Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
39 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật doanh nghiệp - Chủ đề: Công ty cổ phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ LỚP 51KD2 LUẬT DOANH NGHIỆP Chủ đề : CÔNG TY CỔ PHẦN GVHD: HOÀNG THU THỦY Nhóm 11: Nguyễn Thị Hồng Vân Nhữ Văn Hùng Phạm Thanh Tùng Dương Quốc Ngọc Đặng Thị Thu Sương Nguyễn Phúc Điền Lê Thị Tú Trinh I. Khái niệm đặc điểm và bản chất của công ty cổ phần. 1. Khái niệm và đặc điểm. 2. Bản chất. II. Những quy định chung về cổ phần, cổ đông, cổ phiếu, trái phiếu. 1. Cổ phần. 2. Cổ đông. 3. Cổ phiếu. 4. Trái phiếu. III. Vốn và Tài chính. 1. Rút vốn ra khỏi công ty cổ phần. 2. Tăng giảm vốn điều lệ. 3. Phân chia lợi nhuận. 4. Trả cổ tức cho cổ đông. IV. Cơ cấu tổ chức quản lý 1. Các chức danh. 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý. V. Kết luận I. Khái niệm đặc điểm và bản chất của công ty cổ phần.1. Khái niệm và đặc điểm. Căn cứ theo điều 77 luật DN 2005 quy định Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: 1. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. 2. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; 3. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 4. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. 5. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 6. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. 2. Bản chất. Là công ty đối vốn, có tư cách pháp nhân giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông. Cơ cấu tổ chức phức tạp, khả năng huy động vốn cao. II. Những quy định chung về cổ phần, cổ đông, cổ phiếu, trái phiếu. Cổ phần : Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ. Phân loại cổ phần: căn cứ theo điều 78 luật DN 2005 : a. Cổ phần phổ thông : công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông. Nhóm phải trình bày khái quát về quyền của cổ đông phổ thông, trên cơ sở đó so sánh với các loại cổ đông ưu đãi khác b. Cổ phần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần mà người sở hữu nó có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định (khoản 1 điều 81 luật DN). Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức là số tiền được trích ra từ lợi nhuận (nào?), được chia hằng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức. ( khoản 1 điều 82 luật DN 2005). Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. (khoản 1 điều 83 luật DN). Cổ phần ưu đãi khác: do Điều lệ công ty quy định. 2. Cổ đông: Khái niệm: Tại khoản 11 điều 4 luật DN 2005 có định nghĩa như sau: “ cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần’’. b. Các loại cổ đông: - Cổ đông sáng lập: là những cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và kí tên vào bảng Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. (khoản 11 điều 4 luật DN 2005 ). - Cổ đông đặc biệt: là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số lượng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong điều lệ công ty) của công ty cổ phần. Loại cổ đông này còn gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết và loại cổ phần mà cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng. - Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu). Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế các quyền khác (ví dụ quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyền biểu quyết...). Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại. Theo cô, nên gắn cổ phần với cổ đông tương ứng, cách phân loại này sẽ tạo cho người nghe dễ hiểu hơn c. Xác lập tư cách cổ đông: thông qua các cách sau: Mua cổ phần ngay từ khi thành lập để trở thành cổ đông sáng lập (theo khoản 11 điều 4 luật DN). Căn cứ theo điều 87 luật DN 2005 về chào bán và chuyển nhượng cổ phần, trở thành cổ đông công ty thông qua nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông của công ty hoặc mua cổ phần mới do công ty cổ phần phát hành. Tư cách của cổ đông cũng có thể được xác lập trên cơ sở thừa kế số cổ phần mà cổ đông trong công ty cổ phần đang nắm giữ. d. Thời điểm xác lập tư cách cổ đông: Căn cứ vào khoản 3 điều 87 luật DN 2005 thì khi thông tin về cổ đông được ghi đúng và đầy đủ vào sổ đăng kí cổ đông thì kể từ thời điểm đó người sở hữu cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Người mua cổ phần nào thì trở thành cổ đông của cổ phần đó. Quyền của đông phổ thông: điều 79 luật DN 2005 Nghĩa vụ của đông phổ thông: điều 80 luật DN 2005 Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết: điều 81 luật DN 2005 Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức: điều 82 luật DN 2005 Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại: điều 83 luật DN 2005 Nên sắp xếp lại cho phù hợp, cô có hướng dẫn trong slide bài giảng 3. Cổ phiếu: Định nghĩa: Theo điều 85 luật DN, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. - Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. b. Phân loại: Cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu ưu đãi. b.1 Cổ phiếu phổ thông gồm: Cổ phiếu của cổ đông sáng lập. Cổ phiếu thưởng. Cổ phiếu quỹ. b.2 Cổ phiếu ưu đãi gồm: (Những vấn đề này LDN không quy định, nếu các em đọc trong sách nào đó thì phải có nguồn trích dẫn và trình bày cụ thể, còn không thì không nên đưa vào dễ gây rối rắm không cần thiết) CPƯĐ lãi có tích lũy. CPƯĐ lãi không tích lũy. CPƯĐ có hoặc không tham dự chia phần. CPƯĐ có thể chuyển đổi. CPƯĐ có thể bồi hoàn 4. Trái phiếu: a. Định nghĩa: là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành (căn cứ theo khoản 2 điều 6 luật chứng khoán 2006 ). b. Đặc điểm: - Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. - Là chứng khoán nợ . c. Đặc điểm: (Phải chứng minh cụ thể và nguồn trích dẫn) Không có kỳ hạn và không hoàn vốn. Có tính lưu thông. Tính tư bản giả. Tính rủi ro cao. Tính thanh khoản cao Thực ra môn này không cần tìm hiểu quá kỹ, các bạn sẽ học trong môn thị trường chứng khoán) c. Phân loại: Trái phiếu công ty gồm: Loại có hoặc không thế chấp. TP có thể chuyển đổi. TP thu nhập. TP chiết khấu khống. TP chiết khấu thả nổi. TP chính phủ gồm: Công trái. TP kho bạc. TP công trình, đô thị, đầu tư. So sánh cổ phiếu và trái phiếu: - Giống nhau: đều là các loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành. Khác nhau: III.Vốn và tài chính 1. Rút vốn ra khỏi công ty cổ phần: Luật DN 2005 (khoản 1, điều 80), quy định cổ đông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới bất kì hình thức nào, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. III. Vốn và tài chính Vốn của công ty cổ phần được chia thành: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn tín dụng (vốn vay). Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty. Vốn tín dụng : là nguồn vốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau như vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc vay bằng cách phát hành trái phiếu. Vốn và Tài chính 2. Tăng, giảm vốn điều lệ : a) Tăng vốn điều lệ : Tăng vốn góp của cổ đông. Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ, tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty. Phát hành cổ phiếu. Trả cổ tức bằng cổ phiếu. Giảm vốn điều lệ : Hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ vốn góp. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 90 của Luật DN). Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 91 luật DN). Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. Công ty thu hồi và hủy bỏ một số cổ phiếu của cổ đông. Vốn và Tài chính 3. Phân chia lợi nhuận: Lợi nhuận gồm 2 phần: Phần lợi nhuận để chia cho cổ đông được gọi là lợi tức cổ phần. Phần lợi nhuận để lại không chia là lợi nhuận lưu giữ. Bộ phận này chủ yếu để tái đầu tư tăng thêm vốn cho sự phát triển của công ty. Vốn và Tài chính (Luật DN không quy định) 4. Trả cổ tức cho cổ đông:( xem điều 93 luật DN) Công ty đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó. Ngay sau khi trả hết cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần: Các chức danh : Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.(Điều 95 luật DN) Tổ chức quản lý Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Giám đốc (TGĐ) Ban kiểm soát Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (CHỦ TỊCH HĐQT) GIÁM ĐỐC (TGĐ) BAN KIỂM SOÁT Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ: (Điều 97, LDN 2005) họp ít nhất 1 năm 1 lần, ngoài ra có thể họp bất thường trong những trường hợp sau: HĐQT xét thấy cần thiết vì lơi ích công ty. Số thành viên HĐQT còn lại ít hơn quy định của pháp luật. Theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông (khoản 2, điều 79 LDN 2005). Theo yêu cầu của Ban kiểm soát. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Tổ chức quản lý Đại hội đồng cổ đông: - Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của CTCP gồm các cổ đông có quyền biểu quyết. (quyền và nhiệm vụ xem khoản 2, Điều 96 LDN 2005). Tổ chức quản lý Hội đồng quản trị : - Do ĐHĐCĐ bầu ra. Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc (TGĐ). Quyền và nhiệm vụ của HĐQT xem khoản 2 Điều 108 Luật DN 2005. Tổ chức quản lý Chủ tịch hội đồng quản trị(HĐQT): do HĐQT hoặc ĐHĐCĐ bầu ra, chủ tịch HĐQT có thể kiêm nhiệm Giám đốc (TGĐ). Quyền, nhiệm vụ, chế độ làm việc của Chủ tịch HĐQT do pháp luật và điều lệ công ty tại khoản 2 điều 111 LDN 2005. Giám đốc (TGĐ): do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thuê điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổ chức quản lý Giám đốc (TGĐ) là người đại diện công ty trước pháp luật nếu điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty. Quyền, nhiệm vụ, chế độ làm việc của GĐ (TGĐ) quy định tại khoản 3 điều 116 LDN 2005. Tổ chức quản lý Ban kiểm soát : do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, số lượng từ 3 đến 5 thành viên, trong đó ít nhất 1 thành viên có chuyên môn kế toán. Ban kiểm soát bầu 1 thành viên làm trưởng ban, trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông. Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên của ban kiểm soát (xem Điều 122 LDN 2005). Quyền, nhiệm vụ, nghĩa vụ, chế độ làm việc, thù lao của BKS xem điều 123, 125, 126 LDN 2005. Kết luận Từ những điều đã được tìm hiểu về công ty cổ phần, ta nhận thấy ưu và nhược điểm của loại hình công ty này: - Ưu điểm: Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty. Hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu. Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần. Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng, mua bán cổ phần. Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu. CTCP được tổ chức quản lý chặt chẽ, gắn người lao động với kết quả cuối cùng. - Nhược điểm: Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty, còn phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân của cổ đông. Chi phí tổ chức công ty khá tốn kém. Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông. Pháp chế nhà nước quy định chặt chẽ hoạt động của công ty và công ty có trách nhiệm báo cáo với nhà nước kết quả hoạt động của mình. Tương đối ít được tín nhiệm trong việc cấp tín dụng. Công ty khó thay đổi phạm vi kinh doanh vì phải căn cứ vào điều lệ công ty. Khó cha truyền con nối vì việc chuyển nhượng cổ phần dễ dàng nên có thể đến một lúc nào đó sẽ thay đổi chủ sở hữu, thay đổi chiến lược hoạt động của công ty.