Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, như: đặc biệt là tiềm năng
du lịch tựnhiên và nhân văn rất lớn, có thểkểđến bãi biển Cửa Lò từlâu vốn đã
nổi tiếng với phong cảnh đẹp và nguồnhải sản phong phú, vườn quốc gia Pù Mát,
khu di tích Kim Liên -nơi lưu giữnhững kỉniệm thời thơ ấu của Chủtịch HồChí
Minh vĩ đại, danh nhân văn hoá thếgiới, các di tích lịch sửvăn hoá khác như đền
Hồng Sơn, đền thờMai Hắc Đế và hệthống lễhội đặc sắc gắn liền với các địa
điểm tâm linh đền, chùa. Với những ưu thếto lớn đó, NghệAn cần chú trọng xây
dựng chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh
nhà.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Marketing địa phương - Chiến lược cho du lịch Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marketing địa phương - Chiến lược cho du lịch Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, như: đặc biệt là tiềm năng
du lịch tự nhiên và nhân văn rất lớn, có thể kể đến bãi biển Cửa Lò từ lâu vốn đã
nổi tiếng với phong cảnh đẹp và nguồn hải sản phong phú, vườn quốc gia Pù Mát,
khu di tích Kim Liên - nơi lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới, các di tích lịch sử văn hoá khác như đền
Hồng Sơn, đền thờ Mai Hắc Đế… và hệ thống lễ hội đặc sắc gắn liền với các địa
điểm tâm linh đền, chùa. Với những ưu thế to lớn đó, Nghệ An cần chú trọng xây
dựng chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến với tỉnh
nhà.
Nghệ An là tỉnh có nhiều lợi thế về phát triển du lịch, như: đặc biệt là tiềm
năng du lịch tự nhiên và nhân văn rất lớn, có thể kể đến bãi biển Cửa Lò từ
lâu vốn đã nổi tiếng với phong cảnh đẹp và nguồn hải sản phong phú, vườn
quốc gia Pù Mát, khu di tích Kim Liên - nơi lưu giữ những kỉ niệm thời thơ ấu
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới, các di tích lịch
sử văn hoá khác như đền Hồng Sơn, đền thờ Mai Hắc Đế… và hệ thống lễ hội
đặc sắc gắn liền với các địa điểm tâm linh đền, chùa. Với những ưu thế to lớn
đó, Nghệ An cần chú trọng xây dựng chiến lược marketing địa phương nhằm
thu hút khách du lịch đến với tỉnh nhà.
1. Marketing địa phương - một chiến lược hiệu quả trong phát triển du lịch
Marketing địa phương là một thuật ngữ dùng để chỉ việc tập hợp các chương
trình hoạt động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh
tranh của địa phương và phát triển kinh tế.
Trong trường hợp này, địa phương được xem như là một "sản phẩm" và
marketing là một hoạt động quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu để mang sản
phẩm này đến với công chúng. Giống như marketing sản phẩm, nhưng “sản phẩm”
(địa phương) ở đây phải được hiểu là đất đai, thổ nhưỡng, vị trí, địa lý, lịch sử, văn
hoá, kinh tế… và cả con người của vùng đất đó. Sản phẩm địa phương có đặc tính
là hiếm, không dịch chuyển, không trùng lặp và tính đặc thù rất cao. Bởi vậy, nó
đòi hỏi cách tiếp thị cũng phải độc đáo, linh hoạt và khác biệt. Marketing địa
phương chính là nắm vững nhu cầu của khách hàng và có những chiến lược lâu dài,
phù hợp với điều kiện của địa phương để thu hút khách hàng tìm đến với địa
phương đó.
Xây dựng chiến lược marketing địa phương là tìm cách phát huy những đặc thù
riêng của địa phương mình nhằm hấp dẫn những thị trường và khách hàng muốn
nhắm tới, vì thế nó phải dựa trên tiêu chí coi nhà đầu tư và khách hàng là trọng
tâm. Cạnh tranh giữa các địa phương với nhau không chỉ là chất lượng sản phẩm
và giá cả rẻ, mà còn cạnh tranh bằng cơ chế - chính sách, sự tận tụy - chuyên
nghiệp của bộ máy nhà nước, thái độ ứng xử văn minh lịch sự của người dân, uy
tín của doanh nhân và thương hiệu của doanh nghiệp.
Theo GS.TS Hồ Đức Hùng - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh - tiếp thị địa phương liên quan đến 3 vấn đề cơ bản. Đầu
tiên là yếu tố khách hàng của địa phương đó, hay nói cách khác là nhà tiếp thị địa
phương phải xác định thị trường hay khách hàng mục tiêu của địa phương mình
bao gồm các nhà đầu tư, nhà sản xuất, kinh doanh, nhà xuất khẩu, công ty, khách
du lịch… Thứ hai là các yếu tố của địa phương để tiếp thị cho khách hàng, như hạ
tầng cơ sở, con người, hình tượng và chất lượng, các đặc trưng hấp dẫn của địa
phương. Cuối cùng là các nhà hoạch định chiến lược Marketing địa phương bao
gồm chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh và công dân tại địa phương
đó. Tất cả những yếu tố trên là nhằm mục đích xây dựng cho địa phương của mình
một thương hiệu, nhằm tăng sức cạnh tranh với các địa phương khác, gọi là
thương hiệu địa phương.
Các địa phương có những cách thức marketing thương hiệu của mình khác nhau.
Thông thường các nhà marketing địa phương ứng dụng các chiến lược marketing cho
địa phương mình là: (1) Marketing hình ảnh cho địa phương (Image); (2) Marketing
các đặc trưng nổi bật của địa phương (attraction); (3) Marketing cơ sở hạ tầng của địa
phương (infrastructure); (4) Marketing con người của địa phương (human). Tất cả
những chiến lược đó nhằm mục đích tạo nên "thương hiệu" cho địa phương. Đây là
một hoạt động vô cùng cần thiết và mang tính trọng tâm đối với việc thu hút khách du
lịch đến với địa phương đó.
2. Thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn, có hệ thống tài nguyên du lịch
phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Đầu tiên phải kể đến du lịch biển với các bãi biển đẹp nổi tiếng như Cửa Lò, Cửa
Hội, Diễn Châu… Xa hơn nữa là khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An với
vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống rộng 91.113ha thuộc địa
phận của 3 huyện: Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Đây là khu rừng
nguyên sinh có giá trị nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học nằm trong
định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái. Không những thế, Nghệ An còn
là nơi đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc do vậy
hệ thống di tích lịch sử, văn hoá, khảo cổ còn tồn tại cho đến ngày nay khá dày đặc.
Tính đến năm 2004, có gần 1.000 di tích lịch sử văn hoá được nhận biết, trong đó
có 131 di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia. Một số di tích
danh thắng nổi tiếng như: Khu di tích Kim Liên, Làng Vạc, hang Thẳm Ồm, Khu
di tích Mai Hắc Đế, đền Cuông… Gắn liền với các khu di tích đó là một hệ thống
lễ hội phong phú diễn ra hàng năm đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch từ
các địa phương lân cận cũng như khắp cả nước. Bên cạnh đó, các làng nghề truyền
thống cũng là một tiềm năng du lịch còn bỏ ngỏ của Nghệ An. Hiện nay, tỉnh có
rất nhiều làng nghề nổi tiếng như: chế biến mộc dân dụng và mỹ nghệ, mây tre đan,
dệt thổ cẩm, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền vỏ gỗ ở các huyện Nghĩa Đàn, Nghi
Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong. Đặc biệt
khi nói về tiềm năng du lịch Nghệ An thì không thể không kể đến thành phố Vinh.
Đây là đầu mối giao thông quan trọng giữa hai miền Bắc - Nam hấp dẫn du khách
bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ
Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du
lịch như: du lịch lịch sử văn hoá, du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng...
Với những tiềm năng du lịch to lớn như vậy, Nghệ An hoàn toàn có thể trở
thành một địa điểm du lịch hấp dẫn và đem lại nguồn lợi to lớn. Tuy nhiên, du lịch
Nghệ An còn có những hạn chế nhất định về nhiều mặt. Trước hết, du lịch Nghệ
An chưa tạo ra được nét riêng của mình. Bằng chứng là tiềm năng du lịch của
Nghệ An thì rất nhiều nhưng vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý, hiệu quả.
Ví dụ, Cửa Lò là một bãi biển từ lâu đã nổi tiếng trong tâm thức của du khách
trong nước, thế nhưng hiện nay việc quy hoạch lộn xộn đã và đang phá vỡ cảnh
quan, làm ô nhiễm môi trường. Quản lý còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng giá cả dịch
vụ tăng vọt trong mùa lễ hội làm cho du khách chán nản, không muốn trở lại. Lễ
hội sông nước Cửa Lò hàng năm diễn ra nhằm làm nổi bật được vai trò của loại
hình du lịch biển, song còn mờ nhạt và chưa thực sự tạo dựng được dấu ấn riêng
của biển Nghệ An trong lòng du khách.
Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn cũng là một yếu tố khiến cho du
lịch Nghệ An chưa tạo được dấu ấn. Các sản phẩm như du lịch biển Cửa Lò, di tích
lịch sử văn hoá Kim Liên, hang Thẳm Ồm, hang Bua... vẫn chưa đủ sức hút để giữ
chân khách. Ẩm thực còn đơn điệu (chỉ có cháo lươn là món nổi bật nhất) vì thế du
khách không tìm được lý do để đến lần thứ hai. Du lịch Nghệ An đang sống dựa vào
các sản phẩm của các địa phương lân cận như Quảng Bình (động Phong Nha),
Quảng Trị (cầu Hiền Lương, Vĩnh Mốc), Huế, Ninh Bình (Tam Cốc, Bích Động,
chùa Bái Đính), Hà Nội. Ở đây còn chưa có các dịch vụ hoạt động về đêm như các
khu vui chơi giải trí, các khu thương mại hàng hóa đặc trưng và độc đáo. Đa phần
khách du lịch xem Nghệ An chỉ là trạm dừng chân nghỉ lại một đêm và sau đó lại
hành trình đi tiếp ra Bắc hoặc vào Nam. Nghệ An chưa phải là sự lựa chọn tối ưu
cho việc nghỉ lại dài ngày đối với du khách.
Theo số liệu thống kê từ năm 2006-2010 của Sở Văn hoá - Thể Thao - Du lịch
Nghệ An thì số lượng khách du lịch đến tham quan Nghệ An ngày càng tăng.
Bảng: Hiện trạng khách du lịch đến Nghệ An thời kì 2006 - 2010
Đơn vị: Lượt khách
2006 2007 2008 2009 2010
Lượt
khách
%
Tương
ứng
Lượt
khách
%
Tương
ứng
Lượt
khách
%
Tương
ứng
Lượt
khách
%
Tương
ứng
Lượt
khách
%
Tương
ứng
Khách
quốc
tế
44.093
2,8
65.729
3,4
78.478
3,65
80.391
3,4
98.281
3,6
Khách
nội
địa
1.543.561 97,2 1.852.690 96,6 2.074.067 96,35 2.296.834 96,6 2.641.719 96,4
Tổng 1.587.654 100 1.918.419 100 2.152.544 100 2.377.225 100 2.740.000 100
Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Nghệ An
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch đạt 22,08%. So sánh
tỷ trọng khách du lịch quốc tế và nội địa trên địa bàn cho thấy khách du lịch quốc
tế đạt 3,4% tổng số khách đến Nghệ An là còn quá thấp. Và trong đó chỉ mới chủ
yếu là khách từ các nước lân cận như Lào, Thái Lan, Campuchia và một số Việt
kiều từ các nước Châu Âu về, chưa thu hút được nguồn khách quốc tế từ các nước
phát triển trên thế giới. Nguyên nhân là do điều kiện cơ sở hạ tầng, công tác tuyên
truyền quảng cáo, cũng như chất lượng dịch vụ các sản phẩm du lịch chưa đáp ứng
được nhu cầu cao và các đòi hỏi khắt khe của đối tượng khách này.
Tuy vậy, cũng có những dấu hiệu khả quan, qua nghiên cứu hiện trạng cho thấy
doanh thu của các công ty du lịch đạt cao, năm sau cao hơn năm trước từ cả 2
nguồn khách du lịch quốc tế và nội địa, nhưng doanh thu từ khách du lịch nội địa
chiếm tỷ trọng lớn hơn. Cụ thể: doanh thu năm 2000 đạt 135,316 tỷ đồng, năm
2001 đạt 144,076 tỷ đồng; năm 2002 đạt 172,043 tỷ đồng..., năm 2004 đạt 266,811
tỷ đồng và tăng lên 385,396 tỷ đồng vào năm 2005; năm 2006 đạt 419,502 tỷ đồng
là năm cao nhất trong thời gian nghiên cứu. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm là 19,5% năm.
Ngành du lịch đã đóng góp vào tổng sản phẩm GDP của tỉnh khá: năm 2000 đạt
12,3 triệu USD tương đương 135,3 tỷ đồng, năm 2005 đạt được 330 tỷ đồng tương
đương 30 triệu USD. Sự đóng góp của du lịch trong tổng GDP của tỉnh ngày càng
tăng cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn rất hạn chế. Hiện nay ngành kinh doanh
tiếp thị xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch ở Nghệ An chưa thật sự
chuyên nghiệp và năng động. Chất lượng đội ngũ làm du lịch còn thấp. Hướng dẫn
viên thành thạo các thứ tiếng của các nước lân cận như Lào, Thái, Campuchia,
Trung Quốc rất ít các thứ tiếng hiếm như Tây Ban Nha, Nhật, Hàn Quốc… thậm
chí không có. Các bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng như lễ tân, nhân viên
buồng, nhà hàng là những bộ phận vừa thiếu lại vừa yếu. Hiện nay phần lớn bộ
phận lễ tân chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sau
một thời gian làm, chỉ có tại một số khách sạn lớn 3 sao trở lên trên địa bàn thành
phố Vinh mới có người có trình độ từ cao đẳng đến đại học. Bộ phận lễ tân này,
trong thực tế công việc đã bộc lộ những yếu kém nhất định như chưa có kĩ năng
làm việc theo nhóm, kinh nghiệm về tổ chức các sự kiện và quản lý các bộ phận
phục vụ trong khách sạn, nhà hàng còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ còn yếu, làm
ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thu hút khách du lịch nước ngoài. Thực tế cho
thấy rằng đội ngũ các học viên học nghề chủ yếu chỉ tập trung vào 2 chuyên ngành
chính đó là hướng dẫn viên và bộ phận lễ tân trong khách sạn, trong khi vị trí này
chỉ chiếm chưa đến 10% nhân lực kinh doanh du lịch. Trong khi đó lực lượng
phục vụ buồng, bàn, bếp chiếm khoảng 15% lại rất ít người theo học. Đây không
chỉ là vấn đề của riêng du lịch Nghệ An mà còn là vấn đề nan giải của ngành du
lịch Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt các doanh nghiệp cần chọn
giải pháp tự đào tạo, tuy nhiên cách làm này chỉ mang tính tạm thời. Quan trọng là
ngành du lịch cần có một chiến lược đào tạo quy mô, đúng quy chuẩn, có sự phối
hợp giữa ngành giáo dục và các ban ngành khác của cả nước cũng như của địa
phương.
Tóm lại, để phát triển du lịch Nghệ An về lâu dài và đưa du lịch thực sự trở
thành một ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả kinh tế cao cần phải
hoạch định chiến lược cụ thể và đồng bộ, trong đó chiến lược marketing là một
trong những giải pháp quan trọng.
3. Chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Nghệ
An
Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5167/QĐ-UBND
về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020.
Theo đó, mục tiêu phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An đến năm 2020 là: Đẩy
nhanh phát triển du lịch biển, đảo trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh
tế biển và ven biển; Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Nghệ An đón 4,5 triệu lượt
khách, trong đó khách quốc tế đạt 235.000 lượt người; Doanh thu du lịch đến
năm 2020 đạt 1.600 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế
đạt 233 tỷ đồng; Thu hút trên 30.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch
(trong đó 100% lao động đều được đào tạo chuyên nghề về du lịch, trên 40% có
tay nghề cao và chuyên sâu) và tạo việc làm cho 60.000-70.000 lao động gián
tiếp ngoài xã hội.
Với tầm nhìn và mục tiêu đó thì việc xây dựng một chiến lược marketing địa
phương tổng thể, chi tiết nhằm thu hút khách du lịch đến Nghệ An là một sách
lược đúng đắn và cần thiết. Chiến lược marketing cần tập trung vào những vấn đề
sau:
a. Xây dựng chiến lược marketing hình tượng địa phương
Hình tượng của một địa phương có thể định nghĩa là "Tổng hợp các ý tưởng,
lòng tin, dấu ấn mà khách hàng cảm nhận về địa phương đó. Hình tượng thể hiện
cô đọng một tập những đồng hành (associations) của địa phương đó" (Kotler &
ctg.2002:229). Khi xây dựng một hình tượng địa phương phải đảm bảo các nguyên
tắc: 1. Hình tượng phải có tính thuyết phục khách hàng mục tiêu, nghĩa là có giá
trị và tạo được niềm tin cho họ (một hình tượng có giá trị khi nó phù hợp với
thực
trạng của địa phương đó và khách hàng phải tin tưởng tuyệt đối vào nó); 2.
Hình tượng phải đơn giản nhưng hấp dẫn và mang tính phân biệt cao cần phải
phân biệt với hình tượng của các địa phương cạnh tranh.
Marketing hình ảnh địa phương là bước đầu tiên trong việc tuyên truyền cho
các đối tượng mục tiêu là khách du lịch về hình ảnh của tỉnh mình như là một nơi
lý tưởng để du lịch, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng các thắng cảnh. Để tạo được ấn
tượng cho mọi người thì cần phải xây dựng một hình ảnh địa phương thật an toàn,
hấp dẫn và độc đáo. Ví dụ, ở Nghệ An có các lợi thế vừa có du lịch biển, lại có du
lịch lịch sử văn hóa với các di tích gắn liền với các danh nhân văn hóa cũng như
các anh hùng lịch sử, các huyền thoại của đất nước. Do vậy để quảng bá hình ảnh,
Nghệ An có thể sử dụng khẩu hiệu "Nghệ An - thư giãn và khám phá", "Nghệ An -
hành trình trở về nguồn cội"…
Cộng với việc xây dựng hình tượng địa phương bằng các hoạt động cụ thể thì
Nghệ An cần xây dựng một chiến dịch quảng bá hoàn chỉnh, rộng lớn với sự tham
gia của các cấp các ngành, cùng một đội ngũ chuyên nghiệp cho du lịch. Hiện nay,
việc quảng bá du lịch trên Internet được xem là một cách đưa hình ảnh đến với
công chúng hiệu quả nhất. Nghệ An cần hoàn thiện khâu cung cấp các thông tin du
lịch bằng nhiều thứ tiếng qua các website, email, liên kết với các trang web nổi
tiếng như google, MSN, Infoseek… để du khách nước ngoài dễ tìm kiếm. Truyền
hình cũng là một phương tiện truyền tin nhanh chóng và có sức lan tỏa rộng lớn,
một bộ phim truyền hình hay phóng sự... lấy bối cảnh chính là các địa điểm du lịch
ở Nghệ An sẽ làm cho du khách biết đến Nghệ An nhiều hơn. Ngoài ra việc tổ
chức các sự kiện lớn với sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng, các công ty du
lịch lữ hành có uy tín cũng góp phần quan trọng thu hút khách du lịch.
b. Chiến lược marketing các đặc trưng địa phương
Các đặc trưng của địa phương là những điểm nổi bật của địa phương có giá trị
nhất trong việc thu hút khách du lịch. Đây chính là những điểm đặc biệt mà không
phải địa phương nào cũng có được. Các điểm nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu
đãi, lịch sử để lại hay do địa phương xây dựng nên. Tỉnh Nghệ An nổi tiếng về du
lịch biển với bãi tắm Cửa Lò đẹp và lâu đời, lễ hội sông nước Cửa Lò được tổ
chức hàng năm thu hút hàng trăm nghìn khách, khu di tích Kim Liên (Nam Đàn),
đền Cuông (Diễn Châu), khu dự trữ sinh quyển thế giới với vườn quốc gia Pù
Mát... Chính những đặc điểm nổi bật này đã làm nên những nét đặc trưng riêng
của mảnh đất miền Trung nắng gió này.
Dựa trên tiềm năng du lịch sẵn có, Nghệ An có thể mở rộng các loại hình du
lịch dịch vụ đặc trưng để thu hút lượng du khách đông đảo. Với lợi thế có nguồn
tài nguyên du lịch, Nghệ An có thể phát triển các loại hình du lịch mới mẻ như du
lịch nghỉ dưỡng ở biển, lặn biển, câu cá, leo núi, du lịch nhân văn. Bên cạnh đó
cần chú trọng đến các điểm vui chơi giải trí để giữ chân khách như casino, vũ
trường hiện đại, các khách sạn sang trọng, khu resort cao cấp, đặc biệt là các loại
hình du lịch về đêm có khả năng làm tăng thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của
khách như là khu phố mua sắm, ẩm thực, các điểm vui chơi giải trí. Ẩm thực địa
phương hiện nay còn nghèo nàn, mới chỉ có cháo lươn Vinh là món được nhiều
người biết đến và muốn thưởng thức khi đến Nghệ An, cần phát triển thêm nhiều
món ăn thành thương hiệu như cam Vinh, xôi, các món ăn mặn mang đậm đà
hương vị xứ Nghệ như nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn. Ngoài ra cần chú
trọng phát huy nội lực văn hóa truyền thống để tạo ra những sản phẩm du lịch có
sức trường tồn như các lễ hội dân gian, hát phường vải, văn hóa ẩm thực để gia
tăng thêm sức hấp dẫn với khách du lịch. Đến với Nghệ An, du khách có thể chèo
thuyền dọc sông Lam, nghe hát phường vải, thưởng thức cu đơ, uống nước chè
xanh xứ Nghệ cũng là một nét độc đáo cần được khai thác. Thêm vào đó, phát
triển du lịch hướng về miền Tây Nghệ An để khám phá những nét văn hoá của các
tộc người như là Thái, Thổ, Mông, Khơ Mú, Ơ Đu cũng là một nét đặc trưng của
du lịch Nghệ An cần được phát huy.
c. Chiến lược marketing cơ sở hạ tầng
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, có mạng lưới
giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay
và cảng biển được hình thành và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và
các trung tâm hành chính, kinh tế. Hệ thống giao thông thuận tiện với con
đường huyết mạch Bắc - Nam chạy qua trung tâm thành phố là một trong
những yếu tố lớn để thu hút khách du lịch.
Ngoài ra, Nghệ An đã đầu tư xây dựng được hệ thống khách sạn, nhà nghỉ rộng
khắp phục vụ cho khách du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao - Du
lịch Nghệ An thì đến nay, có gần 300 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 5.802
buồng, 12.084 giường nghỉ. Trong đó có 7 khách sạn được xếp hạng 3 sao, 13
khách sạn được xếp hạng 2 sao và 2 khách sạn được xếp hạng 1 sao, với gần 850
phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có.
Nghệ An cần phải có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tiện nghi, hiện đại có tập
trung rõ ràng vào mục đích phát triển du lịch. Muốn làm được điều này thì lãnh
đạo các cấp, các ngành cần chú ý đến những vấn đề cốt lõi như sự cần thiết phải
huy động các nguồn vốn mới, đô thị hóa tăng nhanh, các vấn đề về môi trường và
đặc biệt là vấn đề về quản lý điều hành.
d. Chiến lược ma