Để nghiên cứu về khủng hoảng tài chính tiền tệ chúng ta cần nắm được thế nào là khủng hoảng tài chính tiền tệ. Khủng hoảng tài chính tiền tệ là một sự đổ vỡ trầm trọng trong các thị trường tài chính được đặc trưng bởi những sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ của nhiều hãng tài chính và phi tài chính. Việc nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cần thiết vì chúng đã dẫn đến những sa sút kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có nguy cơ xảy ra trong tương lai.
Những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khi vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính trở nên quá tồi tệ đến mức mà thị trường tài chính trở nên không còn khả năng khơi nguồn vốn một cách hữu hiệu từ những người tiết kiệm tới những người có những cơ hội đàu tư sinh lợi. Kết quả của sự bất lực của thị trường tài chính không hoạt động hữu hiệu là có một sự thu hẹp quan trọng các hoạt động kinh tế.
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý thuyết chung về khủng hoảng tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
Lý thuyết chung về khủng hoảng tài chính
1.1 Định nghĩa khủng hoảng tài chính tiền tệ:
Để nghiên cứu về khủng hoảng tài chính tiền tệ chúng ta cần nắm được thế nào là khủng hoảng tài chính tiền tệ. Khủng hoảng tài chính tiền tệ là một sự đổ vỡ trầm trọng trong các thị trường tài chính được đặc trưng bởi những sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ của nhiều hãng tài chính và phi tài chính. Việc nghiên cứu các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cần thiết vì chúng đã dẫn đến những sa sút kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có nguy cơ xảy ra trong tương lai.
Những cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra khi vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong thị trường tài chính trở nên quá tồi tệ đến mức mà thị trường tài chính trở nên không còn khả năng khơi nguồn vốn một cách hữu hiệu từ những người tiết kiệm tới những người có những cơ hội đàu tư sinh lợi. Kết quả của sự bất lực của thị trường tài chính không hoạt động hữu hiệu là có một sự thu hẹp quan trọng các hoạt động kinh tế.
1.2 Các loại khủng hoảng tài chính tiền tệ
Trên thế giới, người ta đề cập đến ba hình thức của khủng hoảng tài chính tiền tệ: khủng hoảng tiền tệ (currency crisis), khủng hoảng ngân hàng (banking crisis) và khủng hoảng kép.
Khủng hoảng tiền tệ diễn ra khi một hệ thống tài chính bị áp chế, lãi suất được kiểm soát ở dưới mức cân bằng để giảm chi phí cho vay. Chính phủ vừa phải sử dụng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỉ giá hối đoái cố định trong khi lại phải giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách cao cách vay nợ nước ngoài, hoặc trong điều kiện không thể làm như vậy thì bằng thuế lạm phát hay bằng tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao áp đặt lên các ngân hàng thương mại. Một cú sốc, ví dụ như tỉ giá ngoại thương thay đổi theo chiều hướng xấu làm tăng thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu, có thể dẫn tới một cuộc tấn công mang tính đầu cơ vào đồng nội tệ và làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối. Chính phủ lúc đó buộc phải từ bỏ tỉ giá hối đoái cố định và để đồng nội tệ phá giá.
Một khía cạnh khác của khủng hoảng tài chính tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Khi người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, thì họ thường rút tiền một cách ồ ạt. Với lượng dự trữ hạn hẹp, các ngân hàng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán (gọi là mất tính thanh khoản). Khủng hoảng trở nên nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đổ vốn cho vay vào các dự án rủi ro cao, không hiệu quả. Trục trặc thường nảy sinh khi các qui định kinh doanh tài chính thận trọng không có hoặc không được thực thi và các khoản cho vay được ngầm bảo đảm. Kết cục là tỉ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng mất vốn và rơi vào tình trạng phá sản.
Khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng có thể đi liền với nhau, cái nọ dẫn tới cái kia và tạo nên cái gọi là khủng hoảng kép. Khi đó, khủng hoảng tài chính trở nên rất trầm trọng và có thể dẫn tới khủng hoảng về kinh tế xã hội.
1.3 Các yếu tố gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính :
Có 5 yếu tố trong môi trường kinh tế có thể dẫn đến việc gây tồi tệ hơn một cách căn bản cho vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính, và đưa đến một cuộc khủng hoảng tài chính: tăng lãi suất; sụt giảm ở thị trường cổ phiếu; sự sụt giảm bất ngờ về mức giá tổng hợp; tình trạng không chắc chắn tăng lên và sự hoảng loạn ngân hàng.
Nếu lãi suất trên thị trường được nâng lên một cách không đầy đủ vì nhu cầu tín dụng tăng lên hoặc vì sự sụt giảm lượng tiền cung ứng, khi đó những vụ mạo hiểm vay tín dụng có triển vọng xấu có nhiều khả năng xảy ra bởi vì chỉ có những dự án đầu tư rủi ro nhất sẵn lòng chịu vay với mức lãi suất cao nhất. Do hậu quả việc này làm tăng lựa chọn đối nghịch khiến người cho vay sẽ không còn muốn thực hiện các món vay.Sụ sụt giảm quan trọng trong việc cho vay dẫn đến sụt giảm quan trọng trong đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp.
Một sự sụt giảm mạnh trong thị trường cổ phiếu làm giá trị ròng của các công ty giảm làm tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch khiến cho những người cho vay giảm bớt ý định cho vay làm cho việc đầu tư và tổng sản phẩm cuối cùng giảm.Vì giá trị tài sản ròng của một công ty có vai trò như vật thế chấp, khi giá trị của vật đảm bảo này sụt giảm, nó bảo vệ ít hơn cho người cho vay, do đó tổn thất từ món cho vay dễ có khả năng là nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, sự sụt giảm nói trên về giá trị tài sản ròng của công ty do sự sụt giảm ở thị trường cổ phiếu gây ra, làm tăng ý muốn gây rủi ro đạo đức ở những công ty đi vay vì họ có ít hơn để mất nếu các cuộc đầu tư rủi ro của họ có kết cục tồi tệ khiến cho việc cho vay trở thành kém hấp dẫn, dẫn đến giảm bớt hoạt động cho vay và hoạt động kinh tế.
Những sụt giảm bất ngờ về mức giá cũng làm giảm giá trị tài sản ròng của các công ty. Do điều đó làm tăng giá trị các món nợ của công ty theo hiện vật (sự tăng sức nặng của món nợ này), nhưng không tăng giá trị thực của những tài sản của công ty. Kết quả là giá trị ròng theo hiện vật ( hiệu số giữa tài sản và nợ theo hiện vật) giảm. Điều đó làm tăng các vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối với những người cho vay dẫn đến hoạt động cho vay và hoạt động kinh tế giảm xuống.
Sự tăng tính không chắc chắn trong các thị trường tài chính, có thể do sự thất bại của một tổ chức tài chính hoặc phi tài chính nổi tiếng, một sự suy thoái, hoặc một sự đổ vỡ thị trường cổ phiếu gây ra, khiến cho những người cho vay khó phân biệt những vụ mạo hiểm vay tín dụng có triển vọng tốt với những vụ mạo hiểm vay tín dụng có triển vọng xấu: kết quả là họ giảm bớt ý định cho vay, đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp.
Những vụ hoảng loạn ngân hàng có nghĩa là một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong đó nhiều ngân hàng không còn kinh doanh được nữa làm giảm tổng số những hoạt động trung gian tài chính mà ngân hàng thực hiện, dẫn đến một sụt giảm về đầu tư và kinh tế tổng hợp. Một sự giảm số lượng các ngân hàng cũng làm giảm sự cung ứng vốn cho những người vay, điều này dẫn đến sự tăng lãi suất cao. Đến lượt nó, sự tăng lãi suất làm tăng sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường tín dụng làm suy giảm các hoạt động kinh tế.
Phần hai
Khủng hoảng tài chính tiền tệ trong
Trong khu vực
Trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính tiền tệ, Đông á được ví như là “ sự phát triển thần kì ” của nền kinh tế thế giới, với tốc độ tăng trưởng nhanh vượt bậc. Thế nhưng, năm 1997 trở thành một năm đầy biến động với thị trường tài chính và nền kinh tế khu vực. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái Lan, và nó như một phản ứng dây chuyền, hàng loạt đồng tiền cũng như hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực bị kéo vào vòng xoáy khủng hoảng.
2.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam á năm 1997
2.1.1.Tại Thái Lan:
Đầu cơ tiền tệ và chứng khoán chủ yếu do các nhà đầu tư trong nước thực hiện .
ã Giai đoạn 1:
Ngày 2-7-1997, các nhà quản lý tiền tệ của Thái Lan tuyên bố bãi bỏ việc gắn giá trị của đồng bạt vào đồng đôla Mỹ. Tuyên bố này có nghĩa là chính quyền Thái Lan đã quyết định phá giá đồng tiền của mình và đó là điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông á. Chỉ sau 1 ngày, đồng bạt đã mất giá hơn 20%. Biến cố này đã làm cho món nợ nước ngoài 87 tỷ USD của Thái Lan ( trong đó nợ tư nhân khoảng 65 tỷ USD ) bỗng nhiên tăng lên 20%, thị trường tài chính của Thái Lan vốn đã rối loạn bởi hoạt động đầu cơ tiền tệ, càng trở nên rối loạn hơn. Món nợ không có khả năng thanh toán của các công ty lên tới hơn 32 tỷ USD. Vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tiền tệ đã bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế Thái Lan và nhanh chóng lan toả mạnh tới các nước trong và ngoài khu vực như: Malaysia, Inđônêxia, Philipin rồi sau đó đến Hàn Quốc.
ã Giai đoạn 2:
Từ tháng 4 đến tháng 6, các nhà đầu tư nước ngoài mất lòng tin đối với đồng bạt, tuy Ngân hàng Trung Ương (NHTW) đã bảo vệ tỷ giá, nên họ bán hầu hết cổ phiếu trên thị trường, chịu lỗ mua lại đô la với giá cao hơn để chuyển ra nước ngoài. Các nhà đầu cơ đã kiếm được khoản chênh lệch tỷ giá. Trong khi đó, các nhà đầu cơ lại vay tiền bạt (các ngân hàng nước ngoài đều được vay bằng đồng bạt), mua đô la nên lại càng tăng thêm áp lực lên tỷ giá.
ã Giai đoạn 3 :
Từ tháng 7 trở đi, NHTW đã cạn kiệt dự trữ ngoại tệ. Các nhà đầu cơ trong nước thông qua một số nhà chính trị gây áp lực đòi thả nổi đồng tiền. NHTW buộc phải thả nổi đồng bạt, tỷ giá tăng vọt .
Tiếp đó, chính phủ Thái Lan sụp đổ, chính phủ mới lên thay thế, lập chương trình cam kết thắt lưng buộc bụng để có được tài trợ của IMF.
Chương trình IMF bao gồm: đình chỉ 56 tổ chức tài chính, các công ty chứng khoán, thực hiện việc phá sản, giải thể, sáp nhập bán các công ty này cho các nhà thầu, bán các xí nghiệp nhà nước, thực hiện chính sách thắt chặt ngân sách, tăng lãi suất lên đến 25%.
Cho đến nay, đồng bạt đã ổn định lại từ mức cao nhất 45 bạt/USD, lãi suất đã hạ xuống còn 13,25%. Thái Lan được coi là điển hình thực hiện nghiêm chỉnh các điều kiện của IMF.
2.1.2.Tại các nước khác trong khu vực :
Vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tiền tệ đã bao trùm lên toàn bộ nền kinh tế Thái Lan và nhanh chóng lan toả mạnh tới các nước trong và ngoài khu vực. Mặc dù các nước này đã phải bỏ ra hàng tỷ USD dự trữ để giữ giá đồng nội tệ, các đồng tiền của họ vẫn liên tục mất giá.
ã Inđônêxia:
Cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Inđônêxia được coi là trầm trọng nhất kể từ khi thành lập nước Inđônêxia cuối năm 1945, đồng tiền mất giá, thị trường chứng khoán trượt dốc đều. Mối lo sợ xảy ra một cuộc lạm phát phi mã đã có lúc đẩy xã hội Inđônêxia lâm vào tình trạng hỗn loạn, người dân đổ xô đi tìm mua lương thực thực phẩm cùng các hàng hoá thiết yếu khác để tích trữ. Đồng rupiah của Inđônêxia mất giá 16%. Tổng thống Suharto đã buộc phải tuyên bố từ chức để Phó Tổng Thống Habibie lên thay. Tuy nhiên tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Inđônêxia cho đến nay vẫn còn phức tạp.
ã Malaysia:
Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và châu á, có thể nói rằng về mặt kinh tế và tài chính thì tình hình của Malaysia có tốt hơn Thái Lan, Hàn Quốc và Inđônêxia. Điều này thể hiện ở các điểm: ở Malaysia, hầu như có đủ việc làm cho lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát thấp, ngân sách chính phủ thặng dư. Nhưng quan trọng hơn cả là Malaysia không có mức nợ nước ngoài cao như Hàn Quốc(154 tỷ USD), Thái Lan(92 tỷ USD), Inđônêxia(138 tỷ USD), Malaysia chỉ nợ 44,1 tỷ USD. Phần lớn nợ nước ngoài của Malaysia là nợ trung hạn và nợ dài hạn, cho nên Malaysia không phải trả nợ gấp như Thái Lan và Hàn Quốc. Trong khi đó, mức dự trữ ngoại tệ của Malaysia lên tới 23 tỷ USD. Chính phủ Malaysia đã rút kinh nghiệm từ Thái Lan, Hàn Quốc và Inđônêxia nên các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng của Malaysia được thực hiện đúng lúc và có hiệu quả hơn. Đồng ringgit của Malaysia bị phá giá 13%.
ã Philipin:
Giống như Malaysia, Philipin chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ít hơn so với Thái Lan, Hàn Quốc và Inđônêxia do hệ thống ngân hàng của Philipin lành mạnh hơn. Các cơ sở kinh tế vĩ mô ổn định và cân đối, nền kinh tế Philipin phát triển với mức độ vừa phải, không quá nóng như Thái Lan , Hàn Quốc, Inđônêxia và Malaysia.
Tuy vậy, chính phủ Philipin đã có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Đến cuối tháng 8-1997 đồng bạt đã mất giá 28%.
ã Singapo:
Đồng đôla Singapo bị phá giá ở mức 6%, đây là một trong những quốc gia ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng. Do vậy, ngay từ cuối tháng 8-1997, các nước lâm vào khủng hoảng đã cố gắng bằng mọi giá cắt cơn sốc tiền tệ như tung USD ra mua đồng nội tệ vào, đánh thuế cao vào các khoản lợi nhuận do kinh doanh đầu cơ tiền tệ đem lại, nâng lãi suất tiền gửi đối với đông nội tệ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế…
Các đồng tiền trong khu vực tiếp tục có nhiều biến động mạnh vào cuối năm 1997 và đã giảm giá đến mức thấp kỉ lục vào cuối năm 1997 và đã giảm đến mức thấp kỉ lục vào cuối năm 1998. Tính đến ngày 12-6-1998, đồng rupiah của Inđônêxia bị phá giá 82,4%, các đồng tiền của Philipin, Malaysia, Hàn Quốc bị phá giá ở mức từ 35% đến 37%. Đồng đôla Đài Loan và đôla Singapo bị phá giá ở mức thấp hơn tương ứng là 20,5% và 18%.
Sự hoảng loạn trên thị trường ngoại hối đã nhanh chónh lan sang thị trường chứng khoán làm giá cổ phiếu của châu á giảm từ 30% đến 50%. Mọi người bắt đầu hoảng sợ rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á có thể không chỉ dừng lại và trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu.
2.1.3. Tác động của cuôc khủng hoảng đến nền kinh tế thế giới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở một số nước Châu á năm ‘ 97 đã gây ra những chấn động lớn về kinh tế, xã hội ở mỗi nước, đồng thời ảnh hưởng đến các nước khác ở khu vực. Tác động của cuộc khủng hoảng này là để lại những hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
ã Đối với các nước trong khu vực, trung tâm của “vòng xoáy” khủng hoảng:
Có thể nói sự mất giá nhanh với quy mô chưa từng có của đồng tiền 5 quốc gia (Thái Lan, Philipin, Malaysia, Inđônêxia, Hàn Quốc ) là tác động bên ngoài dễ thấy nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính ở các nước này:
Bảng 1.1: Tỷ giá hối đoái bình quân năm 1996 và 1997
Năm
Thái Lan
(Bạt/USD)
Philipin
Peso/USD
Malaysia
Ringgit/USD
Inđônêxia
Rupiah/USD
HànQuốc
Won/USD
1996
25.61
26.29
2.52
2308
844.2
1997
47.25
39.5
3.88
5400
1695.8
Tác động bên ngoài thứ hai của tình trạng khủng hoảng kinh tế tài chính là sự thua lỗ và phá sản với tốc độ và quy mô bất thường của hệ thống ngân hàng tài chính quốc gia:
Bảng1. 2: Tình trạng thua lỗ và phá sản của hệ thống ngân hàng tài chính
Nước
Năm tài chính từ 1/4/96 đến 31/1/97
(tổng số ngân hàng)
Năm tài chính từ 1/4/97 đến 31/3/98
Số ngân hàng bị đình chỉ hoạt động
Số ngân hàng bị quốc hữu hoá
Số ngân hàng bị sáp nhập
Số ngân hàng bị bán cho công ty nước ngoài
Tổng số ngân hàng “có vấn đề lớn”
Thái Lan
108
56
4
0
4
65 (59%)
Malaysia
60
0
0
41
0
41(68%)
Inđônêxia
228
16
56
11
0
83(36%)
Hàn quốc
56
16
2
0
0
18(32%)
Tác động thứ ba của sự khủng hoảng là sự thua lỗ, phá sản với quy mô và tốc độ bất thường của các doanh nghiệp:
Bảng1.3: Tình trạng thua lỗ và phá sản của các doanh nghiệp
Nước
Năm
Số doanh nghiệp phá sản
Thái Lan
1/1998-5/1998
582
Malaysia
1996
1997
489
6583
Inđônêxia
1998
Khoảng 80% doanh nghiệp ngừng hoạt động
Hàn Quốc
1997
1998
14000
53000
Sự phát triển của hàng loạt các ngân hàng, doanh nghiệp dẫn đến hai hậu quả trực tiếp là số người thất nghiệp tăng mạnh, và tăng trưởng quốc gia giảm sút (bảng 4).
Bảng1. 4: Tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp khi khủng hoảng kinh tế tài chính
Nước
Tăng trưởng kinh tế(%)
Tỷ lệ thất nghiệp(%)
1996
1997
1998
1996
1997
1998
Thái Lan
6.7
-0.4
- 8.3
3.3
3.7
Malaysia
8.2
7.0
2.0
2.6
2.7
5.0
Inđônêxia
7.8
4.6
-13.7
2.2
3.0
Philipin
5.8
5.2
- 0.5
9.5
10.4
13.8
HànQuốc
7.1
5.5
- 5.8
2.3
2.5
8
Không những thế, khủng hoảng tài chính còn ảnh hưởng đến cả tỷ lệ lạm phát, giảm dòng vốn đầu tư, tăng các món nợ nước ngoài, ảnh hưởng đên lãi suất cho vay ở các nước này.
Bảng 1.5: Chỉ số lạm phát, dòng vốn vào, nợ nước ngoài, lãi suất cho vay
Nước
Lạm phát
(%)
Dòng vốn vào(tỷ USD)
Nợ nước ngoài(tỷ USD)
Lãi suất cho vay(%)
96
97
98
96
97
98
96
97
98
96
97
98
Thái Lan
4.8
5.6
8.1
19.5
-9.1
-9.5
89
97
15
18
11.5
Malaysia
3.8
2.8
7.0
9.5
2.7
33.9
31
93.2
9.2
8.4
11.05
Inđônêxia
6.6
11.6
47
10.8
-0.6
115
129
140
19.2
21.8
34
Philipin
7.1
7.3
10.3
43
45
47
14.4
15.4
14.8
16.2
13.5
Hàn quốc
5.0
9.5
6.7
23.9
-9. 2
112
137
154
8.8
9
ã Đối với thị trường tài chính tiền tệ thế giới :
- Nguồn vốn đầu tư tư nhân vào nền kinh tế trong tháng 12 tại Thái Lan giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Các khoản cho vay từ ngân hàng cũng giảm mạnh ở Hồng Kông, Singapo, Thái Lan và Malaysia. Các chính sách kinh tế chống khủng hoảng bắt đầu bằng chính sách thắt lưng buộc bụng để thúc đẩy tìm tới ổn định, sau đó là nới lỏng chính sách này và quản lý các nhu cầu xã hội trong bối cảnh nền tài chính tiền tệ toàn cầu không dẫn đến một sự phát triển bền vững.
- Cuộc khủng hoảng đã đẩy 40% nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Nga, Brazil…đã bị cuốn vào vòng xoáy của nó. IMF gần như mất khả năng đóng vai trò “người chữa cháy” của nền kinh tế toàn cầu.
- Sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng đồng Bạt ở Thái Lan tháng 7/1997. Các công ty Nhật Bản đã vội vã rút vốn khỏi châu á do sợ suy thoái kinh tế Nhật Bản kéo dài. Những thay đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái và buôn bán của Mỹ đối với châu á đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế châu lục này. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu á trước hết do cơ cấu yếu kém của nền kinh tế trong nước nhưng bị trầm trọng thêm do những biến động nên ngoài liên quan đến môi trường tài chính quốc tế và trật tự buôn bán quốc tế.
- Thị trường tiền tệ thế giới đang bị tác động mạnh của sự lưu chuyển vốn ồ ạt và ngắn hạn. Vì vậy, những biến động ngắn hạn về tỷ giá hối đoái trở nên nhạy cảm và được quy định bởi sự thay đổi không thể dự báo trước của quan hệ cung cầu tiền tệ. Nguồn vốn thế giới chảy vào các nền kinh tế mới nổi ở khu vực này giảm mạnh từ mức 196 tỷ USD năm 1996 xuống còn 39 tỷ USD năm 1998, trong khi các nền kinh tế Âu Mỹ phát triển ổn định khiến nguồn vốn lại chảy ngược từ các nước Châu á trở lại Âu Mỹ. GDP của Mỹ đạt 8000 tỷ USD năm 1998, còn GDP của EU đạt 6000 tỷ. Nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh làm cho đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng mạnh lên so với các đồng tiền Châu á. Đến tháng 12/1998 các đồng tiền Châu á vẫn mất giá từ 13%-16% so với trước khủng hoảng. Cho đến tận nửa cuối tháng 3-1999 đồngYên cần được giao dịch với tỷ giá 123-124 Yên cho một đôla Mỹ. Xu hướng giảm giá của đồng Yên Nhật Bản cùng với khả năng lạm phát cao được gọi là cần thiết để kích thích nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, biên độ giao động tỷ giá lớn giữa đồng Yên và đồng đôla Mỹ không có lợi cho các nền kinh tế Châu á.
Stanley Fischer, Phó giám đốc điều hành IMF kêu gọi một sự ổn định tiền tệ lớn hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tiền tệ phá hoại các nền kinh tế mới nổi ở Châu á. Các nước này cần xác định một cơ chế phù hợp cho mình để cùng tìm ra một chính sách tỷ giá thích hợp. Trong khi khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tài chính gấp 50 lần khối lượng tiền tệ giao dịch trên thị trường hàng hoá, đồng USD vẫn là đồng tiền chi phối trên thị trường tài chính toàn cầu và mang lại cho Mỹ một lợi thế vô cùng to lớn. Do mở cửa thị trường vốn toàn cầu và những tiến bộ trong công nghệ máy tính và thông tin, Mỹ càng ngày tăng cường được ảnh hưởng đối với các nền kinh tế mới nổi với tư cách là nền tài chính lớn và mạnh nhất thế giới.
- IMF báo động rằng tình hình trên thị trường vốn quốc tế chứa đựng những nguy cơ bất ổn định lớn cũng như khả năng biến động cao và những điều chỉnh lớn về giá bất động sản. Thế giới phải chứng kiến cuộc khủng hoảng lớn trên thị trường vốn của các nước mới nổi.
Trong kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế, Đông Nam á đã đưa hơn 370 triệu người thoát khỏi đói nghèo và gia nhập tầng lớp trung lưu nhưng nay cuộc khủng hoảng lại đẩy hơn 200 triệu người trở lại đói nghèo.
2.2.Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính ở khu vực
Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á năm 1997 được coi là một chấn động lớn cuả thị trường tài chính thế giới trong suốt những thập kỉ vừa qua. Nghiên cứu nguyên nhân sâu xa cũng như nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng này sẽ giúp chúng ta có những giải pháp thực tiễn để ngăn ngừa, hạn chế việc phát sinh các cuộc khủng hoảng sau này. Những nguyên nhân sau được coi là những nguyên nhân cơ bản nhất và cũng chính là một số dấu hiệu khiến cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ hình thành và bùng nổ.
2.2.1.Nền kinh tế phát triển thiên lệch mất cân đối:
Nhờ sự chuyển đổi chiến lược từ công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu sang chiến lược công nghiệp hoá tập trung đẩy mạnh xuất khẩu đã tạo động lực kinh tế, tạo đà cho sự tăng trưởng nhanh và ổn định kinh tế của Thái Lan và một số nước Đông Nam á trong vòng hơn 1 thập kỷ trước khi diễn ra khủng hoảng. Điều này được biểu hiện ở mức tăng