Mối quan hệhợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tếkhông ngừng được mởrộng và phát triển. Nhật Bản được đánh
giá là một trong những đối tác kinh tếquan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã
nhất trí tiến hành vòng đàm phán đầu tiên vềhiệp định tựdo thương mại song
phương vào tháng 1\2007 và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ
8,5 tỷUSD năm 2005 lên 15 tỷUSD vào năm 2010. Chuyến thăm chính thức Nhật
Bản của Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 19/10/2006 vừa qua là động lực, mởra
nhiều cơhội thúc đẩy hơn nữa quan hệkinh tế-thương mại giữa Việt Nam - Nhật
Bản và cho rất nhiều ngành nghềsản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong đó có
ngành gốm mỹnghệ.
Sản xuất gốm mỹnghệViệt Nam là một nghềthủcông cổtruyền đặc sắc và rất
độc đáo của dân tộc Việt Nam, từlâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước.
Không ít đồgốm ởnước ta đã được làm ởmột trình độkỹthuật tương đối cao và đã
trởnên nổi tiếng trên khắp thếgiới. Trong suốt nhiều thếkỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ
gốm sang các nước không chỉtrong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cảChâu
Âu. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứmỹnghệcủa nước ta đã liên tục tăng. Năm 1995
kim ngạch xuất khẩu gốm sứmỹnghệcủa nước ta chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm
2000 đã đạt 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1995, tốc độtăng trưởng
bình quân của giai đoạn này đạt gần 80%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ
đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứmỹ
nghệ đã có sựtăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD.
149 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5138 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
-----------
PHẠM THỊ KIM THỦY
XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG
NHẬT B ẢN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ : 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN
Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2006
2
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ............................................................................................ i
Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định cần đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản................... 1
1.1 Cơ sở lý luận để đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ............................................. 1
1.1.1 Học thuyết của chủ nghĩa trọng thương ............................................................. 1
1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith .................................................... 1
1.1.3 Học thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo .............................................. 2
1.1.4 Lý thuyết bền vững............................................................................................. 3
1.2 Tổng quan về thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản ................................................. 4
1.2.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ với
Việt Nam ..................................................................................................................... 4
1.2.1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản........................... 4
1.2.1.2 Quan hệ thương mại của Nhật Bản với Việt Nam..................................... 5
1.2.2 Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất
khẩu vào thị trường này............................................................................................... 8
1.2.2.1 Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng gốm mỹ nghệ của người Nhật Bản ....... 9
1.2.2.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng gốm mỹ nghệ nhập
khẩu...................................................................................................................... 12
1.2.2.3 Những điều cần lưu ý trong kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào
thị trường Nhật Bản ............................................................................................. 13
1.3 Triển vọng đối với gốm mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản ................ 14
1.3.1 Ý nghĩa của việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản..................................... 14
1.3.2 Triển vọng của thị trường Nhật Bản đối với gốm mỹ nghệ Việt Nam ............ 14
1.4 Những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang Nhật
Bản của các nước láng giềng........................................................................................ 16
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................... 16
3
1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................................ 17
1.4.3 Kinh nghiệm của Malaysia................................................................................ 19
1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ...................................................... 19
Kết luận chương 1
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản .......................................................... 21
2.1Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam .................................................................... 21
2.1.1 Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ ............................................................................ 21
2.1.2 Gốm mỹ nghệ Việt Nam .................................................................................. 22
2.2 Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua................... 23
2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian
qua ............................................................................................................................. 23
2.2.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu........................................ 25
2.2.2.1Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ................................ 25
2.2.2.2 Nguồn lao động cung cấp cho ngành hàng gốm mỹ nghệ....................... 28
2.2.2.3 Trình độ công nghệ sản xuất.................................................................... 28
2.2.2.4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã........................................... 30
2.3 Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong
thời gian qua.................................................................................................................. 31
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng .................................................... 32
2.3.1.1 Về xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản trong thời gian qua........................................................................................ 32
2.3.1.2 Về tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua....................... 33
2.3.1.3 Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam ...................... 34
2.2.2 Về thương hiệu gốm công mỹ nghệ ................................................................ 35
2.2.3 Về chất lượng và giá cả hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu ................................... 36
2.2.4 Về mẫu mã sản phẩm ....................................................................................... 38
4
2.2.5 Về phương thức xuất khẩu ............................................................................... 40
2.2.6 Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản ........................................... 42
2.4 Những nhân tố tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào Nhật Bản......................................................................................... 43
2.4.1 Môi trường bên ngoài ...................................................................................... 43
2.4.1.1 Cơ hội....................................................................................................... 43
2.4.1.2 Nguy cơ.................................................................................................... 45
2.4.2 Môi trường bên trong ....................................................................................... 47
2.4.2.1 Điểm mạnh............................................................................................... 47
2.4.2.2 Điểm yếu.................................................................................................. 49
Kết luận chương 2
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ
nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản .................................. 53
3.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp .............................................................................. 53
3.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp .......................................................................... 53
3.2.1 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là công cụ quan trọng để thâm nhập
thị trường của Nhật Bản ............................................................................................ 53
3.2.2 Coi việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào việc sản
xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ là quan điểm mang tính nguyên tắc và
xuyên suốt nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường Nhật Bản...... 53
3.2.3 Coi việc thâm nhập thị trường Nhật Bản là bước quan trọng để thâm nhập
các thị trường khác .................................................................................................... 54
3.2.4 Quan điểm các doanh nghiệp nổ lực, Nhà nước hổ trợ cho các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu ................................................................................................ 54
3.4 Cơ sở đề xuất các giải pháp – phân tích SWOT nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản..................................... 56
3.4.1 Phân tích khả năng khai thác các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu
của ngành hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam. ................................................................. 58
5
3.4.2 Phân tích khả năng khai thác các cơ hội và khắc phục các nguy cơ của
ngành hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam......................................................................... 61
3.5 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường
Nhật Bản ........................................................................................................................ 63
3.5.1 Giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản..................................................................... 63
3.5.2 Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường
Nhật Bản.................................................................................................................... 64
3.5.3 Nâng cao tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam........................... 66
3.5.3.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng gốm mỹ nghệ .......... 66
3.5.3.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá hàng gốm mỹ nghệ ...................... 73
3.5.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị trường xuất khẩu....................... 74
3.5.5 Giải pháp tăng cường liên kết .......................................................................... 75
3.5 Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................................... 77
3.5.1 Chính sách hỗ trợ tài chính của Chính Phủ ...................................................... 77
3.5.2. Đẩy mạnh vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước .................................... 77
3.5.3 Hoàn thiện công tác bảo hộ kiểu dáng sở hữu công nghiệp............................. 78
3.5.4 Xây dựng chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản theo hướng chiến lược liên kết, liên doanh với
các nhà nhập khẩu Nhật Bản ..................................................................................... 78
Kết Luận Chương 3
Kết Luận..............................................................................................vi
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ lục
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản .............................. 6
Bảng 1.2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản.................... 7
Bảng 1.3:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Nhật Bản............................ 8
Bảng 1.4: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2004.................. 8
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam năm 2003, 2005 phân
theo đối tác...................................................................................................................... 24
Bảng 2.3: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 loại lò....................... 26
Bảng 2.4: Nguồn cung cấp mẫu mã cho các doanh nghiệp ...................................... 30
Bảng 2.5: Lợi thế cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp ....................................... 38
Bảng 2.6: Sở thích của người Nhật Bản dưới cách nhìn của các doanh nghiệp ....... 39
Bảng 2.7: Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam ............................................ 41
Bảng 2.8: Khả năng am hiểu về thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp ........... 46
Bảng 2.9: Những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xuất
khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Nhật Bản ........................................................................... 47
Bảng 2.10: Khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp ....................................... 49
Bảng 2.11: Cách thức xuất khẩu hàng của doanh nghiệp sang Nhật Bản................. 50
Bảng 2.12: Khách hàng chủ yếu của doanh Nghiệp ................................................. 50
Bảng 2.13: Phương thức tìm kiếm đối tác Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt
Nam ........................................................................................................................... 51
Bảng 3.1: Phân tích khả năng khai thác các điểm mạnh của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 59
Bảng 3.2: Phân tích khả năng khắc phục các điểm yếu của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 60
Bảng 3.3: Phân tích khả năng khai thác các cơ hội của ngành gốm mỹ nghệ Việt
Nam................................................................................................................................. 61
Bảng 3.4: Phân tích khả năng khắc phục các nguy cơ của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 62
7
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản (ĐVT:%) ................................ 5
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản.......................... 12
Sơ đồ 2.1: Sơ dồ cung ứng đất nguyên liệu............................................................... 25
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu ...................................... 40
Sơ đồ 2.3: Biểu đồ thị phần kim ngạch gốm các loại nhập khẩu vào Nhật Bản
năm 2004......................................................................................................................... 42
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ Rađa dịnh vị khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam
tại thị trường Nhật Bản ................................................................................................... 52
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 25
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản..32
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hàng gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào Nhật Bản ........................................................................................... 33
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam và hàng gốm mỹ
nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế không ngừng được mở rộng và phát triển. Nhật Bản được đánh
giá là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã
nhất trí tiến hành vòng đàm phán đầu tiên về hiệp định tự do thương mại song
phương vào tháng 1\2007 và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ
8,5 tỷ USD năm 2005 lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Chuyến thăm chính thức Nhật
Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 19/10/2006 vừa qua là động lực, mở ra
nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam - Nhật
Bản và cho rất nhiều ngành nghề sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong đó có
ngành gốm mỹ nghệ.
Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất
độc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước.
Không ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã
trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Trong suốt nhiều thế kỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ
gốm sang các nước không chỉ trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cả Châu
Âu. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta đã liên tục tăng. Năm 1995
kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm
2000 đã đạt 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1995, tốc độ tăng trưởng
bình quân của giai đoạn này đạt gần 80%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ
đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ
nghệ đã có sự tăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD.
Một trong những thị trường đầu ra cho gốm mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản, thị
trường có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á
nói riêng. Tuy nhu cầu nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của quốc gia này rất lớn nhưng
hiện nay chúng ta chỉ xuất đáp ứng một phần rất nhỏ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản không những tạo điều kiện thuận
lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, đem tinh hoa của Việt
9
Nam sang các nước bạn mà còn giúp ta duy trì và phát triển ngành gốm vốn có
truyền thống lâu đời, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam.
Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản ngành gốm Việt Nam đang phải cạnh tranh
với các sản phẩm gốm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như:
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Do đó, muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng gốm
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, trong điều kiện mà ngành gốm mỹ
nghệ của Việt Nam đang ở mức phát triển chưa cao, tính cạnh tranh còn thấp thì cần
phải nghiên cứu kỹ thị trường này; đánh giá được khả năng thâm nhập thị trường
thực tế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Chính vì những lý do đó, người viết chọn
đề tài luận văn: “Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển” như một đóng góp nhỏ vào thực hiện
nhiệm vụ chung của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản đối với
xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam. Nghiên cứu những đặc trưng của thị
trường này và sự thâm nhập, phát triển của xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trên
thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực địa tại những làng nghề sản
xuất, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chủ lực tại Việt Nam như Bát Tràng, Bình Dương,
Đồng Nai, Vĩnh Long vì ngành sản xuất gốm sứ mỹ nghệ tại những địa phương này
đã đóng góp tới hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước. Trong đề tài
này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu gốm mỹ nghệ vì hàng sứ và bán sứ mỹ nghệ Việt
Nam chưa phát triển, chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc,
Nhật Bản…
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu
gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1998 đến năm
2005.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
10
Luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến việc xuất
khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản, các thông tin thị trường hàng gốm mỹ
nghệ của Nhật Bản, các đối thủ cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thị
trường Nhật Bản.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu của ngành hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam
nói chung và phân tích tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng trong
những năm gần đây. Qua đó luận văn xác định các yếu tố tác động thuận lợi, bất lợi
cũng như những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Thông qua việc tổng hợp, phân tích đánh giá ở trên để đưa ra các giải pháp
cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang thị
trường Nhật Bản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả và vân
dụng quan điểm, đường lối của Đảng về khuyến khích phát triển sản xuất – kinh
doanh những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang bản sắc văn hoá dân
tộc … để đẩy mạnh xuất khẩu những mặ