Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
vào tháng 10/2013 đã thông qua chương trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Việt Nam. Phát triển giáo dục chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng,
bền vững của đất nước, là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự phồn thịnh, nâng tầm vị trí
Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Với mục tiêu đó, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới
về nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng: Giáo viên không chỉ truyền thụ kiến
thức mà cần dạy cho học sinh cách chiếm lĩnh kiến thức; học sinh không chỉ “nhồi
nhét” kiến thức một cách thụ động mà còn phải tích cực chủ động tìm kiếm thông tin,
vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. Internet chính là một trong những công cụ
hỗ trợ đắc lực cho định hướng dạy họ
149 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng, sử dụng webquest trong dạy học hóa học hữu cơ lớp 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Viết Ái Lan
XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Lê Viết Ái Lan
XÂY DỰNG, SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số : 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN TRUNG NINH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CÁM ƠN
Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại Đại học Sư phạm Tp. HCM tôi đã
hoàn thành luận văn này. Bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự
giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin gởi lời
cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm
Tp. HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để khóa học được hoàn thành tốt đẹp.
PGS.TS. Trần Trung Ninh, người thầy giàu kinh nghiệm đã tận tình và thẳng
thắn hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Tất cả quý thầy cô Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh đã dạy dỗ để tôi
có vốn kiến thức và tư liệu để thực hiện luận văn.
Ban Giám Hiệu các trường THPT, các đồng nghiệp và các em học sinh đã kề
vai sát cánh cùng tôi, giúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm tại trường.
Tất cả các học viên lớp Cao học Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa
học khóa 23 luôn động viên nhau trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn là chỗ dựa tinh thần
vững chắc, ủng hộ và chăm sóc, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cam Ranh,ngày 26 tháng 9 năm 2014
Tác giả
Lê Viết Ái Lan
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC........... 5
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .......................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................... 5
1.1.2. Ở Việt Nam .................................................................................................... 6
1.2. Giới thiệu về WebQuest ....................................................................................... 9
1.2.1. Ứng dụng của CNTT trong dạy học Hóa học ................................................ 9
1.2.2. Khái niệm WebQuest ................................................................................... 10
1.2.3. Lịch sử của WebQuest ................................................................................. 11
1.2.4. Các đề tài nghiên cứu về WebQuest ............................................................ 12
1.2.5. Cấu trúc của một WebQuest ........................................................................ 13
1.3. Ứng dụng của WebQuest .................................................................................... 18
1.3.1. Các dạng WebQuest ..................................................................................... 18
1.3.2. Mục đích sử dụng WebQuest ....................................................................... 18
1.3.3. Lợi ích sử dụng WebQuest .......................................................................... 19
1.4. Xây dựng WebQuest........................................................................................... 20
1.4.1. Chọn và giới thiệu chủ đề ............................................................................ 21
1.4.2. Tìm nguồn tài liệu học tập ........................................................................... 22
1.4.3. Xác định mục đích ....................................................................................... 22
1.4.4. Xác định nhiệm vụ ....................................................................................... 22
1.4.5. Thiết kế tiến trình ......................................................................................... 23
1.4.6. Trình bày trang Web .................................................................................... 23
1.4.7. Thực hiện WebQuest.................................................................................... 23
1.4.8. Đánh giá, sửa chữa ....................................................................................... 23
1.5. Thực trạng sử dụng phương pháp WebQuest trong dạy học .............................. 24
1.5.1. Mục tiêu điều tra .......................................................................................... 24
1.5.2. Đối tượng điều tra ........................................................................................ 24
1.5.3. Kết quả điều tra ............................................................................................ 26
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 28
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBQUEST VÀO DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 .................................................... 29
2.1. Phân tích chương trình phần Hóa học hữu cơ lớp 11 ......................................... 29
2.1.1. Cấu trúc nội dung phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 ......................................... 29
2.1.2. Chuẩn kiến thức kĩ năng phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 ............................... 30
2.2. Một số nguyên tắc lựa chọn chủ đề và bài học vận dụng phương pháp
WebQuest ........................................................................................................... 35
2.3. Các bước thiết kế WebQuest phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 ............................... 37
2.3.1. Xác định cấu trúc bài giảng.......................................................................... 37
2.3.2. Đăng kí trang WebQuest trên Google sites .................................................. 37
2.3.3. Nhập nội dung bài giảng, chèn hình ảnh đồ họa,các đoạn phim thí nghiệm .......... 37
2.3.4. Xây dựng các hoạt động nhận thức cho học sinh ........................................ 40
2.3.5. Khả năng liên kết ......................................................................................... 40
2.3.6. Kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh .................................................... 40
2.3.7. Hoàn thiện bài giảng .................................................................................... 40
2.3.8. Kiểm tra lại WebQuest ................................................................................. 41
2.4. Một số WebQuest thực nghiệm .......................................................................... 41
2.4.1. WebQuest bài 32 : ANKIN .......................................................................... 42
2.4.2. WebQuest bài 35: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ
HIDROCACBON THƠM KHÁC ( tiết 3) .................................................. 46
2.4.3. WebQuest bài 40: ANCOL (tiết 1) .............................................................. 48
2.4.4. WebQuest bài 41: PHENOL ........................................................................ 52
2.4.5. WebQuest bài 45: AXIT CACBOXYLIC ................................................... 55
2.5. Một số giáo án thực nghiệm ............................................................................... 58
2.5.1. Giáo án bài 32: ANKIN ............................................................................... 58
2.5.2. Giáo án bài 35: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. MỘT SỐ
HIDROCACBON THƠM KHÁC ( tiết 3) .................................................. 67
2.5.3. Giáo án bài 40: ANCOL (tiết 1)................................................................... 70
2.5.4. Giáo án bài 41: PHENOL ............................................................................ 76
2.5.5. Giáo án bài 45: AXIT CACBOXYLIC (tiết 2) ............................................ 80
2.6. Một số điều cần lưu ý nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng WebQuest
trong dạy học phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 .............................................................. 84
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 86
Chương 3.THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................... 87
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 87
3.2. Đối tượng thực nghiệm ....................................................................................... 87
3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 88
3.4. Tiến hành thực nghiệm ....................................................................................... 88
3.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ............................................................. 89
3.5.1. Phương pháp định lượng .............................................................................. 89
3.5.2. Phương pháp định tính ................................................................................. 90
3.6. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................... 91
3.6.1. Kết quả định lượng ....................................................................................... 91
3.6.2. Kết quả định tính ........................................................................................ 104
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 113
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT : Bài tập
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐHSP : Đại học Sư phạm
GDTX : Giáo dục thường xuyên
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
Nxb : Nhà xuất bản
PPDH : Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
SP : Sư phạm
THPT : Trung học phổ thông
TN-ĐC : Thực nghiệm - Đối chứng
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp phiếu thăm dò thực trạng ........................................................... 25
Bảng 1.2. Tổng hợp phiếu điều tra thống kê tỉ lệ thâm niên giảng dạy ..................... 25
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học môn Hóa học ........ 26
Bảng 1.4. Mục đích sử dụng mạng Internet và CNTT trong dạy học bộ môn
Hóa học ...................................................................................................... 26
Bảng 1.5. Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng mạng Internet và CNTT
trong dạy học Hóa học ............................................................................... 27
Bảng 1.6. Mức độ hiểu biết và sử dụng WebQuest của giáo viên Hóa học ............... 28
Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 ( bao gồm giảm tải) ...... 29
Bảng 3.1. Các trường lớp và GV tham gia thực nghiệm ............................................ 87
Bảng 3.2. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút số 1 ........................................................ 91
Bảng 3.3. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút số 1 ...... 91
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút số 1 ................................. 92
Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút số 1 ................ 93
Bảng 3.6. Bảng điểm bài kiểm tra 15 phút số 2 ......................................................... 93
Bảng 3.7. Phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra 15 phút số 2 ....... 94
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút số 2 .................................. 95
Bảng 3.9. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra 15 phút số 2 ................ 95
Bảng 3.10. Phân phối tần số và tần suất lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN1 - ĐC1 ..... 96
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả học tập của bài kiểm tra HKII, cặp TN1 – ĐC1 ........... 97
Bảng 3.12. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra HKII, cặp TN1 – ĐC1 ...... 97
Bảng 3.13. Phân phối tần số và tần suất lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN2 – ĐC2 ..... 98
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả học tập của bài kiểm tra HKII, cặp TN2 – ĐC2 ........... 99
Bảng 3.15. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra HKII, cặp TN2 – ĐC2 .... 99
Bảng 3.16. Phân phối tần số và tần suất lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN3 – ĐC3 ... 100
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả học tập của bài kiểm tra HKII, cặp TN3 – ĐC3 ......... 101
Bảng 3.18. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra HKII, cặp TN3 – ĐC3 .. 101
Bảng 3.19. Phân phối tần số và tần suất lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN4 – ĐC4 ... 102
Bảng 3.20. Tổng hợp kết quả học tập của bài kiểm tra HKII, cặp TN4 – ĐC4 ......... 103
Bảng 3.21. Tổng hợp các tham số đặc trưng của bài kiểm tra HKII, cặp TN4 – ĐC4 .. 103
Bảng 3.22. Thống kê phiếu tham khảo ý kiến của HS ............................................... 104
Bảng 3.23. Nhận xét của học sinh về nội dung các nhiệm vụ của WebQuest ........... 104
Bảng 3.24. Nhận xét của học sinh về số lượng các nhiệm vụ trong WebQuest ........ 105
Bảng 3.25. Nhận xét của học sinh về số lượng các thông tin cung cấp trong
WebQuest để thực hiện nhiệm vụ ............................................................ 105
Bảng 3.26. Nhận xét của học sinh về các mục tiêu được đề ra trong WebQuest ...... 105
Bảng 3.27. Nhận xét của học sinh về hình thức tổ chức dạy học bằng WebQuest .... 105
Bảng 3.28. Những điều HS nhận được sau khi thực hiện WebQuest ........................ 106
Bảng 3.29. Mức độ rèn luyện khả năng hoạt động của HS ........................................ 107
Bảng 3.30. Ý kiến của HS về hạn chế của việc sử dụng WebQuest .......................... 108
Bảng 3.31. Mức độ yêu thích việc dạy học sử dụng WebQuest ................................ 108
Bảng 3.32. Ý kiến học sinh về việc nên hay không nên duy trì áp dụng
WebQuest vào dạy học Hóa học .............................................................. 109
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ qui trình thiết kế WebQuest ............................................................. 21
Hình 2.1. Trang chủ trang WebQuest “ Hóa học lí thú” ............................................ 41
Hình 2.2. Trang WebQuest bài Ankin ....................................................................... 45
Hình 2.3. Trang WebQuest bài Benzen và đồng đẳng - Một số hidrocacbon
thơm khác (t3) ............................................................................................ 48
Hình 2.4. Trang WebQuest bài Ancol (t1)................................................................. 51
Hình 2.5. Trang WebQuest bài Phenol ...................................................................... 55
Hình 2.6. Trang WebQuest bài Axit cacboxylic(t2) .................................................. 58
Hình 2.7. Một vài slide, hình ảnh báo cáo của HS trường THPT Phan Bội Châu .... 66
Hình 2.8. Slide báo cáo của HS trường THPT Trần Quí Cáp ................................... 70
Hình 2.9. Slide báo cáo của HS trường THPT Trần Hưng Đạo ................................ 76
Hình 2.10. Slide báo cáo của HS trường THPT Phan Bội Châu ................................. 80
Hình 2.11. Một vài hình ảnh, slide báo cáo của HS trường THPT Trần Bình Trọng .. 84
Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút số 1 ........................................ 92
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút số 1 ..................................... 92
Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra 15 phút số 2 ........................................ 94
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 15 phút số 2 ..................................... 95
Hình 3.5. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN1 – ĐC1 ........................ 96
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra HKII, cặp TN1 – ĐC1 .................... 97
Hình 3.7. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN2 – ĐC2 ........................ 98
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra HKII, cặp TN2 – ĐC2 .................... 99
Hình 3.9. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN3 – ĐC3 ...................... 100
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra HKII, cặp TN3 – ĐC3 .................. 101
Hình 3.11. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra HKII, cặp TN4 – ĐC4 ...................... 102
Hình 3.12. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra HKII, cặp TN4 – ĐC4 .................. 103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
vào tháng 10/2013 đã thông qua chương trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Việt Nam. Phát triển giáo dục chính là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng,
bền vững của đất nước, là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự phồn thịnh, nâng tầm vị trí
Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới.
Với mục tiêu đó, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta đã có nhiều đổi mới
về nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng: Giáo viên không chỉ truyền thụ kiến
thức mà cần dạy cho học sinh cách chiếm lĩnh kiến thức; học sinh không chỉ “nhồi
nhét” kiến thức một cách thụ động mà còn phải tích cực chủ động tìm kiếm thông tin,
vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn. Internet chính là một trong những công cụ
hỗ trợ đắc lực cho định hướng dạy học trên.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ số hóa, ngày nay, việc thu thập, xử lí thông
tin trên mạng trở nên dễ dàng, trở thành kĩ năng cần thiết cho quá trình nghiên cứu,
học tập của học sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy
học ngày càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, trong thực tế, việc học sinh truy cập
thông tin một cách tự do trên mạng Internet trong học tập vẫn chưa đạt hiệu quả cao vì
những vấn đề như sau:
- Việc tìm kiếm thông tin thường kéo dài vì lượng thông tin trên mạng lớn.
- Dễ bị chệch hướng khỏi bản thân đề tài.
- Nhiều tài liệu được tìm ra với nội dung chuyên môn không chính xác, có thể
dẫn đến “nhiễu thông tin”.
- Chi phí thời gian quá lớn cho việc đánh giá và xử lý những thông tin trong học
tập.
- Việc tiếp thu kiến thức qua truy cập thông tin trên mạng có thể chỉ mang tính
thụ động mà thiếu sự đánh giá, phê phán của người học.
Phương pháp WebQuest là một trong những giải pháp khắc phục những nhược
điểm của việc dạy và học dựa vào Internet đã nêu trên. Qua WebQuest, giáo viên
2
hướng dẫn học sinh chủ động tìm kiếm thông tin ở những trang Web đáng tin cậy, tìm
hiểu những khái niệm, quy luật... làm cơ sở cho việc vận dụng kiến thức đã học vào
thực tế sản xuất, đời sống; ảnh hưởng tích cực đến kĩ năng, thái độ của học sinh. Mặt
khác, sử dụng phương pháp WebQuest hợp lí sẽ tạo cơ hội cho học sinh phát triển các
kĩ năng sử dụng công nghệ và kĩ năng tư duy bậc cao.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng, sử dụng
WebQuest trong dạy học Hóa học Hữu cơ lớp 11” với mong muốn giúp học sinh
không chỉ lĩnh hội tốt kiến thức mà còn tích cực, chủ động, say mê tìm kiếm kiến thức,
phát triển tư duy, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông nói
chung và bộ môn Hóa học nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng, sử dụng WebQuest trong dạy học Hóa học Hữu cơ lớp 11 THPT
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Hóa học trong thời đại kĩ thuật số.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được WebQuest có chất lượng tốt tr