Luận văn Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA giai đoạn 2003-2007

1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam phải thích nghi, trong đó có việc mở rộng các quan hệ hợp tác thương mại quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Tại Đại hội Đảng VIII và nghị quyết 01NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã đề xuất mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hướng về xuất khẩu. Cùng với tiến trình CNH-HĐH, chúng ta phải tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh. Góp phần vào lộ trình phát triển kinh tế của đất nước Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của mình. Thực tế cho thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu là mặt hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai nếu như được quan tâm đầu tư và có chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giới. Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), em nhận thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty rất có tiềm năng trên thị trường thế nhưng thực tế trong giai đoạn 2003-2007 xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu chưa xứng với tiềm năng mà Tổng công ty đang có. Do đó em quyết định lựa chọn đề tài: ”Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003 – 2007” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em. Hy vọng với các đề xuất đưa ra có thể giúp Tổng công ty sẽ nâng cao được khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ thép và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007. Nhiệm vụ nghiên cứu gồm: + Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu và tổng quan chung về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) + Thứ hai: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, những mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003-2007. + Thứ ba: Nghiên cứu các định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là xuất khẩu các sản phẩm thép Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp như: + Phương pháp phân tích, bình luận + Sử dụng các số liệu thống kê + Sử dụng các đồ thị và bảng tính 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản phẩm thép và tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003-2007. Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty.

docChia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA giai đoạn 2003-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam phải thích nghi, trong đó có việc mở rộng các quan hệ hợp tác thương mại quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Thương mại quốc tế là một lĩnh vực quan trọng quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Tại Đại hội Đảng VIII và nghị quyết 01NQ/TƯ của Bộ Chính trị đã đề xuất mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hướng về xuất khẩu. Cùng với tiến trình CNH-HĐH, chúng ta phải tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là những ngành hàng xuất khẩu có thế mạnh. Góp phần vào lộ trình phát triển kinh tế của đất nước Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của mình. Thực tế cho thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu là mặt hàng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai nếu như được quan tâm đầu tư và có chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giới. Qua thời gian thực tập tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), em nhận thấy các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty rất có tiềm năng trên thị trường thế nhưng thực tế trong giai đoạn 2003-2007 xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu chưa xứng với tiềm năng mà Tổng công ty đang có. Do đó em quyết định lựa chọn đề tài: ”Xuất khấu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003 – 2007” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em. Hy vọng với các đề xuất đưa ra có thể giúp Tổng công ty sẽ nâng cao được khả năng xuất khẩu các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép mạ thép và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007. Nhiệm vụ nghiên cứu gồm: + Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu và tổng quan chung về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) + Thứ hai: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm, những mặt hạn chế và nguyên nhân của hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003-2007. + Thứ ba: Nghiên cứu các định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là xuất khẩu các sản phẩm thép Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) + Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 2003 đến năm 2007. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu theo các phương pháp như: + Phương pháp phân tích, bình luận + Sử dụng các số liệu thống kê + Sử dụng các đồ thị và bảng tính 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận đề tài được chia làm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về xuất khẩu các sản phẩm thép và tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Chương 2: Thực trạng xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) giai đoạn 2003-2007. Chương 3: Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm và thép mạ màu của Tổng công ty. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THÉP VÀ TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM (LILAMA) 1. Lí luận chung về xuất khẩu 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đổi thường là vượt ra phạm vi địa lý của một quốc gia) thông qua hoạt động mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu - Xuất khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm…). Đây là bộ phận chủ yếu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. - Xuất khẩu hàng hóa vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc…). Đây là bộ phận có tỷ trọng ngày càng gia tăng phù hợp với sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ và việc phát triển các ngành dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. - Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công: gia công quốc tế là một hình thức cần thiết trong điều kiện phát triển của phân công lao động quốc tế và do sự phát khác biệt về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. Nó được phân chia thành hai loại hình chủ yếu tùy theo vai trò của bên đặt hàng và bên nhận gia công. Khi trình độ phát triển của một quốc gia còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì các doanh nghiệp thường ở vào vị trí nhận gia công cho thuê cho nước ngoài. Nhưng khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền với thị trường nước ngoài nên nó được coi là mộ bộ phận của hoạt động ngoại thương. - Tái xuất khẩu và chuyển khẩu: trong họat động tái xuất khẩu ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang một nước thứ ba. Như vậy ở đây có cả hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản… - Xuất khẩu tại chỗ: trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế… hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, bảo quản, chi phí vận chuyển, thời gian thu hồi vốn nhanh, trong khi vẫn có thể thu được ngoại tệ. 1.2. Vai trò của xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) 1.2.1. Tạo ra được nguồn vốn lớn, đưa đất nước phát triển đồng thời thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Trong những năm gần đây, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA ngày càng có những bước phát triển thần kì. Sản lượng xuất khẩu không những đã đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường. Việc này đã góp phần tạo dựng tên tuổi và thương hiệu cho sản phẩm thép Việt Nam trên thị trường thế giới Các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty tăng đã kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế liên quan như: ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, các ngành giao thông vận tải, các ngành dịch vụ phân phối thép xuất khẩu và các ngành công nghiệp phụ trợ khác… Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) phát triển sẽ mở rộng quy mô của các nhà máy sản xuất thép, các công ty khai thác và chế biến khoáng sản và nhiều ngành kinh tế liên quan. Xuất khẩu các sản phẩm thép phát triển sẽ làm tăng lượng vốn cho việc tái đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. khi đó sẽ xuất hiện hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô. Quy mô sản xuất được mở rộng sẽ làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới phục vụ cho ngành xuất khẩu thép và khai thác tiềm năng của đất nước như tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động. Do đó, xuất khẩu thép phát triển đã giải quyết được công ăn việc làm cho một lượng lớn nguồn lao đông đang dồi dào ở nước ta Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) tăng còn tạo ra được một lượng ngoại tệ lớn. Mặt khác, nó hạn chế được lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài do phải nhập khẩu thép như trước kia. Từ đó, nó làm tăng nguồn dự trữ của đất nước đưa đất nước phát triển. Hơn nữa, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA còn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng GDP của đất nước. xuất khẩu thép còn làm tăng hiệu quả sản xuất của đất nước. Bởi vì, xuất khẩu là để phục vụ nhu cầu thị hiếu của khách hàng, của xã hội mà nhu cầu về sản phẩm của con người không ngừng được nâng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì LILAMA phải đẩy mạnh cải tiến khoa học công nghệ từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty đã góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. 1.2.2. Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước Thứ nhất, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam làm chuyển dịch kinh tế theo ngành: Như chúng ta đã biết, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty nói riêng đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch kinh tế theo ngành. Bất kì một doanh nghiệp nào trước khi xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường đều phải tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó có chiến lược cung cấp những sản phẩm thép có mẫu mã và kiểu dáng phù hợp. nhưng nhu cầu của thị trường luôn luôn thay đổi mạnh mẽ. Để có thể tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường buộc LILAMA phải thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Sự thay đổi đó đã kéo theo sự thay đổi của các ngành kinh tế liên quan. Đó là các ngành trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm thép xuất khẩu và các ngành kinh tế phụ trợ như các ngành khai thác tài nguyên khoáng sản, các ngành dịch vụ như giao thông vận tải, thông tin liên lạc và ngân hàng… Khi xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty tăng, nó sẽ làm tăng nguồn vốn tích lũy cho tái đầu tư để mở rộng sản xuất. khi đó nó sẽ thu hút lực lượng lao động từ các ngành kinh tế khác. Như vậy, khi quy mô sản xuất thép tăng thì đồng nghĩa với nó là các ngành kinh tế làm ăn kém hiệu quả hoặc thua lỗ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang lĩnh vực kinh tế khác. Thứ hai, xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA làm chuyển dịch kinh tế theo lãnh thổ: Như phân tích ở trên thì chúng ta thấy, khi xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA tăng kéo theo sự phát triển của các ngành khai thác khoáng sản. Từ đó kéo theo sự phát triển của các vùng, các địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản. Do vậy, bộ mặt kinh tế của các vùng các địa phương đó ngày càng được đổi mới, phát triển. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, các ngành công nghiệp bổ trợ phát triển thu hút nguồn lao động tại chỗ và nguồn lao động của các địa phương khác. Mà đa số các vùng giầu tài nguyên khoáng sản đều là các vùng núi sâu xa. Do đó, khi xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty tăng sẽ làm cho cơ cấu kinh tế của đất nước được chuyển dịch từ đồng bằng qua miền núi. Từ nơi phát triển đến nơi kém phát triển. 1.2.3. Nâng cao được trình độ lao động và khoa học công nghệ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường nước ngoài. Cùng với thời gian, nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng tăng cao. Hơn nữa, trên thị trường luôn xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới. Muốn cạnh tranh đựợc các doanh nghiệp phải có những chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều LILAMA đã tiến hành cải tiến máy móc, cải tiến công nghệ thông qua nhiều hình thức như: Liên doanh, liên kết với nước ngoài hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Khi có công nghệ mới thì người lao động phải có trình độ, có kiến thức để sử dụng công nghệ đó. Do đó, thông qua các công nghệ hiện đại sẽ nâng cao được tay nghề cho người lao động. Ngược lại, Tổng công ty có công nghệ hiện đại sẽ có khả năng xuất khẩu được nhiều sản phẩm hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn từ đó có nhiều điều kiện để đầu tư cho việc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA tăng còn giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động. Xuất khẩu thép phát triển sẽ thúc đẩy Tổng công ty mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa, nó còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan. Khi đó, quy mô sản xuất của nhiều ngành kinh tế được mở rộng thu hút được nhiều lao động, nâng cao được chất lượng đời sống nhân dân. 1.2.4. Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam LILAMA còn có vai trò tăng cường quan hệ ngoại giao Các quan hệ kinh tế và quan hệ ngoại giao có tác động qua lại lẫn nhau. Các quốc gia muốn có quan hệ kinh tế thì trước hết phải có quan hệ ngoại giao. Xuất khẩu các sản phẩm thép mạ kẽm, thép mạ màu của LILAMA là một trong những lĩnh vực của quan hệ kinh tế. Vì vậy, muốn tăng cường xuất khẩu các sản phẩm thép thì nước ta phải đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các nước khác. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thị trường và các bạn hàng nước ngoài. 1.3. Tổng quan về Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của nhà nước chuyên nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công nghiệp, dân dụng trong và ngoài nước. Ngày 01/12/1960, Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay thuộc Bộ Xây dựng) quyết định chuyển Cục cơ khí điện nước thành Công ty Lắp máy Hà Nội, đơn vị tiền thân của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Công ty ra đời từ ba công trường lắp máy lớn nhất miền bắc: Công trường lắp máy Hải Phòng, Công trường lắp máy Việt Trì và Công trường lắp máy Hà Nội. Toàn bộ công ty có 591 cán bộ công nhân viên, 02 kỹ sư cơ khí và 08 kỹ thuật viên lắp máy. Công ty được thành lập với nhiệm vụ chính là khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh. Trong những năm từ 1960 đến 1975, Lilama đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy như: Thuỷ điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình, các nhà máy thuộc Khu công nghiệp Việt Trì, Thượng đình góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH ở miền bắc. Để khắc phục những yếu kém của nền kinh tế quan liêu bao cấp, 1986 đất nước mở cửa nền kinh tế. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường ngày 1/12/1995 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thành lập theo quyết định số 999/BXD- TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị thành viên của Liên hiệp xí nghiệp lắp máy theo mô hình Tổng công ty 90. Là một đơn vị xây lắp chuyên ngành của Bộ xây dựng, tham gia vào các công trình xây dựng lớn của đất nước trong các lĩnh vực: điện, xi măng, dầu khí, cơ khí, khai thác mỏ, hoá chất, phân bón, lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng. Từ khi chuyển thành Tổng công ty thì việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên được tăng cường hơn đã có những bước chuyển đổi từ một đơn vị chỉ nhận thầu xây lắp đơn thuần đến nay đã tăng cường và mở rộng khả năng chế tạo thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, tư vấn thiết kế, và mở rộng hoạt động thương mại xuất nhập khẩu Đánh dấu cho sự chuyển đổi sang mô hình Tổng công ty là cho đưa vào hoạt động nhà máy xi măng ChingPhong Hải Phòng với việc đảm nhận toàn bộ công tác lắp đặt và chế tạo gần 35% khối lượng thiết bị. Đặc biệt đây là các sản phẩm thiết bị yêu cầu chính xác và trình độ công nghệ cao như các giàn thép kết cấu dài 60m, bình bể áp lực cao, bình bồn chứa khí gas, dầu. Bằng sự lớn mạnh về mọi mặt đầu năm 2001 Lilama đã trở thành tổng thầu EPC- khảo sát , thiết kế chế tạo, cung cấp thiết bị và tổ chức thi công xây lắp. Với vai trò tổng thầu theo hình thức EPC Lilama từ vị trí một nhà thầu lắp máy trở thành nhà đầu tư trên các công trình công nghiệp và dân dụng của Việt Nam. Ngày 31/3/2001 Thủ tướng Chính phủ chỉ định Lilama làm tổng thầu EPC để thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng công suất 300MW. Với dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, đây là lần đầu tiên Lilama tổng thầu xây dựng một công trình lớn có tổng vốn đầu tư gần 300 triệu USD, công việc trước đây do các nhà thầu nước ngoài đảm nhiệm còn các doanh nghiệp trong nước chỉ là thầu phụ với giá trị xây lắp khoảng 15% giá trị công trình Tháng 6/2003 Lilama được Chính phủ giao làm trưởng nhóm chế tạo thiết bị đồng bộ cho các dự án thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng. Ngày 11/11/2005 ký hợp đồng EPC nhà máy nhiệt điện chu trình hỗn hợp Cà Mau 750 KW, thuộc công trình cụm khí- điện- đạm, xã Khánh An, huyện U Minh do Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam ) là chủ đầu tư với tổng giá trị hợp đồng 360 triệu USD. Đến nay, Tổng công ty đã tham gia lắp đặt và đưa vào sử dụng trên 4000 công trình lớn nhỏ trên toàn quốc trong các lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, văn hoá, quốc phòng... đưa vào sử dụng đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cao với tiến độ nhanh, giá thành hợp lý. Vai trò của Tổng công ty trong nền kinh tế Việt Nam ngày càng được nâng cao, tên tuổi gắn liền với các công trình công nghiệp và dân dụng có tầm cỡ quốc gia và thế giới. Từ những bước ban đầu đã thực hiện lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp, dân dụng và quốc phòng quan trọng như Nhà máy Nhiệt điện Vinh, Nhà máy đường Vạn Điểm 2, Nhà máy điện Hàm Rồng (Thanh Hoá), Việt Trì (Phú Thọ), Nhà máy Nhiệt điện Lào Cai, Uông Bí, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Khu công nghiệp điện, đường, giấy, hoá chất Việt Trì, Nhà máy suppe phốt phát Lâm Thao (Phú Thọ), Nhà máy cơ khí Hà Nội, Dệt 8/3...; Đến những ngày hoà bình lập lại đất nước thống nhất như Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Vĩnh Sơn, Trị An, Yaly, nhiệt điện Phả Lại... Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch và nhiều nhà máy khác... Trước những khó khăn và thách thức, LILAMA ngày nay đã vươn lên và trở thành Nhà Tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam. Từ trúng thầu các gói thầu số 2 và 3 Nhà máy lọc dầu Dung Quất, chế tạo và lắp đặt phần lớn các thiết bị chính của Nhà máy Nhiệt điện Na Dương, Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 3,4 đến trở thành nhà Tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng công suất 300 MW với vốn đầu tư gần 300 triệu USD; Nhiệt điện Cà Mau 2 (công suất 750 MW)... LILAMA có khả năng thực hiện các dự án lớn từ công tác Tư vấn thiết kế (Engineering) đến Cung cấp thiết bị vật tư (Procurement) và Tổ chức xây dựng dự án (Construction), chạy thử bàn giao công trình. Hiện nay LILAMA đang tập trung toàn lực với các công việc trọng đại như lắp đặt hệ thống điện, hệ thống điều hoà thông gió, thang máy, chế tạo, lắp đặt trên 10.000 tấn thép với giá trị trên 667 tỷ đồng cho Dự án Trung tâm hội nghị quốc gia, lập Dự án đầu tư Nhà máy thiết bị công nghiệp nặng số 2 tại Khu công nghiệp Đình Vũ Hải Phòng. Dự án có quy mô lớn, công nghệ sản xuất hiện đại với các nhóm sản phẩm chính gồm: Turbine thuỷ điện 64-120 MW, Turbine nhiệt điện trên 300 MW, dây chuyền thiết bị xi măng công suất 5.000 T Clinker/ngày. Khi dự án hoàn thành sẽ đáp ứng một phần nhu cầu chế tạo thiết bị đồng bộ cho các nhà máy điện, xi măng cỡ lớn tại Việt Nam... Những đóng góp của LILAMA đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý: 01 Huân chương Hồ Chí Minh, 10 Huân chương độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; 01 Huân chương chiến công, 03 Huân chương kháng chiến; 330 Huân chương Lao động cho nhiều tập thể, cá nhân trong Tổng công ty; 05 Tập thể và 07 cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Tháng 9/2005
Luận văn liên quan