CMV(1965), cùng năm ấy người ta phát hiện CMV ở một bệnh
nhân được ghép thận. Trong hai thập niên 1970 và 1980, sinh học phân tử của CMV được tiếp tục
các nhà khoa học nghiên cứu và khám phá.
1.1.2. Phân loại CMV ở người
CMV ở người là Human Cytomegalovirus (HCMV) là thành viên của giống Herpesvirus và
thuộc họ Herpesviridae, chi Betaherpesvirinae. Nhân là sợi đôi DNA. Có 8 loài virus Herpes ở
người được chia làm 3 phân họ (bảng 1.1).
Bảng 1.1: 8 loài virus Herpes gây bệnh ở người
Phân họ TT VIRUS Bệnh liên quan
Alpha-
herpesvirinae
1 HSV-1 Mụn rộp ở môi
2 HSV-2
Mụn rộp ở bộ phận sinh dục, gây ung thư cổ
tử cung.
3
VARICELLA-ZOSTER
VIRUS (VZV) hoặc
(HHV3)
Bệnh thủy đậu
Beta-
herpesvirinae
4
EPSTEIN-BARR VIRUS
(EBV_HHV4)
Bệnh tăng tế bào đơn nhân, Burkitt
lymphoma, ung thư dạng carcinoma vùng mũi
hầu, bệnh tăng sinh tế bào lympho sau ghép
(PLTD).
Phân họ TT VIRUS Bệnh liên quan
Beta-
herpesvirinae
5 CMV (HHV-5) Bệnh CMV
6 HHV-6
Bệnh ban đào(roseola), bệnh não ghép
(Transplant-encephalopathy), bệnh xơ cứng
rải rác.
Gamma-
herpesvirinae
7 HHV-7 Bệnh ban đào (roseola)
8 HHV-8
Kaposi sarcoma, lymphoma đáy các xoang cơ
thể, bệnh sarcoid.
1.2. Tình hình nhiễm CMV [3], [6], [11], [12], [13], [14], [16], [20], [23], [24], [29],[31],
[50], [51], [52], [60], [71], [72]
CMV là virus có mặt ở khắp nơi và thường gây nhiễm cho nhiều loài sinh vật khác nhau,
nhưng cũng là tác nhân sinh bệnh thường gặp ở người. CMV gây bệnh cho người đã được ghi nhận
từ thời cổ đại. Người ta tìm thấy dấu vết của nhiễm CMV trong các bộ lạc Da Đỏ cổ đại ở Nam Mỹ
(ngày nay thuộc lãnh thổ Brazin).
Tỷ lệ nhiễm CMV tùy thuộc vào vị trí địa lý, tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố nuôi dưỡng và
giáo dục, tỉ lệ nhiễm CMV trung bình trên thế giới là khoảng 40%. Ở Mỹ, từ 50% đến 80% số người
lớn trên 40 tuổi đều nhiễm CMV, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ tỉ lệ nhiễm CMV là 60-65%, 0,7-4% phụ
nữ mang thai nhiễm CMV nguyên phát, nhiễm sang thai nhi là 30- 40%, trong 40% nhiễm bẩm sinh
có 10% xuất hiện triệu chứng bệnh CMV, 5-15% trong số 90% còn lại sau một vài năm có biểu hiện
di chứng muộn của CMV như khiếm khuyết nghe, nhìn và chậm phát triển tinh thần.
CMV gây nhiễm ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi thiếu niên là là độ tuổi thường bị nhiễm
nguyên phát, và tỉ lệ nhiễm CMV tăng dần theo lứa tuổi. Theo thống kê ở Hoa kỳ với tuổi từ 6-11
tuổi là 36,3%, lớn hơn hoặc bằng 6 tuổi tỉ lệ nhiễm là 58,9%, từ 80 tuổi trở lên tỉ lệ nhiễm là 90,8%.
Nhiễm CMV còn khác nhau ở các chủng tộc: 51,2% ở Tây Ban Nha không phải người da trắng,
75,8% ở Tây Ban Nha không phải người da đen, và 81,7% ở người Mỹ gốc Mexico. Mỗi năm tại
Hoa Kỳ khoảng 340.000 người không phải gốc Tây Ban Nha da trắng, 130.000 người không phải
gốc Tây Ban Nha da đen, và 50.000 phụ nữ Mỹ gốc Mexico bị nhiễm CMV nguyên phát. Đối với
bệnh nhân AIDS, hơn 40% bị nhiễm CMV, những người cấy ghép nội tạng, nếu không có sự can
thiệp kháng virus thì sẽ biểu hiện triệu chứng nhiễm CMV: 39-41% ở những người ghép tim, phổi;
9-35% ở những người ghép tim; 22-29% ở những người ghép gan và tụy; 8-32% ở những người
ghép thận; 50% ở những người ghép thận và tụy; 22% ghép đoạn ruột.
Ở miền Nam Việt Nam từ 16 ca ghép thận đầu tiên ở Chợ Rẫy [3] ghi nhận được số liệu ở
bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tần suất nhiễm CMV ở 16 ca ghép thận
Huyết thanh dương tính Người cho thận Người nhận thận
IgG-CMV 12/16 13/16
IgM-CMV 3/16 2/16
Thống kê nhiễm CMV từ năm 2008 đến tháng 04/2010:
+ Ở bệnh viện Từ Dũ tỉ lệ mẫu xét nghiệm có kháng thể IgG-CMV là 94,26% (6013/6379),
kháng thể IgM-CMV là 3,76% (240/6379).
+ Ở trung tâm y khoa Medic 88,59% (4896/5526) người xét nghiêm có kháng thể IgG-
CMV, kháng thể IgM-CMV là 9,89% (547/5526). Xét nghiệm DNA-CMV từ 2009 đến tháng
04/2010 kết quả dương tính 30,61% ca xét nghiệm (30/98). Giá xét nghiệm một mẫu máu định
lượng CMV bằng kit Roche là 750.000đ Việt Nam.
1.3. Cấu tạo của CMV [6], [14], [51]
* CMV (hoặc HCMV) cũng có những đặc điểm cấu trúc đặc trưng của họ virus Herpes. Hạt
virion của một HCMV từ trong ra (hình 1.2) gồm: Một bộ gen (genome) là phần lõi (core) của virus,
một capsid (khoảng 162 capsomers), một chất nền (tegument) chứa enzymes, màng bọc ngoài
(envelope hay membrane) và glycoprotein.
Hình 1.2: Một virion của HCMV (Human Cytomegalovirus)
“Nguồn :www,abbottdiagnostics,com/science, www,who,int/publications ”
1.3.1. Bộ gen CMV (hình 1.3, 1.4) là một phân tử DNA sợi đôi mạch thẳng, dài 64 nm,
được chia làm hai cấu phần “duy nhất” (unique), cấu phần duy nhất dài UL (unique long), và cấu
phần duy nhất ngắn US (unique short). Ở hai đầu vùng trình tự duy nhất là các vùng trình tự lặp lại
đầu cuối TR (terminalrepeat sequence) và vùng trình tự đảo ngược IR (inverted repeat sequence).
Vùng UL của bộ gen virus là vùng mang các gen mã hóa cho các protein quan trọng cần thiết cho sự
xâm nhập và sao chép của virus như UL55 mã hóa cho glycoprtein B trên màng bọc ngoài, UL123
mã hóa cho protein IE, bộ gen của CMV còn có những vùng xác định tương đồng với một số vùng
trên DNA người [6]. Đây là bộ gen có kích thước lớn nhất trong họ virus Herpesviridae, xấp xỉ 230-
240Kb (hình 1.3). Có khoảng 31% - 75% Guanin+ Cytocine. Với bộ gen > 240.000bp, có tiềm năng
mã hoá protein cho hơn 200 khung đọc mở (opening reading frames) và có khả năng tổng hợp
khoảng 100 protein của virus. Hiện nay, mới xác định được một vài protein từ bộ gen virus. Có
những đoạn gen mã hoá quan trọng cần cho sự sao chép của virus, nhưng cũng có đoạn gen không
thiết yếu, nhưng lại sản sinh ra yếu tố lây truyền từ tế bào này sang tế bào khác.
Hình 1.3: Minh họa bộ gen của một số loài Herpesvirus
“Nguồn: uk/335/HHV5,html”
Hình1.4: Mô tả
cấu trúc chi tiết bộ gen của CMV.
“Nguồn:”
Ghi chú: Những mũi tên màu xanh lá cây chú thích trước khung đọc mở của HCMV có khả
năng mã hóa một polypeptide, mũi tên màu đỏ chỉ định khung đọc mở không mã hóa một
polypeptide.
1.3.2. Bộ khung nucleocapsid (hình 1.5)
- Bảo vệ bộ gen của virus.
- Bộ khung capsid có hình dáng một hình đa diện 20 mặt, được cấu tạo bởi các non-
phosphorylated proteins, ví dụ: p70, khung capsid có đường kính khoảng 116nm và gồm 162
capsomers.
- Mỗi capsomere có đường kính khoảng 15nm, dài 20nm, có rãnh trung tâm có d=3nm.
Trên bề mặt capsomere có nhiều cấu trúc nhô ra ngoài một cách đối xứng và hình dáng tua tủa như
những nan hoa. Những cấu trúc này được cho là tác dụng nối kết các capsomere với nhau
Hình 1.5: Capsid của herpes virus “nguồn: Linda Stannard”
1.3.3. Tegument (hình 1.6) chất nền (matrix) lấp đầy khoảng trống giữa các nucleocapsid và
vỏ bọc bên ngoài (envelope), có bản chất chính là phosphorylate proteins. Trong đó glycoprotein
pp65, là glycoprotein quan trọng và chiếm tỷ lệ khá lớn. Các kháng thể phản ứng với protein này
cho thấy có hoạt động trung hòa virus mạnh khi có hiện diện của bổ thể và phản ứng mạnh với bề
mặt của tế bào bị nhiễm. Đáp ứng kháng thể của người đối với glycoprotein pp65 chưa được nghiên
cứu. Xét nghiệm tìm kháng nguyên glycoprotein pp65 trong máu là một phương pháp để phát hiện
CMV và nó đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán hiện nay.
Hình1.6: Chất nền matrix, và màng bọc ngoài
“Nguồn: ”
1.3.4. Màng bọc ngoài của virus (envelope) (hình 1.6)
- Là lớp lipit kép gồm lipoprotein và có ít nhất 33 protein cấu trúc, một vài protein cấu trúc
là glycoprotein (glycosylate).
- Những phân tử glycoprotein này nằm trên bề mặt và có những phần lồi ra ngoài. Phần lồi
ra ngoài giúp cho virus gắn vào các thụ thể khi nó xâm nhập vào tế bào đích của túc chủ và là mục
tiêu cho các kháng thể trung hoà virus. Các glycoprotein này sẽ quyết định các dòng CMV khác
nhau. Các glycoprotein được biết rõ nhất trong lớp vỏ ngoài này là gp 116, gp58, gp86.
glycoprotein
envelope
chất nền
nucleocapsid
- Một phát hiện cho thấy glycoprotein của vỏ bọc virus có vai trò tạo ra đáp ứng miễn dịch
của cơ thể, nhưng một số khác góp phần làm giảm đáp ứng miễn dịch tế bào của túc chủ bằng cách
giới hạn sự trình diện kháng nguyên của virus.
1.4. Đặc điểm của virus [9]
1.4.1. Tính bền vững
CMV là virus không bền vững, dễ bị bất hoạt bởi các yếu tố như : dung môi lipit,
pH<5, CMV chỉ tồn tại một giờ ở nhiệt độ 370C, 30 phút ở 500C hay 5 phút dưới tia cực tím. Bị mất
khả năng gây nhiễm ở -200C - 370C, CMV có thể tồn tại ở môi trường tự nhiên bên ngoài trong
nhiều giờ, có thể bảo quản CMV ở 40C trong nhiều ngày mà không mất khả năng gây nhiễm. Bảo
quản CMV ở nhiệt độ -700C trong nhiều tháng không làm mất khả năng gây nhiễm. Ở nhiệt độ -
1900C, bảo quản CMV vô thời hạn.
1.4.2. Đặc tính gây bệnh của CMV (bảng 1.3) [14]
- CMV là virus được giới hạn theo loài, có nghĩa là virus CMV ở người chỉ có thể nhân lên
trong cơ thể con người, hay những tế bào có nguồn gốc từ con người. Trên cơ thể sống, CMV có thể
gây nhiễm cho nhiều loại tế bào khác nhau như tế bào nội mô, tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào
biểu mô, nguyên bào sợiCMV là virus gây bệnh cho tế bào, có nghĩa là tế bào bị nhiễm cuối
cùng sẽ bị phá hủy,
- CMV sống tiềm ẩn trong các dịch sinh học và các mô khác nhau của cơ thể như: nước
bọt, nước tiểu, tinh dịch, sữa mẹ, phân, máu, chất tiết âm đạo và cổ tử cung, trong bạch cầu đa nhân
trung tính, lympho bào T, tế bào nội mô mạch máu, biểu mô ở thận, CMV ở trạng thái thụ động,
không tăng trưởng. Khi có điều kiện thuận lợi hoặc khi đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm
virus có khả năng tái hoạt.
- CMV có khả năng liên kết chặt chẽ với tế bào, do đó virus có thể lây truyền từ người này
sang người khác khi tiếp xúc dịch thể nhiễm CMV, khi virus lan truyền khắp cơ thể, có nghĩa là
nhiều tế bào của các cơ quan khác nhau cùng bị nhiễm. Kết quả của việc virus liên kết tế bào là hệ
thống miễn dịch của cơ thể bị mất hiệu lực một cách tương đối trong việc kiểm soát virus.
- CMV có khả năng gây ung thư mạnh, bằng chứng rõ nhất là sinh bệnh học của bệnh tăng
sinh lympho bào sau ghép (PTLD: post transplant lymphoproliferative disease) kèm với virus
Epstein-Barr.
Bảng 1.3: Sơ đồ hậu quả do CMV gây ra
BỆNH CMV
Hậu quả gián tiếp Hậu quả trực tiếp
- Là tác nhân gây ức chế miễn dịch - Hội chứng virus
- Tăng nguy c