Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nướcViệt
Nam đã được khẳng định tại Đại hội Đảng VIII, IX và trong Nghị quyết 01
NQ/TƯ của Bộ chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Với vị trí là một trong 3
ngành xuất khẩu chủ lực, ngành giầy dép Việt Nam luôn là một trong những
ngành được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Như
vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam là phù hợp với điều kiện
nước ta theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
Trong hệ thống các thị trường xuất khẩu của hàng giầy dép Việt Nam, thị
trường EU hiện đang là thị trường đầy hứa hẹn. EU là thị trường lớn với 15
quốc gia thành viên có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Kể từ sau khi
Nhà nước có chính sách mở của đến nay, hàng giầy dép Việt Nam đã có mặt ở
hầu hết các nước trong liên minh EU. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép sang
EU, Việt Nam không chỉ có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà
còn thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu
hàng giầy dép sang EU luôn là một trong những vấn đề quan tâm của Đảng và
nhà nước ta.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3980 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang
EU:Thực trạng và giải pháp
2
Lời mở đầu
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và nhà nướcViệt
Nam đã được khẳng định tại Đại hội Đảng VIII, IX và trong Nghị quyết 01
NQ/TƯ của Bộ chính trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Với vị trí là một trong 3
ngành xuất khẩu chủ lực, ngành giầy dép Việt Nam luôn là một trong những
ngành được quan tâm hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu. Như
vậy, đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam là phù hợp với điều kiện
nước ta theo xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới.
Trong hệ thống các thị trường xuất khẩu của hàng giầy dép Việt Nam, thị
trường EU hiện đang là thị trường đầy hứa hẹn. EU là thị trường lớn với 15
quốc gia thành viên có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Kể từ sau khi
Nhà nước có chính sách mở của đến nay, hàng giầy dép Việt Nam đã có mặt ở
hầu hết các nước trong liên minh EU. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng giầy dép sang
EU, Việt Nam không chỉ có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương mà
còn thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Vì vậy, xuất khẩu
hàng giầy dép sang EU luôn là một trong những vấn đề quan tâm của Đảng và
nhà nước ta.
Nhận thấy tầm quan trọng và tương lai của các doanh nghiệp sản xuất
giày dép Việt Nam, Tôi đã chọn đề tài: “Xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam
sang EU:Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài.
Nội dung của đề án gồm 3 phần:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải tăng cường
khả năng xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam vào thị trường
EU.
3
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng
giầy dép Việt Nam vào thị trường EU.
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG
CƯỜNG KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU
GIÀY DÉP
I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU.
1. Khái niệm.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, là một vấn đề hết
sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu
thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong đó tất
cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu
sản xuất, từ các chi tiết linh kiện rất nhỏ bé đến các loại máy móc khổng lồ,
các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ có hàng hoá hữu hình mà cả hàng
hoá vô hình và với tỷ trọng ngày càng cao.
Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu
được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kính
thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và
nâng cao mức sống người dân.
2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
Với mục tiêu là đa dạng hoá các hình thức xuấta khẩu nhằm phân tán và
chia sẽ rủi ro, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có thể chọn lựa nhiều hình
thức xuất khẩu khác nhau. Sau đây là một số hình thức xuất khẩu chủ yếu:
4
2.1 .Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới
khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
2.2 .Xuất khẩu uỷ thác.
Xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanh quốc tế trong đó đơn vị kinh
doanh quốc tế đóng vai trò là người trung gian thay mặt cho đơn vị sản xuất
tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho các nhà sản xuất và
qua đó thu được một số tiền nhất định ( thường là tỷ lệ phần trăm giá trị lô
hàng xuât khẩu).
2.3 .Xuất khẩu tại chỗ.
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mới nhưng đang được phát
triển và có xu hướng phổ biến rộng rãi.
2.4 .Xuất khẩu gia công uỷ thác.
Xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thưc xuất khẩu mà trong đó đơn vị kinh
doanh quốc tế đứng ra nhận nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí
nghiệp gia công, sau đó thu hồi thanhg phẩm để xuất lại cho bên nước ngoài.
Đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp sản xuất.
2.5 .Buôn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá
mang ra trao đổi có giá trị tương đương.
Mục đích xuất khẩu ở đây không phải thu về một khoản ngoại tệ mà
nhằm mục đích có được một lượng hàng hoá có giá trị tương đương với giá trị
của lô hàng xuất khẩu.
5
2.6 .Xuất khẩu theo nghị định thư( xuất khẩu trả nợ).
Xuất khẩu theo nghị định thư là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu
theo chỉ tiêu nhà nước giao, tiến hành xuất khẩu một hay một số mặt hàng nhất
định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã ký giữa hai chính
phủ.
2.7 .Gia công quốc tế.
Gia công quốc tế là hình thức kinh doanh trong đó một bên ( gọi là bên
nhận gia công ) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên ( bên
đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua
đó thu được một số tiền nhất định ( gọi là phí gia công).
2.8 .Tái xuất khẩu
Tái xuất khẩu là hình thức xuất khẩu những hàng hoá mà trước đây đã
nhập khẩu và chưa tiến hành hoạt động chế biến.
II. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
Hoạt động trên thị trường quốc tế, tất cả các doanh nghiệp dù đã có kinh
nghiệm hay mới chỉ bắt đầu tham gia vào kinh doanh đều phải tuân theo các
nguyên tắc của các thương vụ thì mới có khả năng tồn tại lâu dài được. Công
tác tổ chức xuất khẩu tương đối phức tạp, có thể thay đổi theo mỗi loại hình
xuất khẩu. Chung quy lại, cần phải tuân theo một trình tự gồm các công đoạn
sau:
1. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu.
Đây là một trong những nội dung cơ bản ban đầu, nhưng quan trọng và
cần thiết để có thể tiến hành được hoạt động xuất khẩu. Khi doanh nghiệp có ý
định tham gia vào thị trường quốc tế thì doanh nghiệp cần xác định mặt hàng
mình định kinh doanh.
Trên thực tế doanh nghiệp có thể lựa chọn xuất khẩu những mặt hàng sau:
6
- SWYG ( Sell What You Got ) doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩm
mà mình sản xuất.
- SWAB ( Sell What Actually Buy): doanh nghiệp xuất khẩu những sản
phẩm mà thị trường cần.
- GLOB ( Sell Things Globaly Disregarding National Frontiers): doanh
nghiệp xuất khẩu những mặt hàng giống nhau ra thị trường thế giới, không
phân biệt sự khác nhau về văn hoá xã hội, ngôn ngữ, phong tục tập quán…và
biên giới quốc gia.
Ngày nay, xu hướng xuất khẩu những sản phẩm mà thị trường cần và
xuất khẩu những mặt hàng giống nhau ra tất cả các thị trường là phổ biến. Để
lựa chọn được đúng mặt hàng mà thị trường cần đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ, phân tích một cách có hệ thống về nhu cầu thị
trường cũng như khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cần dự
đoán xu hướng biến động của thị trường cũng như những cơ hội và thách thức
mà mình cần gặp phải trên thị trường thế giới.
2. Lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu doanh nghiệp cũng cần
phải tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu mặt hàng đó. Trong nhiều trường
hợp doanh nghiệp không thể hoạt động trên nhiều thị trường của một quốc gia
nào đó mà chỉ có thể hoạt động trên một đoạn hoặc một số đoạn thị trường trên
cơ sở các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, doanh nghiệp có thể hoạt động trên phạm vi quốc gia, khu vực
hoạt toàn cầu.
3. Lựa chọn đối tác giao dịch.
Việc lựa chọn đúng đối tượng giao dịch sẽ tránh cho doanh nghiệp nhiều
phiền toái, những mất mát, rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trên thị trường
7
quốc tế., đồng thời có điều kiện thực hiện thành công các kế hoạch kinh doanh
của mình. Các tốt nhất là doanh nghiệp các đối tác có đặc điểm sau:
- Thương nhân quen biết hay đã từng có quan hệ giao dịch với doanh
nghiệp của ta, có uy tín trong kinh doanh.
- Thương nhân có khả năng , thực lực về tài chính.
- Có thiện chí trong quan hệ buôn bán với ta, không biểu hiện hành vi lừa
đảo.
- Những người chịu trách nhiệm đại diện trong kinh doanh và có phạm vi
trách nhiệm của họ đối với các nghĩa vụ của công ty hoặc các tổ chức.
4. Lựa chọn phương thức giao dịch.
Phương thưc giao dịch là những cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để
thực hiện các kế hoạch và mục tiêu kinh doanh của mình trên thị trường thế
giới. Những cách thức này quy định thủ tục tiến hành, các điều kiện giao dịch,
các thao tác và chứng từ cần thiết của quan hệ giao dịch kinh doanh. Có rất
nhiều phương thức giao dịch khác nhau như: giao dịch thông thường, giao dịch
qua khâu trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm, giao dịch tại sở giao dịch
hàng hoá, đấu giá và đấu thầu quốc tế. Tuy nhiên phổ biến nhất và được sử
dụng rộng rãi nhất vẫn là phương thức thông thường.
5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu là một trong những khâu quan
trọng của hoạt động xuất khẩu. Nó quyết định những công đoạn mà doanh
nghiệp đã tiến hành trước đó, đồng thời nó quyết định đến tính khả thi của các
kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải nắm rõ thông tin về đối
tác cũng như chính bản thân doanh nghiệp, điểm mạnh điểm yếu.
Mọi cam kết trong hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng, vững chắc
và đáng tin cậy để các bên thực hiện cam kết của mình. Đàm phán có thể thực
hiện thông qua thư tín, điện tín và đàm phán trực tiếp.
8
6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền.
Sau khi ký kết hợp đồng, các bên sẽ thực hiện các điều kiện mà mình cam
kết trong hợp đồng. Sau đây là trình tự những công việc chung nhất cần tiến
hành để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong thực tế tuỳ theo thoả
thuận của các bên trong hợp đồng mà người xuất khẩu có thể bỏ qua một hoặc
vài công đoạn.
Yêu cầu mở và kiểm tra thư tín dụng.
Xin giấy phép xuất khẩu.
Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu.
Kiểm định hàng hoá.
Thuê phương tiện vận chuyển.
Làm thủ tục hải quan.
Giao hàng lên tàu.
Thanh toán.
Giải quyết khiếu nại (nếu có).
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
Hoạt động trên thị trường thế giới có nghĩa là doanh nghiệp đang hoạt
độnh trong một môi trường kinh doanh xa lạ và đầy những thách thức, có ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu bao gồm:
1. Các nhân tố kinh tế.
Thứ nhất, ảnh hưởng của cán cân thanh toán và chính sách tài chính
tiền tệ.
9
Nhân tố này quyết định phương án kinh doanh, mặt hàng và quy mô sản
xuất của doanh nghiệp. Sự thay đổi của những nhân tố này gây ra sự xáo trộn
lớn trong tỷ trọng xuất nhập khẩu.
Nhân tố tỷ giá ảnh hưởng mạnh đến công tác xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp. Đó là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu qủa hoạt động thương mại
quốc tế. Nếu tỷ giá hối đoái tương đối ổn định và ở mức thấp thì mới khuyến
khích được doanh nghiệp trong nước tích cực đầu tư sản xuất chế biến hàng
xuất khẩu và ngược lại.
Thứ hai, ảnh hưởng của hệ thống tài chính, ngân hàng.
Hệ thống tài chính, nân hàng chi phối rất lớn đến hoạt động xuất khẩu
thông qua lãi suất tiền cho vay hoạt động. Lãi suất thấp sẽ thúc đẩy các doanh
nghiệp tham gia vay vốn đầu tư và ngược lại. Mặt khác, lợi ích của các doanh
nghiệp phụ thuộc vào các nhân hàng do hình thức thanh toán của các hợp đồng
mua bán đều được thực hiện thông qua các ngân hàng. Nếu các nghiệp vụ ngân
hàng được bảo đảm thuận lợi, nhanh và chính xác thì sẽ tránh được rất nhiều
rủi ro cho doanh nghiệp.
Thứ ba, các nhân tố thuộc về chính sách.
Thương mại quốc tế nói chung đem lại lợ ích to lớn và vì lý do khác nhau
mà hầu hết các quốc gia đều có chính sách thương mại quốc tế thể hiện ý chí
và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động
thương mại quốc tế có liên quan đến nên kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nói như
vậy không có nghĩa là sự can thiệp của chính phủ theo chiều hướng tiêu cực.
Ngược lại, bằng việc sử dụng các công cụ và biện pháp khác nhau như: Thuế
quan, Quota(Hạn ngạch xuất khẩu). Các công cụ này nhằm bảo hộ hàng sản
xuất trong nước kich thích xuất khẩu.
2. Các nhân tố chính trị, luật pháp của nước sở tại.
Mỗi quốc gia lại có một môi trường chính trị, luật pháp riêng. Do vậy,
để đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến
10
các nhân tố chính trị luật pháp như: sự ổn định chính trị, chính sách tài chính
tiền tệ, bộ máy quản lý nhà nước. Những nhân tố này quyết định gián tiếp đến
hoạt động xuất khẩu.
3. Các nhân tố văn hoá, xã hội, môi trường tự nhiên.
Mỗi quốc gia đều có phong tục tập quán, những quy tắc, những điều cấm
kỵ của riêng mình. Để hoạt động kinh doanh xuất khẩu khỏi thất bại, nhà xuất
khẩu phải nghiên cứu thật kỹ xem những người mua ở nước ngoài chấp nhận
mặt hàng này hay mặt hàng kia như thế nào và họ sử dụng chúng ra sao
Môi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thường gây ra những đột biến
khó lường. Vì vậy doanh nghiệp phải xem xét và dự đoán được xu hướng biến
động của chúng để phát hiện cơ hội hay nguy cơ của doanh nghiệp.
4. Các nhân tố khoa học công nghệ.
Nhân tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả công tác xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, nhờ sự phái triển của hệ thống dịch vụ bưu
chính viến thông giúp doanh nghiệp có thể đàm phán trực tiếp với khách hàng
qua telex, điện tín, fax đặc biệt là Internet, công nghệ truyền tin nhanh nhất
hiện nay, nó làm giảm thiểu chi phí đi lại, hơn nữa doanh nghiệp có khả năng
nắm bắt thông tin mới nhất về thị trường. Khoa học công nghệ còn tác động
vào các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, kỹ nghệ, nghiệp vụ ngân hàng. Đó cũng
là nhân tố tác động tới xuất nhập khẩu.
5. Đối thủ cạnh tranh cạnh tranh.
Sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cả trong và ngoài nước luôn đe dọa sự
tồn tại của các doanh nghiệp. Xu hướng hội nhập kinh tế ngày nay càng là áp
lực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu bởi vì khi tham gia hội nhập, các
doanh nghiệp trong nước sẽ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước
ngoài mà không còn sự bảo hộ của Nhà nước, điều đó có nghĩa là buộc các
11
doanh nghiệp phải luôn tìm cách đổi mới cả trong quản lý và đổi mới sản phẩm
để tồn tại trong xu hướng kinh tế mới này.
6. Các nhân tố về bản thân doanh nghiệp.
6.1 .Sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Phản ánh tương quan lực lượng giữa thế và lực của doanh nghiệp và của
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nó biểu hiện khả năng duy trì
phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh thị trường mới. Sức cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện ở ba yếu tố cơ bản sau: giá cả, chất lượng, dịch vụ sau
bán hàng.
6.2 .Trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy năng động, gọn nhẹ sẽ giúp doanh nghiệp luôn biến đổi để thích
nghi với điều kiện kinh doanh mới, doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những
khóp khăn trong cạnh tranh. Bộ máy quản trị cần những người năng động và
sáng tạo chịu được áp lực cạnh tranh.
6.3 .Trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp.
Đó là năng lực của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công
nhân, thiết bị máy móc và công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng và sử dụng cho
việc sản xuất và chế biến những mặt hàng xuất khẩu. Điều này phản ánh tiềm
năng của doanh nghiệp, trình độ công nghệ của doanh nghiệp có mối liên hệ
mật thiết với chất lượng và giá thành phẩm. Có trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện
đại thì mới có điều kiện tăng năng suất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường quốc tế.
6.4 .Nguồn lục tài chính của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp với một nguồn lực tài chính mạnh dễ dàng đáp ứng với đơn
đặt hàng của khách hàng còn đối với những doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ và
phân tán thường gặp khó khăn khi cạnh tranh đẻ nhận được đơn đặt hàng. Tài
chính tác động trực tiếp và toàn bộ tới quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
12
IV. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động xuất khẩu giầy dép của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Thâm nhập vào thị trường EU hiện là muc tiêu ưu tiên đối với nền kinh tế
quốc dân nói chung và toàn nghành sản xuất giầy dép nói riêng. Do vậy, càng
phải nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hàng giầy dép
Việt Nam sang EU, biểu hiện bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, EU không những là một thị trường lớn, là một trong ba trung
tâm kinh tế lớn nhất trên thế giới, mà đây còn là thị trường nhập khẩu lớn nhất
đối với hàng giầy dép Việt Nam. Đây còn là thị trường có mức độ tieu dùng
giầy dép tương đối cao ( 6-7 đôi/người/năm) và là thị trường lý tưởng cho bất
kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Thứ hai, EU là thị trường rất khó tính với các rào cản kỹ thuật tương đối
cao, thị hiếu người tiêu dùng EU lại tương đối cao, nhu cầu giầy dép đi lại ít
mà làm đẹp thì nhiều. Do vậy nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật, đáp
ứng được thị hiếu người tiêu dùng thì không những chúng ta có thể chiếm
được thị phần trên thị trường EU mà còn có thể thâm nhập dễ dàng các thị
trường khác trên thế giới. Đây là phương pháp đi vòng mà Nhật Bản đã áp
dụng từ những thập kỉ trước.
Thứ ba, xuất khẩu hàng giầy dép Việt Nam sang EU hiện nay đang đóng
góp một nguồn thu đáng kể vào ngân sách quốc gia. Nếu như năm 1995, kim
nghạch xuất khẩu giầy dép chỉ đúng thứ 6 trong số 10 mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam thì nay đã vươn lên đứng hàng thứ 3, chỉ sau có dầu khí và dệt may.
Thứ tư, cùng với việc tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU, chúng ta
có thể tận dụng được sự chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp hiện
đại của EU nay không còn ưu thế về đất đai, lao động, muốn chuyển giao các
công nghệ đó cho các nước kém phát triển hơn. Do vậy, nó sẽ đảm bảo cho
hàng giầy dép Việt Nam có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật của EU.
13
Thứ năm, ngành giầy dép là ngành sử dụng nhiều lao động, việc tăng
cường xuất khẩu vào EU đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ sử dụng thêm nhiều
lao động, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người dân.
Thứ sáu, hàng giầy dép Việt Nam sở dĩ cạnh tranh được với hàng của các
nước khác trên thị trường EU, nguyên nhân chính là chúng ta đang được
hưởng mức htuế quan ưu đãi GSP mà EU dành cho Việt Nam. Nhưng đến năm
2005, khi mà Trung Quốc đạt được thoả thuận với EU và cũng được hưởng
GSP thì khi đó hàng giầy dép Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn về cạnh
tranh về giá rất lớn. Để tranh đi nguy cơ này, buộc các doanh nghiệp giầy dép
Việt Nam phải tìm cách giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm. Một trong
những nguyên nhân chính đẩy giá thành sản phẩm giầy dép của ta lên cao đó
chính là việc chúng ta đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài. Một giải
pháp đưa ra là chúng ta sẽ phát triển các đàn bò và xây dựng các nhà máy
thuộc da để cung cấp nguyên liệu với giá thành rẻ hơn cho các doanh nghiệp
sản xuất giầy dép.
14
Chương II:
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG GIẦY DÉP VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG EU
I. Khái quát về thị trường EU.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.
Lịch sử hình thành Liên minh châu Âu (Eropean Union - EU): được
đánh dấu từ ngày 18/4/1951 khi 6 nước: Pháp, Bỉ, CHLB Đức, Italia, Hà Lan,
Lucxămbua đã đi tới ký hiệp ước thiết lập cộng đồng than thép châu Âu
(CECA). Mục tiêu của CECA là đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than của các
nước thành viên trong những điều kiện thống nhất, đẩy mạnh tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động.
Trên cơ sở những kết quả mà CECA mang lại về mặt kinh tế cũng như chính
trị, Chính phủ các nước thành viên thấy cần thiết phải tiếp tục con đường đã
chọn để sớm đạt được “thực thể châu Âu mới”. Ngày 25/3/1957, hiệp ước thiết
lập cộng đồng kinh tế châu Âu (Eropean Economic Community-EEC) và cộng
đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (CEEA) đã được ký kết tại