Mạng máy tính - Tìm hiểu mạng FDDI

Đến cuối những năm 80, chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là trong tin học. Những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công nghệ viễn thông. Các mạng viễn thông ngày nay đang phát triển nhanh chóng. Ngày nay, máy tính điện tử đã được sử dụng phổ biến, việc kết nối máy tính với các mạng là xu hướng tất yếu, không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu thuần túy mà cả trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong lịch sử phát triển loại người, thế kỉ 20 được đánh dấu bởi cuộc cách mạng về thông tin bao gồm các vấn đề thu thập, xử lý và phân phối thông tin. Điều đặc biệt là khi khả năng thu thập, xử lý và phân phối thông tin của con người tăng lên thì nhu cầu của chính con người về truyền thông đã tăng nhanh. Đúng như với định luật nổi tiếng của Parkinson: “Công việc sẽ phình ra chiếm hết cả thời gian còn có để hoàn thành nó”. Trong truyền thông điều này có nghĩa là dữ liệu dường như được mở rộng để chiếm hết phần băng thông còn lại để truyền, ví dụ như sự xuất hiện của các dịch vụ như xem phim, nghe nhạc trực tuyến đòi hỏi cần có băng thông lớn, tốc độ truyền dữ liệu cao. Vì thế nhu cầu nâng cao tốc độ truyền thông là một nhu cầu tất yếu để đáp ứng những đòi hỏi không giới hạn của con người. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, các chuẩn mạng tốc độ cao đã được ra đời, tiêu biểu như là FDDI. Theo xu hướng hiện nay thì chuẩn này sẽ là một trong các công nghệ chính của tương lai, vì thế việc nghiên cứu để hiểu và áp dụng chúng vào thực tế là điều cần thiết.

docx27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4448 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạng máy tính - Tìm hiểu mạng FDDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG _____—&œ–_____ BÁO CÁO MẠNG MÁY TÍNH Đề tài: Tìm hiểu mạng FDDI Giáo viên hướng dẫn: TS. Ngô Quỳnh Thu Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tuấn Anh 20101082 Bùi Duy Khánh 20101702 Phạm Phúc Khánh 20101712 Lớp: CNTT1-K55 Hà Nội, tháng 11 năm 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................... 2 I. Lịch sử phát triển của mạng FDDI ………………….. 3 1. Mạng máy tính là gì? ………………………………… 3 2. Sơ lược về lịch sử phát triển của mạng máy tính …… 3 3. Lịch sử phát triển của mạng FDDI …………………… 5 II. Mục đích, phạm vi ứng dụng của mạng FDDI …….. 15 1. Mục đích của mạng FDDI ……………………………. 15 2. Phạm vi ứng dụng của mạng FDDI …………………... 18 III. Hoạt động của mạng FDDI ………………………… 19 KẾT LUẬN ………………………………………………. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………. 26 LỜI MỞ ĐẦU Đến cuối những năm 80, chúng ta được chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là trong tin học. Những điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công nghệ viễn thông. Các mạng viễn thông ngày nay đang phát triển nhanh chóng. Ngày nay, máy tính điện tử đã được sử dụng phổ biến, việc kết nối máy tính với các mạng là xu hướng tất yếu, không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu thuần túy mà cả trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Trong lịch sử phát triển loại người, thế kỉ 20 được đánh dấu bởi cuộc cách mạng về thông tin bao gồm các vấn đề thu thập, xử lý và phân phối thông tin. Điều đặc biệt là khi khả năng thu thập, xử lý và phân phối thông tin của con người tăng lên thì nhu cầu của chính con người về truyền thông đã tăng nhanh. Đúng như với định luật nổi tiếng của Parkinson: “Công việc sẽ phình ra chiếm hết cả thời gian còn có để hoàn thành nó”. Trong truyền thông điều này có nghĩa là dữ liệu dường như được mở rộng để chiếm hết phần băng thông còn lại để truyền, ví dụ như sự xuất hiện của các dịch vụ như xem phim, nghe nhạc trực tuyến đòi hỏi cần có băng thông lớn, tốc độ truyền dữ liệu cao. Vì thế nhu cầu nâng cao tốc độ truyền thông là một nhu cầu tất yếu để đáp ứng những đòi hỏi không giới hạn của con người. Để đáp ứng nhu cầu thực tế đó, các chuẩn mạng tốc độ cao đã được ra đời, tiêu biểu như là FDDI. Theo xu hướng hiện nay thì chuẩn này sẽ là một trong các công nghệ chính của tương lai, vì thế việc nghiên cứu để hiểu và áp dụng chúng vào thực tế là điều cần thiết. Vì vậy, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tìm hiểu mạng FDDI”. Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng em xin đề cập về chuẩn FDDI, một chuẩn cáp quang có cấu trúc mạng vòng. Chuẩn này không chỉ áp dụng cho các mạng LAN, MAN mà đặc biệt hơn nó còn là một mô hình lý tưởng cho mạng xương sống nhờ vào các đặc điểm về phạm vi hỗ trợ, số trạm tối đa trên vòng, tốc độ truyền thông và quan trọng nhất là hiệu suất cao của nó. Trong báo cáo, chúng em sẽ lần lượt đề cập đến lịch sử phát triển, mục đích, phạm vi ứng dụng và hoạt động của chuẩn mạng FDDI. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô NGÔ QUỲNH THU đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Do kiến thức còn hạn chế nên trong bài này còn rất nhiều thiếu xót, chúng em mong nhận được nhiều ý kiến đánh giá và nhận xét của thầy cô. I. Lịch sử phát triển của mạng FDDI 1. Mạng máy tính là gì? Mạng máy tính hay còn gọi là hệ thống mạng được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu… Các thành phần của mạng có thể bao gồm: * Các hệ thống đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi,… * Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng điện từ (đối với các mạng không dây). * Giao thức truyền thông (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. 2. Sơ lược về lịch sử phát triển của mạng máy tính Vào giữa những năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực tế với những bóng đèn điện tử thì chúng có kích thước rất cồng kềnh và tốn nhiều năng lượng. Hồi đó việc nhập dữ liệu vào các máy tính được thông qua các tấm bìa mà người viết chương trình đã đục lỗ sẵn. Cùng với sự phát triển của những ứng dụng trên máy tính các phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp với máy tính trung tâm cũng đã được đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Vào giữa những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ. Hình 1.1: Mô hình truyền dữ liệu từ xa đầu tiên Những dạng đầu tiên của thiết bị đầu cuối bao gồm máy đọc bìa, máy in, thiết bị xử lý tín hiệu, các thiết bị cảm nhận. Việc liên kết từ xa đó có thể thực hiên thông qua những vùng khác nhau và đó là những dạng đầu tiên của hệ thống mạng. Trong lúc đưa ra giới thiệu những thiết bị đầu cuối từ xa, các nhà khoa học đã triển khai một loạt những thiết bị điều khiển, những thiết bị đầu cuối đặc biệt cho phép người sử dụng nâng cao được khả năng tương tác với máy tính. Một trong những sản phẩm quan trọng đó là hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM. Hệ thống đó bao gồm các màn hình, các hệ thống điều khiển, các thiết bị truyền thông được liên kết với các trung tâm tính toán. Hệ thống 3270 được giới thiệu vào năm 1971 và được sử dụng dùng để mở rộng khả năng tính toán của trung tâm máy tính tới các vùng xa. Để làm giảm nhiệm vụ truyền thông của máy tính trung tâm và số lượng các liên kết giữa máy tính trung tâm với các thiết bị đầu cuối, IBM và các công ty máy tính khác đã sản xuất một số các thiết bị sau: thiết bị kiểm soát truyền thông, thiết bị kiểm soát nhiều đầu cuối. Hình 1.2: Mô hình trao đổi mạng của hệ thống 3270 Vào giữa những năm 1970, các thiết bị đầu cuối sử dụng những phương pháp liên kết qua đường cáp nằm trong một khu vực đã được ra đời. Với những ưu điểm từ nâng cao tốc độ truyền dữ liệu và qua đó kết hợp được khả năng tính toán của các máy tính lại với nhau. Để thực hiện việc nâng cao khả năng tính toán với nhiều máy tính các nhà sản xuất bắt đầu xây dựng các mạng phức tạp. Vào những năm 1980 các hệ thống đường truyền tốc độ cao đã được thiết lập ở Bắc Mỹ và Châu Âu và từ đó cũng xuất hiện các nhà cung cấp các dịnh vụ truyền thông với những đường truyền có tốc độ cao hơn nhiều lần so với đường dây điện thoại. Với những chi phí thuê bao chấp nhận được, người ta có thể sử dụng được các đường truyền này để liên kết máy tính lại với nhau và bắt đầu hình thành các mạng một cách rộng khắp. Vào năm 1974 công ty IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng và thương mại, thông qua các dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc vào một máy tính dùng chung. Vào năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã bắt đầu bán hệ điều hành mạng của mình là "Attached Resource Computer Network” (hay gọi tắt là Arcnet) ra thị trường. Mạng Arcnet cho phép liên kết các máy tính và các trạm đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, qua đó đã trở thành là hệ điều hành mạng cục bộ đầu tiên. Ngày nay với một lượng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta, trong mọi lĩnh vực như khoa học, quân sự, quốc phòng, thương mại, dịch vụ, giáo dục... Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Người ta thấy được việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả năng mới to lớn như: sử dụng chung tài nguyên, tăng độ tin cậy của hệ thống, nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin. 3. Lịch sử phát triển của mạng FDDI Kéo theo sự phát triển ngày càng nhanh của mạng máy tính, nhu cầu thu thập, xử lý và phân phối thông tin của con người ngày càng tăng, các chuẩn mạng tốc độ cao đã ra đời, mà tiêu biểu chính là mạng FDDI. FDDI là công nghệ mạng cao tốc do Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (ANSI) X3T9.5 phát triển vào những năm giữa của thập kỉ 80. Vào thời điểm đó, các máy trạm kỹ thuật tốc độ cao đã bắt đầu đánh thuế băng thông mạng cục bộ (LAN) hiện thời dựa trên Ethernet và Token Ring. Một mạng LAN truyền thông mới là cần thiết mà có thể dễ dàng hỗ trợ các máy trạm và các ứng dụng mới phân phối của họ. Đồng thời, độ tin cậy mạng đã trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng như quản lý hệ thống di chuyển ứng dụng quan trọng từ máy tính lớn vào mạng. FDDI đã được phát triển để lấp đầy những nhu cầu này. Sau khi hoàn thành các đặc điểm kỹ thuật FDDI, ANSI gửi FDDI tới Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), tạo ra một phiên bản quốc tế của FDDI hoàn toàn tương thích với phiên bản tiêu chuẩn ANSI. Sau đó được ISO chấp nhận và trở thành chuẩn quốc tế ISO 9314 cho các mạng LAN, WAN. * Tiêu chuẩn ANSI: + Media Access Control - ANSI X3.139-1987, Media Access Control (MAC). + PHY - ANSI X3.148-1988, Media Access Control (PHY). + PMD - ANSI X3.166-1989, Media Access Control (PMD). + SMF-PMD - ANSI X3.184-1993, Media Access Control (SMF-PMD). + SMT - ANSI X3.229-1994, Media Access Control (SMT). * Tiêu chuẩn ISO: + PHY - ISO 9314-1. + MAC - ISO 9314-2. + PMD - ISO 9314-3. + SMF-PMD - ISO 9314-4. + SMT - ISO 9314-6. Ban đầu, FDDI là một tập các giao thức ANSI truyền dữ liệu qua cáp quang nhưng ngày nay nó cũng hỗ trợ cáp đồng nhưng với khoảng cách ngắn hơn. FDDI bao gồm một tập hợp các trạm được kết nối với nhau theo các tuyến điểm-nối-điểm để hình thành một vòng khép kín. Mỗi trạm thu các tín hiệu trên phía đầu vào của nó và tái tạo chúng để truyền trên phía đầu ra. Các mạng FDDI sử dụng phương thức truy cập Token Passing, tốc độ có thể đạt đến 100 Mbps. FDDI cũng cung cấp khả năng sử dụng cả hai vòng để truyền dữ liệu cùng một lúc. Tính năng này làm tăng tốc độ mạng lên 200 Mbps. Trong trường hợp lỗi, vòng thứ cấp sẽ trở lại chức năng trước đây của nó, và tốc độ mạng tổng thể sẽ giảm xuống 100 Mbps. FDDI được sử dụng làm Backbone cho các mạng diện rộng MAN, WAN. Cấu hình Ring cáp quang, có thể kết nối trực tiếp các trạm đầu cuối và các máy chủ trong một nhóm làm việc hay liên kết các mạng trong phạm vi một tòa nhà, trong một khu vực hay trong một thành phố. Khi đóng vai trò là một mạng xương sống (Backbone), FDDI liên kết các thiết bị mạng khác nhau như Router, Switch, Brigde, các bộ tập trung… để tạo thành một mạng lớn hơn từ các mạng con. Về mặt lý thuyết, có thể gán vào mạng bao nhiêu trạm cũng được, tuy nhiên các giá trị mặc định trong tiêu chuẩn FDDI giả thiết không nhiều hơn 1000 trạm được gán và một đường truyền là 200km. Mặc dù bị thay thế bởi các công nghệ LAN khác, FDDI vẫn có những ưu điểm nhất định. FDDI có thể được cấu hình như là hai mạng Ring ngược nhau độc lập. Điều này làm tăng tính ổn định hệ thống cao hơn. Nếu cấu hình (Topo) của mạng được thiết kế hai đường quang của cả hai mạng khác nhau về mặt vật lý thì sẽ đảm bảo cho hai mạng không bị phá hủy trong cùng một thời gian khi xảy ra các sự số liên quan đến hệ thống cáp. Hình 1.3: Cấu trúc vòng Ring kép của FDDI FDDI có đặc tính tự hồi phục bằng kỹ thuật Autowraping. Lỗi phát sinh ở Ring sơ cấp (Ring đang hoạt động) sẽ được khắc phục bằng cách nối vòng với Ring thứ cấp (Ring dự phòng), tạo thành một Ring đơn cho phép mạng FDDI hoạt động ở tốc độ cao nhất. Phần cứng mạng có khả năng phát hiện ra sự số của cáp giữa các điểm kết nối, do có hai đường cáp nên trạm phát hiện lỗi sẽ tự động nối hai vòng Ring với nhau thành một Ring đơn. FDDI mã hóa dữ liệu khác biệt với các công nghệ khác để tăng hiệu quả truyền dẫn. FDDI sử dụng sợi quang học như các phương tiện truyền dẫn chính, nhưng nó cũng có thể chạy trên cáp đồng. FDDI trên cáp đồng được gọi là Copper-Distributed Data Interface (CDDI). Sợi quang có nhiều lợi thế hơn các phương tiện truyền thông đồng. Đặc biệt, an ninh, độ tin cậy, và hiệu suất được tăng cường với các phương tiện truyền thông sợi quang học bởi vì sợi quang không phát ra tín hiệu điện. Ngoài ra, sợi cáp quang là miễn dịch với nhiễu điện từ nhiễu tần số vô tuyến điện (RFI) và nhiễu điện từ (EMI). Sợi cáp quang trong lịch sử đã hỗ trợ băng thông cao hơn nhiều (thông qua tiềm năng) so với đồng, mặc dù công nghệ tiến bộ gần đây đã thực hiện đồng có khả năng truyền 100 Mbps. Cuối cùng, FDDI cho phép 2 km giữa các trạm bằng cách sử dụng sợi đa, và khoảng cách thậm chí còn xa hơn bằng cách sử dụng chế độ sợi đơn. Có bốn loại cáp mà có thể được sử dụng với FDDI. Đó là: * Đa cáp quang Cáp quang, thường với một kích thước lõi là 62,5 micron. Nó cho phép khoảng cách xa lên đến 2000 mét. * Đơn cáp quang Cáp sợi quang với một kích thước lõi từ 7 đến 11 micron. Nó cho phép khoảng cách xa lên đến 10.000 mét. * Loại 5 UTP Một cáp đồng không được che chở, thường là với 8 dây. Các dây được xoắn lại với nhau theo cặp, và cáp được đánh giá cao nhất ở tần số lên đến 100 MHz. Nó cho phép khoảng cách xa lên đến 100 mét. * IBM Type 1 STP Nặng che chắn cáp đồng. Nó bao gồm bốn dây xoắn vào hai cặp. Mỗi cặp được bao phủ với một lá chắn cá nhân, và một lá chắn tổng thể bao gồm toàn bộ cáp. Nó cho phép khoảng cách xa lên đến 100 mét. Sự đa dạng của các loại cáp cho phép thiết kế một mạng lưới FDDI mà lợi dụng những thế mạnh của từng loại trong các phần khác nhau của mạng. Ví dụ, trong khu vực cần có một khoảng cách dài, sợi cáp quang được sử dụng phổ biến. Đối với các khu vực nơi mà khoảng cách khá ngắn, ít tốn kém cáp đồng có thể được sử dụng. Điều này cho phép nhiều tính linh hoạt trong việc thiết kế một mạng lưới FDDI. FDDI định nghĩa hai loại sợi quang: đơn mốt (single-mode) và đa mốt (multimode) , cho tia sáng đi vào sợi ở một góc độ cụ thể. Sợi đa mốt sử dụng đèn LED như là thiết bị tạo ra ánh sáng, trong khi sợi đơn mốt thường sử dụng tia laser. + Cáp quang đa mốt cho phép các chế độ ánh sáng truyền qua sợi. Bởi vì các chế độ của ánh sáng vào sợi ở các góc độ khác nhau, chúng sẽ đi đến cuối của sợi tại các thời điểm khác nhau. Đặc tính này được gọi là sự tán sắc phương thức. Phương thức phân tán giới hạn băng thông và khoảng cách có thể được thực hiện bằng cách sử dụng sợi đa mốt. Vì lý do này, sợi đa mốt thường được sử dụng cho kết nối trong một tòa nhà hoặc một môi trường địa lý tương đối. + Cáp quang đơn mốt chỉ cho phép có một chế độ ánh sáng truyền qua sợi. Bởi vì chỉ có một chế độ duy nhất của ánh sáng được sử dụng, phương thức phân tán không phù hợp với sợi đơn mốt. Do đó, cáp quang đơn mốt là chế độ duy nhất có khả năng cung cấp kết nối hiệu suất cao hơn đáng kể so về khoảng cách lớn hơn nhiều, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng để kết nối giữa các tòa nhà và trong môi trường địa lý phân tán. Hình 1.4: Các nguồn sáng khác nhau cho chế độ sợi đơn mốt và đa mốt FDDI quy định cụ thể các thành phần vật lý và các phương tiện truyền thông truy cập của mô hình tham chiếu OSI. Kết hợp, những vùng chức năng có khả năng cung cấp kết nối tốc độ cao giữa các giao thức lớp trên như TCP / IP và IPX, và phương tiện truyền thông bằng hệ thống cáp sợi quang. Bốn vùng chức năng của kiến trúc FDDI là Media Access Control (MAC), Physical Layer Protocol (PHY), Physical-Medium Dependent (PMD), và Station Management (SMT). Các vùng chức năng MAC định nghĩa môi trường như thế nào được truy cập, bao gồm cả định dạng khung hình, xử lý mã thông báo, giải quyết các thuật toán để tính toán kiểm tra giá trị dư thừa theo chu kỳ (CRC) và các cơ chế phục hồi lỗi. Các vùng chức năng PHY xác định mã hóa / giải mã dữ liệu thủ tục, chấm yêu cầu, khung và các chức năng khác. Các vùng chức năng PMD xác định các đặc tính của môi trường truyền dẫn, bao gồm cả các liên kết sợi quang, mức điện, tỷ lệ lỗi bit, thành phần quang học và kết nối. Các vùng chức năng SMT định nghĩa trạm cấu hình FDDI, cấu hình vòng và tính năng điều khiển vòng, bao gồm chèn và loại bỏ trạm, việc khởi tạo, cô lập lỗi và phục hồi, lập kế hoạch và thu thập số liệu thống kê. FDDI tương tự như IEEE 802.3 Ethernet và IEEE 802,5 TokenRing trong mối quan hệ của nó với mô hình OSI. FDDI-2 là công nghệ mở rộng của FDDI, hỗ trợ truyền dẫn các tín hiệu tiếng nói, hình ảnh và dữ liệu. Một biến thể khác của FDDI là FFDT (FDDI Full Duplex Technology) sử dụng hạ tầng mạng như FDDI nhưng có thể tốc độ truyền số liệu lên đến 200 Mbps. FDDI sử dụng cấu trúc vòng kép với lưu lượng truyền trên mỗi vòng Ring theo hướng ngược nhau. Vòng Ring kép bao gồm một Ring thứ cấp và một Ring sơ cấp. Lưu lượng số liệu thường đi theo vòng sơ cấp. Vòng thứ cấp hoạt động theo hướng ngược và có khả năng khắc phục sự cố. Nếu được cấu hình hợp lý, các trạm có thể phát đồng thời trên cả hai vòng, do vậy băng thông của mạng tăng gấp đôi. Một trong những đặc điểm đặc trưng của FDDI là việc hỗ trợ nhiều cách kết nối khác nhau giữa các thiết bị trên mạng FDDI. FDDI đưa ra bốn kiểu kết nối sau: + Trạm kết nối đơn SAS (Single Attachment Station) - được kết nối vào duy nhất một Ring qua một bộ tập trung. + Trạm kết nối kép DAS (Dual Attachment Station). Mỗi DAS (hình 1.5) có hai cổng và được kết nối vào cả hai Ring. + Bộ tập trung kết nối đơn SAC (Single Attachment Concentrator). + Bộ tập trung kết nối kép DAC (hình 1.6) (Dual Attachment Concentrator). Hình 1.5: Mô hình trạm kết nối kép DAS Hình 1.6: Mô hình bộ tập trung kết nối kép DAC FDDI là một công nghệ mạng có đặc tính chịu lỗi cao vì mạng có cấu trúc Ring kép, sử dụng các chuyển mạch vòng quang, hỗ trợ kỹ thuật Dual Homing. Ring kép: Ring kép có khả năng chịu lỗi cao. Nếu một trạm trên Ring bị lỗi hoặc một đường cáp bị đứt thì các thiết bị ở phần còn lại sẽ tự động khép lại thành một Ring đơn. Các hoạt động của mạng vẫn tiếp tục được duy trì trên các trạm còn lại của Ring. Tuy nhiên nếu FDDI có hai hay nhiều lỗi xảy ra, Ring FDDI sẽ bị phân mảnh thành hai hoặc nhiều Ring con độc lập và các thiết bị trên mỗi Ring vẫn có khả năng trao đổi thông tin với nhau. Chuyển mạch vòng quang (Optical Bypass Switch): Chuyển mạch vòng quang đảm bảo sự hoạt động của Ring kép một cách liên tục nếu một thiết bị nào đó trên Ring bị lỗi. Nó được sử dụng để ngăn chặn việc phân mảnh Ring cũng như loại bỏ các trạm có lỗi ra khỏi Ring. Chuyển mạch vòng quang bằng cách sử dụng các gương quang học để truyền trực tiếp các tia sáng từ Ring tới các thiết bị truy nhập kép DAS. Nếu một lỗi nào đó xảy ra trên thiết bị DAS, thì chuyển mạch quang này sẽ chuyển tia sáng qua chính nó bằng các gương nội tại, vì vậy vẫn duy trì được hoạt động của Ring. Nhiều mạng FDDI được sử dụng với sự kết hợp cả SAS với DAS. Ví dụ, một nhà thiết kế mạng có thể sử dụng SAS để kết nối máy trạm cá nhân với bộ tập trung FDDI, SAS là ít tốn kém để thực hiện, và sự mất mát của một máy trạm thông thường sẽ không là một vấn đề quan trọng cho mạng tổng thể. Tuy nhiên, các máy chủ tập tin và liên kết liên bộ tập trung là vô cùng quan trọng. Sự mất mát của một trong những nhóm trên có thể dẫn đến một nhóm lớn của người sử dụng bị phân lập với các dữ liệu quan trọng mà họ cần để làm công việc của họ. Vì vậy, những liên kết yêu cầu độ tin cậy tối đa các nhà thiết kế có thể cung cấp bất kể chi phí, do đó, dual-homing DAS sẽ được sử dụng ở đây. Các thiết bị quan trọng (Router, Mainframe) có thể sử dụng công nghệ Dual Homing để các kết nối dự phòng, nhằm đảm bảo cho thiết bị hoạt động một cách liên tục. Theo mô hình Dual Homing (hình 1.7), các thiết bị quan trọng được gắn vào Ring qua hai bộ tập trung. Hình 1.7: Mô hình Dual Homing Định dạng khung FDDI tương tự như định dạng của một khung Token Ring. Đây là một trong những lĩnh vực mà FDDI vay mượn rất nhiều từ các công nghệ mạng LAN trước đó, chẳng hạn như Token Ring. Khung hình FDDI có thể lớn đến 4.500 byte. Hình 1.8: Định dạng khung dữ liệu FDDI Những mô tả sau tóm tắt khung dữ liệu FDDI và các lĩnh vực thẻ minh họa trong hình trên. Preamble: Cung cấp cho một chuỗi duy nhất chuẩn bị cho mỗi trạm cho một khung sắp tới. Start delimiter: Chỉ ra sự khởi đầu của một khung bằng cách sử dụng một mô hình tín hiệu chỉ ra sự khác biệt giữa nó với phần còn lại của khung. Frame control: Cho biết kích thước của các trường địa chỉ và cho dù
Luận văn liên quan