Luận văn Xây dựng website tin tức của công ty lss

Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của chính phủ, tổ chức, cũng như các công ty. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ. Một trong số các ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ thông tin đó là Internet, Internet là một kho tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Các dịch vụ của nó giúp cho con người ở khắp các châu lục trên thế giới có thể trao đổi, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và dễ dàng. Các website trở thành một người bạn đáng tin cậy của những người sử dụng mạng. Làm thế nào để người đọc nắm bắt được thông tin về điện thoại, máy tính, xe Internet sẽ là đáp án có hiệu quả cao nhất để người đọc có thể tìm hiểu về những thông tin công nghệ trong nước hay nước ngoài.

doc51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website tin tức của công ty lss, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Xây dựng website tin tức của công ty lss MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong hoạt động của chính phủ, tổ chức, cũng như các công ty. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ. Một trong số các ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ thông tin đó là Internet, Internet là một kho tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Các dịch vụ của nó giúp cho con người ở khắp các châu lục trên thế giới có thể trao đổi, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và dễ dàng. Các website trở thành một người bạn đáng tin cậy của những người sử dụng mạng. Làm thế nào để người đọc nắm bắt được thông tin về điện thoại, máy tính, xe… Internet sẽ là đáp án có hiệu quả cao nhất để người đọc có thể tìm hiểu về những thông tin công nghệ trong nước hay nước ngoài. Thông tin công nghệ là một thông tin vô cùng quan trọng đối với người yêu thích công nghệ. Nhưng muốn thu hút người đọc nhiều hơn nữa đến với công nghệ chúng ta cần xây dựng một website giới thiệu về điện thoại, máy tính, xe… Bắt nguồn từ ý tưởng này em đã chọn đề tài “Xây dựng website tin tức của công ty lss” nhằm giới thiệu, quảng bá tới người đọc một cái nhìn sâu, chi tiết hơn về các thông tin mới nhất về công nghệ trong và ngoài nước. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Mô hình 3 lớp trong lập trình website. Khái niệm Mô hình 3 lớp MVC (mô hình 3 lớp thực thụ) là viết tắc của: Model – View – controller. 3 thành phần tách biệt: Model – View – Controller. Mỗi thành phần này hoạt đông tách biệt với 1 nhiệm vụ duy nhất và không bị phụ thuộc vào các thành phần khác. Những thay đổi trong mỗi thành phần sẽ không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến các thành phần khác. Nhiệm vụ của mỗi thành phần như sau: Model: Model được phân nhiệm vụ truy xuất, xác nhận và lưu trữ dữ liệu vào CSDL của ứng dụng. Tất cả những nhiệm vụ logic đều được thực thi ở model View: View được phân nhiệm vụ hiển thị dữ liệu và nhận dự liệu từ phía người dùng thông qua các điều khiển để tương tác với model. Controller. Có thể nói đây là tầng quan trọng nhất trong 3 tầng, controller là tầng xử lý trung gian giữa View và Model. Mọi yêu cầu từ phía người dùng được nhận thông qua View (qua FORM HTML hoặc URL) và chuyển sang tầng Controller xử lý. Tại đây nó tương tác với tầng model để thực hiện các yêu cầu về dữ liệu (như việc gọi các thuộc tính, các phương thức xử lý dữ liệu) sau đó nhận lại các thông tin, dữ liệu được trả về từ model và hiển thị cho người dùng thông qua View. Ưu điểm Phát triển phần mềm: Có tính chuyên nghiệp hóa, có thể chia cho nhiều nhóm được đào tạo nhiều kỹ năng khác nhau, từ thiết kế mỹ thuật cho đến lập trình đến tổ chức database. Giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ nâng cấp,… Bảo trì: với các lớp được phân chia theo như đã nói, thì các thành phần cảu một hệ thông dễ được thay đổi, nhưng sự thay đổi có thể được cô lập trong từng lớp, hoặc chỉ ảnh hưởng đến lớp ngay kề của nó, chứ không phát tán náo loạn trong cả chương trình. Mở rộng: Với các lớp được chia theo 3 lớp như đã nói, việc thêm chức năng vào cho từng lớp sẽ dễ dàng hơn là phân chia theo cách khác. Nhược điểm Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MVC gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của các tầng. Nguyên tắc hoạt động của website. Từ máy client gõ địa chỉ URL của trang web vào thanh địa chỉ của web browser, khi đó web browser sẽ dựa vào tên domain để tìm kiếm ip của web server (bằng cách dò trên DNS Server) Khi có ip, web browser sẽ gửi yêu cầu đến web server để lấy nội dung trang web Web server sẽ xử lý yêu cầu của client: lấy nội dung của website mà client yêu cầu để gửi client. Khi nhận được nội dung trang web thì web browser sẽ hiển thị lên cho người dùng Trình duyệt web sẽ tách địa chỉ website ra làm ba phần: Giao thức (http) Máy chủ tên miền (www.webname.com) Tên tệp (file.htm) Trình duyệt web liên hệ với máy chủ tên miền (DNS server) để phân giải tên miền “www.webname.com” thành địa chỉ ip của web server Trình duyệt sẽ gửi tiếp 1 kết nối tới máy chủ địa chỉ ip tương ứng cổng 80. Dựa trên giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ, yêu cầu tệp: Máy chủ sẽ gửi đoạn text dạng html đến trình duyệt của web client. Trình duyệt đọc các thẻ html, định dạng trang web và kết xuất ra màn hình. Website tĩnh. Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML, DHTML,… Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít cần thay đổi và cập nhật. Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm. Website tĩnh thích hợp với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường internet. Trang web tĩnh và website tĩnh các các ưu và nhược điểm cơ bản dưới đây. Ưu điểm cơ bản Thiết kế đồ họa đẹp : trang web tĩnh thường được trình báy ấn tượng và cuốn hút hơn web động về phần mỹ thuật đồ họa vì chúng ta có thể hoàn toàn tự do trình bày các ý tưởng về đồ họa và mỹ thuật trên toàn diện tích từng trang web tĩnh. Tốc độ truy cập nhanh: tốc độ truy cập của người dùng vào các trang web tĩnh nhanh hơn các trang web động vì không mất thời gian trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu như web động. Thân thiện hơn với các máy tìm kiếm: bởi vì địa chỉ url của các .html, .htm,.. trong trang web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi như trong web động. Chi phí đầu tư thấp: chi phí xây dựng website tĩnh thấp hơn nhiều so với website động vì không phải xây dựng các CSDL, lập trình phần mềm cho web và chi phí cho việc thuê chỗ cho CSDL, chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích. Nhược điểm cơ bản Khó khăn trong việc thay đổi và cập nhật thông tin. Thông tin không có tính linh hoạt, không thân thiện với người dùng. Khó tích hợp, nâng cấp, mở rộng: khi muốn mở rộng, nâng cấp 1 website tĩnh hầu như là phải làm mới lại website. Website động. Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hỗ trợ bởi các phần mềm phát triển web. Với web động, thông tin hiển thị được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang web. Trang web được gửi tới trình duyệt gồm những câu chữ, hình ảnh, âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa. Chẳng hạn ứng dụng cơ sở của bạn có chức năng như một công cụ thương mại điện tử (một cửa hàng trực tuyến) trưng bày catalogue sản phẩm trên website hay theo dõi kho hàng, khi một mặt hàng được giao, ngay lập tức những trang có liên quan đến sản phẩm đó phản ánh sự thay đổi này. Những website cơ sở dữ liệu còn có thể thực hiện những chức năng truyền và xử lý thông tin giữa doanh nghiệp – doanh nghiệp.  Web động thường được phát triển bằng các ngôn ngữ lập trình tiên tiến như PHP, ASP, ASP.NET, Java, CGI, Perl, và sử dụng các cơ sở dữ liệu quan hệ mạnh như Access, My SQL, MS SQL, Oracle, DB2,  Thông tin trên web động luôn luôn mới vì nó dễ dàng được bạn thường xuyên cập nhật thông qua việc Bạn sử dụng các công cụ cập nhật của các phần mềm quản trị web . Thông tin luôn được cập nhật trong một cơ sở dữ liệu và người dùng Internet có thể xem những chỉnh sửa đó ngay lập tức. Vì vậy website được hỗ trợ bởi cơ sở dữ liệu là phương tiện trao đổi thông tin nhanh nhất với người dùng Internet. Điều dễ nhận thấy là những website thường xuyên được cập nhật sẽ thu hút nhiều khách hàng tới thăm hơn những web site ít có sự thay đổi về thông tin. Web động có tính tương tác với người sử dụng cao. Với web động, Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng quản trị nội dung và điều hành website của mình thông qua các phần mềm hỗ trợ mà không nhất thiết Bạn cần phải có kiến thức nhất định về ngôn ngữ html, lập trình web, Bạn cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo khía cạnh khác: chẳng hạn bạn đã có sẵn những cơ sở dữ liệu như cơ sở dữ liệu sản phẩm, nhân sự, khách hàng hay bất kỳ cơ sở dữ liệu nào đó mà bạn muốn đưa thêm giao diện web vào để người dùng nội bộ hay người dùng Internet đều có thể sử dụng chương trình chỉ với trình duyệt web của mình. Tất cả các website Thương mại điện tử, các mạng thương mại, các mạng thông tin lớn, các website của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trên Net đều sử dụng công nghệ web động. Có thể nói web động là website của giới chuyên nghiệp hoạt động trên môi trường Internet. Mô hình hướng đối tượng. Mô hình hướng đối tượng “Lập trình hướng đối tượng là 1 phương pháp viết mã cho phép các lập trình viên nhóm các action tượng tự nhau vào các class”. Điều này giúp mã lệnh giữ vững được nguyên lý DRY “don’t repeat yourself” (không lặp lại chính nó) và dễ dàng để bảo trì. Một lợi ích to lớn của nguyên lý lập trình DRY là: nếu một phần thông tin nào đó được thay đổi trong chương trình của bạn, thì thông thường chỉ cần có duy nhất 1 thay đổi để cập nhật lại mã lệnh. Một trong những ác mộng lớn nhất đối với các lập trình viên là bảo trì mã lệnh, nơi dữ liệu được khai báo đi khai báo lại nhiều lần, họ phải tìm kiếm, làm việc trên các dữ liệu và chức năng trùng lặp. Thật ra Lập Trình Hướng Đối Tượng trở nên đáng sợ đối với rất nhiều lập trình viên bởi nó mang đến các cú pháp khá mới mẻ và cầu kỳ , do vậy nó nhanh chóng trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với lập trình hướng thủ tục. Tuy nhiên, nếu các bạn nhìn nhận vấn đề 1 cách kỹ lưỡng hơn, Lập Trình Hướng Đối Tượng thực ra lại là 1 phương pháp rất đơn giản, giúp cho việc lập trình đơn giản hóa đi rất nhiều. Hiểu Về Đối Tượng (Objects) Và Lớp (Class) Trước khi bạn có thể đi sâu vào cái tinh túy của Lập Trình Hướng Đối Tượng, một cái nhìn căn bản về sự khác nhau giữa object và class là rất cần thiết. Phần này chúng ta sẽ đi vào việc xây dựng từng phần của class, khả năng khác nhau và một số công dụng của chúng. Nhận thức sự khác nhau giữa Object và Class Đôi khi có một số quan niệm nhầm lẫn trong hướng đối tượng: nhiều lập trình viên có kinh nghiệm cho rằng hai khái niệm object và class có thể thay thế cho nhau. Tuy vậy, đây không phải là vấn đề đáng quan tâm, mặc dù sự khác nhau giữa object và class có thể sẽ rất phức tạp khiến bạn phải bù đầu để tìm hiểu khi mới tiếp xúc với chúng. Nhìn vào hình ví dụ phía trên, một class cũng giống như một bản thiết kế của một ngôi nhà. Nó định nghĩa hình dạng của ngôi nhà trên giấy, với các mối quan hệ giữa những phần khác nhau của ngôi nhà được xác định rõ và lên kế hoạch cụ thể, mặc dù ngôi nhà chưa thực sự tồn tại. Một object sau đó, cũng giống như một ngôi nhà thực tế được xây dựng dựa trên bản thiết kế này. Dữ liệu trong object ở đây có thể được xem như là gỗ, dây điện, và bê tông để tạo nên ngôi nhà hoàn chỉnh: mà không hề có chi tiết cách tạo ra chúng trong bản thiết kế. Tuy nhiên, khi kết hợp tất cả lại với nhau, nó sẽ trở thành một ngôi nhà hoàn chỉnh đến từng chi tiết. Các Class xử lý cấu trúc dữ liệu và các action, đồng thời sử dụng các thông tin đó để xây dựng các object. Có thể có nhiều hơn một object được xây dựng từ cùng một class tại cùng một thời điểm, mỗi object này đều là 1 cá thể độc lập và không phụ thuộc lẫn nhau. Trở lại vấn đề xây dựng, điều này cũng giống như một quần thể các lô nhà có thể được xây dựng trên cùng một bản thiết kế: 150 ngôi nhà khác nhau đều có hình dạng giống nhau, nhưng có các hộ gia đình và nội thất bên trong đều khác nhau. Cấu trúc Class Cú pháp để tạo ra một class khá đơn giản: để khai báo một class ta sử dụng từ khóa class, theo sau từ khóa là tên của class và một cặp ngoặc nhọn ({ }): 1 <?php 2 class MyClass { 3 // Class properties and methods go here 4 } 5 ?> Sau tạo ra class, bạn có thể khởi tạo và lưu trữ chúng trong một biến bằng cách sử dụng từ khóa new: 1 <?php 2 $obj = new MyClass; 3 ?> Để xem nội dung của class, bạn sử dụng hàm var_dump(): 1 <?php 2 var_dump($obj); 3 ?> Hãy thử lại quá trình này bằng cách đặt toàn bộ các mã lệnh phía trên vào tập tin có tên là test.php và đặt nó vào trong locahost của bạn: 1 <?php 2 class MyClass { 3 // Class properties and methods go here 4 } 5 $obj = new MyClass; 6 var_dump($obj); 7 ?> Mở trình duyệt của bạn và chạy , bạn sẽ nhìn thấy như sau: object(MyClass)#1 (0) { } Vậy là xong, bạn đã vừa hoàn thành script hướng đối tượng (OOP) đầu tiên của bạn dưới hình thức đơn giản nhất. Định nghĩa thuộc tính của Class Để thêm dữ liệu vào một class, người ta sử dụng thuộc tính, hoặc một biến riêng biệt nào đó. Chúng hoạt động tương tự như các biến thông thường, chỉ khác một điều là chúng đang liên kết với object và vì thế để có thể truy cập và sử dụng được chúng ta phải thông qua object hay nói cách khác là sử dụng object. Để thêm một thuộc tính vào MyClass, bạn thêm đoạn mã sau vào script của bạn: 01 <?php 02 03 class MyClass 04 { 05     public $prop1 = "I'm a class property!"; 06 } 07 08 $obj = new MyClass; 09 10 var_dump($obj); 11 12 ?> Từ khóa public xác định tầm vực của thuộc tính. Tiếp đó, tên của thuộc tính được đặt đúng theo chuẩn cú pháp đặt tên cho biến, và một giá trị đã được gán cho nó (mặc dù thuộc tính của class không nhất thiết phải có giá trị ban đầu). Tuy nhiên chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng ở các phần sau. Để đọc thuộc tính này và xuất chúng ra trình duyệt, chúng ta sẽ phải tham chiếu chúng thông qua các object: 1 <?php 2 echo $obj->prop1;  3 ?> Nếu chúng ta không khai báo object, chương trình sẽ không thể xác định được thuộc tính đó thuộc object nào (vì hiểu 1 cách đơn giản object là đại diện cho class). Sử dụng dấu mũi tên (->) là một cấu trúc của Hướng Đối Tượng, để một object có thể truy cập được nội dung của thuộc tính và phương thức trong class. Sửa lại mã lệnh file test.php như sau: 01 <?php 02 03 class MyClass 04 { 05     public $prop1 = "I'm a class property!"; 06 } 07 08 $obj = new MyClass; 09 10 echo $obj->prop1; // Xuất thuộc tính ra trình duyệt 11 12 ?> Và bây giờ Reload lại trình duyệt của để được kết quả như sau: I'm a class property! Định nghĩa Phương thức của Class Phương thức là các hàm riêng biệt của class. Các action riêng lẻ, mà một object sẽ thực thi, thì được định nghĩa bên trong class như là các phương thức. Ví dụ, để tạo ra các phương thức có khả năng thiết lập và trả về giá trị của thuộc tính$prop1, ta thêm đoạn mã như sau: 01 <?php 02 03 class MyClass 04 { 05     public $prop1 = "I'm a class property!"; 06 07     public function setProperty($newval) 08     { 09         $this->prop1 = $newval; 10     } 11 12     public function getProperty() 13     { 14         return $this->prop1 . ""; 15     } 16 } 17 18 $obj = new MyClass; 19 20 echo $obj->prop1; 21 22 ?> Chú ý: Hướng Đối Tượng cho phép các object tự tham chiếu chính nó (tham chiếu bên trong class) bằng cách sử dụng biến $this. Khi làm việc bên trong 1 phương thức, sử dụng $this cũng giống như cách bạn sử dụng object name bên ngoài class. Để sử dụng các phương thức này, việc gọi chúng cũng tương tự như sử dụng các hàm thông thường, nhưng chúng ta phải thông qua object để tham chiếu đến chúng. Echo thuộc tính từMyClass, thay đổi giá trị của nó, và echo nó một lần nữa để xem sự thay đổi: 01 <?php 02 03 class MyClass 04 { 05     public $prop1 = "I'm a class property!"; 06 07     public function setProperty($newval) 08     { 09         $this->prop1 = $newval; 10     } 11 12     public function getProperty() 13     { 14         return $this->prop1 . ""; 15     } 16 } 17 18 $obj = new MyClass; 19 20 echo $obj->getProperty(); // echo giá trị của thuộc tính 21 22 $obj->setProperty("I'm a new property value!"); // Thiết lập giá trị mới 23 24 echo $obj->getProperty(); // echo nó lại 1 lần nữa để xem sự thay đổi 25 26 ?> Reload lại trình duyệt, và bạn sẽ nhìn thấy như sau: I'm a class property! I'm a new property value! “Sức mạnh của Hướng Đối Tượng càng bộc lộ rõ khi chúng ta sử dụng cùng một class cho nhiều trượng hợp” 01 <?php 02 03 class MyClass 04 { 05     public $prop1 = "I'm a class property!"; 06 07     public function setProperty($newval) 08     { 09         $this->prop1 = $newval; 10     } 11 12     public function getProperty() 13     { 14         return $this->prop1 . ""; 15     } 16 } 17 18 // Tạo hai objects 19 $obj = new MyClass; 20 $obj2 = new MyClass; 21 22 // Echo giá trị của $prop1 từ hai object 23 echo $obj->getProperty(); 24 echo $obj2->getProperty(); 25 26 // Thiết lập giá trị mới cho thuộc tính $prop1 của từng object 27 $obj->setProperty("I'm a new property value!"); 28 $obj2->setProperty("I belong to the second instance!"); 29 30 // Echo lại giá trị của $prop1 từ hai object để xem sự thay đổi 31 echo $obj->getProperty(); 32 echo $obj2->getProperty(); 33 34 ?> Tổng quan về cơ sở dữ liệu quan hệ Định nghĩa cơ sở dữ liệu quan hệ Cơ sở dữ liệu quan hệ là loại cơ sở dữ liệu có cấu trúc bao gồm các bảng dữ liệu, mỗi bảng dữ liệu có quan hệ với các bảng khác theo một trong ba loại mối quan hệ. Ngoài ra chúng có thể quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng cũng có thể quan hệ gián tiếp thông qua các bảng khác. Các thành phần trong cơ sở dữ liệu quan hệ Bảng dữ liệu: bảng là thực thể có cấu trúc dạng ma trận, dùng để chứa các thông tin quan hệ trong một hệ thống có thứ tự. Cấu trúc của bảng được tạo thành từ các trường (field) hay còn gọi là cột (column) và mẩu thông tin được nhóm lại theo từng hàng (rows). Cột dữ liệu: Cột là một khối dữ liệu trong bảng, mỗi cột trong bảng có cấu trúc như một cột thông tin chi tiết có cùng loại dữ liệu, chúng có thể có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến các cột khác trong bảng dữ liệu có quan hệ. Hàng (rows): Là một thành phần của bảng, chứa thông tin của nhiều cột dữ liệu trong bảng. Giá trị null: Là giá trị rỗng hay không được gán. Các loại quan hệ. Quan hệ hay còn gọi là Relationship, thể hiện mối quan hệ giữa các bảng thông qua các đối tượng nhận dạng (khoá). Có 3 kiểu quan hệ thường gặp đó là: + Quan hệ 1-1: Hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết 1-1 với nhau, nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng một đối tượng thuộc B và ngược lại. + Quan hệ 1 – nhiều (1-n): Hai kiểu thực thể A và B có mối liên kết 1 – n với nhau nếu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng ít nhất một đối tượng thuộc B va mỗi đối tượng thuộc B có tương ứng một đối tượng thuộc A. + Quan hệ n - n (nhiều- nhiều): Hai kiểu thực thể A và B có mối quan hệ n-n với nhau nêu mỗi đối tượng thuộc A có tương ứng n đối tượng thuộc B và ngược lại. Thuộc tính khoá và thuộc tính liên kết Thuộc tính khoá của một kiểu thực thể là thuộc tính cho phép xác định mỗi thực thể và phân biệt với mỗi thực thể khác nhau. Có hai loại khoá: Khoá chính (primary-key) và khoá quan hệ (Foreign - Key). Khoá chính: Khoá chính của một bảng luôn có giá trị duy nhất, điều đó có nghĩa là không tồn tại hai mẩu tin có giá trị trên cột được thiết kế là khoá chính trùng nhau. Ngoài ra, khoá không tồn tại giá trị null hay rỗng. Khoá quan hệ (khoá ngoại): Là khoá được thiết kế ràng buộc với khoá chính của một bảng khác ở bên ngoài bảng đó. Thuộc tính liên kết: Mỗi thuộc tính được gọi là thuộc tính liên kết giữa các thực thể nếu nó không phải là khoá của kiểu thực thể này nhưng lại là khoá của thực thể khác. Chuẩn hoá quan hệ Chuẩn hoá quan hệ nhằm tối ưu dữ liệu tránh dư thừa, tránh nhập nhằng thông tin... Các dạng chuẩn hoá: + Dạng chuẩn 1 (1NF): Tất cả các thuộc tính phải là nguyên tố. + Dạng chuẩn 2 (2NF): Các thuộc tính không khoá phụ thuộc đầy đủ vào khoá. + Dạng chuẩn 3 (3NF): Các thuộc tính không khoá phụ thuộc trực tiếp vào khoá. Chuẩn hoá dữ liệu: + Dạng chuẩn 1NF ta tách các thuộc tính không lặp. + Từ 1NF-2NF: Tách các thuộc tính phụ thuộc bộ phận vào khoá. + Từ 2NF-3NF: Tách các thuộc tính không phụ thuộc vào khoá. Giới thiệu MySQL 5.1 MySQL là gì ? MySQL là một cơ sở dữ liệu server nhỏ. MySQL là một trong những lựa chọn cho các ứng dụng vừa và nhỏ.
Luận văn liên quan