Luận văn Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT: Thực trạng và giải pháp

Thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà đi đầu là sự bùng nổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình hội nhập diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh này sẽ xảy ra sự chuyển dịch quan trọng trong vai trò các nguồn lực cơ bản tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Thông tin, trí thức, phần mềm, đã và đang là những nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của toàn nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Công nghệ thông tin và Công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và đến nay nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển. Từ năm 1993, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 49/CP về Công nghệ Thông tin, với mục đích biến CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam trong thế kỷ 21. Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT đến năm 2005 trong đó nêu bật sự cần thiết ưu tiên xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đã từng bước định hướng cho công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mới của nước ta. Và gần đây, nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đã một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Chính phủ xây dựng công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế đột phá của Việt nam trong giai đoạn tới. Cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, và sự đầu tư nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt nam, công nghiệp phần mềm nước ta trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Phần mềm đã từng bước trở thành một ngành Công nghiệp mới hỗ trợ và đóng góp cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt, phần mềm Việt nam xuất khẩu đã có những kết quả ban đầu.

doc98 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4194 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục Phần mở đầu 3 Chương I 6 Khái quát về sản xuất và xuất khẩu phần mềm 6 I. Một số khái niệm cơ bản 7 1. Khái quát về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm 7 1.1 Công nghệ thông tin nói chung 7 1.2 Công nghệ phần mềm và công nghiệp phần mềm 8 2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại phần mềm 8 2.1 Định nghĩa 8 2.2 Phân loại phần mềm 8 2.3 Đặc điểm 10 II. Thực trạng và quy trình làm phần mềm trên thế giới 12 1. Thị trường công nghệ phần mềm 12 1.1 Tổng quát chung về thị trường phần mềm 12 1.2 Thực trạng một số thị trường chính 16 2. Quy trình làm phần mềm xuất khẩu 19 2.1 Xuất khẩu phần mềm gia công 19 2.2 Xuất khẩu phần mềm đóng gói 21 III. Sự cần thiết phải xuất khẩu phần mềm và thuận lợi, khó khăn của Việt Nam 23 1. Lợi ích của xuất khẩu phần mềm 23 2. Bài học thành công của 1 số nước như ấn Độ, Philippine 24 3. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam 26 3.1 Các khó khăn của phần mềm Việt nam 26 3.2 Các thuận lợi của phần mềm Việt Nam 31 Chương II 37 Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT 37 I. Khái quát về công ty FPT 37 1. Giới thiệu về công ty FPT 37 1.1 Một số mốc phát triển 37 1.2 Cơ cấu tổ chức FPT 39 1.3 Cơ cấu nhân sự 45 1.4 Tôn chỉ của công ty 46 1.5 Chính sách chất lượng 46 2. Tình hình hoạt động kinh doanh 47 2.1 Các lĩnh vực kinh doanh chính 48 2.2 Những thành tựu và danh hiệu đạt được 51 II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT 53 1. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực 53 1.1 Cơ sở vật chất 53 1.2 Phát triển nguồn nhân lực 54 2. Quy trình sản xuất phần mềm ở công ty FPT 59 3. Thị trường xuất khẩu của công ty 63 Chương III 67 Một số giải pháp phát triển nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT 67 I. Triển vọng phần mềm của Việt Nam và thế giới trong các năm tới 67 1. Tiềm năng của thị trường 67 1.1 Dự báo về doanh số 67 1.2 Dự báo về các xu hướng phát triển 71 2. Các chính sách định hướng của chính phủ 75 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách 75 2.2 Định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước 76 II. Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT 80 1. Giải pháp trước mắt 80 1.1 áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trong quá trình sản xuất phần mềm 80 1.2 Thay đổi phương thức tiếp thị truyền thống để khuyếch trương năng lực sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp 81 1.3 Đầu tư và hỗ trợ kinh phí đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho nhân viên 83 1.4 Đẩy mạnh chiến lược tiếp thị qua Internet 85 2. Giải pháp lâu dài 86 2.1 Chuẩn bị nguồn nhân lực 86 2.2 Tập trung đầu tư sản xuất tại các khu công nghệ phần mềm 87 2.3 Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm 89 2.4 Đa dạng hoá kiểu phần mềm 90 Kết luận 92 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà đi đầu là sự bùng nổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình hội nhập diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh này sẽ xảy ra sự chuyển dịch quan trọng trong vai trò các nguồn lực cơ bản tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Thông tin, trí thức, phần mềm, đã và đang là những nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của toàn nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Công nghệ thông tin và Công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và đến nay nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển. Từ năm 1993, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 49/CP về Công nghệ Thông tin, với mục đích biến CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam trong thế kỷ 21. Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT đến năm 2005 trong đó nêu bật sự cần thiết ưu tiên xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đã từng bước định hướng cho công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mới của nước ta. Và gần đây, nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đã một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Chính phủ xây dựng công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế đột phá của Việt nam trong giai đoạn tới. Cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, và sự đầu tư nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt nam, công nghiệp phần mềm nước ta trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Phần mềm đã từng bước trở thành một ngành Công nghiệp mới hỗ trợ và đóng góp cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt, phần mềm Việt nam xuất khẩu đã có những kết quả ban đầu. Việc cần thiết xây dựng Công nghiệp Phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn cho tương lai và hướng tới xuất khẩu phần mềm ra thế giới là những vấn đề bức xúc đối với đất nước cũng như với các doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu phần mềm. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng con đường đến với thị trường thế giới của phần mềm Việt nam còn gặp không ít những khó khăn và thách thức. Làm thế nào để đưa phần mềm Việt nam tham gia vào thị trường thế giới đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm nước ta, trong đó có công ty FPT - công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt nam. Luận văn với đề tài: “Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – Thực trạng và giải pháp ”, mong muốn góp phần với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế thông qua việc nghiên cứu việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT, từ đó đưa ra triển vọng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu này ở công ty FPT và các doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thị trường phần mềm thế giới và đặc biệt là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm cũng như tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm của công ty FPT để phân tích những cơ hội và thách thức của phần mềm FPT nói riêng và Việt nam nói chung trên con đường gia nhập thị trường quốc tế. Luận văn cũng tìm kiếm giải pháp để đưa việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm đem lại hiệu quả cao cho công ty FPT trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Phạm vi nghiên cứu: Công ty FPT, thực trạng công nghệ phần mềm, xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam và thế giới Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh trên cơ sở sử dụng các số liệu, bảng biểu thống kê, tài liệu và các kết quả nghiên cứu trước đó. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục thì luận văn được trình bày gồm ba chương: Chương 1: Khái quát về sản xuất và xuất khẩu phần mềm Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT Chương 3: Một số giải pháp phát triển công nghệ phần mềm, thúc đẩy xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển nhanh chóng, có vai trò quyết định đối với nền kinh tế toàn cầu. Phần mềm là nhân tố xuyên suốt và quyết định của CNTT, là công cụ chủ yếu để con người có thể khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại, chính vì vậy nên từ lâu phần mềm đã trở thành một loại hàng hoá, tạo nên một thị trường sôi động trong xã hội CNTT, những sản phẩm phần mềm đã trở thành những công cụ không thể thiếu đợc trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Do đó, xuất khẩu phần mềm sẽ trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian tới với hai tố chất cơ bản của con người Việt Nam : cần cù và thông minh. Tuy nhiên tìm hiểu về một nền công nghiệp phần mềm, quy trình để xuất khẩu sản phẩm đặc biệt này cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, chúng ta cần có một kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phần mềm cũng như tình hình thị trường Việt Nam và thế giới. Chương một của luận văn sẽ cung cấp các khái niệm cơ bản về phần mềm, đem lại một cái nhìn tổng quát về thị trường xuất khẩu phần mềm cũng như những lợi ích, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường này. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khái quát về công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm Công nghệ thông tin nói chung Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì CNTT bao gồm 4 lĩnh vực có liên hệ mật thiết với nhau: viễn thông, điện tử, tin học (kể cả các thiết bị và phần mềm), và các ứng dụng của tin học trong khoa học kỹ thuật, trong sản xuất, hành chính, quản trị và kinh doanh... Không thể xử lý thông tin hữu hiệu nếu không có thông tin kịp thời và chính xác, nghĩa là vừa dựa trên một mạng viễn thông tốt, vừa dựa trên những phương pháp và quy định chặt chẽ trong quá trình sản xuất, trong các hoạt động kinh tế, khoa học kỹ thuật để ứng dụng được CNTT. Do đó các tiến bộ trong viễn thông, điện tử và tin học có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Ta có thể kể đến những tầng lớp sau trong CNTT mà mỗi tầng lớp được xây dựng trên các tầng lớp phía dưới: Tầng thứ nhất là phần mềm gồm Các chương trình ứng dụng riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp. Phần tiếp theo là các chương trình phần mềm ứng dụng và hệ mềm cơ bản. Phần này phức tạp nhất và phong phú nhất. Tầng lớp thứ ba gồm những hệ điều hành phần mềm và hệ điều hành mạng. Tầng lớp thứ tư có thể coi như bao gồm tất cả các hệ máy và mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm ra các bảng mạch trong đó có gắn các linh kiện điện tử ; rồi lắp ráp với phần điện, cơ khí, các thiết bị ngoại vi... để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng. ở tầng lớp cuối cùng là việc sản xuất các linh kiện điện tử. Hiện nay chỉ có Mỹ, Nhật và Châu Âu là có công nghệ hoàn chỉnh làm các mạch tổng hợp. Sau giai đoạn sản xuất mạch trần (wafers) và in mạch tổng hợp trên mạch trần cần các nhà máy siêu sạch và siêu chính xác rất tối tân, công việc còn lại là đặt và hàn những mạch in trần đó vào hộp thành linh kiện, cần nhiều nhân công rẻ, thường được các công ty quốc tế làm tại các chi nhánh ở Châu á như Malaysia, Singapore... Công nghệ phần mềm và công nghiệp phần mềm Công nghệ phần mềm là tổng hợp các phương pháp, tổ chức để sản xuất ra phần mềm phục vụ ngành khoa học, công nghiệp, kinh tế xã hội. Công nghệ phần mềm là một bộ phận cấu thành nên CNTT và là một bộ phận quan trọng nhất, hay nói cách khác nếu không có ngành công nghệ phần mềm thì không thể hình thành nên cả một ngành CNTT. Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế nghiên cứu, xây dựng, sản xuất, phân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các dịch vụ đi kèm (tư vấn, cung cấp giải pháp, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, bảo trì...) cho người dùng vì lợi ích kinh tế. Khái niệm, đặc điểm, phân loại phần mềm Định nghĩa Phần mềm là các lệnh máy tính và các dữ liệu cần thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh...) để điều khiển hệ thống thiết bị máy tính thực hiện các chức năng nhất định. Phân loại phần mềm Phần mềm hệ thống (System Software) gồm các chương trình hướng dẫn các hoạt động cơ bản của máy tính như hiển thị thông tin lên màn hình, ghi dữ liệu lên đĩa, in kết quả, liên lạc với các thiết bị ngoại vi, phân tích và thực hiện các lệnh do người dùng nạp vào. Phần mềm hệ thống được chia làm 4 loại: Hệ điều hành (Operating system): là một bộ chương trình để quản lý việc sử dụng các bộ phận của phần cứng, phối hợp sự hoạt động của các bộ phận ấy để thực hiện các chương trình của người dùng đồng thời cung cấp một số dịch vụ giảm nhẹ công việc của người dùng. Một số hệ điều hành thông dụng hiện nay là MS DOS, MS Windows, Unix, OS/2, Macintosh... Các chương trình tiện ích (Utilities): là các chương trình bổ sung thêm các dịch vụ cần thiết mà hệ điều hành chưa đáp ứng được như cứu vãn dữ liệu bị hỏng, bảo mật... Các chương trình điều khiển thiết bị (Devide drivers): là các chương trình giúp máy tính điều khiển các thiết bị ngoại vi nào đó như máy in, máy ảnh kỹ thuật số, web cam... Các chương trình dịch: là các chương trình để dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán như Basic, C++, Java... Phần mềm ứng dụng (Application Software) là các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, thống kê tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học. Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm. Phần mềm ứng dụng được chia làm 4 loại sau: Phần mềm năng suất: Loại phần mềm này giúp người dùng làm việc có hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Các phần mềm thông dụng nhất thuộc loại này là các hệ soạn thảo, các chương trình lập bảng tính, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chương trình gửi và nhận thư điện tử, lập lịch, vẽ đồ hoạ... Phần mềm kinh doanh: là các chương trình giúp các doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ xử lý thông tin có tính chất thủ tục, lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng tháng hay hàng năm, đặc biệt ở các lĩnh vực kế toán, quản lý nhân sự, hàng hoá. Phần mềm giải trí: bao gồm các trò chơi, nhạc, phim, multimedia và các bộ chương trình điều khiển, hấp dẫn đối với những ai muốn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Phần mềm giáo dục và tham khảo: giúp người dùng học một môn học ví dụ như các mô phỏng của phản ứng hoá học, vật lý. Các cuốn từ điển, bách khoa toàn thư điện tử giúp tra cứu bất kỳ chủ đề nào. Đặc điểm Sản phẩm phần mềm có một số tính chất khác hẳn sản phẩm công nghiệp thông thường. Một mặt là ngành công nghệ cao, đòi hỏi sáng tạo lớn, tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm, mặt khác cần sự tự do sáng tạo, năng động rất cao của mỗi cá nhân. Do đó , san phẩm phần mềm có các đặc điểm riêng biệt rất khác các sản phẩm công nghiệp khác. Nhìn chung, có thể nói sản phẩm phần mềm có 7 đặc điểm chính : Hàm lượng chất xám cao: Giá thành vật chất hầu như không đáng kể (khoảng 1USD cho 1 đĩa CD), giá thành chính của sản phẩm là những gì ghi trong sản phẩm mang tin đó, là chất xám thuần tuý. Nhân bản dễ dàng: Tạo phần mềm thứ 2 khi đã có một phần mềm là một lao động giản đơn, chi phí hầu như bằng 0. Việc tạo ra các sản phẩm khác, như 1 chiếc ô tô, không đơn giản như vậy. Nếu như tạo ra một sản phẩm phần mềm tốn hàng triệu USD thì để có một phần mềm thứ 2 chỉ tốn 1 USD. Hầu như ai cũng có khả năng nhân bản phần mềm. Dễ bị mất bản quyền: Việc nhân bản dễ dàng cũng là điều kiện để phần mềm dễ bị vi phạm bản quyền. Vi phạm có thể là sao chép, có thể là tận dụng ý tưởng của người khác do trong lĩnh vực phát triển phần mềm ý tưởng là của chung. Giả sử một người có ý tưởng về một phần mềm kế toán để đơn giản hoá các công việc mà các kế toán viên phải làm đồng thời nâng cao tính chính xác của công việc nhiều số liệu này, anh ta có thể lập trình ra một phần mềm như vậy. Nhưng một khi đã có sản phẩm bán ra trên thị trường thì việc một người khác dựa trên ý tưởng đó cũng lập trình ra một phần mềm có các chức năng tương tự không bị coi là ăn cắp bản quyền. Thực tế trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm phần mềm có cùng công dụng như phần mềm xử lý văn bản, xử lý ảnh, phần mềm xem phim, nghe nhạc, phần mềm đồ hoạ, kế toán... Năng suất tính theo doanh thu/đầu người: Năng suất trong công nghiệp phần mềm không phải là 1 người làm được bao nhiêu sản phẩm 1 ngày mà thể hiện qua doanh số bán chia cho số nhân viên. Nếu 1 sản phẩm phần mềm được nhiều người công nhận thì doanh số của nó tăng vọt. Giả sử sản xuất 1 phần mềm tốn 1 triệu USD bán với giá 100 USD thì phiên bản ban đầu lỗ 999.900 USD, và lãi 99 USD cho mỗi phiên bản tiếp theo (chi phí nhân bản là 1 USD). Nếu bán được 20.000 bản thì thu được 1.98 triệu USD lãi 0.98 triệu USD. Càng tốt giá càng rẻ: Phần mềm càng tốt càng có nhiều người dùng nên có thể được bán ra với giá rẻ do chi phí nhân bản là không đáng kể. Đây là quy luật càng tốt giá càng rẻ khác hẳn quy luật tiền nào của ấy của sản phẩm công nghiệp thông thường. Vòng đời ngắn ngủi: Khoảng thời gian từ khi sản phẩm ra đời, tồn tại và bị thay thế càng ngày càng ngắn. Sau đó nó sẽ bị thay thế bởi một phiên bản cao hơn, nếu không sẽ tự bị đào thải trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Đầu tư cho R&D lớn: Để tạo ra 1 phần mềm mới, có chất lượng thì đầu tư về nhà xưởng, thiết bị không phải là yếu tố then chốt, quan trọng nhất là đầu tư cho nghiên cứu, phát triển ( R&D) nhằm tạo ra các sản phẩm tốt, thoả mãn nhu cầu của người dùng, thu lợi nhuận cho công ty. THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH LÀM PHẦN MỀM TRÊN THẾ GIỚI Thị trường công nghệ phần mềm Tổng quát chung về thị trường phần mềm Xuất hiện và phát triển cùng với máy tính, nghiên cứu phát triển phần mềm từ một hoạt động nghiên cứu khoa học dành cho số nhỏ các nhà toán học, ngày nay phần mềm đã trở thành một ngành công nghiệp có tốc độ phát triển mà không một ngành công nghiệp nào có thể sánh nổi. Hơn một thập kỷ qua thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của công nghiệp phần mềm thế giới, tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 15 - 20%, cao gấp 10 lần nhịp độ tăng trưởng chung của nền kinh tế thế giới. Không kể phần mềm tự phục vụ, tổng giá trị phần mềm được bán ra chiếm tới 1/3 thị phần của thị trường. Mỹ là nơi tiêu thụ phần mềm lớn nhất thế giới với tỷ trọng chiếm đến 49% vào năm 2000. Bên cạnh sự suy giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng của thị trường EU trong vài năm trở lại đây từ thì thị trường Nhật Bản đang vươn lên với tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm. Đặc biệt một số nước thuộc Châu Á-Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng thị trường đạt trên 20% một năm. Về hình thức, phần mềm đóng gói chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường với tổng trị giá các sản phẩm bán ra năm 1999 đạt 140 tỷ USD, chiếm trên 50% thị trường. Các sản phẩm này được tiêu thụ chủ yếu ở các thị trường của các nước phát triển. Các sản phẩm phần mềm may đo (là phần mềm không hoàn chỉnh, không có các tính năng đầy đủ như phần mềm đóng gói) chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực các nước mới phát triển với rất nhiều hình thức phong phú. Về tính năng, phần mềm hệ thống chủ yếu bao gồm các hệ điều hành máy đơn lẻ, các hệ điều hành mạng, các ngôn ngữ lập trình và các phần mềm tiện ích. Phần mềm ứng dụng phát triển mạnh trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp. Phần mềm giáo dục và giải trí được coi là một hướng đặc biệt dành cho gia đình. Về công nghệ, cùng với sự phát triển của phần cứng, các hướng công nghệ chính đang đóng vai trò chủ đạo hiện nay trên thế giới là các công nghệ thuộc các hướng nội dung đa phương tiện và mạng cộng tác. Nhóm công nghệ thuộc hướng các hệ thống thông minh dự báo sẽ có nhu cầu ứng dụng lớn trong vòng 5-10 năm tới ở các nước đang phát triển. Về nguồn cung cấp, các hãng Mỹ chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh trên thị trường phần mềm thế giới. Các phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng chủ yếu trên thế giới đều do các hãng Mỹ sản xuất như Microsoft, IBM, Oracle, Novell, AutoCAD, Adobe... Các hãng phần mềm EU chiếm vị trí nhất định trong các phần mềm kinh doanh. Các hãng Anh chiếm tỷ trọng lớn trong phần mềm giáo dục. Phần mềm trò chơi thuộc về Nhật. Một số nước như ấn Độ, Ailen, Israel, Philippines,... đang tham gia vào thị trường phần mềm thế giới theo hướng phục vụ nhu cầu nội địa, khu vực và nhất là xuất khẩu đến các thị trường phát triển dưới hình thức gia công từng công đoạn và thực hiện dịch vụ phần mềm cho các hãng phần mềm lớn. Gần đây, cơ cấu hoạt động tin học thay đổi rất nhanh nên các con số thống kê kinh tế cụ thể về thị trường phần mềm trên toàn thế giới thường không thực tế và luôn luôn phản ánh dưới thực sự tầm quan trọng của thị trường phần mềm. Ngoài ra còn do các xu hướng vận động sau: Cho đến gần đây các hãng làm máy tính thường làm phần mềm riêng cho máy tính của
Luận văn liên quan