Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là từng bước hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương
lai, những người lao động mới phát triển toàn diện trên tất cả các mặt sao cho phù hợp với
yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời
đại.
Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ:“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều
27].
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc,
mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, đã mang lại
cho nước ta nhiều cơ hội lớn để phát triển cũng như những thành tựu to về kinh tế, văn
hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế Tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại
88 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4527 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung
học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn
Giáo dục công dân hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay là từng bước hình
thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Đó là những công dân tương
lai, những người lao động mới phát triển toàn diện trên tất cả các mặt sao cho phù hợp với
yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với sự phát triển của thời
đại.
Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ:“ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh
phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [Điều
27].
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc,
mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, đã mang lại
cho nước ta nhiều cơ hội lớn để phát triển cũng như những thành tựu to về kinh tế, văn
hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế…Tạo tiền đề quan trọng đưa nước ta
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và hòa nhập vào dòng chảy của thời đại.
Bên cạnh đó, trong sâu thẳm của đời sống xã hội, chúng ta đang phải đối mặt trước
những vấn đề mang tính báo động, đó là sự tha hóa về nhân cách, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là học sinh THPT; những tệ nạn xã hội đang ngày
đêm hoành hoành, len lỏi phá hoại nếp sống văn minh, đạo lý truyền thống tốt đẹp ngàn
đời của dân tộc. Đây là những vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự sống còn của quốc
gia, dân tộc trong quá trình hội nhập.
Nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, chính trị, kinh tế, đạo đức và pháp luật… góp phần
xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT được thực hiện ở tất cả các môn học,
thông qua các hình thức giáo dục trong nhà trường. Trong đó, môn GDCD là môn học cơ
bản, trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức nêu trên theo một hệ thống xác định và
toàn diện.
Thực tế hiện nay môn GDCD chưa được quan tâm đúng mức, nhiều giáo viên giảng
dạy bộ môn còn đang đứng bên lề của nền giáo dục, đa số học sinh không thích học môn
GDCD vì môn này không phải thi, cho rằng những kiến thức cơ bản về đạo đức, triết học,
pháp luật, kinh tế, chính trị có thể học ngoài xã hội…Nhiều học sinh ngồi trên ghế nhà
trường chỉ trăn trở suy nghĩ về tương lai nghề nghiệp của mình, mà rất ít khi dành thời gian
nhìn nhận xem mình là ai. Không ít học sinh THPT giỏi về tư duy nắm bắt tri thức các
môn khoa học cơ bản nhưng yếu kém về phẩm chất đạo đức, nhân cách.
Trong những năm qua, học sinh Nam Định luôn phát huy truyền thống hiếu học,
ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam định đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, luôn là lá cờ
đầu trong phong trào giáo dục của cả nước. Tuy nhiên, giáo dục cấp THPT vẫn còn tồn tại
nhiều yếu kém, bất cập. Bộc lộ rõ nhất là chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo
dục nhân cách cho học sinh THPT qua môn GDCD còn thấp.
Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ học
sinh có những biểu hiện đáng lo ngại: nhận thức lệch chuẩn, mờ nhạt lý tưởng, lối sống
thực dụng, đua đòi, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp. Nhiều học sinh đã sa ngã vào
những tệ nạn xã hội, tiếp cận với những thông tin không lành mạnh, hư hỏng, bị xói mòn
và băng hoại về tâm hồn và thể xác. Tình trạng vi phạm pháp luật, xuống cấp về đạo đức,
nhân cách của lứa tuổi học trò đã và đang ngày càng tiếp diễn, là tiếng chuông báo động
đối với sự tồn tại và phát triển của tỉnh nhà.
Vì vậy, việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT là một trong
những vấn đề được đặt ra hết sức cấp thiết. Đây cũng là nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của
GD&ĐT tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
Với mong muốn góp một phần của mình vào việc nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả
giáo dục nhân cách cho học sinh THPT ở Nam Định hiện nay, thông qua chất lượng giảng
dạy và học tập bộ môn GDCD, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng và phát triển nhân cách học
sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện
nay”, làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông qua giảng dạy môn GDCD để hình thành và phát triển nhân cách cho học
sinh THPT là một nội dung rất quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo con người
của Đảng. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục nhân cách
dưới những góc độ khác nhau, có giá trị rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Cụ thể là:
Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đề tài mang mã số NN7: “ Cải tiến công tác
giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo
dục quốc dân ” do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu về nhân cách nói chung,
về giáo dục đạo đức, chính trị và tư tưởng trong các trường từ tiểu học đến đại học những năm
đầu của thập kỷ 90.
Các đề tài do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm mang mã số: KX - 07.01. “Phương
pháp luận nghiên cứu con người” (1991 -1995); KHXH- 04. “Phát triển toàn diện con
người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (1996 - 2000); KH – 05.07.
“Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế
thị trường” (2001 - 2005). Tác giả đã nghiên cứu về con người với tư cách là mục tiêu và
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách,
thực hiện giáo dục đạo đức trong quá trình phát triển nhân cách, xem đó như mục tiêu
quan trọng nhất của việc thực hiện chất lượng giáo dục.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Trọng Phúc ( 2003), “ Mấy vấn đề đạo đức trong
điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn
sách đã phân tích những biến động trong lĩnh vực đạo đức, lý giải vai trò của đạo đức,
khẳng định yêu cầu đẩy mạnh công tác giáo dục, xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta hiện
nay…
Huỳnh Khái Vinh ( 2001), “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã
hội”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách đề cập những vấn đề cơ bản của lối sống,
đạo đức với phát triển văn hóa và con người, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội…
“Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ 21, kinh nghiệm của các quốc gia”,
(2002), của viện Nghiên cứu phát triển giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội…Đây là
tập hợp những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến lĩnh vực chiến
lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn hiện nay.Trong đó đáng chú ý có nhà nghiên
cứu Hà Thế Ngữ đã đi sâu nghiên cứu vấn đề tổ chức quá trình giáo dục đạo đức thông qua
giảng dạy các môn khoa học, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra
tác giả còn đề cập đến việc rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, trên cơ sở đó giáo dục
thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức đạo đức, hướng dẫn thực hiện các hành vi
đạo đức cho học sinh. Phạm Hoàng Gia nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục nhận thức
khoa học với giáo dục đạo đức, những biểu hiện nhân cách trong lối sống và đưa ra dự báo
mô hình nhân cách thanh niên năm 2000.
Đào Thị Oanh (2007), “Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay”, Nxb Giáo
dục, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp và khái quát lí luận tâm lí học về nhân cách, đề xuất các
giải pháp về hình thành, phát triển nhân cách trong công tác giáo dục thế hệ trẻ…
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ khác nghiên cứu đến vấn đề
đạo đức, nhân cách học sinh, sinh viên như:
Luận án tiến sỹ triết học của Trần Sỹ Phán (1999), nghiên cứu về: “Giáo dục đạo
đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam giai đoạn hiện nay”.
Luận án tiến sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của Đỗ Tuyết Bảo (2001) với
vấn đề: “Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh
ở nước ta hiện nay”.
Luận án tiến sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Sỹ Quyết Tâm
(2008) nghiên cứu về: “Giáo dục tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa cho học sinh THPT
ở miền Đông Nam Bộ hiện nay”. Luận án thạc sỹ triết học chuyên ngành CNXHKH của
Nguyễn Sỹ Quyết Tâm (2003) nghiên cứu về: “Giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa qua
môn giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông ở Bà Rịa – Vũng Tàu hiện
nay”…
Tôi đã kế thừa trực tiếp những thành quả nghiên cứu khoa học nêu trên, dựa vào
những gợi mở của các tác giả đi trước về lý luận và phương pháp để triển khai công trình
của mình.
Tuy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học nghiên cứu về con người, giáo dục
đạo đức, phát triển nhân cách. Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu trực tiếp về: “Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam
định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay”. Vì vậy, đề tài của tôi không trùng
lặp với các công trình đã được công bố. Những tài liệu nêu trên giúp ích cho tôi trong việc
tham khảo để nghiên cứu đề tài, viết luận văn thạc sỹ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân cách, vai trò của môn GDCD và
thực trạng xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT ở tỉnh Nam Định qua giảng
dạy môn GDCD, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp xây dựng và phát triển nhân
cách tốt đẹp cho học sinh THPT tỉnh Nam Định, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong
thời kỳ CNH, HĐH.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích vấn đề nhân cách và vai trò của môn GDCD trong xây dựng và phát
triển nhân cách cho học sinh THPT.
- Phân tích tình hình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam
Định qua giảng dạy môn học GDCD, nêu những nguyên nhân ảnh hưởng, bài học kinh
nghiệm và những vấn đề đang đặt ra.
- Đề xuất những định hướng và giải pháp xây dựng, phát triển nhân cách cho học
sinh THPT ở Nam Định qua môn GDCD.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách cho học
sinh THPT tỉnh Nam Định qua môn GDCD.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là một số trường THPT điển hình ở tỉnh Nam Định.
Thời gian nghiên cứu từ năm 1997 – khi Nam Định được tái lập tỉnh và bắt đầu
triển khai thực hiện Nghị quyết BCH TW khoá VIII về GD & ĐT.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những quan điểm của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới liên
quan đến giáo dục nhân cách, định hướng giá trị cho thế hệ trẻ.
- Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng sự băng hoại về đạo đức, lối sống,
xói mòn về nhân cách, phai nhạt về những chuẩn mực đạo đức và thực tiễn công tác
giảng dạy môn GDCD cho học sinh THPT ở tỉnh Nam Định những năm vừa qua.
5.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương
pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê xã hội học…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Làm rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh
THPT từ hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội.
Đánh giá tình hình xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT tỉnh Nam
Định qua giảng dạy môn GDCD hiện nay.
Từ đó đã đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nhân
cách cho học sinh THPT ở tỉnh Nam định qua môn GDCD.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Góp phần vào việc nhận thức đầy đủ hơn vai trò của môn GDCD đối với quá trình
xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh THPT.
Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy môn GDCD trong trường THPT, công tác chỉ đạo của các cán bộ
quản lý giáo dục ở nước ta nói chung và ở tỉnh Nam định nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 6 tiết.
Chương 1
NHÂN CÁCH VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
1.1. NHÂN CÁCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Vấn đề nhân cách và xây dựng, phát triển nhân cách cho học sinh THPT là vấn đề
trung tâm của hệ thống khoa học giáo dục về con người, nó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có
ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với sự tồn tại và hưng thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc trong
quá trình hoà mình vào dòng chảy của thời đại hôm nay và mai sau.
Xuyên suốt chiều dài của lịch sử tư tưởng nhân loại đã có rất nhiều khoa học tiếp
cận nghiên cứu về nhân cách và những vấn đề có liên quan đến nó ở nhiều góc độ khác
nhau như: triết học, giáo dục học, xã hội học, đạo đức học, tâm lý học….Tuy nhiên, triết
học là một bộ môn khoa học giải đáp rõ nét, cơ bản nhất bản chất xã hội của con người và
những vấn đề chung về nhân cách con người. Đây là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng,
cung cấp cho các nhà giáo dục những hiểu biết khoa học trong quá trình nghiên cứu, xây
dựng phát triển nhân cách cho học sinh THPT.
1.1.1. Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách
1.1.1.1. Con người và bản chất con người
Ngay từ khởi đầu Triết học đã chú ý và coi con người là đối tượng nghiên cứu. Vào
đầu thế kỷ thứ V - thứ VI sau CN, nhà triết học Bôêtut (480-525, La Mã) đã đưa ra một
định nghĩa khá hoàn chỉnh về con người. Theo ông: Con người là một bản thể cá thể của
bản chất lý trí, như là một cá thể; nó là vật chất, từ đó tạo nên nguyên tắc cá thể hoá. Tâm
hồn không phải là con người, mà chỉ là một cái gì đó được tạo lập nên. Chỉ một mình
người là một trong tồn tại người vật chất; người là tồn tại vật chất cao nhất, tạo nên các
phẩm chất đặc biệt là nhân phẩm và các quyền.
Quan điểm duy tâm, siêu hình đã quy đặc trưng, bản chất con người vào lĩnh vực ý
thức, tư tưởng, tình cảm, đạo đức. Xem bản chất con người là cái gì đó dược quy định sẵn
từ tự nhiên, là những nhu cầu thuộc về sự duy trì thể xác và dục vọng để phát triển giống
nòi. Do đó, giải thích bản chất con người từ góc độ những điểm chung của mọi sinh vật
trên trái đất. Hoặc lại tìm kiếm bản chất con người trong khuôn khổ cá nhân riêng lẻ, nghĩa
là con người bị tách khỏi mối quan hệ xã hội hiện thực của nó.
Tính chất siêu hình của các quan điểm trên về bản chất con người biểu hiện ở chỗ:
coi bản chất con người là cái vốn có, trừu tượng và quy nó về bản tính tự nhiên, tách khỏi
xã hội và trở nên bất biến.
Với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng C.Mác và Ph.Ăngghen
đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức con người và bản chất con
người.
Các ông xem xét, phân tích con người xuất phát từ con người hiện thực, con người
thực tiễn và chỉ rõ: thông qua hoạt động thực tiễn con người làm biến đổi đời sống xã hội,
đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Điều đó nghĩa là con người tiếp nhận bản
chất xã hội của mình thông qua hoạt động thực tiễn.
Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội Đứng về mặt
sinh học thì “Con người là một bộ phận của giới tự nhiên” (…, tr135), phát sinh trực tiếp
từ động vật. Theo Ph.Ăngghen: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra,
cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính
vốn có của con vật. Thành thử bao giờ cũng chỉ nói đến việc những đặc tính ấy có ảnh
hưởng nhiều đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người mà thôi”. ( …, tr146)
Như hết thảy mọi sinh vật khác, con người sống dựa vào tự nhiên nhưng khác ở chỗ
con người không chỉ dựa vào, mà còn cải tạo giới tự nhiên, tạo ra tự nhiên thứ hai xung
quanh mình. Ph.Ăngghen chỉ ra bước chuyển từ vượn thành người là nhờ có lao động. Quá
trình con người lao động cải tạo giới tự nhiên cũng là quá trình con người tạo ra con người.
Theo Ph.Ăngghen: “Lao động sáng tạo ra con người là theo nghĩa đấy”.
Thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con
người. Song Chủ nghĩa Mác không coi nhẹ mặt tự nhiên, phủ nhận yếu tố sinh vật trong
các yếu tố cấu thành bản chất con người. Theo Mác: “giới tự nhiên là thân thể của con
người”. Con người gắn liền với giới tự nhiên vì con người là một bộ phận của giới tự
nhiên. Mỗi người sinh ra trước hết là một thực thể tự nhiên, một sản phẩm của thiên nhiên,
một bộ phận của vũ trụ và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên phức tạp.
C.Mác vạch ra sự khác nhau giữa con người và con vật: Con vật hoạt động theo bản
năng còn con người hoạt động theo ý thức. Chính mặt xã hội của con người đã làm cho
mặt sinh vật trong con người phát triển ở trình độ cao hơn những động vật khác.
Con người sống, hoạt động không phải chỉ theo những bản năng di truyền, có sẵn
như các động vật thông thường mà chủ yếu theo sự phát triển của văn hoá, của tiến bộ lịch
sử - xã hội. Khi xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng có sự thay đổi tương ứng. Sự phát
triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội vì mỗi người đều sống trong
xã hội nhất định, là sản phẩm của lịch sử - xã hội, sản phẩm của nền văn minh.
Từ một con người tự nhiên phát triển thành một nhân cách, con người phải chịu
hàng loạt những tác động, chi phối của những yếu tố chủ quan và khách quan, theo cả quy
luật tự nhiên và quy luật xã hội.
Sự phát triển của con người là sự trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Sự phát
triển về thể chất là sự trưởng thành sinh học, cơ bắp, thần kinh và các cơ quan nội
tạng…theo quy luật tự nhiên. Sự phát triển về tinh thần là sự trưởng thành về tâm lý, ý
thức theo quy luật tâm lý và quy luật xã hội trên cơ sở lĩnh hội nền văn minh nhân loại.
Sự phát triển thể chất gắn liền với sự phát triển về tinh thần, theo quy luật phát triển
tâm, sinh lý lứa tuổi, đó là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và sự chuyển hoá chúng cho
nhau; là bước phát triển nhảy vọt của từng cá nhân về năng lực và phẩm hạnh phù hợp với
lịch sử xã hội và thời đại. Sự phát triển đó tạo nên nhân cách của con người, trong đó có
nhân cách của học sinh THPT.
Trong khi phê phán những quan điểm của Phơbách, xuất phát từ những cá thể cô
lập để nhận thức bản chất con người. C.Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng về bản chất con
người: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”
(…,11)
Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội cũng có nghĩa là tất cả
các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng yếu tố có ý nghĩa
quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp
chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu quan hệ
sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối và chính kiểu quan hệ sản xuất đó lại là cái xét đến
cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó.
Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng
biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng
biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang đương đại, vừa theo chiều dọc lịch sử.
Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và
quan hệ x