Khai trương vào tháng 6/1995 Amazon.com bắt đầu sự nghiệp từ việc bán lẻ mặt hàng sách.
• 7/1995: Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến
• 15/5/1997: Amazon cổ phần hoá công ty
• 3/1998: Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi
• 11/6/1998:Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD
• 4/8/1998: Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll
• 16/11/1998: Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng
• 29/3/1999: Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay
• 7/1999: Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử
• 29/9/1999: Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com
Khởi sự công ty với cái tên Amazon.com, Jeff Bezos thuê văn phòng vốn là một gara ô tô với giá rẻ, tuyển dụng 4 nhân viên trong đó có vợ mình và đặt nhiệm vụ đúng 1 năm sau 30/6/1995 công ty sẽ bắt đầu công cuộc kinh doanh sách qua mạng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
Jeff Bezos đào tạo nhân viên theo hai hướng: một nửa nhân viên sẽ lo đàm phán với các nhà xuất bản, các công ty bán buôn sách cũng như các chủ kho bãi, số còn lại lo việc tìm nguồn tiêu thụ bằng các chương trình quảng cáo hoặc xây dựng phần mềm tiêu thụ hàng trên mạng. Trước cả thời hạn đã định, trên mạng Internet đã xuất hiện những quảng cáo đầu tiên về một loại hình kinh doanh mới - kinh doanh sách qua mạng.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6306 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình kinh doanh của amazon.com, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA AMAZON.COM
(nhóm 12)
Nếu bạn đã từng lên mạng, chắc rằng bạn đã nghe nói tới Amazon.com. Được mệnh danh là “Website mang lại sự lựa chọn phong phú nhất trên thế giới”. Hàng triệu người ở trên khắp 220 quốc gia đã đánh giá Amazon là website bán lẻ hàng đầu. Tại đây có thể mua 28 triệu mặt hàng khác nhau.
Sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản trị.
Khai trương vào tháng 6/1995 Amazon.com bắt đầu sự nghiệp từ việc bán lẻ mặt hàng sách.
7/1995: Amazon bắt đầu kinh doanh sách trực tuyến
15/5/1997: Amazon cổ phần hoá công ty
3/1998: Amazon.com Kids ra đời, cung cấp sách cho thiếu nhi
11/6/1998:Amazon kinh doanh thêm mặt hàng đĩa CD
4/8/1998: Amazon mua lại tập đoàn Junglee Corp. và PlanetAll
16/11/1998: Amazon mở cửa hàng ảo bán phim ảnh và quà tặng
29/3/1999: Amazon mở trang đấu giá cạnh tranh với eBay
7/1999: Amazon mở cửa hàng ảo bán đồ chơi và đồ điện tử
29/9/1999: Amazon khai trương chợ điện tử zShop.com
Khởi sự công ty với cái tên Amazon.com, Jeff Bezos thuê văn phòng vốn là một gara ô tô với giá rẻ, tuyển dụng 4 nhân viên trong đó có vợ mình và đặt nhiệm vụ đúng 1 năm sau 30/6/1995 công ty sẽ bắt đầu công cuộc kinh doanh sách qua mạng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ.
Jeff Bezos đào tạo nhân viên theo hai hướng: một nửa nhân viên sẽ lo đàm phán với các nhà xuất bản, các công ty bán buôn sách cũng như các chủ kho bãi, số còn lại lo việc tìm nguồn tiêu thụ bằng các chương trình quảng cáo hoặc xây dựng phần mềm tiêu thụ hàng trên mạng. Trước cả thời hạn đã định, trên mạng Internet đã xuất hiện những quảng cáo đầu tiên về một loại hình kinh doanh mới - kinh doanh sách qua mạng.
Phong cách quản lý của Bezos:
Thuê nhân viên giỏi: Ngay cả với những công việc chân tay, Bezos cũng chú trọng đến năng lực. Ông sợ nhất là việc những nhân viên thuê người dưới quyền chỉ giỏi ngang bằng hoặc kém hơn mình.
Dựa vào số liệu: Thông tin tốt được chú trọng hơn là suy đoán. Các nhân viên mới được khuyến khích rằng với các con số chắc chắn, họ có thể vẫn vượt qua xét đoán của các nhân viên cũ.
Nhân viên sở hữu: Cấp cổ phiếu cho nhân viên để thúc đẩy họ làm việc.
Vượt quyền của sếp: Nhân viên được khuyến khích ra quyết định mà không cần phải xin phép sếp.
Đầu tư vào công nghệ: Công nghệ giúp giảm chi phí trong tình hình mọi thứ đều tăng giá.
Tất cả các thông cáo báo chí có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng. Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất. Đó chính là phong cách "không uỷ quyền quản lý".
Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn trong việc giữ chân các nhân tài chủ chốt. Tỷ lệ bỏ việc 15% /năm của Amazon là tương đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà quản lý cao cấp của Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn. Amazon lý giải đây là do ngành công nghệ tăng trưởng nóng và khi bong bóng công nghệ nổ tung thì nhiều người ra đi, nhưng ngay cả như vậy thì chỉ trong vòng 2 năm qua đã có tới 20 trong số 50 nhà quản trị cao cấp nhất của tập đoàn dứt áo ra đi.
Việc nhiều nhà quản trị cao cấp ra đi không làm Bezos phiền lòng nhiều. Ông là một người tuyển dụng tích cực. Mới đây, ông mời nhà nghiên cứu Neil Gershenfeld của ĐH MIT tới giảng bài cho 400 nhân viên Amazon về xu hướng kinh doanh. Bezos sử dụng các khoá đào tạo này để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới không ngừng.
Với phương thức phân quyền quản lý mới, trọng dụng người có năng lực, áp dụng khoa học công nghệ trong kinh doanh, Jeff Bezos đã xây dựng lên "huyền thoại Amazon"; tạo ra mẫu hình kinh doanh mới trong nền kinh tế khoa học công nghệ.
Mục tiêu giá trị.
2.1 Sự thuận tiện trong giao dịch thông tin và quá trình quản lý phân phối sản phẩm.
2.1.1 Sự thuận tiện trong giao dịch thông tin.
Gợi ý của Amazon.com (Amazon.com Recommends)
Nếu bạn đã từng mua bất kỳ thứ gì tại Amazon.com thì lần sau thăm lại Website, bạn sẽ nhận được gợi ý về các sản phẩm khác với thông điệp: “Chào bạn …Chúng tôi có những thứ này cho bạn”. Theo Amazon.com, cách tốt nhất để có được các đề nghị sát nhất là hãy đánh giá các “hàng” đã có của bạn bằng cách cho điểm, từ 1 đến 5 sao đối với các mặt hàng này. Amazon.com sẽ căn cứ vào khung điểm này để đưa ra cho bạn những gợi ý tốt nhất mỗi lần bạn thăm lại Website.
Cộng đồng người mua (Buyer’s Community)
Một trong những điều thú vị nhất khi mua hàng trên mạng là bạn có thể thể truy nhập để đọc vô khối thông tin về sản phẩm bạn đang cân nhắc. Amazon.com cung cấp bạn những thông tin này dưới dạng các gợi ý, các bảng miêu tả chi tiết, các trang đánh giá của người dùng. Đối với hầu hết đĩa CD âm nhạc và video trong cơ sở dữ liệu, Amazon đều có các đoạn clip minh họa đi kèm. Ngoài ra, Amazon còn cung cấp các thông tin cho khách hàng một cách đầy đủ nhất, dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm của cộng đồng (những người truy nhập mạng và khách hàng). Những cộng đồng này, chẳng hạng Listmania!, có tác dụng khuyến khích mọi người trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong mua bán, là nơi lý tưởng cho các khách hàng trực tuyến gặp gỡ lẫn nhau và chia sẻ hiểu biết về các vấn đề họ cùng quan tâm.
Người thao túng thị trường (Movers & Shakers)
Amazon cho phép bạn theo dõi sản phẩm nào của Amazon hiện đang bán chạy nhất. Các thông tin trên trang này được cập nhật hàng giờ để phản ánh đúng khuynh hướng đang diễn ra trong thời gian thực. Liên kết Purchase Circle sẽ giúp bạn tìm thấy hàng loạt danh sách bestseller (sách bán chạy nhất) mà có thể gợi ý cho bạn câu trả lời mọi người tại một khu vực hoặc tổ chức cụ thể mua gì ở Amazon.com.
2.1.2 Quá trình quản lý phân phối sản phẩm.
Với không gian không hạn chế như các cửa hàng thật, khách hàng có thể chọn những thứ mình cần trong vô vàn những sản phẩm có trong danh sách sản phẩm trực tuyến và sẽ được giao miễn phí đến tận nhà.
Amazon thu được rất nhiều lợi ích từ phương pháp quản lý hàng tồn kho hiện đại và khả năng đàm phán các điều khoản thanh toán với nhà cung cấp. Với số lượng hàng hóa khổng lồ bán ra và khả năng dự báo nhu cầu khách hàng một cách chính xác, Amazon thường bán hết sản phẩm trong vòng 65 ngày, trước thời hạn thanh toán cho nhà cung cấp.
Những thỏa thuận giao hàng bao gồm giao hàng tận nhà miễn phí bất kể địa điểm nào với mức phí thành viên hằng năm 49 bảng Anh cho chương trình Amazon Prime và Free Super Saver Delivery với thời gian giao hàng từ 3 đến 5 ngày kể từ thời điểm mua hàng.
2.2 Giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, chi phí kiểm tra giá cả.
Để tạo dựng nên một cửa hàng sách, người ta cần phải đầu tư vốn lớn và còn các chi phí cố định khác. Sách là sản phẩm cần có số lượng lớn, cần được trưng bày đẹp và không gian lưu trữ phù hợp. Jeff Bezos đã đem cả hiệu sách lên mạng. Lợi thế chi phí mang tính cấu trúc của amazon.com đã giúp họ vượt lên vị trí đầu tiên trong các cửa hàng bán lẻ sách online, đồng thời cũng là hiệu sách lớn nhất thế giới.
Trên thế giới ảo này, người ta có thể trưng bày hàng triệu đầu sách mà không hề phát sinh một loại chi phí cố định nào, ngược lại khi mua hàng ở những cửa hàng truyền thống bạn phải lang thang khắp các cửa hiệu để tìm cho mình sản phẩm ưng ý, đó là việc không chỉ mất thời gian mà còn mất chi phí cho việc đi lại. Amazon có thể cung cấp dịch vụ gửi sản phẩm trực tiếp từ nhà xuất bản đến khách hàng, việc này giúp họ tiết kiệm thêm các chi phí tồn kho.
Mặt khác ở phần lớn các bang của Mỹ, khách mua hàng trên Amazon không phải nộp thuế tiêu thụ. Điều đó giúp khách hàng mua sắm hàng hóa trên Amazon tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể, đó cũng là một lợi thế của Amazon so với những cửa hàng bán lẻ khác.
2.3 Sự cá biệt, cá nhân hóa sản phẩm.
Cá biệt hóa sản phẩm là một nỗ lực nhằm phân biệt hàng hóa và dịch vụ của mình với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Khi có được sự cá biệt hóa, hàng hóa và dịch vụ sẽ ít bị nhạy cảm đối với biến động về giá, hay tính duy nhất của sản phẩm có giá trị đối với khách hàng.
Đặc điểm nổi bật của cửa hàng trực tuyến Amazon.com là dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều bài bình luận, đánh giá, nhiều giới thiệu, gợi ý hợp lý và chuyên nghiệp; danh mục sản phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống; hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện đơn hàng chuyên nghiệp.
Mô hình doanh thu.
3.1 Mô hình doanh thu bán hàng - Cửa hàng bán lẻ.
Ban đầu, Amazon.com là trang web bán lẻ riêng mặt hàng sách, sau một thời gian hoạt động, hãng này cung cấp thêm tới khách hàng nhiều sản phẩm khác. Danh mục hàng hoá của Amazon đã mở rộng nhanh chóng từ sách tới DVD, đồ điện tử, đồ chơi, game, đồ gia dụng, phần mềm... Khách hàng được thoải mái lựa chọn sản phẩm, với đủ chủng loại, kích cỡ và các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới, có thể thể truy nhập để đọc vô khối thông tin về sản phẩm mà họ đang cân nhắc. Sau đó chỉ cần kích chuột khách hàng sẽ nhanh chóng nhận được sản phẩm mình đặt mua tại cửa nhà và thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau. Như vậy doanh thu của Amazon được lấy từ những người tiêu dùng cuối.
Sức mạnh lớn nhất của Amazon.com có lẽ nằm ở việc đây là hãng đầu tiên bán lẻ sách trên mạng Internet với dịch vụ hết sức ấn tượng bao gồm cả dịch vụ mới như “1-Click” shopping (mua hàng chỉ cần một lần nhấp chuột) và lượng đầu sách khổng lồ. Luôn luôn cải tiến dịch vụ, tính đến 23/10/2003, Amazon.com có trên 120.000 cuốn sách có mặt trong catalogue tìm kiếm nội dung toàn phần (full-text searching).
3.2 Mô hình doanh thu đăng kí - Chợ điện tử Amazon.com: zShop
Tìm kiếm để tạo ra doanh thu lớn hơn, Amazon đã phát triển sản phẩm zShops. Có thể hình dung zShop.com là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó căn bản là tập hợp các cửa hàng điện tử nhỏ, được đảm bảo dưới nhãn hiệu của Amazon. Mỗi cửa hàng chỉ phải trả một khoản thuê bao hàng tháng là 9,99 đô la, quá thấp so với mức chi phí thông thường cho việc thuê chỗ, rồi trả khoản hoa hồng từ 1 đến 5% cho mỗi lần tiếp cận 12 triệu khách hàng của Amazon. Nếu các cửa hàng trong zShops quyết định chọn cách thức thanh toán của Amazon, thì họ sẽ trả thêm một khoản phụ phí 4,75% tổng doanh số bán hàng nữa.
Qua mỗi đơn đặt hàng tại zShop.com, Amazon có được:
Tạo thêm một nguồn doanh thu ổn định để tăng lợi nhuận, nguồn thu này có được từ phí đăng kí lập cửa hàng trên website, phần trăm giao dịch, phí quảng cáo... mà không phải trả tiền thuê nhà kho chứa hàng.
Nắm thêm nhiều thông tin về khách hàng, có thêm hiểu biết về hành vi và thói quen tiêu dùng của khách hàng để phát triển các dự án kinh doanh mới, đáp ứng các thị trường và khách hàng tiềm năng.
Mô hình kinh doanh mới này có hai lợi ích chiến lược: Thứ nhất, việc chuyển hướng sang một chợ trực tuyến bán đủ mọi thứ là một nỗ lực để cạnh tranh với các trang web cổng giao diện (portal) của American Online và Yahoo, những trang web cung cấp đường links đến hàng triệu trang web khác. Mặt khác, nó mang lại cơ hội chiếm những nguồn thu của các hãng kinh doanh nhỏ đang chảy vào các trang đấu giá như eBay, Microsoft, Excite@Home, và Lycos, những hãng đồng ý chia sẻ danh mục hàng đấu giá của họ.
Chợ điện tử zShops của Amazon được sắp xếp theo sản phẩm, hạng mục sản phẩm chứ không theo tên cửa hàng. Sau khi khách hàng chọn một món hàng trong danh sách, vị khách này được chuyển sang một trang điều hành mua bán trong đó có chứa hình ảnh và mô tả về sản phẩm.
zShop.com mang lại giá trị tiện ích cho khách hàng:
Sự tiện lợi của việc mua hàng mà chỉ cần dừng lại một lần duy nhất: Với zShops, khách hàng được lựa chọn vô số các mặt hàng khác nhau của nhiều hãng cung cấp khác nhau chỉ trong một trang web duy nhất, thay vì phải dành thời gian lướt các trang web khác cho mỗi một sản phẩm khác nhau. Thêm vào đó, khách hàng cũng tránh được việc phải nhập đi nhập lại địa chỉ giao hàng và thông tin thẻ tín dụng của mình mỗi khi kết thúc việc mua một món hàng nào đó.
Độ tin cậy: Nhờ uy tín của Amazon khi khách hàng yêu cầu một sản phẩm và cung cấp thông tin về thẻ tín dụng của mình, họ có cảm giác an toàn và tuyệt đối tin tưởng.
Bảo hành từ Amazon: Dịch vụ bảo hành từ A đến Z của Amazon bảo đảm cho khách hàng bằng cách sẽ cấp một khoản tiền bảo đảm 250 đô la cho các giao dịch thông thường và 1000 đô la cho các giao dịch thực hiện trên dịch vụ 1-Click của hãng này.
zShop.com còn đem lại nhiều lợi ích khác cho những thành viên tham gia chợ điện tử:
Sự nhận biết thương hiệu: Kinh doanh dưới nhãn hiệu của Amazon, các cửa hàng bán lẻ có lợi trong việc thu hút khách hàng những người đánh giá cao độ tin cậy của Amazon, một cửa hàng bán lẻ không thể nào có được tiếng tăm và được khách hàng biết đến nhanh như khi tiến hành kinh doanh tại zShops.
Tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn.
Tận dụng cơ sở của Amazon: Sẽ là quá tốn kém đối với một cửa hàng bán lẻ nhỏ muốn mở trang web kinh doanh trực tuyến với những tính năng và tiện ích như của Amazon. Bằng cách tham gia vào chợ điện tử, họ có thể giảm được các khoản chi phí đầu tư công nghệ thông tin mà lại có thể tận dụng luôn những gì mà Amazon đã sẵn có.
Sự bảo đảm và tính tin cậy: Amazon đảm bảo cấp khoản bồi thường 1000 đô la cho mỗi giao dịch không thành công tại zShops.
Tiếp cận cơ sở dữ liệu khách hàng của Amazon: Các cửa hàng ở chợ điện tử có thể chia sẻ thông tin về khách hàng do Amazon tập hợp và phân tích. Do đó, họ có thể hiểu rõ nhu cầu khách hàng hơn và tiến hành kinh doanh có tâm điểm hơn.
Cơ hội thị trường.
Năm 1994, khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại. Jeff Bezos quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2.300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó bắt đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này.
Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh.
Giữa rất nhiều chủng loại hàng hóa, sản phẩm, khi đó Jeff Bezos chỉ chọn một số mặt hàng mà ông cho rằng có thể bán chạy qua mạng Internet. Sách là mặt hàng chủ lực của Jeff, một loại sản phẩm dễ kinh doanh qua mạng nhất bởi nó khó hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và tương đối dễ vận chuyển. Internet chính là một cái container lý tưởng để chứa sách, chứa các sản phẩm thông tin của ông. Hơn thế sách còn là mặt hàng có nhiều lựa chọn.
Trong thời đại kĩ thuật số ngày càng phát triển, Amazon đang nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ tổng hợp của cả thế giới. Bên cạnh sách, đĩa CD, DVD, còn có cả tã giấy, Lego và khoan máy, chưa kể đến các bộ khớp li hợp thay thể sử dụng cho ôtô. Doanh số của các sản phẩm khác bao gồm hàng điện tử và hàng hóa tổng hợp đã tăng 35%, đạt con số 2.07 tỉ USD.
Tham vọng muốn bán tất cả mọi thứ của Amazon đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chỉ trong 1 tháng, Amazon đã giới thiệu một cổng thông tin trên website dành riêng cho sản phẩm thể thao, điện thoại di động và các thiết bị không dây. Hơn thế nữa, công ty đã mua lại một trong những đối thủ hiện hữu của mình, mạng bán lẻ giầy dép trực tuyến Zappos.com bằng thương vụ giao dịch chứng khoán trị giá hơn 930 triệu USD.
Amazon thúc đẩy tăng trưởng bằng chiến lược khuyến khích khách hàng trung thành mua nhiều sản phẩm hơn bằng chính sách giao hàng miễn phí và nhanh chóng. Amazon cũng thu hút một lượng không nhỏ các nhà bán lẻ giới thiệu sản phẩm trên website của mình và thu khoảng 15 cent trên mỗi giao dịch thành công. Những loại giao dịch với bên thứ 3 giờ đây chiếm 30% doanh số giao dịch. Amazon tiếp tục mở rộng mạng lưới với hơn 25 trung tâm phân phối trên khắp thế giới, giúp đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng trong thời gian nhanh nhất.
Hiện nay có hơn 900.000 đại lý bán lẻ bên thứ 3 cung cấp sản phẩm của họ lên trang Amazon. Với hơn 9.000 nhân viên làm việc trên toàn thế giới, doanh thu của hãng đạt 10,7 tỷ USD vào năm 2006.
Amazon đã tiến thêm một bước trong chiến lược này, mở rộng những nhãn hàng riêng với các sản phẩm dây cable audio-video mang nhãn hiệu Amazon và các loại đĩa trắng. Amazon đã giới thiệu hàng trăm sản phẩm nhà bếp và đồ gỗ ngoài trời mang nhãn hiệu riêng. Công ty tận dụng mối quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất để cắt giảm giá thành so với đối thủ.
Ngoài các lĩnh vực hoạt động chiến lược như bán lẻ và sản xuất thiết bị điện tử, Amazon còn là công ty tiên phong trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ máy tính đám mây trên thị trường doanh nghiệp và tiêu dùng với dịch vụ Amazon EC Cloud đang thu hút khá nhiều chú ý. Không những thế, Amazon cũng đã có bước đầu xâm nhập thị trường giải trí kỹ thuật số - thị trường hiện đang được thống trị bởi Apple. Amazon đã chính thức mở một cửa hàng âm nhạc trực tuyến. Hãng bán lẻ này đã ghi điểm đầu tiên khi có được bản hợp đồng bán chương trình truyền hình với NBC Universal.
Không muốn chỉ là nhà bán lẻ trực tuyến Amazon.com đang hướng tới nhiều mảng kinh doanh sinh lời khác nữa. Đó là A9, một công cụ tìm kiếm mới được cho là một Google của tương lai. Đó là Unbox, một dịch vụ tải video trực tuyến, đó là dịch vụ lưu trữ đơn giản S3, dịch vụ cho thuê lập trình viên giá rẻ từ Amazon, và tự động hoá trên mạng. Ngoài ra là hàng loạt các dịch vụ trực tuyến khác....
Tiềm lực “cái đuôi dài”
Với cách thức kinh doanh cũ, sự chi phối của các sản phẩm "top" làm người ta nhận thức không đúng về tiềm lực của các sản phẩm "không top". Sản phẩm ít được khách hàng quan tâm và ít đem lại lợi nhuận đồng nghĩa với việc nó không có chỗ trên các kệ hàng, không còn được lưu kho.Bạn có thể tìm thấy hầu như mọi thứ đều có "cái đuôi dài". Những cuốn sách ra đời nhiều năm vẫn được tìm đọc (như "Đắc nhân tâm"), những bản nhạc tiền chiến hay các tình khúc "vượt thời gian" vẫn có fan ... dù không là "best-seller" hay "hit" nhưng chúng vẫn có nhu cầu và có lẽ vẫn còn có nhu cầu lâu dài.
Nếu tập hợp đủ lớn số lượng "không top" ở "phần đuôi dài", có thể sẽ được thị phần lớn hơn cả thị phần "top". Ví dụ danh mục sách của Amazon có khoảng 2,3 triệu cuốn, nhiều hơn khoảng 2 triệu so với các nhà sách trung bình của Barnes and Noble, trong số đó có nhiều cuốn không còn tìm thấy ở các nhà sách. Con số trên 2 triệu cuốn có thể không gây ấn tượng gì, nhưng có thể bạn sẽ ngạc nhiên về doanh số của "phần đuôi dài". Những cuốn sách bán chậm không còn được trưng trên kệ của các nhà sách chiếm đến 57% tổng doanh số của Amazon. Điều này hoàn toàn trái ngược với quy luật 80-20 truyền thống.
Tài chính tiềm năng:
Amazon cho biết doanh thu mạnh mẽ từ các sản phẩm điện tử, sách, và DVD tiếp tục giúp doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng bền vững trong 3 tháng đầu năm 2009. Amazon đã tung ra phiên bản mới nhất của thiết bị đọc sách điện tử đang ăn khách Kindle có giá tới 359 USD. Tới thời điểm này Kindle đã có mặt trên thị trường được 2 năm và vẫn đang là sản phẩm đọc sách điện tử được tin dùng, Amazon từ chối công bố doanh số cụ thể của Kindle nhưng cho biết trên kho sách của thiết bị này đã có tới 270 nghìn đầu sách và các tài liệu.
Tỷ suất lợi nhuận tác nghiệp của Amazon ở mức 5% trong 4 quý vừa qua, vượt xa tất cả các nhà bán lẻ truyền thống và theo sát “nhà vô địch” là tập đoàn siêu thị lớn nhất thế giới Wal-Mart. Amazon còn tạo ra quá nhiều doanh thu tiền mặt, 135 triệu USD năm ngoái và 300 triệu USD năm nay, đến mức hãng có thể thanh toán 12% tổng số khoản vay nợ 2,3 tỷ USD của mình. Với mức 30 USD, trị giá cổ phiếu của Amazon gần đây đang ở mức cao nhất trong vòng 2,5 năm qua và có mức tăng trưởng vượt qua cả các đại gia tên tuổi như Dell, Cisco, Microsoft, Wal-Mart và GE.
Môi trường cạnh tranh.
5.1 Số lượng đối thủ cạnh tranh.
Wal-Mart và Amazon.
Sự cạnh tranh giữa Wal-Mart và Amazon không phải là chuyện hoàn toàn mới. Vào cuối những năm 1990, Amazon đã thu hút nhiều nhân tài của Wal-Mart. Trong cuộc chiến về giá, Wal-Mart có phần chiếm ưu thế hơn. Với quy mô chưa ai sánh kịp, Wal-Mart có lợi thế hơn Amazon trong việc đàm phán về giá với các nhà cung cấp.
Những lợi thế chủ yếu của Amazon là hệ thống phân phối hiệu quả vốn chỉ có ở bán lẻ trực tuyến, hàng ngàn người bán hàng khác cung cấp sản phẩm trên trang web c