Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển, tài chính và tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tài chính tiền tệ được sử dụng như là một công cụ quan trọng, qui định và chi phối toàn bộ các hành vi kinh tế, thực hiện các mối quan hệ kinh tế trên các thị trường.
Riêng với Việt Nam chúng ta, chiến lược thực hiện CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2006-2010 cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) để xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Việc huy động và phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế lại càng có vị trí quan trọng trong thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế _ Xã hội .
Trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày 7-11-2006, việc gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy thách thức. Các kênh huy động vốn đa dạng hơn, dòng vốn lưu chuyển tự do xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại … diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia.
Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, hướng tới nguồn lực trong nước là nguồn lực giữ vai trò quyết định, bên cạnh đó tranh thủ ngoại lực là những nguồn lực quan trọng giữ vai trò hỗ trợ cho nguồn lực trong nước, phân bổ tài trợ cho các dự án và doanh nghiệp trong nước, gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính.
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6661 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 2:
MÔ HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
LỚP CAO HỌC ĐÊM 8 _ K19
GVHD: TS.DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
SVTH:
VŨ QUỐC HUÂN
NGUYỄN ĐỨC HIẾU
PHẠM THANH HUỆ
HOÀNG PHÚC KHANG
DƯƠNG TUẤN KIỆT
LÊ THỊ NGỌC LẠC
NGUYỄN THỊ KIM LÊ
LÊ THỊ NGỌC LINH
TRẦN CHÂU MINH
BÙI THỊ TUYẾT NGA
NGUYỄN CHÍ NGUYÊN
LÊ THỊ ÁNH NGUYỆT
NGUYỄN HỒNG NHUNG
NGUYỄN HUỲNH NHƯ
PHAN THỊ YẾN PHƯỢNG
NGUYỄN NGỌC THẠCH
Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển, tài chính và tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tài chính tiền tệ được sử dụng như là một công cụ quan trọng, qui định và chi phối toàn bộ các hành vi kinh tế, thực hiện các mối quan hệ kinh tế trên các thị trường.
Riêng với Việt Nam chúng ta, chiến lược thực hiện CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2006-2010 cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) để xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Việc huy động và phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế lại càng có vị trí quan trọng trong thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế _ Xã hội .
Trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày 7-11-2006, việc gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy thách thức. Các kênh huy động vốn đa dạng hơn, dòng vốn lưu chuyển tự do xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại … diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia.
Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, hướng tới nguồn lực trong nước là nguồn lực giữ vai trò quyết định, bên cạnh đó tranh thủ ngoại lực là những nguồn lực quan trọng giữ vai trò hỗ trợ cho nguồn lực trong nước, phân bổ tài trợ cho các dự án và doanh nghiệp trong nước, gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính.
PHẦN A:
HUY ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
CÁC KHÁI NIỆM
Ngân sách Nhà nước (NSNN): Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
Chi NSNN: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ. Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ. Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách bao gồm các chỉ tiêu chính:
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tích chất tích lũy phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu nền kinh tế.
- Chi tiêu dùng thường xuyên: bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, bao gồm hai bộ phận:
+ Đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội
+ Phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của Nhà nước
- Chi trả nợ và viện trợ bao gồm:
+ Trả nợ trong nước: là những khoản nợ Nhà nước đã vay các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức khác bằng cách phát hành các loại chứng khoán Nhà nước như tín phiếu, trái phiếu quốc gia.
+ Trả nợ nước ngoài: là các khoản nợ vay của các chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp và các tổ chức tiền tệ quốc tế.
- Chi dự trữ quốc gia: là những khoản chi của chính phủ nhằm bình ổn giá cả hàng hóa cho nền kinh tế như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm .v.v…
Gói kích cầu: là các khoản tài trợ của chính phủ nhằm đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (ICOR): tỷ lệ % vốn đầu tư bỏ ra để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU- CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006-2009
1. Thực trạng Thu – Chi NSNN
Bảng 1: Tổng chi ngân sách nhà nước từ năm 2006 -2008 và 3 quý đầu năm 2009
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
9M – 2009
Dự toán
2009
Thu NSNN
306.718
366.490
451.564
301.835
390.650
Biến động hàng năm (%)
19.5%
23.2%
-13.5%
Chi NSNN
355.218
422.990
517.764
324.145
533.000
Biến động hàng năm (%)
19.08%
22.41%
2.9%
Nguồn: Thu chi Ngân sách (Bộ tài chính): & tính toán
Tình hình thu – chi NSNN từ năm 2006 đến năm 2009 có biến động lớn. Tổng thu NSNN năm 2007 tăng 19.5%, năm 2008 tăng 23.2% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm. Trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%. Theo số liệu dự toán 2009 của Bộ tài chính thì thu NSNN sẽ giảm 13.5% so với năm 2008.
Biểu đồ 1: Phân tích biến động chi NSNN từ 2006 đến 2008
Qua biểu đồ trên ta thấy rõ tổng chi NSNN có xu hướng tăng nhanh qua mỗi năm, cụ thể năm 2007 tăng 19.08%, năm 2008 tăng lên 22.41%.
Theo Báo cáo của Bộ tài chính 30/11/2009 đăng trên trang web : “Số bội chi NSNN năm 2009 là 115.900 tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, tăng 28.600 tỷ đồng so với dự toán. Với mức bội chi trên thì đến 31/12/2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu Chính phủ) khoảng 40% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 30,5% GDP. Những con số này vẫn nằm trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.”
Bảng 2 : Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước từ năm 2006 – 2008
Đơn vị : Nghìn tỷ đồng
STT
Nội dung chi
2006
2007
2008
Ngân sách
Tỷ lệ
Ngân sách
Tỷ lệ
Ngân sách
Tỷ lệ
I
Chi cân đối NSNN
321.377
90.47%
368.34
87.08%
474.28
91.60%
1
Chi đầu tư phát triển
86.084
26.79%
101.50
27.56%
117.80
24.84%
+Trong đó: Chi đầu tư xây dựng cơ bản
81.730
94.94%
97.28
95.84%
110.05
93.42%
2
Chi trả nợ và viện trợ
40.800
12.70%
49.16
13.35%
51.20
10.80%
3
Chi thường xuyên
162.645
50.61%
06.00
55.93%
262.58
55.36%
4
Chi tinh giản biên chế lao động do dư
0.510
0.16%
0.50
0.14%
28.50
6.01%
5
Hỗ trợ tài chính kinh doanh xăng dầu
8.700
2.71%
2.00
0.54%
-
-
6
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính
0.123
0.04%
0.10
0.03%
0.10
0.02%
7
Chi chuyển nguồn
22.515
7.01%
9.08
2.47%
14.10
2.97%
II
Chi quản lý qua NSNN
19.791
5.57%
26.550
6.28%
31.059
6.00%
III
Vay NN về cho vay lại
14.050
3.96%
28.100
6.64%
12.425
2.40%
TỔNG CHI NSNN (I+II+III)
355.218
100%
422.990
100%
517.764
100%
Nguồn: Thu chi Ngân sách (Bộ tài chính): & tính toán
Trong tổng chi NSNN thì chi cho quản lý và vay NN về cho vay lại chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 13%, chi cho cân đối NSNN chiếm chủ yếu với tỷ trọng trên 87% và tăng đồng biến với tổng chi NSNN. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua .
Trong cơ cấu chi cân đối NSNN, ngân sách phân bổ chủ yếu cho:
+ Chi thường xuyên : chiếm trên 50% ngân sách và trên 45.7% tổng chi NSNN, tập trung chủ yếu cho Giáo dục- đào tạo, bảo đảm xã hội (chi sự nghiệp), y tế và quản lý hành chánh Nhà nước.
+ Chi cho đầu tư phát triển kinh tế không biến động lớn về tỷ trọng, chiếm khoảng 23% - 24% hàng năm. ,
+ Chi trả nợ và viện trợ chiếm từ 10% -13% trong NSNN hàng năm.
2. Những hạn chế, yếu kém và giải pháp
Tuy hàng năm Chính phủ đã đầu tư nguồn ngân sách rất lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tái cấu trúc sản xuất nhằm phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nhưng các kết quả đạt được hiện nay cho thấy còn nhiều hạn chế và lộ ra nhiều mặt yếu kém:
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp ICOR = 4.1 trong giai đoạn 1990 -2000, và ~ 5 trong giai đoạn 2001- 2005.
- Chất lượng Qui hoạch còn nhiều bất cập, chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát triển ngành với vùng, địa phương. Qui hoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội (trong các ngành giao thông, quy hoạch phát triển các cụm, khu công nghiệp…).
- Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài:
Bảng 3 : Tổng hợp Dự án đầu tư từ năm 2001 – 2006
2001
2002
2003
2004
2005
Số dự án
6,942
7,605
10,596
12,355
13,000
Số dự án thiếu thủ tục đầu tư
375
598
365
377
380
Công trình đầu tư dỡ dang
67.5%
63.1%
70.6%
61.0%
Thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm. Số vốn bố trí cho các dự án nhỏ, không đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn, một số dự án thủ tục chưa đầy đủ vẫn được cấp vốn đầu tư. Dự án treo chiếm trên 60% tổng dự án đầu tư từ NSNN. Nguyên nhân chủ yếu là tiến độ giải phóng mặt bằng chậm trễ, chính sách đền bù giải tỏa còn nhiều bất cập, dự án dàn trải, nguồn vốn phân bổ không đáp ứng để thực hiện. Dù đã có những cố gắng chấn chỉnh nhưng tình hình tồn đọng còn rất lớn, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
- Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư:
Thất thoát lãng phí trong chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư gây lãng phí lớn nhất chiếm đến 70% tổng số lãng phí thất thoát vốn đầu tư.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản và việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm vẫn là điểm hạn chế trong năm 2009, cụ thể 6 tháng đầu năm có 4.128 dự án của các ngành và địa phương vi phạm các quy định về quản lý đầu tư như: chậm tiến độ, chất lượng thấp, có lãng phí,…
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 67%, trong đó vốn do địa phương quản lý mới đạt 63,5%, một số địa phương có kết quả giải ngân đạt thấp, có nơi mới đạt dưới 50% (Hà Tĩnh mới đạt 24,4%, Khánh Hòa: 40,9%, Bình Dương: 49,7%, Hòa Bình: 50,2%, Thành phố Hồ Chí Minh: 53,9%, Vĩnh Long: 55,1%...)
Đến tháng 9, ước thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 53,4% dự toán, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt 44,6% kế hoạch (so với số dự toán 36.000 tỷ đồng). Với khoản vốn trái phiếu Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung năm 2009 là 20.000 tỷ đồng thì ước thực hiện chỉ đạt 10.000 tỷ đồng (50%) (Nguồn Báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế số 1097/BC - UBKT12 ngày 16 tháng 10 năm 2009)
Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém và các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
Qua các báo cáo của các Bộ, Ngành, báo cáo của các đoàn giám sát, các đoàn thanh tra đều nêu rõ những nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước và đã đưa ra các giải pháp kiến nghị cụ thể.
TT
Nguyên nhân yếu kém
Giải pháp
I
Qui hoạch
1.
Chưa có qui hoạch
1. Tập trung lập và hoàn thành các qui hoạch ngành, lãnh thổ, khu vực và qui hoạch chi tiết.
2.
Chất lượng qui hoạch (thấp, không đồng bộ, chồng chéo...)
2. Nâng cao chất lượng trong việc lập, thẩm định và phê duyệt qui hoạch theo luật định
II
Giai đoạn lập dự án
1.
Không theo qui hoạch
1. Chỉ quyết định triển khai dự án khi có qui hoạch
2.
Không đồng bộ
2. Phối hợp qui hoạch ngành, lãnh thổ, khu vực
3.
Điều tra, khảo sát không đầy đủ
3. Nâng cao năng lực, tăng nguồn kinh phí khảo sát, điều tra, thẩm định
4.
Lập dự án theo “phong trào”, chạy theo “thành tích”, cục bộ địa phương, duy ý chí
4. Mọi dự án đều phải theo qui hoạch, kế hoạch, nâng cao quyền hạn trách nhiệm của HĐND các cấp trong phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tư.
5.
Chất lượng lập dự án kém đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội không đầy đủ
5. Củng cố nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ tư vấn lập dự án tăng nguồn kinh phí lập dự án
6.
Chất lượng thẩm định kém, còn hình thức “chạy theo ý lãnh đạo”
6. Tăng chi phí thẩm định, tổ chức thẩm định phải độc lập, về tổ chức, kinh tế với cơ quan chủ đầu tư và bổ sung các qui định về chế độ trách nhiệm của cơ quan thẩm định
7.
Trách nhiệm của 2 chủ thể quan trọng trong đầu tư là người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không rõ. Trình độ năng lực chủ đầu tư, Ban quản lý dự án kém
7. Bổ sung sửa đổi để ban hành các qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc biệt là chế độ trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, rà soát, đào tạo nâng cao trình độ chủ đầu tư, Ban quản lý dự án.
8.
Chủ đầu tư là cấp trung gian không phải là đơn vị quản lý, sử dụng khai thác do vậy thiếu trách nhiệm với hiệu quả đầu tưl.
Qui định bắt buộc chủ đầu tư phải là đơn vị sử dụng, khai thác vận hành dự án
III.
Giai đoạn thực hiện dự án
1.
Vi phạm thủ tục đầu tư
1. Chấm dứt việc vi phạm thủ tục đầu tư
1-1
Không đủ hồ sơ pháp lý (Thiết kế, dự toán, thẩm định,...)
1-1. Kiên quyết không đưa vào kế hoạch mọi dự án thiếu thủ tục và chế tài mạnh đối với người vi phạm
1-2
Khôg có kế hoạch hoặc có nhưng không đủ, đầu tư tràn lan tiến độ kéo dài, gây nợ đọng dẫn đến lãng phí, thất thoát.
1-2. Mọi dự án đều phải nằm trong kế hoạch được duyệt.
- Chỉ khởi công dự án khi đảm bảo vốn,
- Phát huy vai trò của HĐND, tổ chức xã hội trong việc tham gia xây dựng kế hoạch đầu tư do UBND trình
2.
Không đảm bảo điều kiện giải phóng mặt bằng gây chờ đợi, tiến độ hoàn thành chậm trễ, trượt giá... làm tăng vốn đầu tư trong đó chủ yếu do các cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng.
2. Chỉ khởi công công trình khi đã giải phóng mặt bằng theo tiến độ
- Nghiên cứu bổ sung sửa đổi các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo cơ chế công khai, minh bạch, giá thị trường.
3.
Chất lượng thiết kế, dự toán, thẩm định chưa cao do:
- Trình độ năng lực của cán bộ các công ty tư vấn, thẩm định
- Chạy theo lợi nhuận, khoán trắng cho cấp dưới.
- Một số qui định chưa phù hợp cơ chế thị trường.
3. Nâng cao năng lực của cán bộ trong các tổ chức tư vấn (thiết kế, thẩm định)
- Bổ sung, sửa đổi về cấp chứng chỉ hành nghề với tổ chức tư vấn đối với từng cấp công trình.
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường gắn liền với việc qui định cụ thể trách nhiệm cá nhân liên quan.
- Thực hiện các chế tài phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế
4.
Chất lượng công trình còn nhiều vi phạm gây lãng phí thất thoát thuộc trách nhiệm chủ yếu do nhà thầu và tư vấn giám sát.
4. Thực hiện nghiêm các qui định của Nghị định 106 về quản lý chất lượng. Khuyến khích các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO.
Tăng phí giám sát và bổ sung sửa đổi về quyền hạn trách nhiệm và các chế tài cụ thể của cơ quan, cán bộ giám sát, nhà thầu khi vi phạm quản lý chất lượng.
IV.
Giai đoạn vận hành khai thác dự án
1.
Người quản lý khai thác sử dụng không tham gia các hoạt động lập – Thực hiện dự án (không phải là chủ đầu tư).
1. Chủ đầu tư là ngưòi quản lý khai thác sử dụng dự án (chịu trách nhiệm ở tất cả vòng đời dự án)
2.
Quản lý khai thác theo “nhiệm vụ” như một đơn vị hành chính sự nghiệp, sự nghiệp có thu.
2. - Trừ một số dự án đặc biệt (QF, An ninh, xã hội...), chuyển sang hình thức tín dụng
- Đấu thầu quản lý khai thác như một doanh nghiệp
3.
Không có đầy đủ các qui định về bảo trì, duy tu, hoặc có nhưng thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, không thường xuyên, không đúng định kỳ.
3. - Bổ sung các qui định về bảo trì, bảo dưỡng, duy tu đối với các dự án.
- Đưa ra các qui định nhằm thực hiện đúng thời gian theo qui định
4.
Cấp vốn thiếu, không đáp ứng yêu cầu định kỳ, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì
4. - Đảm bảo cấp đủ vốn theo tiến độ duy tu bảo dưỡng nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình.
V.
Thanh tra, kiểm tra – kiểm toán
1.
Thiếu thường xuyên, lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không đủ cả chất lượng và số lượng.
1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bổ sung, đào tạo lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
2.
Xử lý sau thanh tra, không kiên quyết né tránh, kéo dài
2. Nghiêm túc và kịp thời xử lý kết luận sau thanh tra.
3.
Nhiều công việc thanh quyết toán không được kiểm toán
3. Đưa vào luật việc bắt buộc phải kiểm toán mọi khoản thanh toán sử dụng vốn nhà nước.
VI.
Các vấn đề chung khác
1.
Thiếu các qui định, cơ chế, chính sách quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
1. Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đặc biệt phải có luật về qui hoạch, luật quản lý vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước
2.
Quản lý việc đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn bất cập. Vai trò “chủ sở hữu vốn nhà nước” “đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước” không rõ ràng mâu thuẫn giữa quyền của người “chủ” và quyền “tự chủ” nhiều trường hợp bị lợi dụng vào mục đích các nhân, tiêu tiền “chùa” thoải mái làm thất thoát tài sản, nợ nần chồng chất, kinh doanh thua lỗ và hư hại môi trường.
2. Cần bổ sung, sửa đổi xây dựng mới các qui định về “chủ sở hữu”, “đại diện chủ sở hữu”, “người điều hành quản lý sản xuất kinh doanh” trong các dự án đầu tư từ vốn nhà nước, phân biệt quyền “ông chủ đồng vốn” và “quyền tự chủ kinh doanh” phát triển hình thức thuê giám đốc điều hành. Xử lý nghiêm tình hình nợ xấu, thua lỗ theo hướng xử lý kiên quyết các tồn tại sau kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, không khoanh nợ dãn nợ, không bù lỗ. Thực hiện nghiêm việc xử lý các cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, kiên quyết thực hiện phá sản doanh nghiệp theo luật định.
3.
Chế tài thiếu, không đủ mạnh, thiếu cụ thể
3. Tập trung xây dựng các chế tài, đủ mạnh để xử lý, răn đe
4.
Không thực hiện việc đánh giá hiệu quả đầu tư và xử lý những người có liên quan khi đầu tư kém hiệu quả
4. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu quả đầu tư và xử lý mạnh những người có liên quan chịu trách nhiệm đối với dự án kém hiệu quả. Đặc biệt là cần đánh giá hiệu quả đầu tư theo chu trình của dự án (có thể “đầu tư” cao nhưng “vận hành” thấp lại hiệu quả hơn “đầu tư thấp”, “vận hành cao”....)
5.
Tham nhũng, tiêu cực trong mọi hoạt động đầu tư (chạy dự án, đấu thầu “rởm”, thông đồng móc ngoặc....)
5. Giáo dục đào tạo, lựa chọn cán bộ liên quan, xử lý nghiêm khắc mọi cán bộ vi phạm, tiêu cực, tham nhũng
6.
Sự tham gia của Quốc hội, HĐND các cấp, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong công tác giám sát, tư vấn thẩm định còn hạn chế
6. Tăng cường công tác giám sát, bổ sung các qui định bắt buộc các loại dự án phải có sự giám sát tư vấn, thẩm định của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước:
Với 94 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đóng vai trò đầu tàu đối với kinh tế nhà nước, hiện chiếm tới 40% GDP cả nước, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa đã góp phần ổn định và chủ động ngân sách nhà nước, tạo công việc làm cho hàng triệu lao động. Năm 2008 tổng doanh thu của 94 Tập đoàn và Tổng công ty này ước đạt trên 1.044 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch và tăng trên 30% so với thực hiện năm 2007.
Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước:
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn phân bổ theo ngành
(Nguồn Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước www.scic.vn ..
Danh mục đầu tư của SCIC tính đến ngày 30/6/2009
Tổng quan danh mục đầu tư:
Số doanh nghiệp đã tiếp nhận: 899
Số doanh nghiệp đã thoái đầu tư:183
Số doanh nghiệp thành lập mới: 4
Tổng số doan