Lý thuyết chung về chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới sâu sắc và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện, bằng việc sử dụng các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử dụng có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, lạm phát đã được đẩy lùi và kiềm chế ở mức thấp; yêu cầu ổn định tiền tệ bước đầu được thực hiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ chúng ta còn gặp nhiều trở ngại trước hết là sự am hiểu về một phương pháp điều hành mới còn nhiều hạn chế trong khi nền kinh tế chuyển đổi còn thiếu những điều kiện để điều hành chính sách tiền tệ theo nghĩa gốc của mỗi công cụ. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn còn là một ẩn số và chắc chắn có những bất cập là điều khó tránh khỏi.

doc9 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3411 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết chung về chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của ngân hàng Việt Nam đã được đổi mới sâu sắc và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhờ đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện, bằng việc sử dụng các giải pháp tình thế mạnh dạn lúc đầu, đến sử dụng có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, lạm phát đã được đẩy lùi và kiềm chế ở mức thấp; yêu cầu ổn định tiền tệ bước đầu được thực hiện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phục vụ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong việc vận hành các công cụ của chính sách tiền tệ chúng ta còn gặp nhiều trở ngại trước hết là sự am hiểu về một phương pháp điều hành mới còn nhiều hạn chế trong khi nền kinh tế chuyển đổi còn thiếu những điều kiện để điều hành chính sách tiền tệ theo nghĩa gốc của mỗi công cụ. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn còn là một ẩn số và chắc chắn có những bất cập là điều khó tránh khỏi. PHầN NộI DUNG CHƯƠNG I lý thuyết chung về chính sách tiền tệ và các công cụ chính sách tiền tệ 1. Chính sách tiền tệ: 1.1. Vai trò của Ngân Hàng Trung Ương đối với chính sách tền tệ. Ngân Hàng Trung Ương là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là "linh hồn" của NHTƯ trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ trong nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHTƯ thường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết định tác nghiệp của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả năng thanh toán, mặt bằng lãi suất, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá... để thông qua đó đạt tối mục tiêu của chính sách tiền tệ. Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTƯ phải hình thành và sử dụng hệ thống công cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho NHTƯ khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTƯ nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng. Xét cho cùng NHTƯ có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế: Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuát tạo công ăn việc làm. Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. 1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Đảm bảo tăng trưởng kinh tế thực tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, mục tiêu bao trùm để giải quyết các mục tiêu khác. Hướng tới việc ổn định giá cả và ổn định tiền tệ. Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Cân bằng cán cân thanh toán. 2. Các công cụ chính sách trực tiếp: 1.1. Các công cụ trực tiếp. 2.1.1. Lãi suất tiền gửi và cho vay NHTƯ có thể qui định khung lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường nhưng thông qua cơ chế điều chỉnh cung cầu tiền tệ. Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm tăng nguồn vốn vay., ngược lại sẽ làm giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Khi muốn tăng khối lương cho vay, NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, khi cần hạn chế đầu tư NHTƯ sẽ ấn định mức lãi suất cao. 2.1.2. Hạn mức tín dụng Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể. Thực chất biện pháp này cho phép NHTƯ ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định và sau đó tìm đường để đưa nó vào trong nền kinh tế. Khi NHTƯ xác định hạn mức tín dụng thì căn cứ vào các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế; biến động của chỉ số giá cả; biến động của tỷ giá; tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế; bội chi ngân sách. Hạn mức tín dụng sẽ đặc biệt phát huy tác dụng trong nền kinh tế có lạm phát. Song trong nền kinh tế thị trường, cung cầu tín dụng biến đổi không ngừng, biện pháp này chỉ được áp dụng một cách hạn chế khi tình huống yêu cầu. 2.2. Các công cụ gián tiếp: 2.2.1. Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các NHTM ở NHTƯ, mức tiền gửi này do pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so với các khoản nợ của ngân hàng. Thông qua việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc NHTƯ tác động tới việc cung cấp tiền tệ cho nền kinh tế quốc dân. Nếu NHTƯ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thì khả năng tín dụng của NHTM sẽ giảm xuống. Mặt khác, để bù lại phần lãi suất đó (do quỹ tiền gửi NHTƯ không được tính lãi) các ngân hàng phải tăng lãi suất tín dụng do vậy mức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế sẽ giảm xuống. Việc tăng lên hay giảm xuống quỹ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng lương tiền cung ứng cho nền kinh tế qua cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Vì vậy đó là một công cụ tiềm tàng của chính sách tiền tệ. Ngoài ra dự trữ bắt buộc còn đảm bảo việc thanh toán thường xuyên của các NHTM. 2.2.2.Tái chiết khấu và tái cấp vốn. Tái chiết khấu và tái cấp vốn là chính sách NHTƯ cho các NHTM vay dưới nhiều hình thức tái chiết khấu và hình thức NHTƯ tái cấp vốn cho các NHTM. Khi NHTƯ nâng lãi suất chiết khấu tức là hạn chế cho vay đối với các NHTM, khả năng cho vay của các ngân hàng giảm lượng tiền gửi giảm đồng nghĩa với việc lượng tiền cung ứng giảm. Ngược lại khi lãi suất tái chiết khấu giảm, các ngân hàng kinh doanh sẽ có khả năng bành trướng tín dụng do được lợi trong việc vay vốn của NHTƯ, bởi vậy NHTM sẵn sàng hạ lãi suất khi cho các doanh nghiệp vay, kích thích đầu tư và sản lượng. 2.2.3. Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hang trung ương. Một số Ngân Hàng Trung Ương đẫ sử dụng thành cong tiền gửi có kỳ hạn để trung hoà vốn dư thừa. Nếu tiền gửi này không được rút trước khi đáo hạn thì tác động của nó giông như dự trữ bắt buộc chỉ khác ở chõ đó là tiền gửi tự nguyện. Để các ngân hàng đầu tư vốn khả ụng vào loại tiền gửi này thì phải dưa ra khì hạn và lãi suất hấp dẫn. Nếu loại tiền gửi này có khì hạn tương đối dài , khong được rút trước khi đáo hạn và không chuyển nhượng được thì nó có thể là công cụ tương đói hiệu quả dể trung hoà vốn khả dụng. 2.2.3. Nghiệp vụ thị trường mở Thực chất của hoạt động này là việc NHTƯ mua và bán các giấy tờ có giá (như cổ phiếu, trái khoán, công trái...) trên thị trường tiền tệ và trong chừng mực hạn chế nhất định cả trên thị trường vốn. Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM với lãi suất hấp dẫn, NHTƯ thu hồi tiền từ lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng, đồng thời khả năng cho vay của các NHTM cũng giảm và giá trị tín dụng tăng lên. Ngược lại, bằng việc mua các giấy tờ có giá, NHTƯ cung cấp tiền cho các NHTM để cho vay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là thời hạn cuả các giấy tờ có giá. Việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn chủ yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên thị trường tiền tệ, trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thanh toán của các NHTM. chươngII việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở việt nam 1. Chính sách tiền tệ và viêc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn. Chính sách tiền tệ của NHTƯ là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đòng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6. Thời kì 1986 đến 2000 có thể chia làm 4 giai đoạn 1.1. giai đoạn 1986 - 1988: Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tổng cầu luôn vượt quá tổng cung. Tình trạng thiếu ngân sách xảy ra thường xuyên vì vậy Nhà nước liên tục phát hành tiền để bù thiếu hụt khiến cho nền kinh tế luôn trong trạng thái bát ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số (siêu lạm phát). Xuất phát từ thực trạng đó, nhiệm vụ chống lạm phát đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy đã có hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ: ã Đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường ã Thi hành chế độ lãi suất thực dương. 1.2. Giai đoạn 1989 - 1991 Các chính sách tiền tệ mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao. Nhưng lạm phát ở mức trên 66% năm 1990 –1991 là không thể tránh khỏi vì nguồn lực cho nền kinh tế đang ở trong quá trình chuyển đổi thích nghi hướng theo hệ thống kinh tế thị trường. 1.3. Giai đoạn 1992 - 1995. Đây là giai đoạn nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, sự ổn định đã đi vào chế độ dừng. Việc cung ứng tiền tệ cho bội chi ngân sách đã chấm dứt, cải cách thuế đã thay đổi cơ bản thu chi ngân sách Nhà nước, các chính sách kinh tế đưa ra phú hợp với nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường làm cân bằng tổng cung và tổng cầu hàng hoá. Việc điều hành quản lý kinh tế tuy vậy vẫn ở dạng thô. Do vậy nền kinh tế không tránh khỏi những dao động về lạm phát. 2.4. Giai đoạn 1996 - 2000. Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính trong giai đoạn này 2. Những hạn chế trong sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam Thứ nhất, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ còn ở dạng sơ khai, chưa được hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường. Yêu cầu kiện toàn chính sách lãi suất trong mối tương quan chế đọ tỷ giá hối đoái thích hợp hơn vẫn chưa được xử lí tốt. Thứ hai, kinh doanh của hầu hết các NHTM còn gò bó, thiếu chủ động, tự chủ. Phần lớn các NHTM cổ phần hiện nay đều trong tình trạng thua lỗ. Nguồn vốn tín dụng còn hạn hẹp, mất cân đối cơ cấu với việc sử dụng, cho vay còn phân tán, hiệu quả thấp. Rủi ro tín dụng ngân hàng là đáng lo ngại và luôn luôn thường trực. Thứ ba, hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, chưa có những điều kiện căn bản để từng bước tự do hoá lãi suất và thả nổi tỷ giá hối đoái. Thị trường vốn mới ở dạng “manh nha” nên khả năng cung cấp vốn đầu tư trung dài hạn cho nền kinh tế còn rất yếu kém. Việc tạo lập các công cụ và thể chế phát triển thị trường tiền tệ ngắn hạn và thị trường vốn dài hạn nói chung mới bắt đầu và còn gặp không ít khó khăn. Đó là những trở ngại lớn cho NHNN tiến hành tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trên thị trường nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của đất nước. Thứ tư, sự thâm hụt lớn của cán cân vãng lai do nhập siêu triền miên và gánh nặng từ nợ nước ngoài cũng như gánh nặng của bội chi ngân sách tạo nên những áp lực từ nhiều phía đe doạ tính ổn định, độc lập tương đối của chính sách tiền tệ mà bước đầu đã tạo dựng được ở giai đoạn chống lạm phát trước đây. Thâm hụt cán cân vãng lai chủ yếu phải bù đắp bằng nhập khẩu vốn là nguyên chính khiến đồng tiền Việt Nam bị quá cao, kích thích tâm lí tích trữ dưới dạng ngoại tệ. Trong khi đó sự nôn nóng uốn nắn một cách cứng nhắc hoạt động tiền tệ tín dụng và ngân hàng sau một số vụ đổ vỡ tài chính làm tái phát xu hướng bao cấp tràn lan qua hạn mức tín dụng, qua lãi suất ưu đãi, qua áp lực chỉ định cho vay... Đó là những trở ngại không đễ gỡ bỏ trong quá trình hoàn thiện chính sách tiền tệ hiện nay.
Luận văn liên quan