Luận văn Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần sinh thái học, sinh học 12 (nâng cao) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện

Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài. Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực. - Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet... - Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học

pdf119 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2607 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần sinh thái học, sinh học 12 (nâng cao) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc THÁI NGUYÊN – 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ ph•¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc M· sè: 60.14.10 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gi¸o dôc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. DƯƠNG TIẾN SỸ THÁI NGUYÊN - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------- DƯƠNG THANH TÚ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƯỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Chuyªn ngµnh: Lý luËn vµ ph•¬ng ph¸p d¹y häc sinh häc M· sè: 60.15.10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC THÁI NGUYÊN - 2009 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học: TS. Dương Tiến Sỹ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy thuộc khoa Sinh – KTNN, khoa sau đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tác giả nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo tổ sinh vật các trường: THPT Chu Văn An - Văn Yên – Yên Bái; THPT Nguyễn Lương Bằng - Văn Yên – Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác cùng chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả luận văn Dương Thanh Tú Thái Nguyên 07. 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận.………………………………………………………………...........6 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan…………………………………………………..6 1.1.2. Quá trình truyền thông.........................................................................................8 1.1.3. Quá trình dạy học………………………………………………………………13 1.1.4. Mối quan hệ giữa QTTT và QTDH…………………………………….............28 1.2. Thực trạng dạy- học Sinh học ở các trƣờng THPT hiện nay………………...35 1.2.1. Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực…………………………………....35 1.2.2. Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet....................................................................................36 1.2.3. Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học……………………...37 Chƣơng 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ PHẦN SINH THÁI HỌC, SINH HỌC 12 (NC) THEO HƢỚNG TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN 2.1. Các nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử theo hướng THTTĐPT......................39 2.2. Quy trình xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 THPT theo hướng TH TTĐPT...........................................................................................................................48 2.3. Một số ví dụ thể hiện phương pháp sử dụng bài giảng đã được thiết kế theo hướng TH TTĐPT để tổ chức quá trình dạy - học trên lớp……………..................................69 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………………....80 3.2. Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………....80 3.3. Kết quả thực nghiệm……………………………………………………………..80 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận……………………………………….……………………………..……..89 2. Đề nghị……………………………………………………………………………..90 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......91 PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CÁC CHỮ VIẾT TẮT XIN ĐỌC LÀ CNTT ĐC GV HS NC PMCC PMDH PPDH PTDH PTĐTT PTTQ PTTH PHT QTDH QTTT SGK SGV SH 12 NC STH TH TTĐPT TN : Công nghệ thông tin : Đối chứng : Giáo viên : Học sinh : Nâng cao : Phần mềm công cụ : Phần mềm dạy học : Phương pháp dạy học : Phương tiện dạy học : Phương tiện đa truyền thông : Phương tiện trực quan : Phổ thông trung học : Phiếu học tập : Quá trình dạy học : Quá trình truyền thông : Sách giáo khoa : Sách giáo viên : Sinh học 12 nâng cao : Sinh thái học : Tích hợp truyền thông đa phương tiện : Thực nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục là: “…đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. 1.2. Do hệ thống kênh hình của SGK chỉ có những kênh hình “tĩnh” không đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu những kiến thức khái niệm, quy luật, định luật, quá trình,…là kiến thức rất trừu tượng, nên HS khó hiểu, khó lĩnh hội được tri thức mới. Cần phải có những phương tiện hỗ trợ như: hình ảnh động, phim,… 1.3. Do SGV có những tồn tại: SGV chỉ nêu một số phương tiện như tranh ảnh tĩnh có trong SGK; mô hình, dụng cụ thí nghiệm đơn giản theo danh mục trang bị tối thiểu của Bộ GD & ĐT. Yếu tố phương pháp trong SGV rất mờ nhạt; chỉ gợi ý về PPDH mà không làm sáng tỏ tiến trình thực hiện PP đó như thế nào, đặc biệt ở những nội dung khó trong SGK. 1.4. Do sự phát triển những ứng dụng của CNTT trong dạy học, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở một số nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức… đã nghiên cứu và đang sử dụng nhiều phần mềm dạy học ở trường phổ thông. Ở nước ta cũng có một vài nghiên cứu xây dựng các phần mềm dạy học, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi ở trường phổ thông. 1.5. Căn cứ vào yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học, chống lại thói quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học giúp cho người học có khả năng học tập suốt đời. 1.6. Căn cứ vào nguyên tắc khi vận dụng PPDH không thể tách rời PTDH. PTDH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đặc biệt là những PTDH kĩ thuật số. Giúp người thầy tiến hành bài học không phải bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại… mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, kích thích, trọng tài, cố vấn,… trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng bài mà học tích cực bằng hành động của chính mình. 1.7. Sự phát triển các loại phương tiện thiết bị kĩ thuật dạy học sẽ góp phần đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 các phương pháp dạy học. Những năm gần đây, băng video, PMDH, máy vi tính và hệ thống phương tiện đa năng (Multimedia) phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho việc cá nhân hoá việc học tập; thầy giáo đóng vai trò người hướng dẫn nhiều hơn. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là PTDH kĩ thuật số. 1.8. Chương trình Sinh học lớp 12 NC mới được chính thức triển khai đại trà từ năm học 2008 – 2009. Trong đó, kiến thức phần STH là kiến thức trừu tượng gây khó khăn trong quá trình giảng dạy của GV và sự tiếp thu kiến thức của HS. Do đó, cần có những nghiên cứu về giảng dạy phần STH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng tích hợp truyền thông đa phương tiện”. 2. Mục đích nghiên cứu Sưu tầm và gia công sư phạm bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể: GV và HS của một số trường THPT 3.2. Đối tượng: Bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo hướng TH TTĐPT. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và bộ tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử phần STH 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học bộ môn 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu đồng thời 2 quá trình: QTTT và QTDH. Xác định mối liên hệ giữa 2 quá trình này để vận dụng vào xây dựng bài giảng điện tử phần STH 12 NC theo hướng TH TTĐPT. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Nghiên cứu, xác định vị trí vai trò của PTDH (đặc biệt là PTDH kĩ thuật số) trong lý luận dạy học nói chung và trong dạy học STH nói riêng. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài. Điều tra cơ bản bằng phiếu trắc nghiệm về các nội dung sau: - Những hiểu biết của GV về PPDH tích cực. - Tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet... - Nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học. 5.3. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng THTTĐPT. 5.4. Sưu tầm và xây dựng (gia công sư phạm và gia công kĩ thuật) hệ thống tư liệu ở dạng kĩ thuật số để thiết kế bài giảng điện tử phần STH lớp 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT. 5.5. Thiết kế giáo án kịch bản để chỉ định việc nhập liệu thông tin (văn bản, ảnh tĩnh, ảnh động, file phim) vào PMCC (Powerpoint) hình thành bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT. 5.6. Xây dựng trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử. 5.7. Thực nghiệm sư phạm và phân tích kết quả thực nghiệm để chứng minh tính khả thi của đề tài. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK phần STH 12 NC làm cơ sở cho việc sưu tầm, xây dựng các tư liệu kĩ thuật số phù hợp với nội dung dạy học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 6.2. Phƣơng pháp chuyên gia Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài. 6.3. Phƣơng pháp điều tra cơ bản - Điều tra những hiểu biết của GV về PPDH tích cực. - Điều tra về tình hình trang bị thiết bị dạy học, đặc biệt là máy vi tính, đầu đĩa DVD, tivi, radio, máy chiếu, mạng internet... - Điều tra nhu cầu của GV về các PTDH kĩ thuật số trong dạy học Sinh học. 6.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Thực nghiệm thăm dò để rút kinh nghiệm trong khi thiết kế bài giảng. - Thực nghiệm chính thức: Giảng dạy một số tiết để kiểm tra hiệu quả của việc xây dựng bài giảng điện tử phần STH lớp 12 NC theo hướng TH TTĐPT. 6.5. Phƣơng pháp thống kê toán học Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phần mềm Microsoft Excel thông qua các tham số của toán thống kê – xác suất. 7. Những đóng góp mới của luận văn 7.1. Bước đầu xây dựng được cơ sở lí luận dạy học theo hướng TH TTĐPT và vận dụng vào dạy học phần STH lớp 12 THPT. 7.2. Xác định hệ thống các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT nói chung và vận dụng vào việc xây dựng bài giảng điện tử phần STH. 7.3. Xây dựng bộ tư liệu kĩ thuật số và bài giảng điện tử phần STH lớp 12 theo hướng TH TTĐPT, khắc phục những hạn chế hệ thống kênh hình “tĩnh” của SGK; và hạn chế về yếu tố PPDH rất mờ nhạt của SGV. 7.4. Thiết kế trang Web bằng phần mềm MS. FrontPage để quản lý hệ thống tư liệu Multimedia, kịch bản giáo án và bài giảng điện tử. 7.5. Xác định được quy trình sử dụng bài giảng điện tử theo hướng TH TTĐPT để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong giảng dạy phần STH lớp 12 ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 trường THPT. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm: Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử phần STH, Sinh học 12 (NC) theo hướng TH TTĐPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Kết luận và đề nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan - Khái niệm phƣơng tiện: Có rất nhiều định nghĩa về phương tiện. Mỗi định nghĩa có một cách tiếp cận khác nhau. Trong số các định nghĩa đó, có một định nghĩa của Lotslinbo được chúng tôi cho là phù hợp nhất: “ Phương tiện là những đối tượng vật chất hoặc phi vật chất được sử dụng để thực hiện những hoạt động có mục đích.” [24] Ví dụ: Xe đạp là phương tiện giúp người di chuyển. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Chữ viết là phương tiện để lưu giữ và truyền đạt thông tin. - Khái niệm đa phƣơng tiện (Multimedia): Đa phương tiện là một thuật ngữ gắn với CNTT, có thể hiểu “đa phương tiện là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để truyền thông tin ở các dạng như văn bản, đồ hoạ - hình ảnh (bao gồm cả hình tĩnh, hình động) và âm thanh, cùng với siêu liên kết giữa chúng. Với mục đích giới thiệu thông tin đến người nghe”. Nói gọn hơn, có thể hiểu: Multimedia = Digital text + Audio & visual media + Hyperlink [10] - Khái niệm phƣơng tiện dạy học: PTDH là tổ hợp cơ sở vật chất kỹ thuật trường học bao gồm: thiết bị kỹ thuật đóng vai trò “truyền tin”. Ví dụ: máy chiếu phim, đèn chiếu, máy ghi âm...) và các phương tiện DH đóng vai trò “giá thông tin”. Ví dụ: phim xinê, phim đèn chiếu, băng ghi âm... được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. PTDH là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết giúp GV hay HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình giáo dục hay giáo dưỡng ở các cấp học, các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện được các yêu cầu của chương trình giảng dạy”. - Khái niệm phƣơng tiện trực quan: Theo GS.TS Đinh Quang Báo: “PTTQ là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan” [1, tr.68]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 PTTQ là một công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động ở tất cả các khâu của QTDH. Nếu sử dụng PTDH một cách lôgic, hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình dạy học. - Thế nào là tích hợp truyền thông đa phƣơng tiện trong dạy học: Tích hợp truyền thông đa phương tiện chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện (kênh) truyền tải thông tin khác nhau. Quá trình dạy học tích hợp truyền thông đa phương tiện tức là: Quá trình dạy học có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải nội dung nhằm tác động đồng thời vào các giác quan của người học. Nếu quá trình dạy học chỉ có ngôn ngữ và chữ viết thì người học sẽ thấy nội dung bài học khô khan, buồn tẻ và nhàm chán điều đó ắt sẽ dẫn đến kết quả QTDH không cao. Khi sử dụng tích hợp đa phương tiện trong quá trình dạy học sẽ đưa đến một kết quả là từ một nội dung, người học được tiếp nhận cùng một lúc nhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) và mỗi kênh đó tác động vào một giác quan của người học. Điều này đã làm cho quá trình lĩnh hội kiến thức của người học trở nên nhanh và hiệu quả hơn. - Vai trò của đa phƣơng tiện trong dạy học [24],[25] Thật vậy kỹ thuật siêu liên kết (hyperlink) của CNTT đã giúp kết nối mau lẹ nhiều cơ sở dữ liệu gồm mọi loại văn bản, đồ hoạ, âm thanh trở thành nguồn tư liệu đa năng và phong phú, và tăng tốc độ tương tác giữa người sử dụng và nguồn tư liệu. Khi ngồi trước một máy tính có nối mạng là bạn được ngồi trước một kho dữ liệu vô tận, bao gồm các cơ sở dữ liệu ghi trên máy tính và các đĩa CD, DVD kèm theo, và vô vàn các trang Web liên quan trên toàn thế giới, mà mọi cơ sở dữ liệu đó được kết nối rất nhanh chóng khi tìm kiếm bằng công cụ siêu liên kết. Rõ ràng nếu hiểu „‟đa phương tiện‟‟ theo cách như trên chúng ta mới thấy hết quy mô và sức mạnh diệu kỳ của nó. - Với sự tiến bộ nhanh chóng của CNTT và vi điện tử, các công cụ lưu trữ thông tin ngày càng có sức chứa lớn, chẳng hạn một CD-ROM thông thường có dung lượng 700MB, có thể chứa được cỡ 250.000 trang văn bản, cho phép ghi các hình ảnh động có màu sắc kèm âm thanh, các đĩa DVD còn có sức chứa lớn hơn: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 các thanh từ, thẻ từ, ổ đĩa cứng tí hon cơ động, ổ cắm cơ động USB có thể chứa hàng trăm MB, cho phép ghi một khối lượng lớn dữ liệu và hình ảnh chất lượng cao. Kèm với công cụ lưu trữ thông tin, công cụ thu nhận và sao chép thông tin tiện lợi tạo điều kiện để ghi sao và chế tạo các dĩa CD, DVD đa phương tiện. Đó là các máy ảnh digital, các ổ đĩa cho phép ghi CD- ROM với giá không quá cao, và các đĩa CD trắng rất rẻ (giá khoảng 3000- 10.000) - Các đĩa CD, DVD chứa Multimedia là các công cụ rất quan trọng hỗ trợ giảng dạy và học tập. Nhờ đó người ta có thể soạn thảo các từ điển bách khoa chứa rất nhiều thông tin văn bản, hình ảnh tĩnh, âm thanh, hình ảnh động có âm thanh…. thuận tiện cho việc tra cứu. Một trong những từ điển bách khoa thông dụng trên CD là từ điển ENCARTA của hãng Microsoft chứa trên một đĩa DVD hoặc 6 đĩa CD (version 2007), một kho dữ liệu lớn phục vụ học tập và giảng dạy. ENCARTA có cơ sở dữ liệu đồ sộ trên đĩa CD tại chỗ, đồng thời có các danh mục URL (địa chỉ Internet- Uniform Resouree- Locator) rất phong phú liên quan đến vấn đề cần tìm kiếm, các địa chỉ này được cập nhật thường xuyên qua Internet. Do tính phong phú và cơ động của các CD, DVD chứa Multimedia, đây có thể là phương tiện thuộc công nghệ mới hỗ trợ dạy và học linh động nhất, có hiệu quả nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, khi phương tiện Internet chưa phổ cập. 1.1.2. Quá trình truyền thông 1.1.2.1. Khái niệm quá trình truyền thông Truyền thông tồn tại từ khi có con người, nhưng chỉ gần đây mới được nghiên cứu về mặt khoa học. Lý luận thông tin đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu truyền thông. Truyền thông được nghiên cứu theo lý luận ngôn ngữ học tâm lý, việc hiểu ngôn ngữ gắn liền với cơ chế tri giác. Xã hội học quan tâm tới tác động của cấu trúc xã hội, quan hệ xã hội trong quá trình truyền đạt, tiếp nhận thông tin. Khái niệm truyền thông được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Theo nghĩa rộng nhất, nó là sự tạo ra mối liên hệ giữa các đối tượng có thể mang bản chất sự sống hay không. Khái niệm này không chỉ ứng dụng cho các quy trình hóa học, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 trường lực vật lý, các quá trình tâm lý mà còn cho các phương thức hành vi trong xã hội. QTTT là một quá trình bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin từ người truyền tin đến người nhận tin. QTTT nhằm thực hiện sự trao đổi qua lại về kinh nghiệm, tri thức, tư tưởng, ý kiến, tình cảm. Người ta có thể sử dụng các hệ thống ký hiệu khác nhau theo dạng phi ngôn từ hoặc ngôn từ để thông báo. M.Weber cho rằng có thể hiểu truyền thông như là phương tiện của tương tác xã hội, làm sáng tỏ các ý nghĩa chủ quan của một bên là hành động xã hội và bên kia là định hướng xã hội. Người ta thống kê được có khoảng 160 định nghĩa khoa học xã hội cho thuật ngữ truyền thông (Merton) và đã phân chia truyền thông theo chuẩn cấu trúc: loại có cấu trúc một chiều, truyền thông như là truyền dẫn, như là hành động kích thích phản ứng, loại có quá trình cấu trúc đối xứng, truyền thông như là thông hiểu, như là trao đổi, như là tham gia, như là quan hệ. Ở đây, vấn đề tương tác rất được coi trọng. Người ta nhất trí rằng: truyền thông là một phạm trù cơ bản, qua đó các hệ thống xã hội được hình thành và phát triển. Do có truyền thông mà các thành tố xã hội, hệ thống con người, các hệ thống xã hội bao gồm cả hệ thống con
Luận văn liên quan