"Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu" (Asian Cities Climate Change Resilience Network) viết tắt là ACCCRN bao gồm 10 thành phố của 4 quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. ACCCRN được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller (Mỹ) từ năm 2008 đến năm 2014. Hoạt động của ACCCRN tập trung vào phần giao nhau giữa biến đổi khí hậu (BĐKH), hệ thống đô thị và tính dễ bị tổn thương nhằm xem xét những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên khu vực đô thị. Kết quả dự kiến từ sáng kiến ACCCRN bao gồm: (1) Nâng cao năng lực của các thành phố, (2) Mạng lưới thông tin, kiến thức và cam kết, (3) Mở rộng, làm rõ các bài học kinh nghiệm và nhân rộng.
Hiện nay, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ là 3 thành phố của Việt Nam tham gia và thực hiện chương trình ACCCRN. Tại địa phương, UBND tỉnh/thành là đối tác chính của dự án và đóng vai trò chỉ đạo việc triển khai các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, ACCCRN đã hỗ trợ xây dựng 3 văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là CCCO – Climate Change Coordination Office) với mục đích chính là giúp việc cho Ban chỉ đạo (BCĐ) ứng phó với biến đổi khí hậu của 3 thành phố và điều phối các hoạt động về biến đổi khí hậu tại địa phương.
ACCCRN tập trung vào lĩnh vực Thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đối tượng dễ bị tổn thương bởi BĐKH tại 3 thành phố thông qua các hoạt động công trình và phi công trình.
Tại Việt Nam, đối tác hỗ trợ kỹ thuật chính của ACCCRN là Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường (ISET), Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ (NISTPASS), Tổ chức Thách thức với Thay đổi (CtC).
Tại Đà Nẵng, đầu mối ACCCRN là Văn phòng BCĐ ứng phó với BĐKH và nước biển dâng TP.Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng). Tính đến năm 2012, ACCCRN Đà Nẵng đã triển khai giai đoạn III với nhiều hoạt động thiết thực, quy mô và đem nhiều lợi ích không chỉ cho chính quyền mà còn cộng đồng địa phương. Điển hình, năm 2011, ACCCRN thúc đẩy, hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của CCCO Đà Nẵng. Trước đó năm 2009, ACCCN bước đầu hình thành Tổ công tác giúp việc BĐKH với vai trò chính là giúp việc cho BCĐ, hỗ trợ cho các hoạt động về BĐKH trên địa bàn thành phố. Ở cấp địa phương, cộng đồng, ACCCRN đóng vai trò trong việc hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị và nâng cao nhận thức cho các cấp.
124 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạng lưới các thành phố châu á có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống chịu với Biến Đổi Khí Hậu
DỰ THẢO
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
(Hiệu chỉnh ngày 1.3.2014)
Tiêu đề: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) đối với hoạt động du lịch Tp. Đà Nẵng.
Quốc gia: Việt Nam.
Chủ Dự án: Văn phòng thuộc Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng Tp. Đà Nẵng (CCCO).
Đối tác triển khai chính: Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Tp. Đà Nẵng.
Đối tác hỗ trợ kỹ thuật tại địa phương: Đại học Đà Nẵng.
Cơ quan điều phối cấp Quốc gia: ISET.
Thời gian: 7/2013-12014.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACCCRN
: Mạng lưới các thành phố châu Á có khả năng chống chịu với BĐKH
ATNĐ
: Áp thấp nhiệt đới
BCĐ
: Ban chỉ đạo
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
CCCO
: Văn phòng thuộc BCĐ ứng phó BĐKH và NBD Tp. Đà Nẵng
CSHT
: Cơ sở hạ tầng
CtC
: Tổ chức Thách thức với Thay đổi
CSVCKT
: Cơ sở vật chất kỹ thuật
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
DBTT
: Dễ bị tổn thương
GIZ
: Tổ chức quốc tế Đức
ISET
:Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường
KDL
:Khu du lịch
KTTV
: Khí tượng thủy văn
KT-XH
: Kinh tế - Xã hội
NBD
: Nước biển dâng
NISTPASS
: Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ
NN&PTNT
: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TNMT
: Tài nguyên môi trường
UBND
: UBND
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch 9
Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra tác động 10
Bảng 3. Thang đánh giá mức độ rủi ro 11
Bảng 4. Năng lực thích ứng của ngành du lịch đối với BĐKH 12
Bảng 5. Thước đo định tính xác định khả năng dễ bị tổn thương 12
Bảng 6. Hệ thống các nhà máy nước 24
Bảng 7. Các cơ sở mua sắm đạt chuẩn 27
Bảng 8. Các cơ sở ăn uống đạt chuẩn 27
Bảng 9. Lượng khách đến Tp. Đà Nẵng và doanh thu từ năm 2007- 20013 32
Bảng 10. Các sự kiện du lịch 38
Bảng 11. Tình hình Bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông từ năm 2001-2013 39
Bảng 12. Các đối tượng và khu vực du lịch chịu tác động bởi các hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở Tp. Đà Nẵng 44
Bảng 13. Mực NBD theo kịch bản phát thải thấp đến năm 2030 45
Bảng 14. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 46
Bảng 15. Tính toán theo các kịch bản 47
Bảng 16. Các đối tượng tài nguyên du lịch có nguy cơ ngập theo 3 kịch bản 51
Bảng 17. Hạ tầng du lịch ở Đà Nẵng có nguy cơ ngập theo 3 kịch bản 56
Bảng 18. CSVCKT du lịch ở Tp. Đà Nẵng có nguy cơ ngập 64
Bảng 19. Mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch 71
Bảng 20. Khả năng xảy ra tác động bởi BĐKH đối với ngành du lịch 73
Bảng 21. Mức độ rủi ro bởi BĐKH đối với ngành du lịch 73
Bảng 22. Mức độ tổn thương của ngành du lịch với BĐKH 76
Bảng 23. Ma trận phân tích thế mạnh, hạn chế và yếu tố tác động theo từng khu vực du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng 76
Bảng 24. Ma trận phân tích một số hoạt động định hướng ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch theo từng khu vực trên địa bàn TP. Đà Nẵng 78
Bảng 25. Ma trận phân tích các hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch ở Tp. Đà Nẵng theo các khu vực 78
Bảng 26. Ma trận phân tích các lợi ích và ước tính mức độ chi phí của các biện pháp ứng phó với BĐKH và NBD 81
Bảng 27. Tiêu chí xác định các biện pháp ứng phó ưu tiên 83
Bảng 28. Thứ tự các biện pháp ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD của ngành du lịch Tp. Đà Nẵng 84
Bảng 29. Danh mục các đề xuất ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD trong lĩnh vực du lịch ở Đà Nẵng giai đoạn 2014 -2020 87
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu đánh giá trực quan 9
Hình 2. Bãi biển Đà Nẵng vào mùa hè 17
Hình 3. Cảnh quan thiên nhiên khu du lịch Bà Nà 17
Hình 4. Bán đảo Sơn Trà 18
Hình 5. Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn 18
Hình 6. Quan cảnh đỉnh đèo Hải Vân4 18
Hình 7. Làng đá Non Nước 19
Hình 8. Làng đá Non Nước 19
Hình 9. Làng cổ Túy Loan 19
Hình 10. Bản đồ phân bố tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng 20
Hình 11. Giao thông ở Đà Nẵng1 21
Hình 12. Hạ tầng giao thông Tp. Đà Nẵng 23
Hình 13. Hạ tầng điện của thành phố 26
Hình 14. Phân bố khách sạn và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ du lịch 29
Hình 15. Hệ thống bưu điện, bệnh viện, ngân hàng 30
Hình 16. Hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm 31
Hình 17. Lượng khách đến Tp. Đà Nẵng và doanh thu từ năm 2007- 20013 32
Hình 18. Biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình các tháng trong năm ở Tp. Đà Nẵng 36
Hình 19. Số giờ nắng trong các tháng ở Đà Nẵng 37
Hình 20. Đường đi của bão hoạt động trên biển đông từ năm 2001-2012 40
Hình 21. Bản đồ định hướng phát triển Tp. Đà Nẵng 46
Hình 22. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 1 48
Hình 23. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 2 49
Hình 24. Bản đồ ngập lụt Tp. Đà Nẵng theo kịch bản 3 50
Hình 25. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng theo kịch bản 1 53
Hình 26. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng theo kịch bản 2 54
Hình 27. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến tài nguyên du lịch TP. Đà Nẵng theo kịch bản 3 55
Hình 28. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 1 58
Hình 29. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 2 59
Hình 30. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống giao thông ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 3 60
Hình 31. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 1 61
Hình 32. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 2 62
Hình 33. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến hệ thống điện ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 3 63
Hình 34. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 1 67
Hình 35. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 2 68
Hình 36. Bản đồ tác động của BĐKH và NBD đến CSVCKT du lịch ở TP. Đà Nẵng theo kịch bản 3 69
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
"Mạng lưới các thành phố ở Châu Á có khả năng chống chịu với Biến đổi Khí hậu" (Asian Cities Climate Change Resilience Network) viết tắt là ACCCRN bao gồm 10 thành phố của 4 quốc gia Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. ACCCRN được tài trợ bởi Quỹ Rockefeller (Mỹ) từ năm 2008 đến năm 2014. Hoạt động của ACCCRN tập trung vào phần giao nhau giữa biến đổi khí hậu (BĐKH), hệ thống đô thị và tính dễ bị tổn thương nhằm xem xét những tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên khu vực đô thị. Kết quả dự kiến từ sáng kiến ACCCRN bao gồm: (1) Nâng cao năng lực của các thành phố, (2) Mạng lưới thông tin, kiến thức và cam kết, (3) Mở rộng, làm rõ các bài học kinh nghiệm và nhân rộng.
Hiện nay, Đà Nẵng, Quy Nhơn và Cần Thơ là 3 thành phố của Việt Nam tham gia và thực hiện chương trình ACCCRN. Tại địa phương, UBND tỉnh/thành là đối tác chính của dự án và đóng vai trò chỉ đạo việc triển khai các hoạt động của dự án. Bên cạnh đó, ACCCRN đã hỗ trợ xây dựng 3 văn phòng Điều phối về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là CCCO – Climate Change Coordination Office) với mục đích chính là giúp việc cho Ban chỉ đạo (BCĐ) ứng phó với biến đổi khí hậu của 3 thành phố và điều phối các hoạt động về biến đổi khí hậu tại địa phương.
ACCCRN tập trung vào lĩnh vực Thích ứng với biến đổi khí hậu cho các đối tượng dễ bị tổn thương bởi BĐKH tại 3 thành phố thông qua các hoạt động công trình và phi công trình.
Tại Việt Nam, đối tác hỗ trợ kỹ thuật chính của ACCCRN là Viện Chuyển đổi Xã hội và Môi trường (ISET), Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học Công nghệ (NISTPASS), Tổ chức Thách thức với Thay đổi (CtC).
Tại Đà Nẵng, đầu mối ACCCRN là Văn phòng BCĐ ứng phó với BĐKH và nước biển dâng TP.Đà Nẵng (CCCO Đà Nẵng). Tính đến năm 2012, ACCCRN Đà Nẵng đã triển khai giai đoạn III với nhiều hoạt động thiết thực, quy mô và đem nhiều lợi ích không chỉ cho chính quyền mà còn cộng đồng địa phương. Điển hình, năm 2011, ACCCRN thúc đẩy, hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động của CCCO Đà Nẵng. Trước đó năm 2009, ACCCN bước đầu hình thành Tổ công tác giúp việc BĐKH với vai trò chính là giúp việc cho BCĐ, hỗ trợ cho các hoạt động về BĐKH trên địa bàn thành phố. Ở cấp địa phương, cộng đồng, ACCCRN đóng vai trò trong việc hỗ trợ về tài chính, trang thiết bị và nâng cao nhận thức cho các cấp.
ACCCRN Đà Nẵng có thể xem như là dự án đầu tiên về BĐKH tại TP.Đà Nẵng, đóng vai trò xới lên các vấn đề BĐKH tại thành phố.
Năm 2013, cũng trong khuôn khổ dự án này, Văn phòng BĐKH thành phố tiếp tục tổ chức triển khai nghiên cứu ngành “Đánh giá tính dễ tổn thương do BĐKH đối với hoạt động du lịch Tp. Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu tổng quát:
Xác định các đối tượng và khu vực dễ bị tổn thương (DBTT) do BĐKH đối với hoạt động du lịch ở Tp. Đà Nẵng
Hỗ trợ ngành du lịch xây dựng khung kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH đến năm 2020.
Mục tiêu cụ thể:
Xác định các yếu tố khí hậu, thời tiết có tác động bất lợi đến hoạt động du lịch trên địa bàn Tp. Đà Nẵng
Xác định các tác động bởi BĐKH đến các khu vực và đối tượng du lịch của thành phố (gồm: tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ du lịch và các sự kiện du lịch).
Xác định tính DBTT do tác động của BĐKH đối với các đối tượng của ngành du lịch của thành phố.
Đề xuất kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của đến năm 2020.
3. Phương pháp đánh giá
3.1. Đánh giá các tác động của BĐKH thông qua các biểu hiện của thời tiết nguy hiểm bằng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp; tổng hợp và phân tích.
3.2. Đánh giá trực quan tác động của BĐKH đến du lịch thông qua các kịch bản nguy cơ ngập bằng phương pháp chồng ghép bản đồ:
Sử dụng phương pháp hồi cứu dữ liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát, điều tra thực tế để xác định các bản đồ tài nguyên du lịch (1); bản đồ hạ tầng du lịch (2) và bản đồ CSVCKT du lịch (3)
Sử dụng phương pháp chồng ghép bản đồ nguy cơ ngập với các bản đồ chuyên đề (1), (2) và (3) để xác định khu vực, đối tượng bị tác động bởi BĐKH (Hình 1)
Hình 1. Sơ đồ các phương pháp nghiên cứu đánh giá trực quan
3.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương qua 5 bước theo “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” của Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường năm 2011.
Bước 1. Xác định mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Để xác định các mức độ tác động do BĐKH và NBD đến ngành du lịch, nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá gồm 4 mức thiệt hại dựa theo các hình thức nhận biết là % các đối tượng bị ảnh hưởng (Bảng 1).
Bảng 1. Tiêu chí đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Đối tượng
Mức độ thiệt hại
Hình thức nhận biết
Các tiêu chí đánh giá
chủ yếu
Tài nguyên du lịch
Nghiêm trọng
Bị mất đi
Các giá trị tài nguyên du lịch bị mất hoàn toàn do BĐKH hoặc NBD
Quan trọng
Bị suy giảm nghiêm trọng
> 50 các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Bị ảnh hưởng
Bị tổn thương
Từ 30 - 50% các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Ít bị ảnh hưởng
Ít bị tổn thương
< 30% các giá trị tài nguyên du lịch bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Hạ tầng du lịch (giao thông, cung cấp điện, nước)
Nghiêm trọng
Bị phá hủy và xuống cấp nghiêm trọng
- >50% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- >50% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- >50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Quan trọng
Bị xuống cấp nhiều
- Từ 30 - 50% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- Từ 30 - 50% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- Từ 30 - 50% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Bị ảnh hưởng
Bị xuống cấp
- Từ 15- 30% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- Từ 15- 30% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- Từ 15- 30% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Ít bị ảnh hưởng
Ít có sự thay đổi
- < 15% hạ tầng giao thông bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- < 15% hệ thống cấp, thoát nước bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
- < 15% hệ thống cung cấp điện bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Nghiêm trọng
Bị phá hủy và xuống cấp nghiêm trọng
> 50% bị xuống cấp và hư hại nhiều do tác động của BĐKH và NBD
Quan trọng
Bị xuống cấp nhiều
30- 50% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Bị ảnh hưởng
Bị xuống cấp
15 - 30% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Ít bị ảnh hưởng
Ít bị xuống cấp
<15% bị ảnh hưởng do BĐKH hoặc NBD
Các sự kiện du lịch
Nghiêm trọng
Gần như không thể thực hiện
> 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được
Quan trọng
Bị cắt giảm nhiều
Từ 50 - 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được
Bị ảnh hưởng
Bị ảnh hưởng
Từ 30 - 70% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được
Ít bị ảnh hưởng
Ít bị ảnh hưởng
< 30% các sự kiện du lịch không thể thực hiện được
Bước 2. Xác định khả năng xảy ra tác động của BĐKH đến ngành du lịch
Xác định khả năng xảy ra tác động của BĐKH dựa vào kết quả đánh giá mức độ tác động theo hướng dẫn của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường (2011) như bảng 2.
Bảng 2. Các tiêu chí đánh giá khả năng xảy ra tác động
Đối tượng
Mức độ tác động
Khả năng tác động xảy ra
Tài nguyên du lịch
- Không có tác động gì
Hầu như không
- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng)
Khó xảy ra
- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)
Có khả năng
- Mức độ tác động quan trọng
Nhiều khả năng
- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa
Hầu như chắc chắn
Hạ tầng du lịch
- Không có tác động gì
Hầu như không
- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng)
Khó xảy ra
- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)
Có khả năng
- Mức độ tác động quan trọng
Nhiều khả năng
- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa
Hầu như chắc chắn
CSVCKT DL
- Không có tác động gì
Hầu như không
- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng)
Khó xảy ra
- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)
Có khả năng
- Mức độ tác động quan trọng
Nhiều khả năng
- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa
Hầu như chắc chắn
Sự kiện du lịch
- Không có tác động gì
Hầu như không
- Mức độ tác động không đáng kể (Ít bị ảnh hưởng)
Khó xảy ra
- Mức độ tác động trung bình (Bị ảnh ảnh)
Có khả năng
- Mức độ tác động quan trọng
Nhiều khả năng
- Mức độ tác động nghiêm trọng, thảm họa
Hầu như chắc chắn
Bước 3. Xác định mức độ rủi ro
Dựa vào khả năng xảy ra tác động và mức độ tác động để xác định mức độ rủi ro theo hướng dẫn ở bảng 3.
Bảng 3. Thang đánh giá mức độ rủi ro
Khả năng tác động xảy ra
Mức độ tác động
K.đáng kể
(Ít bị ảnh hưởng)
Trung bình
(Bị ảnh hưởng)
Quan trọng
Nghiêm trọng
Thảm họa
Hầu như không
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
Khó xảy ra
Thấp
Thấp
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Có khả năng
Thấp
Trung bình
Trung bình
Cao
Cao
Nhiều khả năng
Thấp
Trung bình
Cao
Cao
Rất cao
Hầu như chắc chắn
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
Rất cao
Bước 4. Xác định năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch
Năng lực thích ứng với BĐKH của ngành du lịch được xác định theo 3 yếu tố là hệ thống công trình, yếu tố con người và thể chế với 3 mức độ thích ứng từ thấp, trung bình và cao (Bảng 4)
Bảng 4. Năng lực thích ứng của ngành du lịch đối với BĐKH
Năng lực
thích ứng
Hệ thống công trình
Yếu tố con người
Thể chế
Thấp
- Không có cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu
- Chưa có hiểu biết và kinh nghiệm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV, Internet, điện thoại phát thanh) khi xảy ra thiên tai còn hạn chế
- Mức độ phát triển con người (sức khỏe, tri thức) thấp
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành chính công thấp.
- Chưa có chính sách, phương án hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục khi thiên tai xảy ra.
Trung bình
- Các công trình, cơ sở hạ tầng đã có nhưng chưa hoàn thiện, hoặc khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai tốt
- Có kinh nghiệm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV, Internet, điện thoại phát thanh) khi xảy ra thiên tai trung bình
- Mức độ phát triển con người (sức khỏe, tri thức) tốt
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành chính công tương đối.
- Đã có chính sách, phương án hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục khi thiên tai xảy ra.Tuy nhiên chưa hoàn thiện, hiệu quả.
Cao
- Các công trình đã hoàn thiện, khả năng vận hành tốt khi thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra.
- Có kinh nghiệm, kiến thức và diễn tập ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu xảy ra;
- Mức độ tiếp cận thông tin (TV, Internet, điện thoại phát thanh) khi xảy ra thiên tai cao;
- Mức độ phát triển con người (sức khỏe, tri thức) tốt;
- Mức độ hiệu quả trong quản lý hành chính công tốt.
- Đã có chính sách, phương án hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục khi thiên tai xảy ra. Áp dụng rộng rãi và đạt hiệu quả cao
Bước 5. Xác định khả năng dễ bị tổn thương của ngành du lịch đối với BĐKH
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của ngành du lịch đối với BĐKH dựa vào mức độ rủi ro và năng lực thích ứng theo hướng dẫn ở bảng 5.
Bảng 5. Thước đo định tính xác định khả năng dễ bị tổn thương
Mức độ rủi ro
Năng lực thích ứng
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
Cao
Cao
Trung bình
Cao
Cao
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Trung bình
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
Thấp
3.4. Xây dựng các giải pháp ứng phó bằng phương pháp ma trận phân tích, có xem xét đến khả năng tích ứng của các giải pháp đối với các yếu tố khí hậu tác động; các lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường cũng như ước tính mức độ chi phí đầu tư đối với các giải pháp.
4. Chương trình đánh giá
Thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014
Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật từ NISTPASS, ISET
5. Những hạn chế trong quá trình đánh giá
- BĐKH và các biểu hiện của nó rất phức tạp, dữ liệu liên quan ít, vì vậy khó nhận diện một cách đầy đủ mọi khía cạnh tác động của BĐKH và NBD đến lĩnh vực du lịch, nhất là khó xác định được thời điểm BĐKH xảy ra.
- Đánh giá trực quan tác động của BĐKH đến du lịch thông qua các kịch bản nguy cơ ngập có độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản đồ nguy cơ ngập, các dữ liệu nền, các dữ liệu về tài nguyên du lịch, hạ tầng du lịch, CSVCKT du lịch, Đối với CSCVKT phục vụ du lịch chỉ mới xem xét, đánh giá đối với các khách sạn 5 sao và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, chưa xem xét các đối tượng khác.
- Chưa có dữ liệu để đánh giá tác động của BĐKH đến du lịch thông qua bản đồ nguy cơ lũ để xem xét các yếu tố rủi ro ở các khu du lịch đồi núi.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG DỰ ÁN
1.1. Khái quát chung về Tp. Đà Nẵng Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á qua tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng. Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
* Địa hình: Đà Nẵng có cả đồng bằng và núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Địa hình đồi núi chiếm một phần lớn diện tích. Vùng đồi núi hầu hết ở độ cao 700-1.500m, độ dốc lớn (>40o) và là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
* Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC, cao nhất là v