Thếkỷ20 được coi là thếkỷcủa những phát minh quan trọng thúc đẩy xã hội phát
triển. Đi đầu trong cuộc cách mạng này không thểkhông kểtới những tiến bộvượt bậc
áp dụng trong Thuế, Ngân hàng -một trong những thành phần kinh tếthen chốt đáp
ứng các nhu cầu tài chính huyết mạch của nền kinh tế.
Ngày nay, khi mà càng có nhiều công ty kết nối mạng doanh nghiệp củamình với
Intemet, hay một công ty có nhiều trụ sở ởcác vị trí địa lý khác nhau cần liên lạc
thông tin nội bộngành với nhau khi đó việc bảo mật thông tin ngành là điều bắt buộc
vì vậy phải đối mặt với một vấn đềkhông tránh khỏi đó là bảo mật thông tin. Viêc chia
sẻthông tin trên một mạng công cộng cũng có nghĩa là những người muốn tìm kiếm,
khôi phục thông tin đều có thểlên mạng. Điều gì sẽxảy ra nếu một người tiếp cận
thông tin lại có ý định phá mạng. Nhưng hacker có ý đồxấu như nghe lén thông tin,
tiếp cận thông tin không chính đáng, trái phép, lừa bịp, sao chép thông tin. đang là
mối đe doạlớn cho việc bảo mât trên mạng.
Vậy làm thếnào đểchúng ta có thểbảo mật thông tin trong quá trình truyền tin
trên một mạng chung? Có rất nhiều phương án đểđảm bảo truyền tin trên mạng một
cách an toàn một trong những phương án hữu hiệu nhất hiện nay là triển khai một
mạng riêng ảo (Virtual private network -VPN). VPN là những hệthống mạng được
triển khai dựa trên quy tắc: vẫn áp dụng tiêu chuẩn bảo mật, quản lý chất lượng dịch
vụtrong hệthống mạng công cộng vào hệthống mạng cá nhân. VPN cung cấp cho
chúng ta một sựlựa chọn mới: Xây dựng một mạng cá nhân cho các thông tin liên lạc
klểu site-to-site trên một mạng công cộng hay Intemet. Bởi vì nó hoat động trên một
mạng chung thay vì một mạng cá nhân nên các công ty có thể mở rộng WAN của
mình môt cách hiệu quả, những khách hàng di động hay những văn phòng ởnơi xa
xôi, khách hàng hay nhà cung cấp hay những đối tác kinh doanh. VPN mởrộng WAN
truyền thốngbằng cách thay thếnhững kết nối điểm tới điểm vật lý bằng những kết
nổi điểm tới điểm logic chia sẻmột hạtầng chung, cho phép tất cảlưu lượng tổng hợp,
hội tụvào một kết nối vât lý duy nhất. Kết quảlà tạo nên băng thông tiềm năng và có
thểtiết kiệmchí phí tại đầu ra. Bởi vì khách hàng không còn phải duy trì một mạng cá
nhân và bản thân VPN cũng rẻhơn và tiết kiệm chi phí đáng kểso với WAN, do đó
toàn bộchi phí hoạt động vận hành có thểgiảm. VPN chính là sựthay thếcho hạtầng
WAN, nó thay thế và thậm chí còn tăng cường các hệthống mạng thương mại cá nhân
sửdụng kênh thuê riêng, frame-relay hay ATM.
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mạng riêng ảo và giải pháp hệ thống trong tổng cục thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Nguyễn Thị Phương
MẠNG RIÊNG ẢO VÀ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG
TRONG TỔNG CỤC THUẾ
Ngành: Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính
Mã số: 60 48 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS. NGUYỄN VĂN TAM
\Hà Nội - 2009
2
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục .....................................................................................................1
Danh mục các thuật ngữ và các từ viết tắt ..............................................3
Danh mục hình vẽ ....................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................7
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG RIÊNG ẢO .........................................10
1.1 Tổng quan..............................................................................................10
1.2 Khái niệm VPN......................................................................................10
1.3 Khái niệm đường hầm............................................................................11
1.4 Phân loại VPN .......................................................................................11
1.4.1 Overlay VPN .................................................................................12
1.4.2 Site to site VPN ( Mô hình VPN ngang cấp) ..................................16
1.5 Kết luận .................................................................................................22
CHƯƠNG 2 MẠNG RIÊNG ẢO TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ MPLS...............23
2.1 Vấn đề đặt ra? ........................................................................................23
- Tính khả chuyển .........................................................................................23
- Điều khiển lưu lượng ...................................................................................24
- Chất lượng của dịch vụ (QoS).....................................................................24
2.2 Chuyển mạch nhãn đa giao thức là gì? ...................................................26
2.2.1 Khái niệm ......................................................................................26
2.2.2 Đặc điểm mạng MPLS...................................................................26
2.2.3 Một số khái niệm cơ bản trong kiến trúc MPLS .............................27
2.2.4 Phương thức hoạt động của công nghệ MPLS................................30
2.2.5 Chuyển tiếp gói MPLS và đường chuyển mạch nhãn .....................34
2.3 Kết luận .................................................................................................40
CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG MPLS IP VPN VÀO HỆ THỐNG MẠNG NGÀNH
VÀ GIẢI PHÁP HỆ THỐNG ...................................................................42
3.1 Bối cảnh chung ......................................................................................42
3.2 Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống cơ sở hạ tầng hiện tại .................45
3
3.2.1 Mô hình kết nối WAN và những vấn đề đặt ra? .............................45
3.2.2 Mô hình kết nối Internet và những vấn đề nảy sinh ........................47
3.3 Giải pháp MPLS IP VPN để nâng cao an ninh cho hệ thống mạng TCT 52
3.3.1 Đề xuất cải tiến để đảm bảo tính dự phòng và an ninh cho hệ thống52
3.3.2 Giải pháp thiết kế hệ thống ............................................................55
3.3.3 Đánh giá về hệ thống đảm bảo an ninh...........................................69
3.3.4 Hoạt động thử nghiệm....................................................................76
3.4 Kết luận .................................................................................................77
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN......................................79
4
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Nội dung
BTC Bộ tài chính
C (Custommer network) – C
network
Hệ thống khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà
cung cấp
CE(Customer network
device)
Các thiết bị trong hệ thống C – network mà
dùng để kết nối với hệ thống của nhà cung cấp
CEF Cisco Express Forwarding
CPE
Chính là các CE router và các CE router này
được nối với các PE router khi đó một mạng VPN
bao gồm nhóm các CE router kết nối với PE
router của nhà cung cấp dịch vụ, Tuy nhiên chỉ có
PE router mới có khái niệm về VPN còn CE
router không nhận thấy những gì đang diễn ra
trong mạng của nhà cung cấp và coi như chúng
đang được kết nối với nhau thông qua mạng riêng
Customer site
Một phần trong hệ thống C network mà các
thành phần này là láng giềng của nhau giữa chúng
có nhiều liên kết vật lý
FEC Lớp chuyển tiếp tương đương
FEC Lớp chuyển tiếp tương đương
Frame Relay Công nghệ chuyển mạch khung
IP Internet Protocol
L2PT ( Layer 2 Tunnening
Protocol)
Giao thức đường hầm lớp 2
MPLS (Multiprotocol Label
Switching )
Chuyển mạch nhãn đa giao thức
P: Provider – P network Nhà cung cấp dịch vụ VPN
5
Tên viết tắt Nội dung
PE (Provider edge device)
Các thiết bị trong hệ thống mạng P network
mà dùng để kết nối với hệ thống của khách hàng
PPTP (Point to Point
Tunnening Protocol)
Giao thức đường hầm điểm điểm
PVC Kênh ảo cố định
PVC ( permanent virtual
circuit)
Mạch ảo cố định
QoS (Quality of Service) Chất lượng dịch vụ
Router Bộ định tuyến
SVC (switch virtual circuit) Mạch ảo chuyển đổi
TCT Tổng cục thuế
TDM ( time divisor
multiplexing)
Công nghệ chuyển mạch kênh, tách ghép kênh
theo thời gian
TTM Trung tâm miền
TTT Trung tâm tỉnh
VC(Vitual chanel) Kênh ảo
VPN (Vitual private
network)
Mạng riêng ảo
VRF(vitual
routing/forwarding table)
Bảng định tuyến ảo
X.25 Công nghệ chuyển mạch gói
6
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.2 Over lay VPN triển khai ở lớp 2 .................................................................13
Hình 1.3 Mô hình Overlay VPN triển khai ở lớp 3....................................................14
Hình 1.4 Mô hình triển khai dưới dạng đường hầm...................................................15
Hình 1.5 Mô hình Overlay VPN ................................................................................15
Hình 1.6 Mô hình site to site VPN .............................................................................17
Hình 1.7 Mô hình VPN ngang cấp sử dụng router dùng chung ..................................18
Hình 1.8 Mô hình VPN ngang cấp với router dùng chung..........................................19
Hình 1.9 Mô hình VPN ngang cấp sử dụng router dành riêng ....................................20
Hình 1.10 Mô hình router dành riêng .........................................................................21
Hình 2.1 Full mesh với 6 kết nối ảo ..........................................................................24
Hình 2.2 Một ví dụ về mạng IP dựa trên mạng lõi ATM ...........................................25
Hình 2.3 Nhãn kiểu khung ........................................................................................27
Hình 2.4 Nhãn kiểu tế bào ........................................................................................28
Hình 2.5 Cấu trúc cơ bản của một nút MPLS............................................................31
Hình 2.6 Các FEC riêng biệt cho mỗi tiền tố địa chỉ .................................................33
Hình 2.7 Tổng hợp các FEC......................................................................................33
Hình 2.8 Sự tạo nhãn MPLS và chuyển tiếp..............................................................34
Hình 2.9 Các ứng dụng khác nhau của MPLS...........................................................35
Hình 2.10 Mô hình mạng MPLS...............................................................................38
Hình 3.1 Hạ tầng mạng BTC.....................................................................................43
Hình 3.2 Mô hình Overlay layer – 2 – VPN tại mạng trục.........................................45
Hình 3.3 Mô hình Peer – to – Peer VPN tại TTM, TTT ............................................46
Hình 3.4 Mô hình kết nối Internet BTC ....................................................................48
Hình 3.5 Kết nối mạng diện rộng hệ thống Thuế.......................................................50
Hình 3.6 Dòng dữ liệu ngành Thuế ...........................................................................51
Hình 3.7 Kiến trúc hệ thống truyền thông BTC.........................................................52
Hình 3.8 Sơ đồ kết nối mạng trục BTC .....................................................................53
Hình 3.9 Các kết nối WAN giữa hai trung tâm miền.................................................54
Hình 3.10 Sơ đồ hệ thống mạng phân bố từ TTM xuống các TTT ............................55
Hình 3.11 Cấu trúc mạng trục với WAN truyền thống và MPLS VPN......................56
Hình 3.12 Mô hình kết nối sử dụng dịch vụ MPLS IP VPN ......................................56
Hình 3.13 Khả năng định tuyến gói tin trong MPLS IP VPN ....................................57
Hình 3.14 Mô hình các vùng MPLS IP VPN sẽ thuê của nhà cung cấp dịch vụ.........57
Hình 3.15 Mô hình kết nối sử dụng IP Sec VPN thông qua Internet..........................58
7
Hình 3.16 Lớp mạng trục BTC .................................................................................59
Hình 3.17 Kết nối từ TTT lên TTM ..........................................................................60
Hình 3.18 Lớp mạng phân phối Bộ tài chính.............................................................61
Hình 3.19 Các phân lớp mạng...................................................................................62
Hình 3.20 Virtual Interface với GRE Encapsulation thông qua mạng MPLS VPN
công cộng...........................................................................................................63
Hình 3.21 Các kết nối GRE trên hệ thống .................................................................64
Hình 3.22 Mạng trung ương các ngành truy cập vào mạng WAN BTC.....................65
Hình 3.23 Lớp truy cập của các đơn vị vào mạng WAN bộ tài chính ........................66
Hình 3.24 Sử dụng 02 Router kết nối cho các đơn vị có yêu cầu tính dự phòng rất cao
...........................................................................................................................66
Hình 3.25 Truy cập IPSec VPN tới MPLS VPN bộ tài chính thông qua Internet.......67
Hình 3.26 Mô hình khai báo Thuế On-line................................................................69
Hình 3.27 Kiến trúc bảo mật đề xuất.........................................................................70
Hình 3.28 Mã hoá đường truyền Leased – lines giữa TTT - TTM .............................71
Hình 3.29 Mô hình phân tách các lớp mạng, đảm bảo an ninh cho các đơn vị ...........72
Hình 3.30 An ninh vòng ngoài ..................................................................................74
Hình 3.31 Bảo vệ các hệ thống ứng dụng..................................................................75
Hình 3.32 Mô hình thử nghiệm.................................................................................76
8
MỞ ĐẦU
Thế kỷ 20 được coi là thế kỷ của những phát minh quan trọng thúc đẩy xã hội phát
triển. Đi đầu trong cuộc cách mạng này không thể không kể tới những tiến bộ vượt bậc
áp dụng trong Thuế, Ngân hàng - một trong những thành phần kinh tế then chốt đáp
ứng các nhu cầu tài chính huyết mạch của nền kinh tế.
Ngày nay, khi mà càng có nhiều công ty kết nối mạng doanh nghiệp của mình với
Intemet, hay một công ty có nhiều trụ sở ở các vị trí địa lý khác nhau cần liên lạc
thông tin nội bộ ngành với nhau khi đó việc bảo mật thông tin ngành là điều bắt buộc
vì vậy phải đối mặt với một vấn đề không tránh khỏi đó là bảo mật thông tin. Viêc chia
sẻ thông tin trên một mạng công cộng cũng có nghĩa là những người muốn tìm kiếm,
khôi phục thông tin đều có thể lên mạng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một người tiếp cận
thông tin lại có ý định phá mạng. Nhưng hacker có ý đồ xấu như nghe lén thông tin,
tiếp cận thông tin không chính đáng, trái phép, lừa bịp, sao chép thông tin... đang là
mối đe doạ lớn cho việc bảo mât trên mạng.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo mật thông tin trong quá trình truyền tin
trên một mạng chung? Có rất nhiều phương án để đảm bảo truyền tin trên mạng một
cách an toàn một trong những phương án hữu hiệu nhất hiện nay là triển khai một
mạng riêng ảo (Virtual private network - VPN). VPN là những hệ thống mạng được
triển khai dựa trên quy tắc: vẫn áp dụng tiêu chuẩn bảo mật, quản lý chất lượng dịch
vụ trong hệ thống mạng công cộng vào hệ thống mạng cá nhân. VPN cung cấp cho
chúng ta một sự lựa chọn mới: Xây dựng một mạng cá nhân cho các thông tin liên lạc
klểu site- to- site trên một mạng công cộng hay Intemet. Bởi vì nó hoat động trên một
mạng chung thay vì một mạng cá nhân nên các công ty có thể mở rộng WAN của
mình môt cách hiệu quả, những khách hàng di động hay những văn phòng ở nơi xa
xôi, khách hàng hay nhà cung cấp hay những đối tác kinh doanh. VPN mở rộng WAN
truyền thống bằng cách thay thế những kết nối điểm tới điểm vật lý bằng những kết
nổi điểm tới điểm logic chia sẻ một hạ tầng chung, cho phép tất cả lưu lượng tổng hợp,
hội tụ vào một kết nối vât lý duy nhất. Kết quả là tạo nên băng thông tiềm năng và có
thể tiết kiệm chí phí tại đầu ra. Bởi vì khách hàng không còn phải duy trì một mạng cá
nhân và bản thân VPN cũng rẻ hơn và tiết kiệm chi phí đáng kể so với WAN, do đó
toàn bộ chi phí hoạt động vận hành có thể giảm. VPN chính là sự thay thế cho hạ tầng
WAN, nó thay thế và thậm chí còn tăng cường các hệ thống mạng thương mại cá nhân
sử dụng kênh thuê riêng, frame- relay hay ATM.
Luận văn “Mạng riêng ảo và giải pháp hệ thống trong Tổng Cục Thuế” đi vào
nghiên cứu về mạng riêng ảo, phân tích các loại mạng riêng ảo hiện nay và cho thấy
9
những mặt tích cực và hạn chế của từng loại, bên cạnh đó nghiên cứu một công nghệ
mới MPLS – công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức – , Các ứng dụng của công
nghệ MPLS đi sâu vào nghiên cứu một trong ứng dụng quan trọng của công nghệ
MPLS chính là mạng riêng ảo. Trên cơ sở phân tích mang tính lý thuyết trên thì luận
văn cũng đưa ra giải pháp để ứng dụng công nghệ mới này vào hệ thống mạng thực tế
hiện nay ở Tổng cục thuế.
Về bố cục, nội dung luận văn được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về mạng riêng ảo, các loại mạng riêng ảo hiện
nay.
Chương 2: Nghiên cứu về mạng riêng ảo trên nền công nghệ MPLS
Chương 3: Nghiên cứu về hệ thống mạng truyền thông hiện nay của Tổng cục thuế
trên cơ sở phân tích, khảo sát hiện trạng hệ thống mạng của Bộ tài chính và đưa ra các
giải pháp và mô hình thiết kế mới mang tính ứng dụng khả thi về kỹ thuật công nghệ
và kinh tế.
Chương 4: Kết luận và hướng phát triển
Ngoài ra, luận văn còn có thêm các danh mục các thuật ngữ, các từ viết tắt, danh
mục bảng biểu, hình vẽ và danh mục các tài liệu tham khảo để thuận tiện cho việc tìm
hiểu và tra cứu nội dung của luận văn.
10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MẠNG RIÊNG ẢO
Trong chương này, báo cáo luận văn sẽ giới thiệu tổng quan về mạng riêng ảo,
khái niệm VPN, khái niệm đường hầm, phân loại VPN. Đi sâu vào hai loại VPN chính
đó là: mô hình Overlay VPN và site to site VPN. Trên cơ sở phân tích nội dung của
từng loại cho ta thấy rõ được những ưu, nhược còn tồn tại trong mỗi mô hình.
1.1 Tổng quan
VPN là một thuật ngữ quen thuộc hiện nay, nó là một sự lựa chọn gần như tối
ưu đối với một công ty có từ 2 chi nhánh trở lên có nhu cầu kết nối mạng với nhau,
hoặc có nhu cầu thiết lập một mối quan hệ thân thiết với khách hàng, đối tác, hoặc đặc
thù công việc là có nhiều nhân viên làm việc từ xa. Ai cũng biết VPN không còn là
một thuật ngữ mới, tuy nhiên không phải ai cũng biết VPN đã được đề cập và xây
dựng từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, và nó cũng trải qua nhiều giai đoạn phát
triển.
Thế hệ VPN thứ nhất do AT&T phát triển có tên là SDNs (Software Defined
Networks)
Thế hệ thứ 2 là ISDN và X25
Thế hệ thứ 3 là FR và ATM
Và thế hệ hiện nay, thế hệ thứ 4 là VPN trên nền mạng IP
Thế hệ tiếp theo sẽ là VPN trên nền mạng MPLS.
1.2 Khái niệm VPN
VPN là công nghệ cung cấp một phương thức giao tiếp an toàn giữa các mạng
riêng dựa vào kỹ thuật đường hầm để tạo ra một mạng riêng trên cơ sở hạ tầng mạng
dùng chung (mạng Internet). Về bản chất đây là quá trình đặt toàn bộ gói tin vào trong
một lớp tiêu đề chứa thông tin định tuyến có thể truyền an toàn qua mạng công cộng.
VPN là một mạng riêng sử dụng để kết nối các mạng riêng lẻ hay nhiều người
sử dụng ở xa thông qua các kết nối ảo dẫn qua đường Internet thay cho một kết nối
thực, chuyên dụng như đường leased line.
VPN bao gồm hai phần: mạng của nhà cung cấp dịch vụ và mạng của khách
hàng trong đó mạng của nhà cung cấp dịch vụ chạy dọc cơ sở hạ tầng mạng công
cộng, bao gồm các bộ định tuyến cung cấp dịch vụ cho mạng của khách hàng.
11
1.3 Khái niệm đường hầm
Đường hầm là một cách thức mà ở đó dữ liệu có thể truyền đi giữa hai mạng
một cách an toàn. Toàn bộ dữ liệu truyền đi được phân mảnh thành các gói nhỏ hơn
hoặc thành các khung sau đó được đẩy vào trong đường hầm. Cách thức này khác với
cách vận chuyển dữ liệu thông thường giữa các điểm. Ở đây các gói dữ liệu di chuyển
trong đường hầm sẽ được đóng gói và mã hoá với thông tin định tuyến tới một địa chỉ
xác định. Sau khi tới được địa chỉ mong muốn thì dữ liệu được khôi phục nhờ việc giải
mã.
Một đường hầm là một con đường logic được thiết lập giữa điểm nguồn và
điểm đích của hai mạng. Các gói dữ liệu được đóng gói tại nguồn và mở gói tại điểm
đích. Đường hầm logic giữa hai mạng này được duy trì trong suốt tiến trình gửi dữ
liệu. Đường hầm dùng để vận chuyển dữ liệu cho mục đích riêng tư, thông thường là
hệ thống mạng của một tập đoàn thông qua hệ thống mạng công cộng. Với cách hiểu
đó các nút định tuyến trong hệ thống mạng công cộng không biết rằng luồng vận
chuyển đó là của hệ thống mạng riêng hay chung.
Có nhiều loại đường hầm được thực thi trên các tầng khác nhau của mô hình
OSI. Ví dụ hai loại đường hầm PPTP và L2TP thực thi trên tầng 2. Hai loại đường
hầm này sẽ không kích hoạt tại các phiên làm việc nội mạng, trong trường hợp có sự
kết nối hai mạng thì loại đường hầm sẽ được xác định hoặc PPTP hoặc L2TP sau khi
lựa chọn được loại đường hầm thì các tham số như mã hóa, cách đăng ký địa chỉ, nén
…vv. Được cấu hình để đạt được sự an toàn ở mức cao nhất khi đi qua mạng Internet
dựa trên sự kết nối đường hầm logic địa phương. Kết nối được tạo ra duy trì và kết
thúc sử dụng giao thức quản lý đường hầm.
1.4 Phân loại VPN
Mạng riêng ảo có thể là hệ thống mạng ảo giữa hai đầu cuối hệ thống hay giữa
hai hay nhiều mạng riêng. Do đó ta có thể chia mạng mạng riêng ảo thành hai loại
chính đó là:
Customer – based VPN ( hay còn gọi là Overlay VPN): là mạng riêng ảo được
cấu hình trên các thiết bị của khách hàng sử dụng các giao thức đường hầm xuyên qua
mạng công cộng. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp các kênh ảo, kết nối ảo giữa các
mạng của khách hàng.
Network – based VPN ( hay còn gọi là site to site VPN): là mạng riêng ảo
được cấu hình trên các thiết bị của nhà cung cấp dịch vụ và được quản lý bởi nhà cung
12
cấp dịch vụ. Ở đây nhà cung cấp trao đổi thông tin định tuyến với khách hàng và sắp
đặt dữ liệu của khách hàng vào các đường đi tối ưu nhất.
1.4.1 Overlay VPN
Mô hình Overlay VPN được triển khai dưới nhiều công nghệ khác nhau. Ban
đầu VPN được xây dựng bằng cách sử dụng các đường kết nối leased line để cung