Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực

Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới tiến tới xây dựng nhà nước xã hội phát triển hòa nhập với khu vực và thế giới. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người, nguồn nhân lực có tri thức, năng lực hành động, có tư duy sáng tạo cho xã hội phát triển cần có sự chuyển biến cơ bản, toàn diện, mạnh mẽ trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Do đó ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở các cấp học và ngành học. Luật Giáo dục năm 2005 với các quy định cụ thể hơn về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, trong đó yêu cầu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng thực hành vận kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thứ học tập cho học sinh”[19, tr.34]

pdf175 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Đình Huy XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10 THPT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Đình Huy XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10 THPT THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯƠNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN THỊ SỬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thầy, Cô và bạn bè đồng nghiệp tôi đã hoàn thành luận văn khoa học này. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Sửu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô giáo Khoa Hóa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo và hướng dẫn tôi có đủ khả năng thực hiện đề tài khoa học này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Thầy Cô giáo Tổ Hóa học và các em học sinh Trường THPT Phan Bội Châu, Trường THPT Phan Chu Trinh, Trường THPT Nguyễn Văn Linh, Trường THPT Tánh Linh tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành tốt đợt thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, những người đã thường xuyên động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn này. Tác giả. 0BMỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 0TMỤC LỤC0T ...................................................................................................................................... 4 0TMỞ ĐẦU0T ........................................................................................................................................ 1 0TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI0T ................................................................................ 4 0T1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu0T ..................................................................................................... 4 0T1.2. Dạy học tích cực và các phương pháp dạy học tích cực0T ...................................................... 5 0T1.2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học0T ............................................................................................. 5 0T1.2.2. Tính tích cực trong học tập0T ...................................................................................................................................... 6 0T1.2.3. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực [8]0T ........................................................................................................ 7 0T1.2.4. Bản chất của phương pháp dạy học tích cực0T .......................................................................................................... 7 0T1.2.5. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực [20]0T ................................................................................................ 8 0T1.2.7. Dạy học tích cực ở bộ môn hóa học0T...................................................................................................................... 11 0T1.2.8. Sử dụng các phương pháp dạy học hóa học theo hướng dạy học tích cực0T...................................................... 12 0T1.3. Bài tập hóa học và phương pháp sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực [11]0T ................................................................................................................................................ 15 0T1.3.1. Khái niệm bài tập hóa học0T ..................................................................................................................................... 15 0T1.3.2. Ý nghĩa, tác dụng của bài tập hóa học0T .................................................................................................................. 16 0T1.3.3. Phân loại bài tập hóa học0T ....................................................................................................................................... 16 0T1.3.4. Sử dụng bài tập theo hướng dạy học tích cực0T ...................................................................................................... 17 0T1.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT0T .............................................................. 21 0T1.4.1. Kết quả điều tra của Th.S Hà Tú Vân0T ....................................................................................... 21 0T1.4.2. Kết quả điều tra của Th.S Nguyễn Hoàng Uyên0T ....................................................................... 22 0T1.4.3. Kết quả điều tra của TS. Lê Văn Năm0T ...................................................................................... 23 0T1.4.4. Kết quả điều tra của TS. Nguyễn Phú Tuấn0T .............................................................................. 23 0TChương 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10 THPT VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHÚNG TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC0T ....................................................................................................................................................... 26 0T2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực0T ................. 26 0T2.1.1. Hệ thống bài tập phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học0T ............................................................................. 26 0T2.1.2. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác, khoa học0T .................................................................................... 26 0T2.1.3. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng0T ................................................................................ 26 0T2.1.4. Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính vừa sức0T ........................................................................................................ 27 0T2.1.5. Hệ thống bài tập phải củng cố kiến thức cho học sinh0T ........................................................................................ 27 0T2.1.6. Hệ thống bài tập phải phát huy tính tích cực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh0T ................................. 27 0T2.2. Quy trình thiết kế hệ thống bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực0T....................... 27 0T2.2.1. Xác định mục đích của hệ thống bài tập0T .............................................................................................................. 27 0T2.2.2. Xác định nội dung hệ thống bài tập0T ..................................................................................................................... 27 0T2.2.3. Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập0T ................................................................................................................... 28 0T2.2.4. Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập0T ......................................................................................................... 28 0T2.2.5. Tiến hành soạn thảo bài tập0T ................................................................................................................................... 29 0T2.2.6. Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp0T........................................................................................................ 29 0T2.2.7. Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung0T .................................................................................................................... 29 0T2.3. Hệ thống bài tập hóa học chương nhóm Halogen0T .............................................................. 29 0T2.3.1. Kiến thức trọng tâm chương nhóm Halogen0T ........................................................................................................ 29 0T2.3.2. Hệ thống bài tập vận dụng0T ..................................................................................................................................... 31 0T2.4. Hệ thống bài tập hóa học chương nhóm Oxi0T ...................................................................... 57 0T2.4.1. Kiến thức trọng tâm chương nhóm Oxi0T ................................................................................................................ 57 0T2.4.2. Hệ thống bài tập vận dụng0T ..................................................................................................................................... 58 0T2.5. Phương pháp sử dụng hệ thống bài tập phần hóa phi kim lớp 10 trong dạy học theo hướng dạy học tích cực0T ............................................................................................................... 83 0T2.5.1. Sử dụng bài tập trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới0T...................................................................................... 84 0T2.5.2. Sử dụng bài tập giúp học sinh rèn luyện một số kĩ năng cơ bản0T ......................................................................... 85 0T2.5.3. Sử dụng bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành0T ................................................................. 88 0T2.5.4. Sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh0T ............................................. 92 0T2.6. Một số giáo án sử dụng bài tập hóa học theo hướng dạy học tích cực0T ........................... 102 0T óm tắt chương 20T ...................................................................................................................... 102 0TChương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM0T ................................................................................ 103 0T3.1. Mục đích thực nghiệm0T ........................................................................................................ 103 0T3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm0T ....................................................................................................... 103 0T3.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm0T .................................................................................... 103 0T3.4. Tiến hành thực nghiệm0T ...................................................................................................... 103 0T3.5. Kết quả thực nghiệm0T .......................................................................................................... 104 0T3.6. Xử lí kết quả thực nghiệm0T .................................................................................................. 104 0T3.6.1. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích và tham số thống kê0T ......................................................... 106 0T óm tắt chương 30T ...................................................................................................................... 109 0TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ0T .................................................................................................. 111 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ........................................................................................................ 113 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG VIẾT TẮT Bài tập Bài tập hóa học Dung dịch Đối chứng Giáo viên Giỏi Học sinh Khá Nguyễn Văn Linh Phương pháp dạy học Phương pháp Phương trình hóa học Phản ứng Phan Chu Trinh Phan Bội Châu Sách giáo khoa Tánh Linh Thực nghiệm Thực nghiệm sư phạm Thí nghiệm hóa học Trung bình Trung học phồ thông Yếu kém BT BTHH Dd ĐC GV G HS K NVL PPDH PP PTHH PƯ PCT PBC SGK TL TN TNSP TNHH TB THPT YK 1BMỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới tiến tới xây dựng nhà nước xã hội phát triển hòa nhập với khu vực và thế giới. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo con người, nguồn nhân lực có tri thức, năng lực hành động, có tư duy sáng tạo cho xã hội phát triển cần có sự chuyển biến cơ bản, toàn diện, mạnh mẽ trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Do đó ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học ở các cấp học và ngành học. Luật Giáo dục năm 2005 với các quy định cụ thể hơn về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, trong đó yêu cầu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng thực hành vận kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thứ học tập cho học sinh”[19, tr.34]. Như vậy, điểm cốt lõi của định hướng đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động một chiều. Mục đích đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, năng lực hợp tác làm việc, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự nghiên cứu nghiêm túc và áp dụng tích cực của mỗi giáo viên trong nhà trường phổ thông. Trong dạy học hóa học, việc nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp và phương pháp khác nhau, trong đó việc sử dụng BTHH theo hướng dạy học tích cực là một trong những hướng đang được quan tâm nghiên cứu và chú ý trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Bài tập hóa học được coi là phương tiện cơ bản để dạy học và vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn sản xuất có liên quan đến hóa học. Trong dạy học hóa học, bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung và cũng là phương pháp dạy học có hiệu quả cao. Bài tập hóa học không những cung cấp cho học sinh kiến thức, phương tiện để rèn luyện kỹ năng, vận dụng, đào sâu kiến thức đã học mà còn có tác dụng phát huy tính tích cực, tự lực, trí thông minh, sáng tạo của học sinh. Sự phát hiện và tìm ra đáp số, lời giải của bài toán đã mang lại niềm vui sướng, gây hứng thú học tập trong học sinh. Như vậy, bài tập hóa học có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, và việc sử dụng BTHH theo hướng tích cực góp phần đáng kể trong việc hình thành phương pháp học tập tích cực, năng lực tự học, tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề và khả năng học tập suốt đời của học sinh. Là một giáo viên hóa học THPT, tôi nhận thấy đây là hướng nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và thiết thực góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hoá phi kim lớp 10 THPT theo hướng dạy học tích cực”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 theo hướng dạy học tích cực góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trường THPT. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU + Đối tượng nghiên cứu : Việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần hoá phi kim lớp 10 THPT nâng cao theo hướng dạy học tích cực. + Khách thể nghiên cứu : Quá trình dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU + Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động nhận thức học tập, bài tập hoá học và dạy học tích cực. + Nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống các bài tập hóa học phần hóa phi kim lớp 10 THPT . + Nghiên cứu phương pháp sử dụng hệ thống BTHH đã được xây dựng theo hướng dạy học tích cực. + Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Nội dung: Hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập hóa học phần hoá phi kim lớp 10 THPT ban nâng cao. - Địa bàn : Một số trường THPT tỉnh Bình Thuận. - Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến 04/2010. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. - Nghiên cứu nội dung chương trình hóa học phổ thông đi sâu vào phần hoá phi kim lớp 10 THPT. - Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần hoá phi kim theo định hướng phát triển của bài tập hoá học phổ thông. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, điều tra về tình hình học tập bộ môn hoá học phổ thông và hệ thống bài tập hoá học, phương pháp sử dụng bài tập hoá học trong dạy học. - Trao đổi kinh nghiệm với giáo viên hoá học về hệ thống bài tập đã lựa chọn và phương pháp sử dụng trong dạy học theo hướng dạy học tích cực. - Thực nghiệm sư phạm, kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập và tính hiệu quả của các đề xuất về phương pháp sử dụng chúng trong dạy học. 6.3. Phương pháp xử lí thông tin Dùng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. 7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Việc tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh sẽ đạt hiệu quả cao khi giáo viên biết lựa chọn và xây dựng được một hệ thống bài tập đa dạng, mang tính đặc thù của hóa học, khai thác được mọi khía cạnh của kiến thức cơ bản ở các mức độ nhận thức khác nhau. Đồng thời cần nắm vững phương pháp sử dụng BTHH một cách hợp lí, hiệu quả trong việc điều khiển các hoạt động học tập tích cực của học sinh ở các khâu của quá trình dạy học. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU + Nghiên cứu, tổng quan hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động nhận thức tích cực và dạy học tích cực. Phân tích những nội dung mới và khó trong phần hoá phi kim lớp 10 làm cơ sở cho việc xây dựng lựa chọn bài tập hóa học và đề xuất phương pháp sử dụng bài tập trong dạy học. + Xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập hóa học phần hóa học phần hóa phi kim lớp 10 theo xu hướng phát triển của BTHH hiện nay và dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. + Nghiên cứu phương pháp sử dụng hệ thống bài tập này trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng dạy học tích cực. 2BChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3B1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Trong các xã hội phương Đông thời xưa, mục đích giáo dục là cung cấp các tri thức văn chương và nguyên lí đạo đức để đào tạo người làm quan cai trị dân. Việc dạy học nhằm vào việc dạy viết chữ, đọc chữ, và học sách Thánh hiền. Mục đích của trường học Châu Âu vào đầu thế kỷ 19 có khác hơn, và có xu hư ớng đi trung vào cơ chế viết, khi thầy giáo truyền đạt kiến thức, học sinh chuyển các thông điệp bằng lời thành dạng viết. Mãi đến giữa thế kỉ 19, học sinh bắt đầu được yêu cầu soạn văn của mình, cho dù vậy việc dạy học vẫn chủ yếu dựa vào khả năng bắt chước của học sinh. Đến những năm 1930, xuất hiện ý tưởng học sinh cần phải biết diễn đạt suy nghĩ của mình qua việc viết...Giáo dục hiện đại đang đứng trước yêu cầu lớn lao của xã hội hiện đại. Việc học tập của học sinh không thể là thụ động tiếp thu bài giảng của giáo viên mà phải là sự tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự thay đổi đó, từ sau Cách mạng tháng Tám nước ta đã có những cải cách giáo dục vào những năm 1950, 1956, 1980 và với những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, với sự thay đổi trong đối tượng giáo dục, với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới hiện nay, giáo dục Việt Nam khôn
Luận văn liên quan