1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Nếu phải chia Công ty của tôi, tôi sẽ nhận về mình tất cả các thương hiệu, tên thương mại và lợi thế thương mại, còn các bạn có thể lấy đi tất cả các công trình xây dựng, cả gạch và vữa nữa, rồi tôi sẽ kinh doanh phát đạt hơn.” Đó không chỉ là lời khẳng định của John Stuart, cựu chủ tịch tập đoàn Quaker mà còn là lời khẳng định của rất nhiều doanh nhân thành đạt khác trên thế giới. Vai trò của thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đã được khẳng định và nó càng được khẳng định hơn trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hiện nay. Thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, một khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì nó trở thành một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp. Tài sản thương hiệu khó đo lường và khó nhận biết hơn các loại tài sản khác của doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều giá trị mà có khi ngay cả chủ nhân của thương hiệu đó cũng không thể ước lượng được chính xác. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu là công tác thật sự quan trọng và đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thị trường thế giới cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trong nước đã tạo điều kiện tối đa cho mọi doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Công ty cổ phần may Chiến Thắng được thành lập năm 1968, với bề dày lịch sử của mình Công ty đã tạo dựng cho mình một vị trí nhất định trên thị trường. Tồn tại trong một thị trường với nhiều cạnh tranh, sự cạnh tranh này lại còn khốc liệt hơn khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai Công ty cần phải có một thương hiệu mạnh, phải làm sao cho hình ảnh của Công ty có thể in sâu vào trong tâm trí khách hàng để có thể vượt lên trên tất cả các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng thương hiệu May Chiến Thắng vẫn còn rất mờ nhạt, chưa thật sự đi sâu được vào tâm trí của khách hàng. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng là một yêu cầu vô cùng cần thiết hiện nay. Trước thực tế đó, khi được thực tập tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần may Chiến Thắng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu.
+ Tìm hiểu và đánh giá những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mà Công ty cổ phần May Chiến Thắng đã và đang làm.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần may Chiến Thắng
+ Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: kể từ ngày 01/01/2009 đến ngày 10/05/2009
Không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
93 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và phát triển thương hiệu may Chiến Thắng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
( ( (
LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU MAY CHIẾN THẮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY CHIẾN THẮNG
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ LỆ HẰNG
Lớp : QTKD - K50
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Khoa : Kế toán & QTKD
Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thương hiệu 3
2.1.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 26
2.2.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu trên thế giới 26
2.2.2 Xây dựng và phát triển thương hiệu ở Việt Nam 28
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Chiến Thắng 34
3.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất 37
3.1.3 Tình hình tổ chức bộ máy quản lý 38
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty 41
3.1.4 Tình hình lao động 43
3.1.5 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật 44
3.1.6 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp chung 48
3.2.2 Phương pháp cụ thể 48
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
4.1 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 51
4.1.1 Môi trường sản xuất kinh doanh của doanh 51
4.1.2 Tình hình sản xuất 57
4.1.3 Tình hình tiêu thụ 61
4.2 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 62
4.2.1 Nhận thức về thương hiệu 62
4.2.2 Nhận diện các thành tố của thương hiệu May Chiến Thắng 63
4.2.3 Định vị thương hiệu may Chiến Thắng 66
4.2.4 Tình hình đầu tư cho thương hiệu tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 67
4.2.5 Công tác quảng bá thương hiệu 69
4.4.2 Các giải pháp 72
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1. Kết luận 84
2. Kiến nghị với nhà nước 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 88
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá của Việt Nam 25
Bảng 1: 10 thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2008 27
Bảng 2:Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp từ 1982 đến 2007 29
Bảng 3: Đơn kiểu dáng công nghiệp đã được nộp từ 1989 đến 2007 30
Bảng 4: Đơn sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2007 31
Bảng 5: Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty 42
Bảng 6: Thống kê số lượng lao động năm 2006 - 2007 43
Bảng 7: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần May Chiến Thắng 46
Bảng 8: Ma trận SWOT 50
Bảng 9: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 51
Bảng 10: Các nhà cung cấp của Công ty năm 2008 54
Bảng 11: Một số khách hàng chính của Công ty năm 2008 57
Bảng 12: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chính năm 2007 - 2008 60
Bảng 13: Một số thị trường chính của Công ty năm 2008 62
Bảng 14: Chi phí cho quảng cáo của Công ty may Chiến thắng 69
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Nếu phải chia Công ty của tôi, tôi sẽ nhận về mình tất cả các thương hiệu, tên thương mại và lợi thế thương mại, còn các bạn có thể lấy đi tất cả các công trình xây dựng, cả gạch và vữa nữa, rồi tôi sẽ kinh doanh phát đạt hơn.” Đó không chỉ là lời khẳng định của John Stuart, cựu chủ tịch tập đoàn Quaker mà còn là lời khẳng định của rất nhiều doanh nhân thành đạt khác trên thế giới. Vai trò của thương hiệu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đã được khẳng định và nó càng được khẳng định hơn trong thời đại kinh tế thị trường và toàn cầu hoá hiện nay. Thương hiệu chính là công cụ bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, một khi thương hiệu đã được đăng ký sở hữu với nhà nước thì nó trở thành một tài sản vô giá đối với doanh nghiệp. Tài sản thương hiệu khó đo lường và khó nhận biết hơn các loại tài sản khác của doanh nghiệp nhưng đồng thời nó cũng đem lại nhiều giá trị mà có khi ngay cả chủ nhân của thương hiệu đó cũng không thể ước lượng được chính xác. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu là công tác thật sự quan trọng và đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Thị trường thế giới cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội trong nước đã tạo điều kiện tối đa cho mọi doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Công ty cổ phần may Chiến Thắng được thành lập năm 1968, với bề dày lịch sử của mình Công ty đã tạo dựng cho mình một vị trí nhất định trên thị trường. Tồn tại trong một thị trường với nhiều cạnh tranh, sự cạnh tranh này lại còn khốc liệt hơn khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai Công ty cần phải có một thương hiệu mạnh, phải làm sao cho hình ảnh của Công ty có thể in sâu vào trong tâm trí khách hàng để có thể vượt lên trên tất cả các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng thương hiệu May Chiến Thắng vẫn còn rất mờ nhạt, chưa thật sự đi sâu được vào tâm trí của khách hàng. Do đó việc xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng là một yêu cầu vô cùng cần thiết hiện nay. Trước thực tế đó, khi được thực tập tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng em đã quyết định lựa chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu May Chiến Thắng tại Công ty cổ phần May Chiến Thắng” cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần may Chiến Thắng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu.
+ Tìm hiểu và đánh giá những hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu mà Công ty cổ phần May Chiến Thắng đã và đang làm.
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Công ty cổ phần may Chiến Thắng
+ Phạm vi nghiên cứu:
( Thời gian: kể từ ngày 01/01/2009 đến ngày 10/05/2009
( Không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về thương hiệu
2.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại thương hiệu
a) Khái niệm
Thương hiệu đã xuất hiện từ rất lâu với ý nghĩa để phân biệt hàng hoá của nhà sản xuất này với hàng hoá của nhà sản xuất khác. Từ thương hiệu được dịch trực tiếp từ tiếng anh là “Trade mark” nhưng đa số các doanh nghiệp hiện nay họ dùng từ Brand để tạm dịch là thương hiệu. Thuật ngữ “ Brand” xuất phát từ ngôn ngữ NaUy cổ “ Brandr”, nghĩa là đóng dấu bằng sắt nung.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “ Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”.
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam chưa có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác trong đó có nhiều quan điểm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…. Như vậy theo các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta hiện nay có thể hiểu thương hiệu một cách tương đối như sau:
Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hoá, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…. hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Nói đến thương hiệu không chỉ nhìn nhận và xem xét trên góc độ pháp lý của thật ngữ này mà quan trọng hơn, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam cần nhìn nhận nó dưới góc độ của quản trị kinh doanh và marketing. Như vậy thương hiệu là một thuật ngữ với nội hàm rộng. Trước hết nó là hình tượng về hàng hoá (sản phẩm) hoặc doanh nghiệp. Tuy vậy, nếu chỉ là hình tượng và cái tên, biểu tượng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hoá, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hoá và dịch vụ mà nó mang lại… thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí của khách hàng.
Pháp luật chỉ bảo hộ các dấu hiệu phân biệt (các yếu tố cấu thành thương hiệu) nếu đã đăng ký (như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…) chứ không bảo hộ về hình tượng của sản phẩm, hàng hoá cũng như doanh nghiệp.
Về “nhãn hiệu hàng hoá”, điều 785 Bộ Luật Dân sự quy định: “ Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịnh vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó bằng màu sắc”.
Về “ tên thương mại”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 08/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống canh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp quy định: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Là tập hợp các chữ cái có thể kèm theo chữ số có thể phát âm được.
- Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh”.
Về “ tên gọi xuất xứ hàng hoá”, điều 786 Bộ Luật Dân sự quy định: “ Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của đất nước, địa phương hay cùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có tính chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt , bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”.
Về “ chỉ dẫn địa lý”, Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: “ Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu biểu tượng hoặc hình ảnh dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yêú do nguồn gốc địa lý tạo nên”.
Thương hiệu nổi tiếng phải được xem xét đánh giá toàn diện chứ không phải chỉ đơn thuần là sự đánh giá cảm quan của người tiêu dùng, nó chỉ là một trong những nhân tố để bình xét thương hiệu nổi tiếng. Một nhãn hiệu nổi tiếng chưa chắc đã có đủ các điều kiện về mặt pháp lý để được công nhận là thương hiệu nổi tiếng, nhưng thương hiệu nổi tiếng chắc chắn phải đi kèm với nhãn hiệu nổi tiếng.
Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá có thể được hình dung như sau:
Thứ nhất. Nếu chỉ xét đơn thuần về khía cạnh vật chất nghĩa là nhìn nhận dựa vào tên gọi, logo thì nhãn hiệu hàng hoá và thương hiệu rất khó phân biệt, nếu không nói là một. Tất nhiên nếu nhìn nhận kỹ chúng ta cũng có thể tìm ra sự khác biệt, đó là khi nói đến thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc điệu mà điều này gần như không được đề cập đến trong nhãn hiệu hàng hoá.
Thứ hai: Thuật ngữ thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Ở góc độ pháp lý, sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá là đúng như trong quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng ở góc độ quản trị doanh nghiệp và marketing thì người ta dùng thuật ngữ thương hiệu.
Thứ ba: Cũng có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá trên một số khía cạnh cụ thể như sau:
- Nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá mà quan trong hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng. Nó trừu tượng và vì thế người ta thường gọi thương hiệu là phần hồn còn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác của hàng hoá.
- Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu đôi khi là cả cuộc đời của một doanh nhân.
- Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hoá chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (Thời gian bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
- Nhãn hiệu hàng hoá được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận.
b) Đặc điểm
+ Là loại sản phẩm vô hình, có giá trị ban đầu bằng không. Giá trị của nó được hình thành dần do sự đầu tư vào chất lượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo.
+ Thương hiệu là tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nhưng lại nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp và tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng.
+ Thương hiệu được hình thành qua thời gian nhờ sự nhận thức của người tiêu dùng khi họ sử dụng sản phẩm mà họ yêu thích, tiếp xúc với hệ thống các nhà phân phối, và qua quá trình tiếp nhận những thông tin về sản phẩm.
+ Thương hiệu là tài sản có giá trị tiềm năng, không bị mất đi cùng với sự thua lỗ của Công ty.
Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có các đặc điểm sau:
+ Là một thương hiệu lớn: khách hàng luôn quy đổi giữa sức mạnh và độ lớn - một thương hiệu mạnh phải được phân phối và hiện diện ở những nơi cần thiết.
+ Chất lượng cao: theo suy nghĩ của khách hàng thì không có thương hiệu mạnh nào mà chất lượng không tốt.
+ Tạo ra sự khác biệt: một thương hiệu mạnh phải có những đặc tính mà khách hàng cảm nhận nó khác biệt với các thương hiệu khác.
+ Khả năng nhận biết bởi khách hàng: thương hiệu mạnh phải có khả năng tạo ra nhiều hơn những cảm nhận của khách hàng như : “đó là thương hiệu của tôi” hoặc “đây là thương hiệu đáp ứng được nhu cầu của tôi so với các thương hiệu yếu”.
+ Tạo ra sức hút đối với thương hiệu: thương hiệu mạnh phải tạo ra được những cảm xúc mà khi khách hàng nhìn thầy thương hiệu hay sử dụng sản phẩm.
+ Tạo sự trung thành thương hiệu: đây chính là mục đích của tất cả các hoạt động xây dựng thương hiệu.
c) Phân loại
Cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại thương hiệu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Người ta có thể chia thương hiệu thành thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp…. hoặc chia thành thương hiệu hàng hoá, thương hiệu dịch vụ, thương hiệu tập thể….. Mỗi loại thương hiệu khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau và đặc trưng cho một tập thể hàng hoá, sản phẩm hoặc một doanh nghiệp nhất định. Nhưng theo quan điểm chung, chúng ta có thể chia thương hiệu thành 2 loại như sau:
+ Thương hiệu doanh nghiệp (một số tài liệu gọi là thương hiệu gia đình) là thương hiệu dùng chung cho tất cả các loại hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hoá thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau.
Đặc điểm của thương hiệu doanh nghiệp là khái quát rất cao và phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hoá của doanh nghiệp. Một khi tính đại diện và khái quát của doanh nghiệp bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ đến việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hoá, dịch vụ để chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. Xu hướng chung của rất nhiều doanh nghiệu là thương hiệu doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tên giao dịch của doanh nghiệp hoặc từ phần phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp; hoặc tên người sáng lập doanh nghiệp.
+ Thương hiệu sản phẩm: là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hoá nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hay do nhiều doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh. Thương hiệu sản phẩm thường là do các doanh nghiệp trong cùng một khu vực địa lý, gắn bó chặt chẽ với chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất sứ hàng hoá sản xuất dưới cùng một thương hiệu.
2.1.1.2 Vai trò của thương hiệu
a) Đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tài sản đó có thể đưa đến nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó. Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tự tin hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh vì đã có một thị trường khách hàng trung thành tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Những thương hiệu nổi tiếng thường là những hãng đã có uy tín lâu đời. Thương hiệu là tài sản nên có thể bán hoặc mua với những thoả thuận nhất định. Không những thế thương hiệu có thể là vật thế chấp hay kêu gọi đầu tư hoặc tham gia góp vốn khi liên doanh.
Thương hiệu là phương tiện bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng có của sản phẩm. Thương hiệu có thể được bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ, đem lại tư cách hợp pháp cho người sở hữu thương hiệu. Tên gọi sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Các quy trình sản xuất có thể được bảo vệ thông qua bằng sáng chế, giải pháp hữu ích. Bao bì, kiểu dáng thiết kế có thế được bảo vệ thông qua kiểu dáng công nghiệp hoặc các bản quyền cho câu hát, đoạn nhạc. Cũng nhờ vậy mà thương hiệu được bảo vệ và trở thành công cụ để nhận diện và khác biệt hoá sản phẩm.
Thương hiệu xác lập được sự nhận diện, khuấy động cảm giác của người tiêu dùng. Thương hiệu doanh nghiệp luôn luôn tồn tại trong tâm trí của khách hàng, thương hiệu sẽ giúp khách hàng xây dựng lòng trung thành với doanh nghiệp, nó in sâu vào tâm trí khách hàng và khi cần thì khách hàng có thể tìn thấy qua thương hiệu, thương hiệu hứa hẹn về một sự tin cậy, nó đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu đó sẽ sống cùng với thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu của khách hàng sẽ giúp Công ty duy trì được những khách hàng cũ trong thời gian dài từ đó cho phép Công ty có thể dự báo và kiểm soát thị trường. Hơn nữa thương hiệu cũng giúp cho Công ty tìm kiếm những khách hàng mới một cách dễ dàng hơn với những chi phí thấp hơn.
Thương hiệu sẽ giúp cho Công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn vào các chương trình khuyến mãi. Nhờ đó mà Công ty càng có thêm được lợi nhuận.
Thương hiệu có thể cam kết một tiêu chuẩn hay đẳng cấp chất lượng của một sản phẩm và đáp ứng mong muốn của khách hàng, giúp họ tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng thuận tiện. Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ tạo nên một rào cản, gây khó khăn cho các Công ty khác khi muốn thâm nhập thị trường. Về khía cạnh này có thể coi thương hiệu là một cách thức hữu hiệu để đảm bảo lợi thế cạnh tranh.
Thương hiệu giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng. Đây cũng là một trong những nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu.
b) Đối với người tiêu dùng
Với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ giúp họ xác định được nguồn gốc của sản phẩm hoặc nhà sản xuất của một sản phẩm và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hay nhà phân phối nào phải chịu trách nhiệm về sản phẩm. Không chỉ thế thương hiệu còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc báo hiệu những đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Nhờ các kinh nghiệm trong tiêu dùng sản phẩm hay do người thân bạn bè truyền đạt và các chương trình tiếp thị của sản phẩm đó mà khách hàng biết đến các thương hiệu, biết được thương hiệu nào uy tín còn thương hiệu nào không. Khi có nhu cầu về một loại sản phẩm nào đó họ có thể nhanh chóng tìm ra được thương hiệu nào có thể thoả mãn nhu cầu của họ còn thương hiệu nào thì không, chính điều này đã làm đơn giản quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng giúp khách hàng không ph