Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn rất quan trọng, nếu không có vốn doanh nghiệp không thể mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, không thể đổi mới thiết bị công nghệ, không thể mở rộng sản xuất kinh doanh…Vì vậy có thể nói vốn là yếu tố số một của mọi quá trình kinh doanh.Vậy vốn là gì? Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định, là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì vốn lưu động là một bộ phận vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Thông thường trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia làm 2 loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất: gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, chi phí chờ kết chuyển, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. Tài sản lưu động lưu thông: bao gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng).

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18255 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn lưu động và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại thuốc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vòng tuần hoàn vốn lưu động: 1.1.1.1. Khái niệm Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn rất quan trọng, nếu không có vốn doanh nghiệp không thể mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, không thể đổi mới thiết bị công nghệ, không thể mở rộng sản xuất kinh doanh…Vì vậy có thể nói vốn là yếu tố số một của mọi quá trình kinh doanh.Vậy vốn là gì? Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn cố định và vốn lưu động. Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định, là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì vốn lưu động là một bộ phận vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Thông thường trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia làm 2 loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất: gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, chi phí chờ kết chuyển, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm. Tài sản lưu động lưu thông: bao gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng). Từ các phân tích trên có thể rút ra kết luận: Vốn lưu động là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Gọi là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Đối với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, hình thức biểu hiện của vốn lưu động là: Tiền trong quỹ của doanh nghiệp (quỹ tiền mặt, quỹ ở ngân hàng) Nguyên vật liệu tồn kho Còn đối với một doanh nghiệp đang hoạt động, hình thức biểu hiện của vốn lưu động rất đa dạng và phong phú, đó là: Vốn bằng tiền Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Thành phẩm Các khoản phải thu 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Do là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Cụ thể là: Vốn lưu động chuyển hoá hình thái liên tục, từ hình thái này qua hình thái khác. Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động chu chuyển liên tục và lặp lại theo chu kỳ tạo thành một vòng tuần hoàn vốn lưu động. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi trở về hình thái ban đầu hay nói cách khác là kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.1.1.3. Quá trình vận động của vốn lưu động (vòng tuần hoàn vốn lưu động) Trong doanh nghiệp sản xuất: Vốn lưu động vận động qua 3 giai đoạn: T - H - SX - H’- T’ - Giai đoạn mua sắm vật tư (T - H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần hoàn, ban đầu là hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ sản xuất. - Giai đoạn sản xuất (H- SX - H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất sản phẩm, từ vốn vật tư dự trữ trải qua quá trình sản xuất trở thành sản phẩm dở dang rồi bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất thì chuyển sang vốn thành phẩm. - Giai đoạn tiêu thụ (H’- T’): Doanh nghiệp trải qua quá trình tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. Ở giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang vốn tiền tệ. Trong doanh nghiệp thương mại: Vốn lưu động của doanh nghiệp vận động, chuyển hoá qua 2 giai đoạn: T - H - T’ - Giai đoạn mua: Từ vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn hàng hoá dự trữ. - Giai đoạn bán: Từ vốn hàng hoá dự trữ chuyển sang hình thái vốn bằng tiền. Do quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục nên sự vận động của vốn lưu động đi từ hình thái này sang hình thái khác. Bắt đầu từ hình thái vốn bằng tiền và kết thúc một chu kỳ cũng là vốn bằng tiền, tạo thành vòng tuần hoàn của vốn lưu động. Sự tuần hoàn này có tính chu kỳ tạo thành sự luân chuyển của vốn lưu động. 1.1.2. Phân loại vốn lưu động. Phân loại vốn lưu động là việc phân chia vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức nhất định nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động. 1.1.2.1. Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý..), các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán. Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp thích hợp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý, đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. 1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện Vốn lưu động được chia thành 2 loại: - Vốn vật tư, hàng hoá: Bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, thành phẩm, hàng hoá… - Vốn tiền tệ: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ)… Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 1.1.3.Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Theo quan hệ sở hữu về vốn: - Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt như vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do doanh nghiệp tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần… - Các khoản nợ: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ chưa thanh toán… Theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn: - Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử dụng kéo dài. Nguồn vốn lưu động thường xuyên  =  Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp  -  Giá trị còn lại của TSCĐ và các TSDH khác   Hoặc: Nguồn vốn lưu động thường xuyên  =  Tài sản lưu động  -  Nợ ngắn hạn   - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (có thời gian sử dụng dưới 1 năm), chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. Theo phạm vi huy động vốn: Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động. - Nguồn vốn bên trong: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. - Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp bao gồm: + Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. + Khoản khấu hao tài sản cố định. + Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý tài sản tài sản cố định. - Nguồn vốn bên ngoài: Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn chủ yếu sau: + Vay người thân. + Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác. + Gọi góp vốn liên doanh liên kết. + Tín dụng thương mại của nhà cung cấp. + Thuê tài sản. + Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép). 1.1.4. Mô hình về nguồn tài trợ. 1.1.4.1. Mô hình tài trợ thứ nhất. Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Lợi ích của việc áp dụng mô hình này: - Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao hơn. - Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn. Hạn chế của mô hình này: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn, song kém linh hoạt hơn. Trong thực tế, có khi doanh thu biến động, khi gặp khó khăn về tiêu thụ doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn thường xuyên khá lớn. 1.1.4.2. Mô hình tài trợ thứ hai Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, tuy nhiên, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nên doanh nghiệp phải chịu chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn. Nếu so sánh giữa tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn về mức độ rủi ro, thông thường tài trợ ngắn hạn có mức độ rủi ro ít hơn tài trợ dài hạn; về mặt chi phí sử dụng vốn, tài trợ dài hạn thường có chi phí cao hơn, lãi suất thường cao hơn, đôi khi được sử dụng cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự. Về mặt thực tế, có những doanh nghiệp khi gặp thời vụ, dự trữ vật tư và hàng tồn kho để bán tăng lên, lúc này đã sử dụng phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến đó. Trong tình huống này, cũng phải được chấp nhận đưa đến việc sử dụng vốn có tính linh hoạt cao hơn, mặc dù chi phí có cao hơn. 1.1.4.3.Mô hình tài trợ thứ ba. Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm báo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Về lợi thế, sử dụng mô hình này chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp hơn vì sử dụng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn. Trong thực tế, mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn, vì một phần tín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanh nghiệp mới hình thành lại càng cần thiết. Sử dụng mô hình này, doanh nghiệp cũng cần sự năng động trong việc tổ chức nguồn vốn, vì áp dụng mô hình này, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn. 1.1.5. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động. Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và tỷ trọng của từng thành phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau và ở từng thời kỳ khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng, từ đó xác định đúng các trọng điểm và có biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. * Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp: Do vốn lưu động được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình sản xuất kinh doanh nên nhìn chung có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: - Các nhân tố về mặt sản xuất: Quy trình công nghệ, quy mô sản xuất; độ dài của chu trình sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; khả năng nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; tay nghề, cán bộ công nhân viên (tay nghề thành thạo thì năng suất cao, tiết kiệm nguyên vật liệu hơn); tính phức tạp của sản phẩm (sản phẩm phức tạp đòi hỏi nhu cầu nhiêù hơn về nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ). Các nhân tố về việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm: Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa đơn vị cung ứng và đơn vị được cung ứng, thể hiện ở chỗ: + Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp càng xa thì việc dự trữ vật tư, hàng hoá, thành phẩm càng lớn. + Uy tín: Cơ sở cung cấp vật tư có uy tín, đảm bảo về thời gian cũng như chất lượng vật tư thì doanh nghiệp không phải dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu, tỷ trọng nguyên vật liệu cũng ít đi và ngược lại. + Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì phải dự trữ nhiều và ngược lại. + Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng: Nếu việc cung cấp thường xuyên và khối lượng nhiều thì dự trữ ít hơn và ngược lại. + Đặc điểm của sản phẩm: Nếu là sản phẩm mới tung ra thị trường thì không nên sản xuất quá nhiều và ngược lại. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi mức độ tin cậy của bạn hàng, quy mô hợp đồng ký kết, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ marketing sản phẩm… - Các nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu vốn lưu động trong lưu thông. + Phương thức thanh toán hợp lý, thủ tục thanh toán nhanh gọn, không để khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷ trọng các khoản phaỉ thu. + Việc chấp hành kỷ luật thanh toán, thực hiện hợp đồng thanh toán tốt hay chưa tốt, lựa chọn hình thức thích hợp hay chưa cũng ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động, chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bắng tiền mặt thì kết cấu vốn nghiêng về tiền mặt tại quỹ… 1.1.5.Vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động. 1.1.5.1.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là mức vốn lưu động cần thiết để quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục theo một quy mô kinh doanh đã được xác định trước. Việc xác định nhu cấu vốn lưu động thường xuyên có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp: Là cơ sở để huy động vốn lưu động đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp Là cơ sở để tổ chức sử dụng vốn lưu động, điều hoà vốn lưu động giữa các khâu tránh tình trạng căng thẳng giả tạo về vốn. Là cơ sở để kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thay đổi do tác động của nhiều nhân tố: Sự biến động của thị trường, giá cả, nhất là giá cả của vật tư hàng hoá Sự thay đổi của chế độ chính sách về tiền lương của người lao động Sự biến đổi của quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Sự thay đổi phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trình độ tổ chức quản lí, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tính chất mùa vụ) 1.1.5.2.Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.5.2.1. Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động: Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động trong từng khâu như: khâu sản xuất, khâu dự trữ và khâu lưu thông để xác định được vốn lưu động cần thiết trong mỗi khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu động. Trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết của doanh nghiệp trong kỳ bằng cách tập hợp nhu cầu vốn lưu động trong các khâu. Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này có thể được thực hiện theo trình tự sau: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng. Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp. Tổng hợp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ hàng tồn kho, dự kiến khoản phải thu và khoản phải trả. Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo công thức sau: Nhu cầu vốn lưu động  =  Mức dự trữ hàng tồn kho  +  Khoản phải thu từ khách hàng  -  Khoản phải trả nhà cung cấp   Nhu cầu vốn lưu động xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Tuy vậy, nó có hạn chế là việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian. 1.1.5.2.2. Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn. Ở đây có thể chia làm 2 trường hợp. - Trường hợp thứ nhất: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình. Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệp cùng loại trong ngành. Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiến theo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính ra nhu cầu vốn lưu động cần thiết. Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế. Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ. - Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhả cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo. Phương pháp này thực hiện theo trình tự sau: - Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động trong năm báo cáo. Khi xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý. - Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo. Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho kỳ kế hoạch. 1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh tối đa mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ với lượng vốn lưu động tối thiểu về quy mô và thời gian sử dụng vốn. Nghĩa là: với một quy mô vốn nhất định, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận nhiều hơn so với các kỳ trước đó hoặc mức doanh thu, lợi nhuận như cũ nhưng sử dụng ít vốn lưu động hơn. 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp Dù là loại hình doanh nghiệp nào thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao giờ cũng là một biện pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều này xuất phát từ những lý do sau: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo đủ lượng vốn lưu động đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh thì quá trình này sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn. Ngược lại, nếu doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv trang.doc
  • docBang LV Trang.doc
  • docBảng số 01.doc
  • docBảng số 2.doc
  • docBẢNG SỐ 06.doc
  • docBẢNG SỐ 08.doc
  • docBẢNG SỐ 09.doc
  • docBẢNG SỐ 11.doc
  • docBẢNG SỐ 12.doc
  • docBẢNG SỐ 13.doc
  • docbctc.doc
  • docDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • docDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docKluan.doc
  • docLời mở đầu.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docSodoTrang.doc
Luận văn liên quan