Lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra, có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế, xu hướng này không chỉ tạo ra sự liên kết chặt chẽ ngày càng sâu và rộng giữa các chủ thể với nhau mà còn hình thành môi trường cạnh tranh gay gắt ở phạm vi quốc tế, tạo ra thách thức không nhỏ cho các chủ thể. Trong bối cảnh đó, đầu tư quốc tế, một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện của hội nhập, cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Kể từ cuổi những năm 1990 trở lại đây, đã có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, một loại hình tranh chấp có tính chất đặc thù so với những tranh chấp khác phát sinh trong lĩnh vực này, do một bên trong tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư, chủ thể bị kiện có tư cách pháp lý đặc biệt. Vì vậy, giải quyết tranh chấp này trở thành một trong những vấn đề đặt ra cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư quốc tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đầu tư quốc tế, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây.Trước tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư đều đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật đầu tư quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bảo đảm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp sẽ vừa có ý nghĩa đối với các chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia trong các quan hệ đầu tư quốc tế vừa đảm bảo lợi ích người dân, quốc gia.

pdf222 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài, quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG NHUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG NHUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY Chuyên ngành: LUẬT QUỐC TẾ Mã số: 9 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VŨ HOÀNG HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Trần Thị Hồng Nhung LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học, Thầy PGS.TS. Nguyễn Vũ Hoàng. Luận án đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, tận tình và đầy tâm huyết của Thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, các Thầy Cô đã có những giúp đỡ, góp ý khoa học quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của Luận án. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các Thầy/cô tại Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất, hướng dẫn kịp thời tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này tại Nhà trường. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy/cô đồng nghiệp trong và ngoài Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nơi tôi đang công tác, đã có nhiều chia sẻ, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chồng và các con, bố mẹ, anh chị em, gia đình hai bên nội, ngoại đã kiên trì, thầm lặng dành cho tôi thời gian, sự quan tâm, động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Nghiên cứu sinh Trần Thị Hồng Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ......................................................................................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 9 1.1.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ......................................................... 9 1.1.2. Nhóm công trình liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. ................................ 14 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu nội dung cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong các điều ước quốc tế ........ 16 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế ............. 17 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 20 1.2.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn đề chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ................................................ 20 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .......................................... 23 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động kinh tế quốc tế ............ 25 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................... 26 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ............................................................................................ 26 1.3.2. Giải quyết và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ................................................................................... 28 1.3.3. Kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ..................................................................... 34 1.3.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Việt Nam .............................................................................. 35 1.3.5. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................... 36 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 38 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ .................. 39 2.1. Khái niệm, đặc trưng của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................................... 39 2.1.1. Khái niệm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................................................................. 39 2.1.2. Đặc điểm của tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ......................................................................................................... 42 2.1.3. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ............................................................................................ 54 2.2. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................................................................... 57 2.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................................................. 57 2.2.2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ............................................................................................ 59 2.3. Khái quát luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ........................................................... 67 2.3.1. Hệ thống nguyên tắc tự do hóa và bảo hộ đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế ................................................................................................................ 67 2.3.2. Đặc trưng của luật nội dung trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ........................................................... 73 2.4. Khái niệm, đặc điểm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................... 75 2.4.1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư .................................................................................... 75 2.4.2. Đặc điểm cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ................................................................................... 78 2.4.3. Phân loại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ................................................................................... 79 2.4.4. Quá trình phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong pháp luật đầu tư quốc tế .......... 82 2.5. Những mô hình cải cách nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ....................................... 88 2.5.1. Trong phòng ngừa tranh chấp .................................................................. 89 2.5.2. Trong giải quyết tranh chấp ..................................................................... 93 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM ..................................................................... 97 3.1. Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư - Thực tiễn của Ấn Độ và một số tham chiếu cho Việt Nam ............. 97 3.1.1. Khái quát tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư hiện nay ..................................................................... 97 3.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Ấn Độ trong thời gian qua ........................................................................................... 101 3.1.3. Đánh giá những điều chỉnh về chính sách ISDS của Ấn Độ ................. 112 3.1.4. Những khó khăn của Ấn Độ trong giai đoạn thực thi thay đổi chính sách về ISDS ............................................................................................................ 113 3.1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................... 115 3.2. Thực tiễn cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam ........................................................................................................ 118 3.2.1. Sự ra đời và phát triển của cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt nam ............................................................................... 118 3.2.2. Những điểm khác biệt về tiêu chuẩn tự do hóa và bảo hộ đầu tư theo các hiệp định CPTPP và EVFTA ........................................................................... 120 3.2.3. Nội dung cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo Hiệp định CPTPP và EVFTA ......................... 123 3.3. Thực tiễn và đánh giá chung về tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam ........................................................................ 144 3.3.1. Số lượng tranh chấp ............................................................................... 144 3.3.2. Luật áp dụng và căn cứ vi phạm ............................................................ 145 3.3.3. Cơ quan giải quyết tranh chấp và quy tắc tố tụng của trọng tài ............. 148 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 149 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY .. 150 4.1. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam .................................................................................... 150 4.1.1. Những vấn đề chung được đặt ra trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ..................................................... 152 4.1.2. Thực thi song song nhiều cơ chế ISDS khác nhau ................................. 158 4.1.3. Những khó khăn trong thực hiện giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo CPTPP, EVFTA ...................... 159 4.2. Giải pháp trong phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam .................................................................................... 160 4.2.1. Trong phòng ngừa tranh chấp phát sinh ................................................. 160 4.2.2. Trong giải quyết tranh chấp ................................................................... 169 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 177 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 178 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương BITS Bilateral Investment Treaties Hiệp định đầu tư song phương BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương CRCICA Cairo Regional Center for International Commercial Arbitration Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế khu vực Cairo EU European Union Liên minh Châu Âu EVFTA Euro – Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu FCNs The US Treaties on Frienship Commerce and Navigations Hiệp định song phương của Hoa Kỳ về hữu nghị, thương mại và hàng hóa FTAs Free Trade Agreements Hiệp định thương mại tự do FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FET Fair and equitable treatment Đãi ngộ công bằng và thỏa đáng ICC International Chamber of Commerce Phòng Thương mại quốc tế ICSID International Centre for Settlement of Investment Disputes Trung tâm quốc tế về giải quyết các tranh chấp đầu tư IIAs International Investment Agreements Hiệp định đầu tư quốc tế IPA Investment Protection Agreement Hiệp định bảo hộ đầu tư ISA Investor – State Arbitration Trọng tài giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ISDS Investor –State Dispute Settlement Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ISDSM Investor–State Dispute Settlement Mechanism Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư LCIA London Court of International Arbitration Tòa Trọng tài Quốc tế Luân Đôn MAI Multilateral Agreement of Investment Hiệp định đầu tư đa phương MFN Most Favoured Nations Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc MCCI Moscow Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công Nghiệp Mátxcơva NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NT National Treament Nguyên tắc đối xử quốc gia OECD Organisation for Economic Co- operation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCA Permanent Court of Arbitration Tòa trọng tài thường trực TPP Trans – Pacific Partnership Agreement Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương SCC Stockholm Chamber of Commerce Phòng Thương mại Stockholm UNCITR AL United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Diễn đàn của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển USAID United States Agency for International Development Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Một số thuật ngữ trừu tượng trong cam kết đầu tư quốc tế ...................... 75 Bảng 3.1: Tổng hợp các điều khoản IIAs được viện dẫn vi phạm từ 1986 đến 2016 [135] ... 100 Bảng 3.3: Những điểm tương ứng giữa điểm mới của Mẫu BIT năm 2015 và nội dung chính vụ kiện giữa Công ty White và Ấn Độ ................................................. 105 Biểu đồ 3.1. Thống kê số vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư [80, tr.109] ............................................................................................. 97 Biểu đồ 3.2: Thống kê về bị đơn trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư [80, tr.109] ........................................................ 99 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra, có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế, xu hướng này không chỉ tạo ra sự liên kết chặt chẽ ngày càng sâu và rộng giữa các chủ thể với nhau mà còn hình thành môi trường cạnh tranh gay gắt ở phạm vi quốc tế, tạo ra thách thức không nhỏ cho các chủ thể. Trong bối cảnh đó, đầu tư quốc tế, một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện của hội nhập, cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Kể từ cuổi những năm 1990 trở lại đây, đã có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, một loại hình tranh chấp có tính chất đặc thù so với những tranh chấp khác phát sinh trong lĩnh vực này, do một bên trong tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư, chủ thể bị kiện có tư cách pháp lý đặc biệt. Vì vậy, giải quyết tranh chấp này trở thành một trong những vấn đề đặt ra cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư quốc tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đầu tư quốc tế, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây.Trước tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư đều đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật đầu tư quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bảo đảm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp sẽ vừa có ý nghĩa đối với các chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia trong các quan hệ đầu tư quốc tế vừa đảm bảo lợi ích người dân, quốc gia. Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầu tư quốc tế nên loại hình tranh chấp này phổ biến xảy ra giữa các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển với bên tiếp nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Do đó, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác sẽ vừa phải bảo đảm xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh 2 thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vừa phải có những điều chỉnh, giải pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan tới loại hình tranh chấp này. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam không những phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định đầu tư trước mà còn phải thực hiện những thỏa thuận trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cụ thể, nước ta đã tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có những cam kết rất chặt chẽ về tự do hóa và bảo hộ đầu tư nói chung và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư nói riêng. Trước tình hình trên,việc nghiên cứu đề tài “Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” có ý nghĩa cả v
Luận văn liên quan